Chúc mừng 5 năm talawas


Chúc mừng 5 năm talawas

talawas là một diễn đàn độc lập, mong đối diện những vấn đề của hiện thực Việt Nam bằng cách đặt chúng vào những góc nhìn của thế giới bên ngoài. Nội dung chủ yếu của talawas là chuyển tải thành tựu văn hóa thế giới và những thảo luận thời sự của trí thức quốc tế vào các tương quan Việt Nam. talawas cũng là điểm gặp và cọ xát giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác.

Tôi đã không trở thành nhà văn nếu ở cái thị trấn nhỏ ấy, giữa những năm chạy bom và ăn bí ngô không có một thư viện. Nó bé lắm, chưa đầy một ngàn đầu sách, nằm ngay trong trụ sở Ủy ban huyện, tôi phát hiện trong một lần sang giếng Ủy ban tắm nhờ, bên ấy nước giếng xây sạch hơn nước giếng đất của nhân dân. Cô thủ thư kiêm y tá, đầu bếp, trực điện thoại và quét dọn, nhưng cô cũng đọc như tôi, một đứa trẻ không có đồ chơi, từ trên xuống dưới cả thư viện một lần, rồi từ duới lên trên thêm một lần, không biết bao nhiêu lần những Andersen, Shakespeare, Thackerey, Pushkin, L.Tolstoi, Gogol, Sholochov, Majakovski, Gorki, Balzac, Hugo, Stendhal, Maupassant, Molière, Aragon, Romain Roland, L. Stevenson, Cervantes, Heine qua bản dịch của Tế Hanh, Schiller qua bản dịch của Thế Lữ, cũng như Ibsen, Pablo Neruda, Hemingway, Jack London và tất nhiên những tác giả Trung Quốc kinh điển.
PTH

Người ta dễ dàng nói ngắn gọn: Vết thương đã ăn da non, đừng ngoáy sâu vào nữa. Nhưng đó không là vết thương. Đó là khối u mà thời gian không hề là phép chữa nhiệm mầu. Ngược lại. Sự chia cắt dân tộc là điểm xuất phát của cuộc chiến, chẳng lẽ điều còn lại ba mươi năm sau chiến tranh vẫn là chia cắt? Làm sao có thể hoà giải, nếu không sám hối và tha thứ? Làm sao có thể khép lại quá khứ, khi người Việt và người Mĩ đã có thể chìa tay cho nhau, nhưng người Việt tiếp tục không chìa tay cho người Việt?
Ba mươi năm nay, với mỗi ngày một lòng biết ơn không thuyên giảm tôi làm quen với hoà bình. Nhưng những cái bóng đen nhất mà chiến tranh Việt Nam hắt lại vẫn còn đó. Vẫn chầm chậm trôi, như mãi mãi là thế, như mây trên trời. Nếu không có thay đổi gì đặc biệt.
PTH

Sự kiện, talawas sưu tập và đăng những tác phẩm của miền nam trước 1975, có vẻ như không phải là chủ trương lúc ban đầu, như "tuyên ngôn" cho thấy, là một việc làm tuyệt vời nhất của talawas, theo Tin Văn.
*
Còn cái vụ "đặt chúng vào những góc nhìn của thế giới bên ngoài", một trong những "chúng" đó, là vụ Nguyễn Trọng Tín, được nêu ra trong kỷ niệm 5 năm.
Những "chuyển tải..." gì gì đó, talawas làm, hơi bị ít, và do đó, hiệu quả, hơi bị chưa được nhiều. NQT
*
Tôi bỗng nhớ đến câu của Steiner:
.... một chế độ chính trị không thể giáng yểm một tác phẩm của một nhà văn vào cõi quên lãng và bóp méo nó, rằng những cuốn sách [dù có bị] thiêu huỷ, tro than được vun vén, và được giải mã.
Xin chúc mừng. NQT
*
Nhắc tới Steiner, là cũng có một chút lý do. Trang Tin Văn sở dĩ ra đời, là nhờ... ổng !
Nhân talawas kỷ niệm 5 năm, Tin Văn cũng đi một đường hồi nhớ, thuở ban đầu không còn nhớ ngày nào tháng nào đó.
Thôi cứ lấy ngày 17 Tháng Năm 2003, là ngày ra ở riêng  làm ngày kỷ niệm vậy!
*
 -Gửi bà chủ bài này, đọc chưa ? (1)
- Đọc rồi, không nhớ ở đâu (2)
*

(1) Mất Vịt Không Chửi
(2) Đăng trên Văn
[Note:Tặng riêng bà chủ quán, đúng hơn. Nhưng liệu, cũng là tinh thần của talawas: mất vịt phải... "chưởi" ? Ôi chao, cứ nghĩ đến cảnh bà chủ quán ra đầu ngõ..., và talawas bay trên không gian ảo, vượt bức tường lửa, bay tới đâu là lông vịt rụng tới đó, thì thật là thần sầu ! NQT].
Ở Việt Nam, Xuân Sách cũng thật sắc sảo trong trò chơi mô phỏng mấy đàn anh văn nghệ. Nghe kể lại, có những bậc trước khi nhắm mắt, còn ân hận, không được ông chiếu cố!
Đến đây, tôi lại nhớ đến nghệ thuật chửi, của mấy bà già nhà quê.
Chửi cũng là một hình thức lập lại, những câu chửi có sẵn trong nhân gian, rồi thậm xưng, sáng tạo thêm.
Trong những câu chuyện chửi tốt, có một, từ Liêu Trai, sau được Hiếu Chân mô phỏng.
Đó là câu chuyện mất vịt không chửi. Đại khái như sau: một bà già nhà quê có một bầy vịt, cứ hao hụt dần. Nhưng chẳng bao giờ bà ra đầu ngõ, chổng mông, vén váy tố “mả cha, mả bố thằng nào, con nào bắt trộm của bà...”. Anh chàng hàng xóm khoái món thịt vịt luộc chấm mắm gừng, một bữa thức dậy, bỗng thấy lông vịt mọc lên, trước còn ít sau cứ thế lan khắp người! Hoảng quá, lên chùa, cầu cứu Phật. Phật nói, muốn hết bệnh, phải đến nhờ bà cụ mất vịt chửi cho! Chửi đến đâu, lông vịt rụng tới đó!
Nhìn theo kiểu mô phỏng, “xỏ xiên” như vậy, chúng ta mới thấy giá trị của những lời “giải oan” của dòng văn chương “phản kháng”: giả sử không có những lời “chanh chua” của một Phạm Thị Hoài, thí dụ vậy, không hiểu lông vịt sẽ còn tràn lan tới đâu, trong thế giới toàn trị đó! Trường hợp của Xuân Sách, và những bài thơ của ông, khác với tác giả ăn giải Goncourt là vậy.
Nhân đây cũng nên tụng thêm một vài lần, đôi ba vần thơ của ông.

Về Chế Lan Viên:
Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn

Về Huy Cận:
Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị gầy quá, còn tôi béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Không nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày một sáng có sao đâu!
*
-Ôi, trả lời phỏng vấn trong nước như vậy là ổn rồi, cho anh coi cái này, còn tệ hơn...
-Nhưng đây là ông bạn chí thân của tui...
-Ô, nếu thế, phạng như vậy là còn nhẹ lắm! Nếu cần, viết thư riêng, phạng cho đã! (3)
 
(3) "Mail này" nay đọc lại
Ôi ngày xưa ngày xưa... (4)

(4) Phỏng thơ Quách Thoại:
Thơ tình đem đọc lại,
Ôi ngày xưa ngày xưa
Phút ban đầu cuồng dại
Đâu biết gì gió mưa

Bài thơ trên, của QT thuộc nhóm Sáng Tạo, cả đám bạn Gấu thời đó, đều thuộc lòng.. Đó là thời vừa chớm quen em BHĐ, nhưng nỗi đau 'thư tình đem đọc lại, ôi ngày xưa...'  thì đã xẩy ra từ ngàn năm trước rồi !

Nhắc lại ở đây, vì nó liên can đến vụ tường lửa talawas !
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.
Phạm Thị Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas. 
Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
Talawas bị tường lửa
*
Bài post lên, NTV đọc, phôn khen: Hình ảnh một "nửa linh hồn", mày dùng, đắt lắm !
Gấu, vừa mừng lại vừa lo, hỏi:
-Nhưng liệu bà chủ quán có biết, có 'đài gương soi đến dấu bèo'... ?
NTV:
-Làm sao không biết !
*
....Nay tôi lại cướp được một nước sái, chẳng biết có được ông Nguyễn Quốc Trụ tán thưởng không?
 
Nguồn 1 2
*
Lời người viết: Nhân Trần Trọng Hoàng Bách, một tác giả ở trong nước, có nhắc tới hai bài viết mới đây của tôi, trên diễn đàn Talawas, tôi viết bài này, như một món quà gửi người bạn nói trên, (trong bài viết có một chi tiết làm tôi tự hỏi, liệu có phải đây là một cố nhân đã từng rành rẽ Sài Gòn, và quãng đời sa sẩy tuyệt vời của tôi hay không).
Bài hơi dài, tôi xin viết thành vài kì. NQT

Dịch Là Số
*
Có mấy Nguyễn Quốc Trụ ?
*
Note: No Comment. NQT

1 2 3 4 5







 

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates