DLV
Trang
Đỗ Long Vân
Đỗ Long Vân: Vô Kỵ giữa chúng ta
hay là
hiện tượng Kim Dung (1)
Đỗ Long Vân: Vô Kỵ giữa chúng ta
hay là
hiện tượng Kim Dung (1)
Hai trăm năm
trước, Voltaire, ở thời đang lên của tư bản, đã từ chối những lý thuyết
cho rằng
ác nghiệp ở trên đời là một phần thiết yếu cho sự quân bình của cái
Toàn thể,
và ông trở nên một chiến sĩ tiền phong trong cuộc tranh đấu chống lại
những
giáo điều mà, trong quan niệm của người thời ấy, ông cho là một cản trở
của tiến
bộ và sự thực đã gây ra không biết bao nhiêu xung đột đẫm máu. Người ta
cũng nhớ
rằng Marx muốn thủ tiêu những mâu thuẫn xã hội ngay trong nguyên nhân
của chúng
là những tương quan sản xuất bằng một cuộc cách mạng bởi và cho quần
chúng vô sản.
Nhưng thời đại này là của quần chúng bị đóng khuôn và của những mâu
thuẫn có tổ
chức. Cho nên người ta không ngạc nhiên nếu Kim Dung không nhìn thấy
một tổng hợp
mới, và chủ trương một đạo lý xuất thế và của sự từ bi. Hình như ông
cho rằng
ác nghiệp ở trên đời là một phần đã được dự trù sẵn trong trật tự của
tự nhiên.
Nhưng trên phương diện cá nhân thì ông nghĩ rằng ác nghiệp ấy không hẳn
là
không chữa được như Vô Kỵ đã chữa cho Vi Nhất Tiếu khỏi cái bệnh hút
máu người
đã từng làm cho con người nghĩa hiệp ấy mang tiếng là một đại ma đầu
của võ
lâm. Y học trong Kim Dung giữ một phần quan trọng và Vô Kỵ cũng là một
thầy thuốc.
Cũng như thế, người ta thấy rằng tác phong cổ quái của nhân vật trong
truyện
ông không bao giờ có tính cách, mà trái lại ông thường cho nó có một
nguyên
nhân trong tiểu sử của họ.
Cái đạo lý Thụy Sĩ ấy không phải là không cao quí. Người ta có thể chê nó là đạo lý của một người ngoài cuộc. Ấy tuy nhiên là một điều dễ hiểu nếu người ta nhớ rằng Kim Dung là một nhà văn ăn khách nhất của cái vùng mà một đồng bào danh tiếng của ông đã gọi là vùng bão tố. Nhưng ở thời đại của “những nhà cách mạng có giấy phép”, khi những “anh hùng” có thể sản xuất hàng loạt như xe Ford, khi để cứu những trẻ con nghèo đang chết đói ở những vùng chậm tiến, người ta thấy rằng cái việc đầu tiên là phải tiêu hủy đồng ruộng của họ, thì ai biết đâu nó đã chẳng là sự trung thực cuối cùng của người làm văn? Người làm văn vào đời như xướng ca. Nhưng thế giới từ nghìn xưa vẫn thuộc những người có khí giới và những người có của. Ngôn ngữ cũng của họ, thì làm văn có nghĩa gì hơn là phải xin vâng lời? “Xin vâng lời, nhưng mà”. Cái “nhưng mà”, theo Roland Barthes, có thể tóm tắt thái độ của Kafka trước cuộc đời. Cũng chính vì nó mà vẫn có người đang chết.
*
Cái đạo lý Thụy Sĩ ấy không phải là không cao quí. Người ta có thể chê nó là đạo lý của một người ngoài cuộc. Ấy tuy nhiên là một điều dễ hiểu nếu người ta nhớ rằng Kim Dung là một nhà văn ăn khách nhất của cái vùng mà một đồng bào danh tiếng của ông đã gọi là vùng bão tố. Nhưng ở thời đại của “những nhà cách mạng có giấy phép”, khi những “anh hùng” có thể sản xuất hàng loạt như xe Ford, khi để cứu những trẻ con nghèo đang chết đói ở những vùng chậm tiến, người ta thấy rằng cái việc đầu tiên là phải tiêu hủy đồng ruộng của họ, thì ai biết đâu nó đã chẳng là sự trung thực cuối cùng của người làm văn? Người làm văn vào đời như xướng ca. Nhưng thế giới từ nghìn xưa vẫn thuộc những người có khí giới và những người có của. Ngôn ngữ cũng của họ, thì làm văn có nghĩa gì hơn là phải xin vâng lời? “Xin vâng lời, nhưng mà”. Cái “nhưng mà”, theo Roland Barthes, có thể tóm tắt thái độ của Kafka trước cuộc đời. Cũng chính vì nó mà vẫn có người đang chết.
*
Chết là hết,
như người Việt thường nói. Nhưng Volkov, trong bài viết tưởng niệm thi
sĩ
Joseph Brodsky, “Con sói cô đơn của thơ
ca”, đã trích dẫn câu thơ của nữ sĩ Akhmatova, “Khi một người đàn ông
chết, những
bức chân dung của người đó thay đổi”, và đưa ra nhận xét, “có chút chi
lạnh lẽo
ở hai dòng thơ này”. Theo ông, thường ra, khi được tin một người bạn
mất, và được
trao công việc lọc lựa những bức chân dung, ông nhận thấy có những thay
đổi thật
tế vi, đôi khi gây kinh ngạc, từ nét mặt người quá vãng. Như thể thần
chết vạch
giùm cho chúng ta thấy một ý nghĩa, một viễn tượng nào đó, ở nơi người
chết, chỉ
sau khi đã phán bảo: người này chết rồi. Những giai thoại-sau cái chết
(the
posthumous legend) càng mạnh, hậu quả của chúng càng xáo trộn, ở nơi
những bức
chân dung đó. Và theo Volkov, chuyện như vậy đã không xẩy ra, trong
trường hợp
của Joseph Brodsky. Sau khi ông mất vì bịnh tim vào ngày 28 tháng Giêng
năm
1996 ở New York City, giai thoại về ông khi còn sống nhập hẳn vào những
bức
hình của ông, qua đó, là thời niên thiếu nổi loạn trong một thành phố
bị vây
hãm, cuộc vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử cận đại, chưa kịp
hồi phục bị
giáng thêm đòn thanh trừng thời kỳ Stalin, rồi tới bản án theo kiểu
Kafka của
nhà nước Xô viết…
Người
viết đã có lần giới thiệu bài viết tưởng
niệm Joseph Brodsky, của T. Tolstaya, rồi nhân đó, tưởng niệm một nhà
thơ Việt.
Một người quen đã bực mình, tại sao lại để hai nhà thơ kế nhau như thế?
Brodsky
thì ai cũng biết, nhà thơ bạn anh, đâu có ai biết đến mà chơi cái trò
ăn theo!
Tôi
thật sự ngạc nhiên, khi bị hỏi như vậy, lần
đó.
Trong
bài viết của Tolstaya có nhắc tới một
người thợ mộc ở Moscow, nhân được phỏng vấn, đã trả lời: Tôi chỉ mong
có một cuộc
sống riêng tư. Như Joseph Brodsky!
Anh
bạn nhà thơ của người viết sau 1975 đã làm
nghề thợ mộc. Trước đó anh làm nghề dạy học. Anh khoe, tìm thấy những
vân gỗ y
hệt những vần thơ!
Cái
ông thợ mộc chẳng ai biết đến đó lại mong
có một cuộc đời rất riêng tư của một nhà thơ được giải Nobel văn chương!
Cái ông thợ
mộc bạn tôi, giả sử như gặp nhà thơ Nga ở cái thế giới nào đó, có thể
sẽ là hai
người bạn thân. Tôi thực sự mong mỏi như vậy. Và tôi còn tin rằng
Joseph
Brodsky sẽ thèm thuồng cái số phận của anh bạn thơ của tôi, ở trong cái
thế giới
cả hai đã cùng từ bỏ.
Nhà thơ Nga
bị nhà nước Nga tống xuất, xin xỏ mãi để được ở lại, mà không được. Bạn
tôi cứ
tà tà ở lại, chẳng ai đuổi, và cũng chẳng thèm đi! Bạn tôi làm thợ mộc,
nhà thơ
Nga phải làm nghề mổ tử thi. Ông tự hào về nghề đó, và xấu hổ khi phải
bỏ nghề.
Anh bạn nhà thơ của tôi tự hào là một anh thợ mộc, và anh tìm thấy thơ
ở đó,
khi không còn có thể làm thơ được nữa.
Thử hỏi
Brodsky có tìm thấy thơ từ những xác chết hay không?
Anh bạn nhà
thơ của tôi, là bạn thân của Đỗ Long Vân.
Tôi viết bài
tưởng niệm Đỗ quân cũng trong ước vọng đó: được có một cuộc đời riêng
tư như Đỗ
quân.
Bởi
vì cái cuộc đời riêng tư đó thật là hiển
hách vô cùng, đối với đám tụi tôi. Đám chúng tôi, khi đi trình diện
nhập ngũ,
trưng đủ thứ bằng cấp, để được đi học sĩ quan (bằng tú tài), để được
biệt phái
về một đơn vị không tác chiến (bằng chuyên môn)…
Đỗ
quân, tuy bằng cấp đầy mình, đã từng du học
Paris, giáo sư đại học, đi trình diện như một cái bang chẳng có một túi
nào!
Sĩ
quan, binh lính miền nam trước 1975 thường
mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của
tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh
Văn ghé
thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo
nhà binh
rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái
hơn cả lần
đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.
Mon, Aug 5,
2013 at 12:41 PM
Trụ,
Vẫn khỏe chứ
mày? Và cũng vẫn viết đều đều, phải không? Có tính qua chơi bên này một
lần nữa
không?
Hôm nay tao kể với mày chuyện này: Bữa nọ tao ghé Văn. Vào nhà tao thấy cuốn 'MẤY CHÂN DUNG VĂN NGHỆ HIỆN ĐẠI' để trên bàn, giữa một đống bề bộn những cuốn sách khác. Cuốn MCDVNHĐ này do Huỳnh Hữu Ủy viết và được nhà xuất bản VĂN MỚI in năm 2013.
Tao cầm sách lên, mở đọc loáng thoáng một số trang rồi dừng lại ở bài, “Đỗ Long Vân, Một Con Người Cô Độc”. Nơi trang 207, dòng 20 tao đọc thấy những điều được HHU dẫn là những nhận xét của mày viết về ĐLV, như sau: Trong một bài viết gần đây (HHU ghi lại vào tháng Giêng 1998), nhà văn Nguyễn Quốc Trụ nhắc đến ông Đỗ và tôi nghĩ rằng NQT đã nhìn thấy đúng tính cách, quan niệm và vai trò của ông Đỗ trước đây. NQT cho rằng ông Đỗ có tham vọng đi tìm dấu chân đầu tiên của con người qua dấu ấn ngôn ngữ, cái thứ ký hiệu mà thời gian phải run sợ và đầu hàng. Và như vậy, trước và sau hết, văn chương mới là quan trọng, quan trọng trước cả tác giả. Văn bản, tác phẩm tồn tại mà không cần đến tác giả nữa, cho nên tác giả của những bài thơ ký tên là Hồ xuân Hương dù là "năm cha bảy mẹ" cũng chẳng hề gì. Cái quan trọng chỉ còn là dòng thơ HXH.
NQT trong một câu nói rất mơ hồ lại gợi nên trong tôi những nét phác vẽ vô cùng sống động về ông Đỗ: quan niệm phê bình của họ Đỗ có vẻ như muốn tin rằng có văn chương rồi mới có con người.
Hôm nay tao kể với mày chuyện này: Bữa nọ tao ghé Văn. Vào nhà tao thấy cuốn 'MẤY CHÂN DUNG VĂN NGHỆ HIỆN ĐẠI' để trên bàn, giữa một đống bề bộn những cuốn sách khác. Cuốn MCDVNHĐ này do Huỳnh Hữu Ủy viết và được nhà xuất bản VĂN MỚI in năm 2013.
Tao cầm sách lên, mở đọc loáng thoáng một số trang rồi dừng lại ở bài, “Đỗ Long Vân, Một Con Người Cô Độc”. Nơi trang 207, dòng 20 tao đọc thấy những điều được HHU dẫn là những nhận xét của mày viết về ĐLV, như sau: Trong một bài viết gần đây (HHU ghi lại vào tháng Giêng 1998), nhà văn Nguyễn Quốc Trụ nhắc đến ông Đỗ và tôi nghĩ rằng NQT đã nhìn thấy đúng tính cách, quan niệm và vai trò của ông Đỗ trước đây. NQT cho rằng ông Đỗ có tham vọng đi tìm dấu chân đầu tiên của con người qua dấu ấn ngôn ngữ, cái thứ ký hiệu mà thời gian phải run sợ và đầu hàng. Và như vậy, trước và sau hết, văn chương mới là quan trọng, quan trọng trước cả tác giả. Văn bản, tác phẩm tồn tại mà không cần đến tác giả nữa, cho nên tác giả của những bài thơ ký tên là Hồ xuân Hương dù là "năm cha bảy mẹ" cũng chẳng hề gì. Cái quan trọng chỉ còn là dòng thơ HXH.
NQT trong một câu nói rất mơ hồ lại gợi nên trong tôi những nét phác vẽ vô cùng sống động về ông Đỗ: quan niệm phê bình của họ Đỗ có vẻ như muốn tin rằng có văn chương rồi mới có con người.
Tao muốn hỏi
mày mấy điều:
.1) Có đúng là nhận xét của mày về ĐLV như HHU dẫn chứng không?
.2) Phải chăng qua nhận xét của mày về ĐLV, "có tham vọng đi tìm dấu chân đầu tiên của con người qua dấu ấn ngôn ngữ, cái thứ ký hiệu mà thời gian phải run sợ và đầu hàng", mày muốn nói rằng thời gian không có ảnh hưởng hay tác động gì đối với ngôn ngữ, phải không? Nghĩa là ngôn ngữ có thể vượt thời gian?
HHU cũng nhắc lại một câu nói rất mơ hồ của mày, nó đã gợi ra nơi anh ta ý tưởng rằng quan niệm phê bình của họ Đỗ có vẻ như muốn tin rằng có văn chương rồi mới có con người. Mày có tin như thế không?
Tao không nghĩ mày có thể quên sự kiện hiển nhiên rằng, mọi sự, mọi việc, mọi loài đều phải thay đổi, phai tàn và chết đi theo thời gian khách quan ngày-tháng-năm. Vậy mày đã có những ý như nêu ở phần trên là do đâu? Phải chăng mày đã lấy cảm hứng từ "ngôi lời" rằng Chúa Trời "phán" sinh ra mọi loài và vũ trụ? Dù thế nào, tao cho rằng "ngôi lời" và "phán" là những chữ dùng gượng ép, vì không thể có một ngôn ngữ nào có trước con người để Chúa Trời dùng để "phán". Như vậy ngôn ngữ chỉ là một thứ ký hiểu, một sản phẩm của con người dùng để giao tiếp với nhau cũng như để làm nên văn chương, một thành phần trong toàn thể văn hóa của con người.
Mặt khác, mày chỉ có thể thoát vòng ảnh hưởng của một thứ thời gian khác là, "thời-gian-tâm-lý" khi những yếu tố tạo thành dòng chảy suy nghĩ sinh-ra-và-chết-đi-liên-tục của mày ngưng lại một cách tự nhiên.
Lủng
.1) Có đúng là nhận xét của mày về ĐLV như HHU dẫn chứng không?
.2) Phải chăng qua nhận xét của mày về ĐLV, "có tham vọng đi tìm dấu chân đầu tiên của con người qua dấu ấn ngôn ngữ, cái thứ ký hiệu mà thời gian phải run sợ và đầu hàng", mày muốn nói rằng thời gian không có ảnh hưởng hay tác động gì đối với ngôn ngữ, phải không? Nghĩa là ngôn ngữ có thể vượt thời gian?
HHU cũng nhắc lại một câu nói rất mơ hồ của mày, nó đã gợi ra nơi anh ta ý tưởng rằng quan niệm phê bình của họ Đỗ có vẻ như muốn tin rằng có văn chương rồi mới có con người. Mày có tin như thế không?
Tao không nghĩ mày có thể quên sự kiện hiển nhiên rằng, mọi sự, mọi việc, mọi loài đều phải thay đổi, phai tàn và chết đi theo thời gian khách quan ngày-tháng-năm. Vậy mày đã có những ý như nêu ở phần trên là do đâu? Phải chăng mày đã lấy cảm hứng từ "ngôi lời" rằng Chúa Trời "phán" sinh ra mọi loài và vũ trụ? Dù thế nào, tao cho rằng "ngôi lời" và "phán" là những chữ dùng gượng ép, vì không thể có một ngôn ngữ nào có trước con người để Chúa Trời dùng để "phán". Như vậy ngôn ngữ chỉ là một thứ ký hiểu, một sản phẩm của con người dùng để giao tiếp với nhau cũng như để làm nên văn chương, một thành phần trong toàn thể văn hóa của con người.
Mặt khác, mày chỉ có thể thoát vòng ảnh hưởng của một thứ thời gian khác là, "thời-gian-tâm-lý" khi những yếu tố tạo thành dòng chảy suy nghĩ sinh-ra-và-chết-đi-liên-tục của mày ngưng lại một cách tự nhiên.
Lủng
Reply:
Tao vẫn OK.
Vẫn viết đều, và thế nào cũng qua, vài chuyến nữa, nếu ông Trời OK.
V/v HHU:
Tao có nhận xét như vậy về DLV. Lâu lắm rồi, 1998, đúng như vậy, hồi tao mới qua, và trong 1 bài viết về TTT: Một người anh:
V/v HHU:
Tao có nhận xét như vậy về DLV. Lâu lắm rồi, 1998, đúng như vậy, hồi tao mới qua, và trong 1 bài viết về TTT: Một người anh:
Qua đây, đọc
"Tổng quan Văn học" của Võ Phiến, thấy ông phàn nàn, Miền Nam không
có những nhà phê bình như Vũ Ngọc Phan của thời tiền chiến. Riêng tôi,
khi đi
vào phê bình, lúc đầu thực sự chỉ nghĩ, như là một cách giới thiệu với
độc giả
Việt Nam những khuynh hướng, trào lưu văn học mới, làm sao đưa quan
niệm thưởng
ngoạn của độc giả lên ngang tầm với thời đại, xoá bỏ mặc cảm chậm tiến,
thân phận
da vàng, nhược tiểu trong văn chương, trong cuộc đời và trong cả cuộc
chiến,
giúp người đọc và luôn cả người viết có một số dữ kiện qua đó có thể
thẩm định
sức đọc, tiềm năng văn chương, và nhận ra vóc dáng của đứa con tương
lai. Tôi vẫn
nghĩ, văn học Việt Nam lúc đó cần sáng tác hơn là phê bình. Và nếu cần,
thì là
một thứ phê bình khác, không như quan niệm cũ về nó, kiểu đánh giá,
khen chê,
ngự sử văn đàn. Hiểu như vậy, Miền Nam cũng có những phê bình gia "nhà
nghề"
nhưng không như Vũ Ngọc Phan, thí dụ Đỗ Long Vân. Phê bình đối với Đỗ
quân, là
sáng tác. Là sáng tác của sáng tác. Là thơ. Và trên cả thơ, đó còn là
con đường
tìm lại một nền văn minh, thí dụ như "con đường tơ lụa" mà Đỗ Long
Vân đã nhận ra khi đọc (hoặc ngắm) Kiều. Bạn đọc vài trang viết về
Truyện Kiều,
về Nguồn nước ẩn trong thơ Hồ Xuân Hương, sẽ thấy tham vọng của họ Đỗ,
muốn tìm
dấu chân của con người qua dấu ấn ngôn ngữ. Quan niệm phê bình của ông
có vẻ
như muốn tin rằng có văn chương rồi mới có con người! Sau này, những
nhà phê
bình thuộc trường phái cơ cấu đã chủ trương khai tử tác giả, chỉ giữ
lại văn bản,
là vậy. Tương lai chúng ta cũng sẽ vẫn có những nhà phê bình, những
người bỏ
công sức, thời giờ, tiền bạc và luôn cả tài năng, làm công việc vô vị
mang nhiều
phiền toái là công việc sắp xếp khuynh hướng, thời đại, tác giả, tác
phẩm...
nhưng có được một Đỗ Long Vân, thấy còn nhờ may mắn.
Mày, hay Văn,
có gặp HHU, thì “Hi” 1 tiếng, và cám ơn xừ lủy, giùm tao. Mấy câu hỏi
còn lại,
sẽ trả lời sau.
Thân
GCC
Thân
GCC
[April 1920]
Dear Frau Milena
…
…
So, I’m expecting one of
two things. Either continued silence, which means: “Don’t worry, I’m
fine.” Or else a few lines.
Cordially Kafka
It occurs to me that I really can’t remember your face in any precise detail. Only the way you walked away through the tables in café, your figure, your dress, that I still see
Cordially Kafka
It occurs to me that I really can’t remember your face in any precise detail. Only the way you walked away through the tables in café, your figure, your dress, that I still see
Ui chao đúng là tình trạng
của Gấu Cà Chớn bữa đó, ở Starbucks, Quận Cam, và bây giờ nhớ lại:
Không làm sao nhớ ra nổi khuôn mặt của Sad Seagull, mà chỉ là cái dáng
đi tất tả giữa những cái bàn đầy người ngồi… Chỉ là cái dáng đi, cái
thân hình thấp thấp, và không phải cái áo dài, mà là quần jean màu
xanh….
When You Are Old
When you are old and grey
and full of sleep,
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;
How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false or true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;
And bending down beside the glowing bars,
Murmur, a little sadly, how Love fled
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;
How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false or true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;
And bending down beside the glowing bars,
Murmur, a little sadly, how Love fled
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.
Yeats
Nostalgia for the Present
At that very instant:
Oh, what I would not give for the joy
of being at your side in Iceland
inside the great unmoving daytime
and of sharing this now
the way one shares music
or the taste of fruit.
At that very instant
the man was at her side in Iceland.
-A.S.T.
Oh, what I would not give for the joy
of being at your side in Iceland
inside the great unmoving daytime
and of sharing this now
the way one shares music
or the taste of fruit.
At that very instant
the man was at her side in Iceland.
-A.S.T.
J.L. Borges
*
*
NDB:
Đỗ Long Vân thuộc băng đảng nào hồi đó đó?
Đỗ Long Vân thuộc băng đảng nào hồi đó đó?
NQT [ngớ ra, sau đó phán
đại]:
Ông ta hay viết cho Trình Bày, vậy là thuộc băng [phản chiến] Trình Bày!
*
Ông ta hay viết cho Trình Bày, vậy là thuộc băng [phản chiến] Trình Bày!
*
Đỗ Long Vân
viết Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, tại Sài Gòn, vào năm 1967.
Cuộc chiến, "ba mươi năm nội chiến từng ngày": Ở bên ngoài Sài Gòn. Xa. Xa lắm
Những ngày Mậu Thân 1968. Một năm sau đó. Chưa có. Chẳng thể nào có.
Vậy mà người đọc vẫn cảm thấy, chúng, cái thực, cái chết chóc, cái hung bạo, hiện diện ở trên từng trang sách.
Khi cảm thấy độc giả hơi lơ là với nó, tác giả cảnh cáo: Tại sao, tại sao...
Cuộc chiến, "ba mươi năm nội chiến từng ngày": Ở bên ngoài Sài Gòn. Xa. Xa lắm
Những ngày Mậu Thân 1968. Một năm sau đó. Chưa có. Chẳng thể nào có.
Vậy mà người đọc vẫn cảm thấy, chúng, cái thực, cái chết chóc, cái hung bạo, hiện diện ở trên từng trang sách.
Khi cảm thấy độc giả hơi lơ là với nó, tác giả cảnh cáo: Tại sao, tại sao...
Tôi tin
rằng, sau này, sử gia, tiểu thuyết gia, nhân loại gia... muốn nhìn lại
những ngày Mậu Thân, không thể bỏ qua Vô Kỵ giữa chúng ta của
Đỗ quân.
Đâu phải tự
nhiên Thánh Thán bỏ công đọc truyện trai gái ở dưới Mái Tây.
Một nhà cách mạng Việt Nam (Nhượng Tống) bỏ công dịch nó.
"Vở 'Mái
Tây' tôi dịch hầu các bạn đây nguyên là một vở tuồng Tầu. Người viết vở
tuồng ấy là Vương Thực Thủ đời Nguyên. Cũng như tất cả các nhà viết
tuồng ở Đông hay Tây phương thường lấy một truyện xưa làm 'lam bản', họ
Vương viết truyện này lấy truyện 'Hội Chân' làm lam bản. 'Hội Chân'
nghĩa là 'gặp tiên'....."
[Nhượng Tống: Cùng Bạn Đọc. Viết trên Phong Mãn Lâu đêm 25.1.1942]
[Trích từ bản in của nhà xb Văn Học, Hà Nội. 1992]
[Nhượng Tống: Cùng Bạn Đọc. Viết trên Phong Mãn Lâu đêm 25.1.1942]
[Trích từ bản in của nhà xb Văn Học, Hà Nội. 1992]
[Bạn đọc để
ý: thời gian Nhượng Tống dịch Mái Tây, là trước 1942, rõ hơn: trước
Cách Mạng Mùa Thu. Đỗ Long Vân viết Vô
Kỵ giữa chúng ta: trước 1968, trước biến cố Mậu Thân, mà trận
địa chính của nó là Sài Gòn, “hang ổ của Mỹ Ngụy”, nói theo những người
CS, hay nói theo Đỗ quân: "Hiện tượng Kim Dung như thế nào? Nó có nghĩa
gì giữa cảnh tai biến của chúng ta và tại sao lại có thể xẩy ra? Ấy là
những nghi vấn mà cố gắng của bài này là tìm ra một đáp thuyết"].
Đâu phải tự
nhiên, thay vì viết về cuộc chiến Tây Sơn, và một ông vua Gia Long
người miền nam thống nhất đất nước sau đó, Nguyễn Du viết về một con
điếm ở mãi bên Tầu, bán mình chuộc cha....
NQT đọc Nắng
Hồng Phương Nam, của NCK
Bìa Khánh
Trường
Văn Mới phát hành
Tháng Bẩy, 2005
200 trang
12 Mỹ Kim
Xin hỏi các tiệm sách
và nhà sách Tự Lực
Văn Mới phát hành
Tháng Bẩy, 2005
200 trang
12 Mỹ Kim
Xin hỏi các tiệm sách
và nhà sách Tự Lực
Do trục trặc
khâu phát hành
Chân Dung Văn Học
bữa nay, 29 Tháng Bẩy, 2005
mới có mặt tại tiệm sách Tự Lực,
và trên lưới.
Những tiệm sách khác, trong tuần tới.
Trân trọng cáo lỗi, và xin kính mời.
Chân Dung Văn Học
bữa nay, 29 Tháng Bẩy, 2005
mới có mặt tại tiệm sách Tự Lực,
và trên lưới.
Những tiệm sách khác, trong tuần tới.
Trân trọng cáo lỗi, và xin kính mời.
Nhà xb Văn Mới
TB: May hom
nay toi di voi NDT giao sach cho anh. Cac nha sach chi nhan 10 cuon,
hen se lay
them khi ban het. Hy vong rang sach se ban duoc vi noi dung kha hay.
Chi tiec
phan layout con mot so thieu sot. NLV
Tks. NQT
Đây [Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, của Đỗ Long Vân] là
một bản văn lạ, đẹp như mơ, theo nghĩa này: Tất cả những giấc mơ đều có
chút
chi huyền bí, và đây là vẻ đẹp của chúng. Nhưng có vài giấc mơ quá
huyền bí đến
nỗi không hiểu nổi, và bạn có thể cho chúng hàng trăm lời giải thích
khác nhau,
đều được cả. (1)
(1) Ý của
Steiner, trong Errata.
Tháng Hai
này là giỗ thứ mười, tôi cũng có mối tri tình với anh ấy trên ba muơi
năm. Gửi
anh bài thơ viết riêng cho J. HV [NLV].
Nếu đi về
phía đường Hai bà Trưng, bạn có thể kiếm một chỗ ngồi như thế, nhưng
vắng vẻ, dễ
chịu hơn, là khu cà phê đường Gia Long, gần Thư Viện Pháp, nhà thương
Grall.
Đây là nơi Gấu thường ngồi với ông bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, những
ngày mới
làm tờ Tập San Văn Chương.
Có một lần,
ông chủ hợp tác xã mộc, là thi sĩ Joseph Huỳnh Văn, đã ký lệnh tha Gấu
ra khỏi
trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Số là, ông
làm một cái giấy, xác nhận Gấu là nhân viên HTX, nhờ vậy, nhà nước coi
thằng
này không còn là thành phần ăn hại xã hội, và cho về.
Về, là ra vỉa
hè Bưu Điện, khởi nghiệp viết mướn.
Tôi chờ đợi
khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall, nhìn ra
ngoài đời
và khi đó, chiến tranh đã hết.
Những ngày ở Sài Gòn.
Những ngày ở Sài Gòn.
Chiến tranh
quả có hết, ở ngay cổng nhà thương Grall.
Điểm tụ tập
là trên đường Gia Long, đối diện nhà thương Grall, xe buýt sẽ bốc người
từ đó.
Mật hiệu di tản trên Đài Phát Thanh Quân Đội Mẽo là một mẩu tin thời
tiết, “thời
tiết lúc này là 105 độ và còn tăng”, tiếp theo là tám nốt nhạc, bài
Giáng Sinh
Trắng.
by Hubert
Van Es
Comments
Post a Comment