Nhân giỗ Võ Phiến




Nhân giỗ Võ Phiến

Người viết bảnh nhất về VP, là GCC.
Đừng nghĩ là Gấu tự sướng.
Đây là nhận xét của NL

Cả 1 lũ đệ tử của ông, hay của Thầy Cuốc, có tên nào viết được 1 câu đọc được về VP. Thừa dịp giỗ, bèn khoe, đã từng hai cuốn sách về VP, đã từng được ngồi bên VP….


TB Nguyễn Tuân vs TB Võ Phiến

Bây giờ nhớ lại, TTT cho đăng bài điểm cuốn Bút Máu của Vũ Hạnh, có thể là do 1 truyện ngắn “khủng khiếp” ở trong đó, mà Gấu lôi ra, để "chứng minh" cái lòng thù hận “ghê rợn” của Vũ Hạnh.
Một truyện ngắn "biểu tượng" về hận thù giai cấp của những tên nhà văn VC, trong có cả tên Đông Bê Bô này.
Truyện ngắn đã được đăng trên tờ Bách Khoa, nếu Gấu nhớ không lầm.
Một anh làm công, trong 1 lần xin nghỉ phép về thăm làng, đề nghị ông chủ cho mượn mấy tờ giấy bạc mới ra lò, về cho mấy đứa nhỏ con của anh ta coi, như là những bức tranh, và xúi con mang khoe với  lũ con của tên địa chủ trong làng.
Tay địa chủ tham lam, ngu ngốc, lọt ngay vào tròng, và xúi mấy đứa con gạ đổi.
Khi mãn tuồng, anh làm công lại xách mấy tờ giấy bạc về trả cho ông chủ, kèm lời bàn Mao Tôn Cương: Tờ giấy bạc đẹp quá, trông như tranh, đến ông địa chủ trong làng của tui, cũng lầm!

Luu Van Say
9/26/2012 8:30 AM

Ông Đông A viết câu “Võ Phiến, nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã có một cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục” thấy sặc mùi tuyên giáo. Võ Phiến là một nhà văn giỏi, đã già, nay sống lưu vong nhũng ngày cuối đời. Những trang viết hay nhất của Võ Phiến là về văn chương, về văn hóa Việt, về con người và về quê hương Việt Nam chứ không phải về ý thức hệ của ông ta. Nhà văn viết thì những mong giao cảm với người đọc. Người Việt ở nước ngòai vài triệu, ở trong nước vài chục triệu. Tác phẩm được phát hành nơi đông công chúng đọc thì tốt quá, có gì phải rộn? Những tác giả có tác phẩm được xuất bản trong nước, những người trong nước đang đọc nó, không lẽ đều là người hoặc cộng sản, hoặc yêu cộng sản, hoặc đầu hàng cộng sản, hoặc chí ít, không khước từ cộng sản?
Là người đọc, tôi quan tâm đến tác phẩm của Võ Phiến, cóc cần biết chất biệt kích (nếu có) trong con người tác giả thế nào. Ngành xuất bản ở Việt Nam đang họat động bát nháo, bây giờ ra được vài tác phẩm như của Võ Phiến thế là hay cho người đọc và tác giả cũng ấm lòng. Còn vạch vòi chống cộng, biệt kích với lại đầu hàng, tự sát chi chi thì chính là gây chia rẽ đồng thời nó phản ánh cái tài thấp, cái khí uất của Đông A.
Ông viết cái Entry này đúng thực là bất cận nhân tình đấy ông ạ, thật uổng công chong đèn đọc sách! Bỏ quên tác phẩm với giá trị văn chương của nó mà đem cái lập trường chính trị ra xét đóan tác giả bằng cái cách hẹp hòi, thiển cận và man rợ là phản động và phản văn nghệ chứ còn gì. Mong ông tỉnh lại, đừng mê sảng nữa. (1)
 Note:
Cái tay còm này nhìn ra vấn đề, mà cũng chỉ 1 nửa thôi.
Hà, hà!
Võ Phiến là nhà văn chống Cộng, theo cái nghĩa tuyệt vời nhất của nó, chứ không phải theo cái nghĩa Quốc Cộng, được làm vua thua làm giặc, cái đám VC bây giờ chiếm được cả đất nước, thì bèn coi quê hương là… VC!
VP chống Cộng theo cái nghĩa mà Brodsky phán, trong bài diễn văn nhận Nobel văn chương, mà từ đó, là hệ luận, chỉ có Cái Đẹp mới cứu rỗi được nhân loại. (1)
VP chỉ có mỗi một bài viết, qua đó, ông xác định ông là nhà văn “chống Cộng”, là bài Bắt Trẻ Đồng Xanh, viết về trường kỳ chiến dịch VC đưa trẻ con Miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc, đánh Mỹ Mgụy đến khi nào lấy được Miền Nam, thì mới thôi.


Cái vụ “Hồi Chánh” của VP, theo Gấu, có gì thật nhảm.
V/v cái tên Tràng Thiên. Ở đây không có vụ “trả lại tên”, mà là thế này:
Tràng Thiên cũng là 1 bút hiệu như Võ Phiến, của 1 ông có thực ở ngoài đời, là, Đoàn Thế Nhơn. Nhưng ông DTN rất ư là rạch ròi, về bút hiệu. Võ Phiến, dành cho sáng tác. Tràng Thiên, dịch thuật, hoặc ba cái lăng nhăng tin văn học văn hiếc.
Cuốn sách được trong nước in, đã được xb trước 1975, với cái tên Võ Phiến.
Tái bản sử dụng tên Tràng Thiên, là nhảm.
Gấu không tin, đây là ý định của VP.
Nếu đúng là của VP, thì là lập lại lầm lẫn khi đổi tên cơ quan Mẽo chi tiền cho ông viết VHTQ, thành tên tiếng Việt.
Trường hợp VP hồi chánh làm Gấu nhớ đến vụ Vũ Hạnh.
Miền Nam, trong giới văn học, ai cũng biết Vũ Hạnh là VC nằm vùng, nhưng không có chứng cớ, thành thử chịu thua, vì luật của Ngụy đòi có chứng cớ mới bắt người được.
Do Chu Tử tố quá, hình như vậy, VH đi tù, nhưng không có chứng cớ, PEN [VNCH], do Thanh Lãng làm chủ tịch, lên tiếng, Ngụy phải thả.
Đúng thời gian VH ở tù, thì cuốn Bút Máu của ông ra lò, Gấu khi đó giữ mục điểm sách trang VHNT Tiền Tuyến [nhật báo của quân lực VNCH], bèn đi 1 đường thổi VH nhà văn, không phải VH, tên VC nằm vùng!
Mấy người quen trong băng Tiền Tuyến đề nghị đừng viết. TTT cũng ra lệnh cho thằng em, NO.
Gấu không NO, và đưa TTT bài điểm sách!
Ông cho đăng.
[Note: Tiền Tuyến là tiếng nói quân lực VNCH. Phan Lạc Phúc, Thanh Tâm Tuyền, băng Tiền Tuyến đều là sĩ quan, binh sĩ VNCH. Còn Gấu, dân sự. Khi họ khuyên Gấu đừng viết, là ngại cho cái tiếng nói của quân lực VNCH. Gấu đâu có ngại. Sự khác biệt là vậy]


Vào cái thời net, theo Gấu, chẳng cần phải xb sách ở trong nước. Võ Phiến đúng ra, nên bỏ tiền làm 1 trang net riêng, cho online tất cả những tác phẩm của ông, để giải hóa cái đòn Chống Cộng điên cuồng, tên biệt kích văn nghệ…
Bởi là vì, ngay cả khi được xb như thế, thì tác phẩm cũng vẫn bị thiến.
Thiến mẹ cái tên Võ Phiến trước đã!
Nên nhớ Võ Phiến là từ Viễn Phố. Thiến cái tên Võ Phiến, là thiến 1 nửa linh hồn của Đoàn Thế Nhơn.
Nên nhớ, cuộc chiến Mít khủng khiếp như thế, nhưng khủng khiếp nhất, chỉ “tụ” [“trụ”, cũng được] ở Miền Trung. Tác phẩm của VP viết về vùng đó, con người ở đó, thảm kịch ở đó. Nếu tác phẩm của VP về mặt văn học, được coi là có tính Chống Cộng, thì đó là chân lý văn học toát ra từ 1 vùng đất, qua 1 nhà văn bảnh nhất của nó, "Võ Phiến, nhà văn Bình Định"!
Susan Sontag hình như có nói về vụ này, về cái tính địa lý của vùng đất Đông Âu.
Để Gấu mò trang TV, qua Google Desktop, rồi báo cáo tiếp....

Kiếm ra rồi:
Trong "Thư gửi bạn ta" (1)


Cái chuyện bạn kinh qua đủ thứ khổ đau trên đời, đếch làm cho bạn trở thành nhà văn lớn đâu. (2)
Có thể cần, nhưng chưa đủ.
Nhưng địa lý là định mệnh.
Đối với Kis, không có chuyện rút dù, hay chối bỏ cảm xúc, dấy lên từ mảnh đất chôn rau cắt rốn, và đáp ứng, hay là trách nhiệm của nhà văn, đối với nó. Kis đến từ một xứ sở nhỏ bé, nơi nhà văn được coi là quan trọng, trong cái tốt nhất, cũng như trong cái tệ nhất của nó, và như thế, rất dễ trở thành tiếng nói đạo đức, và đôi khi, trở thành chính trị gia, nhà lập pháp, thay vì chỉ là một nhà văn thường thường bậc trung.
Nhận định của Sontag về Kis, làm Gấu tôi nhớ đến Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, những nhà văn của mảnh đất nhỏ bé, Bình Định, thí dụ vậy. Tác phẩm của họ, không chỉ nhắm văn chương, mà còn cao hơn thế nữa.
Cao trong cái nghĩa tốt nhất, hoặc tệ nhất, là còn tùy vào hoàn cảnh, thời đại, cơ may, và "cái tâm" của họ.
(2): Nguyên văn: Số lượng về lịch sử hay kinh hoàng mà một nhà văn phải gánh chịu không làm cho người đó trở thành một nhà văn lớn. [The amount of history or horror, a writer is obliged to endure does not make him or her a great writer. But geography is destiny].
Địa Lý Là Định Mệnh, câu này gợi nhớ câu Địa Linh Nhân Kiệt của phương Đông.


 
Cali Tháng Tám 2011

Thế giới truyện ngắn Võ Phiến
 [trích nhật báo Tiền Tuyến, 12.1969]
Có 1 vị độc giả trên Blog NL, lâu rồi, nhận xét, thằng cha Gấu này, khi viết cho talawas, rất ư là khiêm cung, chỉ đến khi ở "Trên đỉnh non Tản" - tên 1 truyện ngắn của Nguyễn Tuân - thì mới khác giọng hẳn đi.
Một nhận xét chí tình.
Gấu, chưa từng viết 1 cái gì, ở bên ngoài trang Tin Văn, mà có giọng hỗn hào, mất dậy.
[Note: GCC có thói quen, dùng "dậy", và "dạy", như nhau. Xin lỗi những ai phân biệt hai từ này]
Phải nói là từ hồi còn nhỏ, cầm cây viết, vô chốn làng văn là đã như vậy.
Cái giọng như trên trang Tin Văn, thật sự cũng đổi khác. [Hồi này đọc TV chán rồi!]. Khi làm trang Tin Văn, Gấu có một cái “goal”, và tính nó sẽ chấm dứt vào năm Gấu Cà Chớn được bẩy bó.
Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.
Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!
NQT
Mơ ước của Gấu, những ngày “bonus” của đời mình, sẽ dành cho Thơ.
Vậy mà không thể.
Bạn thấy đấy: Dạy cho lũ mất dậy quan trọng hơn nhiều, so với... Thơ!

 
 [trích nhật báo Tiền Tuyến, 12.1969]
Đọc, chỉ một "thao tác" của GCC, "chia truyện ngắn của VP ra làm ba thời kỳ", là đủ để xóa sổ cả 1 cuốn to to bố của Thầy Kuốc, về ông rồi!
Một ông nhóc con, viết về toàn những đấng đáng tuổi bố ông ta, về cả tuổi văn lẫn tuổi đời, như Phan Lạc Phúc, Viên Linh, cả Mai Thảo nữa, [bạn quí của ông nhóc], vậy mà, "đành rằng, với cách viết hờ hững…”, tôi đếch coi thằng nào ra thằng nào!
Có 1 vị độc giả trên Blog NL, lâu rồi, nhận xét, thằng cha Gấu này, khi viết cho talawas, rất ư là khiêm cung, chỉ đến khi ở "Trên đỉnh non Tản" - tên 1 truyện ngắn của Nguyễn Tuân - thì mới khác giọng hẳn đi.
Một nhận xét chí tình.
Gấu, chưa từng viết 1 cái gì, ở bên ngoài trang Tin Văn, mà có giọng hỗn hào, mất dậy.
Phải nói là từ hồi còn nhỏ, cầm cây viết, vô chốn làng văn là đã như vậy.
Cái giọng như trên trang Tin Văn, thật sự cũng đổi khác. [Hồi này đọc TV chán rồi!]. Khi làm trang Tin Văn, Gấu có một cái “goal”, và tính nó sẽ chấm dứt vào năm Gấu Cà Chớn được bẩy bó.
Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.
Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!
NQT
Note: Gấu phát giác, trong VHTQ, Võ Phiến bỏ qua 1 tác giả quan trọng, Trúc Sĩ, tác giả Kẽm Trống, nhân đi tìm tài liệu về ông.
Gõ Google, ra bài này này, trích đoạn:
Từ khoảng năm 1950, tức từ khi có những vụ 'dinh tề' thì văn-nghệ ở thành bùng lên, ở Hà-nội một số nhóm văn-nghệ như nhóm Thế-Kỷ (tên tờ tạp-chí của nhóm gồm Bùi Xuân Uyên, Triều Đẩu, Tạ Tỵ, ..) chống kháng-chiến dưới sự chỉ đạo của đảng cộng-sản, nhưng cũng không hợp tác với Pháp, họ đi tìm một chủ nghĩa dân-tộc khác, một cách xây dựng 'tiêu cực', qua văn thơ và báo-chí. Trong số những nhà văn viết cho các báo và tạp-chí xuất-bản ở Hà-nội có thể ghi nhận Mặc Thu (Bão Biển, 1951), Trúc Sĩ (Kẽm Trống), Triều Đẩu (Trên Vỉa Hè Hà Nội), Nguyễn Thạch Kiên (Hương Lan, 1951), Ngọc Giao (Quán Gió, Mưa Thu, Đất, ...) ...
Và, trong Ngày Dài Nhất, của Duyên Anh
Đọc đã lâu, nhưng Gấu vẫn nhớ là Kẽm Trống bảnh lắm, hơn hẳn ba thứ tiểu thuyết khác của những tác giả khác.
Sự thực, sau 70, cái “goal” của GCC đổi khác.
“Thuốc đắng dã tật”, có thể nói như thế.  
Trong bài viết về VP, của Gấu, có câu, của Faulkner, tác phẩm lớn chỉ xuất hiện khi nỗi lo sợ tạm ngưng.
Tuyệt quá, nhưng chán quá, không biết thuổng từ cuốn nào của sư phụ!

*

*

*

*

*

*


*

*
Tks. NQT
GCC thực sự muốn đọc lại bài này, sau khi đọc những dòng của Thầy Kuốc, về tất cả những tác giả, đã viết về VP:
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng, tuy nhiên… (1)

Khi Thầy Kuốc viết “Có mấy NQT?”, GCC viết mail riêng cám ơn - chưa kể cám ơn trên talawas - và hỏi xin Thầy bài viết, nhưng Thầy vờ.
Nay đọc, quả bài viết bạn quí chôm từ Tiền Tuyến [Tháng 12.1969] thật! Bạn chẳng hề cho biết, mà Gấu cũng chẳng hề đọc số Văn [thấy ghi là Tháng Tám, 1974: Thời gian này, Gấu quen thân Cô Ba, vì Jopseph Huỳnh Văn làm tổng thư ký Tập Văn Văn Chương nên đành phải viết cho tờ này!]
GCC sẽ đọc lại số bài viết về VP, và sẽ “nhận xét về nhận xét” của Thầy Kuốc - tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng.
Đọc, chỉ một "thao tác" của GCC, "chia truyện ngắn của VP ra làm ba thời kỳ", là đã đủ để xóa sổ cả 1 cuốn to to bố của Thầy Kuốc, về ông rồi!
Một ông nhóc con, viết về toàn những đấng đáng tuổi bố ông ta, về cả tuổi văn lẫn tuổi đời, như PLP, thí dụ, mà “đành rằng, với cách viết hờ hững…”, tôi đếch coi thằng nào ra thằng nào!
Có 1 vị độc giả trên Blog NL, lâu rồi, nhận xét, thằng cha Gấu này, khi viết cho talawas, rất ư là khiêm cung, chỉ đến khi làm trang Tản Viên, thì mới khác giọng hẳn đi.
Một nhận xét chí tình.
Gấu, chưa từng viết 1 cái gì, ở bên ngoài trang Tin Văn, mà có giọng hỗn hào, mất dậy. Phải nói là từ hồi còn nhỏ, cầm cây viết, vô chốn làng văn là đã như vậy.
Cái giọng như trên trang Tin Văn, thật sự cũng đổi khác. [Hồi này đọc TV chán rồi!]. Khi làm trang Tin Văn, Gấu có một cái “goal”, và tính nó sẽ chấm dứt vào năm Gấu Cà Chớn được bẩy bó. Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.
Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!
NQT



Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư