Thư Nhà
Thursday,
August 9, 2012 11:12 AM
Bác Gấu ơi ! Có cái phim về tiểu sử Joseph Brodsky khá hay, bác tìm mà xem, A Room and a Half.
Kính bác
Độc giả thường xuyên của Mr. Tinvan
Bác Gấu ơi ! Có cái phim về tiểu sử Joseph Brodsky khá hay, bác tìm mà xem, A Room and a Half.
Kính bác
Độc giả thường xuyên của Mr. Tinvan
Tks
Tôi có đọc review trên tờ TLS.
TV cũng đã giới thiệu. Bản tiếng Việt, mượn cái tít của nhà văn Võ Phiến.
Tôi có đọc review trên tờ TLS.
TV cũng đã giới thiệu. Bản tiếng Việt, mượn cái tít của nhà văn Võ Phiến.
Khi Gấu dịch
cái thư này, tiếng Anh của Gấu tệ lắm [2005, Gấu qua Xứ Lạnh, 2004]
Chắc là đầy sạn, nhưng mê quá, thế là cặm cụi dịch.
Ui chao đọc những đoạn ông thi sĩ viết về nước Nga của ông, sao Gấu nhớ xứ Bắc Kít quá.
Cũng nghèo, và cũng kiêu ngạo vì nghèo như nhau.
Khi Gấu về lại đất Bắc, là để tìm cả hai.
Một cách đó, mất cả hai.
Note: Bản dịch đã được sửa, bỏ đi những đọan phóng tác, cà chớn.
NQT
Chắc là đầy sạn, nhưng mê quá, thế là cặm cụi dịch.
Ui chao đọc những đoạn ông thi sĩ viết về nước Nga của ông, sao Gấu nhớ xứ Bắc Kít quá.
Cũng nghèo, và cũng kiêu ngạo vì nghèo như nhau.
Khi Gấu về lại đất Bắc, là để tìm cả hai.
Một cách đó, mất cả hai.
Note: Bản dịch đã được sửa, bỏ đi những đọan phóng tác, cà chớn.
NQT
Nguyễn
Quốc Trụ
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
Joseph Brodsky
"In a Room and a Half"
from Less Than One, Selected
Essays by Joseph Brodsky
1.
Căn Phòng Rưỡi (không
hiểu một đơn vị không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng
Anh), trong đó, gia đình chúng tôi gồm ba
người sống, có một cái sàn bằng gỗ, và mẹ tôi không chịu cho bất cứ
người đàn ông nào trong gia đình, đặc biệt là tôi, đi lại trong phòng
mà lại mang vớ ở chân. Bà nhắc nhở chúng tôi, hãy luôn luôn mang giầy,
hoặc dép. Nếu khi nào bực quá, bà nhắc tới sự dị đoan của ông bà già
người Nga, mang vớ như thế là xui xẻo, trong nhà thế nào cũng sẽ có
người chết
Lẽ dĩ nhiên,
việc mang vớ đi trong phòng như thế, đối với bà, giản dị chỉ là một
thói xấu, thiếu văn hoá. Chân đàn ông vốn có mùi. Tuy nhiên, tôi cho
rằng, sự thực là, nếu mang vớ, có thể té ngã, nhất là thứ vớ len, dạ.
Và nếu một người già cả, lụm cụm, té như thế có khi mang họa. Sự gần
gụi của cái sàn với gỗ, với đất…. trong trí tưởng của tôi cứ thế được
mở rộng ra, tới bất cứ nơi nơi mà chân cẳng bà con, gần hoặc xa, sống
trong cùng một thành phố, giẫm lên trên. Chẳng cần khoảng cách xa hay
gần, vẫn là chung mặt đất. Ngay cả chuyện nếu sống ở phía bên kia con
sông, nơi tôi sau này sẽ muớn một căn hộ, hoặc một căn buồng riêng cho
mình, cũng không thể khác đi, bởi vì trong thành phố này có nhiều
sông và kênh rạch. Và, mặc dù những con sông, một số khá sâu đủ cho tầu
biển đi lại, thần chết, theo tôi nghĩ, vẫn coi là nông, theo cái tiêu
chuẩn cõi âm phủ của nó, và sẽ bò qua, ở dưới đáy của chúng.
Bây giờ, bà cụ
và ông cụ thân sinh ra tôi đều đã mất. Tôi đứng ở bờ biển Đại Tây
Dương: bao la là nước biển chia cách tôi với hai bà cô và anh em cô
bác: Sự cách ngăn mới lớn lao, mới thật sự làm sao. Đến thần chết cũng
còn lầm không biết ai là kẻ tới số. Bây giờ, tôi có thể thoải mái mang
đôi vớ ở chân, đi đi lại lại, bởi vì tôi đâu còn thân nhân ở lục địa
bên này. Cái chết độc nhất trong gia đình, là cái chết của chính tôi,
chắc hẳn thế, mặc dù giả dụ như thế là lầm lộn máy phát tin với máy
nhận tin, theo nghĩa, người mang vớ là tôi, còn người nhận cái xui xẻo
phải là người khác. Sự may rủi ở trong trường hợp này thì quá nhỏ, và
đây là điều phân biệt giữa máy móc điện tử, với mê tín, dị đoan. Tuy
nhiên, nếu tôi không giẫm lên những tấm ván sàn làm bằng gỗ cây phong ở
Gia Nã Đại thì điều này không phải vì tin vào khoa học, hay là vì mê
tín dị đoan, giống như một thứ bản năng sợ chết, nhưng là do mẹ tôi sẽ
không chấp nhận chuyện đó. Tôi nghi là tôi vẫn cố tình giữ làm sao cho
mọi chuyện vẫn y nguyên như ngày xưa trong gia đình của chúng tôi, cho
dù bây giờ chỉ còn tôi trơ cu lơ ở trên cõi đời này.
2
Có ba
chúng tôi trong căn phòng rưỡi của chúng tôi đó: cha tôi, mẹ tôi, và
tôi. Một gia đình, theo đúng kiểu Nga, vào thời kỳ đó. Thời đó, là sau
chiến tranh, và rất ít gia đình chịu nổi, ngay chỉ ý nghĩ ngông cuồng
này, hay là tụi mình có thêm một đứa con nữa, là hai? Một số gia đình
còn không thể chịu nổi, chuyện, ông già của mình còn sống, hoặc sờ sờ
ra đó: Khủng Bố Lớn và chiến tranh đã thu gom gần như hết giống đàn ông
Nga, ở trong những thành phố lớn, nhứt là thành phố quê hương của tôi.
Vì vậy, kể như gia đình tôi là may mắn, nhứt là còn sự kiện này nữa:
chúng tôi là dân Do Thái. Tất cả ba chúng tôi sống sót cuộc chiến (tôi
nói, cả ba, bởi vì tôi cũng ra đời trước cuộc chiến, vào năm
1940); cha mẹ tôi, tuy nhiên, còn sống sót những năm 1930.
Tôi nghi, hai
ông bà nghĩ rằng họ may mắn, mặc dù cả hai ít nói về chuyện này. Nói
chung là, cả hai chẳng để ra sự thất thần, về chính họ, ngoại trừ ngày
một thêm tuổi, và ba thứ bệnh lẩm cẩm bắt đầu ảnh hưởng tới họ. Ngay cả
khi đó, họ cũng không nói về họ, và về cái chết theo kiểu làm kinh
hoàng người nghe, hoặc khiến cho người nghe đâm ra cảm động, hoặc
thương hại. Thường thì hai ông bà chỉ ca cẩm tí tí, về chứng đau lưng,
nhức đầu, hoặc bàn bạc về ba thứ thuốc men này nọ. Cùng lắm, là bà cụ
tôi có thể nói như vầy, khi chỉ bộ chén dĩa kiểng bằng sành, sứ Trung
Hoa: Cái đó sẽ là của con, khi có vợ… và tới đó, là bà ngưng. Tôi nhớ,
có một lần, bà từ một ca bin điện thoại ở đường phố bước ra, trong khi
tôi chờ bà ở bên ngoài, và tôi nhận ra có vẻ gì khác thường trong cái
nhìn của bà, trong đôi mắt ẩn đằng sau cặp kính lão gọng đồi mồi của
bà. Tôi cúi về phía mẹ, ấy là bởi vì khi đó tôi đã khá lớn, và cao hơn
mẹ, và hỏi, bà bạn của mẹ đã nói gì, và mẹ tôi trả lời: “Bà bạn của mẹ
biết bà ta sắp sửa chết, và khóc với mẹ trong điện thoại.”
Lẽ dĩ nhiên,
ông già bà già của tôi hiểu thật rõ, trời cho chi thì nhận vậy. Và ông
trời cho ông bà, hệ thống nhà nước chết tiệt đó, sự bất lực, sự nghèo
khổ đó, và đứa con trai độc nhất, nối dõi tông đường đó. Họ chỉ cố, làm
sao làm được điều tốt nhất, từ mọi thứ trời cho họ: làm sao có
thức ăn bầy lên bàn - và cho dù là thức ăn chi chi, cũng bầy biện
thành những miếng nhỏ, vừa miệng ăn; cố gắng trang trải mọi chuyện,
theo kiểu cháo húp quanh, nợ trả dần – và, mặc dù gia đình chỉ trông
vào đồng tiền kiếm được từng ngày, cũng cố làm sao dành dụm vài đồng lẻ
cho thằng bé đi coi phim, đi coi viện bảo tàng, mua sách vở, dăm ba cái
bánh ngọt, hay vài cục kẹo. Đồ đạc, vật dụng trong nhà, bát dĩa, quần
áo thay đổi hàng ngày… tất cả là cứ sạch sẽ ngăn nắp, phẳng phiu, bóng
loáng. Ba cái tạp dề lúc nào cũng thơm phức, ba cái chụp đèn sạch bụi,
ôi, còn cái sàn gỗ thì khỏi nói, lúc nào cũng sạch như li như lai.
Điều ly kỳ
nhất, là hai ông bà chẳng bao giờ tỏ ra buồn bực, chán nản. Mệt mỏi có,
nhưng chán nản, không bao giờ. Hầu hết thời gian ở trong nhà, ông bà đi
đi lại lại, ít khi ngồi: nấu nướng, giặt giũ, hết việc bếp thì đi lên
phòng trên, phòng của tôi, phòng của ông bà, thì cũng vẫn trong căn
phòng rưỡi đó. Khi họ ngồi, ấy là ở bàn ăn, để dùng bữa, nhưng với bà
cụ của tôi, bà ngồi, như tôi còn nhớ được, chủ yếu là ở bàn máy may,
cặm cụi với cái máy hiệu Singer, nào là sửa chữa, may vá mấy bộ đồ, lộn
cổ áo phía trong thành phía ngoài, nới rộng, hay cắt ngắn ba quần áo
cũ. Còn với ông cụ, thời gian độc nhất ngồi trên ghế, là khi ông đọc
báo, hay một cái gì đó, ở nơi bàn của ông. Thỉnh thoảng, vào buổi tối,
họ ngồi coi phim, hoặc một buổi hòa nhạc, từ chiếc TV đời 1952. Rồi
thì, ông bà cũng được an vị, trên ghế, trong căn phòng rưỡi của chúng
tôi: một người láng giềng đã thấy ông cụ tôi mất, trong khi ngồi như
thế, một năm trước đây.
3
Ông cụ
tôi thọ hơn bà cụ mười ba tháng. Bà cụ 78 tuổi trời, còn ông cụ tám
mươi. Tôi chỉ được sống chung với cả hai, ba mươi hai năm. Tôi gần như
chẳng biết một tí gì, về chuyện hai ông bà đã làm quen với nhau trong
dịp nào, ra làm sao; tôi còn chẳng biết hai người lấy nhau vào năm nào.
Chẳng biết cách họ sống, cách họ xoay xở, trong mười một hoặc mười hai
năm sau cùng của cuộc đời của họ, những năm không có tôi. Kể từ khi
chẳng hề biết như vậy, tôi đành nhủ thầm, rằng mọi chuyện thì cũng theo
thường lệ, và, biết đâu, hai cụ còn cảm thấy dễ xoay sở hơn, khi không
có tôi ở kế bên, cả về mặt tiền bạc chi dụng hàng ngày, lẫn việc, hết
còn phải thấp thỏm, về chuyện tụi nó bắt bớ giam cầm thằng con.
Ngoại trừ
chuyện, tôi đã không được phụng dưỡng bố mẹ khi ông bà đã già yếu,
ngoại trừ chuyện, hai cụ mất không có tôi ở kế bên. Tuy nhiên, tôi nói
như vậy không hoàn toàn là do mặc cảm tội lỗi. Ao ước làm sao đi đúng
con đường của bố mẹ, theo tôi, có thể là một ao ước ích kỷ, bởi vì, mọi
đứa trẻ, cách này hay cách khác, đều lập lại thành công của bố mẹ
chúng. Tôi chỉ có thể nói như thế này, nói cho cùng, con người muốn
học, từ bố mẹ của mình, về tương lai của chính mình, của riêng mình, về
tuổi già của riêng mình; con người muốn học, từ bố mẹ của nó, bài học
tối hậu này: làm sao chết, chết thế nào. Ngay cả khi chẳng muốn bất cứ
một điều gì vừa nêu trên, thì con người vẫn hiểu ra điều này, tuy không
cố tình muốn hiểu, rằng, khi mình già, liệu có khác ông via bà via mình
chút nào không, hay cũng rứa? Liệu những gì gì, giọt máu đào hơn ao
nước lã, là như vậy, liệu cái bệnh đau tim này, là di truyền?”
Như vậy là tôi
không, và sẽ chẳng bao giờ biết, ông cụ bà cụ cảm thấy thế nào, những
năm cuối cùng của cuộc đời của họ. Họ đã phải sợ hãi bao nhiêu lần? Bao
nhiêu lần họ đã cảm thấy đã được sửa soạn, để chết, và sau đó, sau khi
đã bình tâm, liệu có khi nào họ mong ước, cả ba chúng tôi sẽ có cơ hội
lại đoàn tụ? “Con trai của mẹ,” bà cụ sẽ gọi điện thoại cho tôi, và
nói, “điều độc nhất mà mẹ muốn từ cuộc đời này, là, lại được nhìn thấy
con. Đó là điều khiến mẹ còn níu kéo cuộc đời này". Và một phút sau,
“Con đang làm gì đó, mẹ muốn nói, năm phút, trước khi con gọi cho mẹ?”
“Con đang rửa chén dĩa.” “Ô, vậy thì tốt quá. Đó là điều thật tốt để mà
làm. Đôi khi nó còn làm cho con khoẻ mạnh, một cách trị bịnh tuyệt vời
đấy, con trai của mẹ.”
4
Căn
Phòng Rưỡi của chúng tôi đó, thuộc dẫy phòng chiếm một phần ba của cả
khu phía bắc tòa building sáu tầng lầu, nhìn ra ba con phố, và một
quảng trường. Tòa nhà là một trong những phúc lợi kỳ diệu nhất, được
xây dựng theo kiến trúc của người Moor, đánh dấu bước ngoặt thế kỷ tại
vùng Đông Âu. Được dựng lên vào năm 1903, năm sinh của ông già tôi, nó
là một trong những nguồn cảm hứng về kiến trúc, đối với thành phố St.
Petersburg vào thời kỳ đó, và Anna Akhmatova có lần đã kể cho tôi nghe,
là ông cụ bà cụ của bà đã đẩy một chiếc xe trẻ con, trên có cô con gái
của hai cụ, tức là nữ thi sĩ lớn lao của nước Nga sau này, tới viếng
thăm kỳ quan kiến trúc, là tòa building nói trên. Về phía Tây, nó nhìn
ra một trong những đại lộ nổi tiếng nhất của văn học Nga, đại lộ
Liteiny Prospect, nhà thơ lớn Alexander Blok có thời gian có một căn
phòng tại đây. Riêng về dẫy nhà của chúng tôi, một trong căn phòng đó
đã từng được một cặp văn nhân tài tử cư ngụ. Cặp này đã có thời ngự trị
văn đàn thời tiền Cách Mạng Nga, và cả sau này, thời kỳ lưu vong tại
Paris, vào thập niên 1920, và 1930, đó là Dmitry Merezhkovsky và
Zinaida Gippius. Và cũng chính từ bao lơn căn phòng rưỡi của chúng tôi
mà Zinka, khi còn trứng nước, đã buông lời lăng nhục đám thuỷ thủ cách
mạng.
Sau Cách Mạng,
với chính sách “cài răng lược” đám trưởng giả, dẫy nhà trên đã được xẻ
banh ra, mỗi gia đình một mẩu. Tường cứ thế thi nhau dựng lên, ngăn
những phòng lớn ra. Lúc đầu thì còn là tường gỗ lớp, plywood. Rồi thì
là, theo năm tháng, đủ thứ loại tường, ván, gạch… cũng góp phần làm nên
tiêu chuẩn, mẫu mã kiến trúc. Không gian không triển nở mãi ra, nhưng
mà là cứ thế co rúm lại. Do co rúm lại như thế, lạ lùng thay, không
gian lại trở nên nhất trí hơn. Cấu trúc hẳn hòi ra, và có nhiều tên
gọi: xà lim, buồng kín, một cái mả, cái huyệt. Như những cánh tay,
những cái vòi, chúng cứ thế vươn ra, ôm trọn lấy những khoảng trời.
Trong Liên
Bang Xô Viết, tiêu chuẩn chỗ ăn chỗ nằm, là 9 mét vuông cho một người.
Chúng tôi phải nghĩ là mình là may mắn, bởi vì được chia tới 40 mét. Để
được sự may mắn thái quá đó, ông cụ bà cụ đành phải bỏ hai căn phòng
rời, ở hai nơi khác nhau, trong thành phố, nơi cả hai đã từng sống,
trước khi lấy nhau. Một quan điểm về trao đổi như vậy, phải nói là chia
chác, do mục đích sau cùng của nó, người nước ngoài thật khó hình dung
nổi. Những luật lệ về tài sản thì bí ẩn, ở đâu thì cũng vậy thôi, nhưng
có vài thứ bí ẩn hơn những thứ khác, đặc biệt là, khi chủ nhà của bạn
chính là ông nhà nước. Tiền bạc không ăn thua gì ở đây, thí dụ vậy, bởi
vì kể từ khi sống dưới chế độ toàn trị, đồng lương cố định, chế độ tem
phiếu, mọi người ai cũng nghèo như… người đứng kế bên. Bạn không
mua, [tiền đâu mà mua], phần ăn ở nhà nước đã chia cho bạn, nếu có
chăng, là đòi cho được phần mà bạn đã được chia, trước đó. Nếu bạn có
hai người, và nếu bạn quyết định sống chung, như vậy là cả hai được
chia, phần hai bên trước đó sống riêng rẽ, bây giờ cộng lại. Và mấy anh
chị công nhân viên sở nhà đất là người quyết định chuyện này. Đừng mua
chuộc họ, bởi là vì đẳng [đảng] cấp giữa đám người này, tới lượt nó,
thuộc loại “siêu” bí ẩn, và bản năng đầu tiên của họ, khi vừa nhìn thấy
bạn, là, hãy chia cho nó, càng ít càng tốt!
Những cuộc đổi
chác cứ thế mà tiến lên, năm này qua năm khác, và đồng minh độc nhất
của bạn là sự mệt mỏi, hoặc là bạn chơi trò chai lì, không chịu dọn tới
một nơi chốn ẹ hơn, và cứ ở, cho tới khi, không nó, thì bạn, xụm xuống.
Không kể sự tính toán số học thuần tuý, điều làm đám công viên sở nhà
đất đi đến quyết định, là cả một mạng lưới rộng lớn những giả dụ, những
ví thử, những nếu mà chẳng bao giờ thành luật, về tuổi tác, quốc tịch,
sắc dân, nghề nghiệp, về tuổi, trai hay gái của mấy đứa con, gốc gác xã
hội, quê quán của bạn, ấy là chưa kể ấn tượng đầu tiên về bạn, khi bạn
vừa chường mặt ra ở sở nhà đất. Chỉ mấy người công nhân viên ở đó biết
xó xỉnh nào còn trống, chỉ họ phán đoán đâu là khinh đâu là trọng, làm
sao thiến ở chỗ này một tí, đắp vô chỗ kia một tị, một mẩu vài thước
vuông. Ôi chao, sự khác biệt mới lạ lùng làm sao! Với một tí một mẩu
như thế, bạn có thể có được một nơi cho cái kệ sách, hay sung sướng
thay, một cái bàn để mà ngồi làm việc, hay mơ mộng.
5
Ngoài
cái chuyện may mắn có thêm được tới mười ba mét vuông, chúng tôi còn
may mắn khủng khiếp ở chỗ, cộng đồng nơi chúng tôi dọn tới đó, thật là
nhỏ bé, tôi muốn nói, khu vực có căn phòng rưỡi của chúng tôi đó, gồm
tất cả sáu phòng, nhờ trời, chỉ có bốn gia đình trú ngụ. Kể cả chúng
tôi, chỉ có mười một mạng sống ở đó. Một khi không còn cuộc sống tập
thể, cư dân của nó có khi tới con số một trăm mạng. Trung bình ra, thì
là từ hai mươi lăm tới năm mươi. Riêng gia đình chúng tôi thì kể như
rất ư là khiêm tốn, tôi muốn nói, nhỏ nhoi.
Lẽ dĩ
nhiên, chúng tôi cùng dùng chung một nhà cầu, một phòng tắm, và một cái
bếp. Nhà bếp nói chung cũng rộng rãi, nhà cầu thì rất ư tươm tất, thoải
mái. Còn phòng tắm, thói quen của người Nga liên quan tới công việc vệ
sinh là, mười một mạng cũng ít khi bị coi là chật chội, không đủ chỗ,
khi cả một đống người như thế dùng chung một nhà tắm, hay làm luôn công
việc giặt giũ cơ bản [hoặc cái xà lỏn, hoặc cái xú chiêng], cũng ở một
nơi bé tí đó. Người đang chờ tới phiên mình thì lăng quăng ở hành lang
nối phòng trên với nhà bếp, và người ta thuộc nằm lòng, người hàng xóm
của mình có mấy cái xà lỏn, xì líp, hay xú chiêng!
Hàng
xóm, là hàng xóm tốt. Vừa như là những cá nhân tốt, vừa là do, tất cả
họ đều đi làm và như thế, vắng mặt gần như suốt ngày. Còn điều này, họ
không hề báo cáo công an; đúng là một điểm tốt ngay cả khi còn kiểu
sống tập thể. Nhưng, ngay cả bà ta, một người đàn bà lùn tịt, chẳng có
eo ếch gì hết, một phẫu thuật viên tại một bệnh viện đa khoa gần đó,
cũng sẽ ban cho bạn một lời khuyên về một căn bệnh hay một thứ thuốc
nào đó, giữ cho bạn một chỗ đứng, khi phải xếp hàng mua một thứ thực
phẩm khan kiếm bằng tem phiếu, hay trông chừng nồi cháo đang sôi có thể
trào ra ngoài. Dòng thơ của Frost, trong “The Star-Splitter” hình như
là nói về điều này? “Bởi vì sống với xã hội, với người khác, là phải
biết tha thứ”? [For to be social is to be forgiving].
Trong
tất cả những khốn khổ khốn nạn của cuộc sống tập thể đó, vẫn có một tí
gì mang tính cứu rỗi. Nó đẩy cuộc đời về những cơ bản của nó. Nó xóa
sạch mọi ảo tưởng về bản chất của con người. Nghe tiếng rắm ở trong nhà
cầu, là bạn biết ngay, ai đang ở trong đó. Bạn còn biết, ông/bà láng
giềng đó đã xơi món gì, trong bữa cơm chiều, hoặc bữa điểm tâm. Bạn
nghe ra những tiếng động, của người nào nguời nào, khi cọ quậy trên
giường, và biết, khi nào những người đàn bà có tháng. Thường xuyên, bạn
là người mà người hàng xóm tóm lấy, để mà thở than, ca cẩm, về nỗi đau,
nỗi buồn của ông ta hay bà ta. Và cũng chính người đó, sẽ kêu xe cứu
thương, nếu chẳng may bạn lên cơn đau tim hay gặp điều gì còn tệ hại
hơn. Và cũng chính ông ta, hay bà ta, đã khám phá ra bạn, nằm chết ngay
đơ, trên chiếc ghế vẫn ngồi thường ngày, nếu bạn là người sống độc
thân, hay là ngược lại.
Những
nhận xét, mách bảo thuốc thang hay cách nấu món này, món nọ, ở cửa hàng
nào có món khoai lang, rau muống cọng vừa dài lại vừa xanh, non… những
trao đổi như vậy thường là ở nhà bếp, khi mấy bà vợ đang lo bữa ăn
chiều. Đây là nơi người ta học những điều thiết yếu, hệ trọng của cuộc
sống: bằng một cái nhếch tai, một cái nháy mắt. Bi kịch nào đang diễn
ra ở đây, khi một người nào đó đột nhiên đổi giọng, với một người nào
khác! Học ở đâu cách ăn nói đó! Xúc động sâu xa tới mức nào đã khiến
cho cột sống lưng cứng đờ vì giận dữ, khiến dáng đứng như trời trồng
thế kia! Những mùi vị nào, hương thơm nào, uế khí nào bồng bềnh trong
không khí, quanh ngọn đèn vàng một trăm oắt lửng lơ như một giọt nước
mắt treo trên một sợi dây điện sặc sỡ rối tít mù. Có một cái gì hình
như là bộ lạc ở đây, trong căn hầm mờ mờ sáng này, một cái gì nguyên
thuỷ, hoặc nếu muốn, bạn có thể gọi nó là tiến hóa; và những nồi niêu
xoong chảo treo lơ lửng trên bếp ga, chúng giống như những chiếc trống
cơm của một thời tiền sử.
6
Tôi nhớ lại
tất cả những gì vừa kể ra trên, không phải là do hoài hương, nhưng bởi
vì đó là nơi mẹ tôi trải qua một phần tư cuộc đời của bà. Người trong
gia đình ít khi kéo nhau đi ăn tiệm, thay cho một bữa nấu tại gia; ở
Nga, hầu như chẳng bao giờ. Tôi không nhớ hình ảnh bà cụ, hoặc ông cụ,
qua một bàn ăn tại nhà hàng, hay tại một tiệm cà phê. Bà mẹ tôi là
người nấu ăn số một mà tôi đã từng được biết, trừ một ngoại lệ, có lẽ,
là Chester Kallman; nhưng tay này, nói cho cùng, chỉ hơn bà cụ tôi, là
có trong tay nhiều gia vị hơn! Tôi nhớ cụ nhất, thường là khi cụ ở nhà
bếp, với cái tạp dề, mặt đỏ ửng, và cặp kiếng mắt mờ đi vì hơi nước, cụ
xua tôi ra xa khi xán gần bếp, tính nhón món này hay món nọ còn nóng
bỏng ở trong lò. Môi trên bà long lanh mồ hôi; mớ tóc ngắn, cắt gọn,
khô đỏ nhưng mà là mầu xám, thì rối bù. “Đi chỗ khác!” bà la lên. “Con
không đợi được hả?” Tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nghe những lời như
thế nữa.
Tôi cũng chẳng
bao giờ nhìn thấy mẹ mình mở cửa [làm sao bà mở được nhỉ, hai tay bận
ôm cái nồi, hoặc hai cái chảo bự, bà chỉ còn có cách hạ chúng xuống đè
vào then cửa và phăng phăng tiến vào, mang cho chúng tôi bữa chiều/bữa
xúp/bữa trà/bữa điểm tâm. Cha tôi, lúc đó đang đọc báo, còn tôi, sẽ
không rời cuốn sách nếu không được ra lệnh, và, mẹ tôi biết rất rõ,
chẳng hy vọng gì ở hai người này, bởi vì bất cứ phụ giúp nào của hai
cha con chúng tôi, chỉ làm chậm, hoặc có khi lóng ngóng đến làm hỏng
bữa ăn! Hai bố con, tức những người đàn ông trong gia đình của bà, đã
hiểu rất rõ, thế nào là lịch sự, hơn là chính họ có thể chủ động, ở
trong những công việc cần tới lịch sự như thế. Ngay cả khi cả hai đều
đang đói. “Mày lại đang đọc Dos Passos của mày hả?”, bà cụ có thể sẽ
đưa ra một lời nhận xét, trong khi dọn bàn. “Thế thì ai sẽ đọc
Turgenev? "Thế thì mẹ mày hy vọng gì ở thằng cha Turgenev đó?," cha tôi
sẽ trả lời, như một tiếng vang đáp lại, trong khi gấp tờ báo. “Hắn ta
chỉ là một kẻ ăn không ngồi rồi”.
7
Làm sao
tôi có thể tưởng tượng, cũng có tôi ở trong một khung cảnh như vậy?
Nhưng mà rõ ràng là như vậy đấy, như tôi nhìn rõ cả hai ông bà. Lại một
lần nữa, ở đây, không phải là hoài nhớ tuổi trẻ của tôi, quê hương xa
xưa của tôi. Không, còn hơn cả thế, bây giờ, khi hai cụ đều đã mất, tôi
nhìn thấy cuộc đời của họ, như cuộc đời của hai cụ đã từng như thế; và
như thế, cuộc đời của hai cụ ôm, gồm cả tôi. Và cũng thế, họ cũng sẽ
nhớ về tôi, ngoại trừ bây giờ, họ có được cái khả năng quí báu là có
mặt ở tất cả mọi nơi, và vào lúc này, đang quan sát đứa con trai của
họ, ngồi trong phòng bếp của một căn hộ thuê của trường học, viết những
dòng này, bằng một thứ chữ mà cả hai đã không hiểu, mặc dù bây giờ cả
hai đều không cần tới chúng nữa. Bây giờ cả hai đều thuộc về một thế
giới khác. Đó là dịp may độc nhất mà họ có, để được nhìn thấy đứa con
trai của hai cụ, ở bên Mỹ. Và đó là cách độc nhất, để tôi nhìn thấy hai
cụ, và căn phòng của chúng tôi.
8
Căn
phòng của chúng tôi, trần cao chừng mười bốn feet, có thể hơn. Cũng vẫn
theo kiểu Moor cộng thêm những vết nứt rạn, những loang lổ, do ống nước
từ những phòng phía trên dò rỉ xuống, nó biến thành một tấm bản đồ chi
tiết thật chi li, thuộc về một siêu cường chưa từng hiện hữu hoặc một
quần đảo. Có ba cửa sổ rất cao, hình vòng cung, qua chúng, chúng tôi có
thể nhìn, chẳng thấy gì, ngoại trừ, ngôi trường trung học, ở bên kia
con phố, nếu không nhìn từ cửa sổ chính, vốn còn được dùng như là lối
ra bao lơn. Từ bao lơn, chúng tôi có thể nhìn dọc theo hết con phố,
đúng kiểu phố St. Petersburg. Cuối tầm nhìn, là bóng dáng đẹp vô
song, của vòm cung nhà thờ St. Panteleimon, hay, nếu nhìn về phía bên
phải, là công trường lớn, và ở ngay trung tâm của nó, là Vương Cung
Thánh Đường [Cathedral of the Savior of Her Imperial Majesty’s
Transfiguration Battalion].
Vào thời
gian chúng tôi dọn tới kỳ quan Moor, tức Căn Phòng Rưỡi của chúng tôi
đó, con phố vẫn còn mang tên Pestel, một trong những thủ lãnh của nhóm
Decembrists, đã bị hành hình. Tên khởi thuỷ của nó, là theo tên nhà thờ
ở mãi cuối phố: Panteleimonovskaya. Ở đó, khi con phố cùng đường, nó
bèn vòng theo ngôi nhà thờ và chạy về phía sông Fontanka River, vượt
qua cây cầu Police Bridge, và đem bạn tới Vườn Mùa Hạ, Summer Garden.
Pushkin đã từng ở tại khu phố này, và đâu đó, trong thư viết cho vợ,
ông nói, là, “sáng nào cũng như sáng nào, trong chiếc áo ngủ, chân mang
đôi giầy mềm, tôi băng qua cầu, làm một cuộc đi dạo Vườn Mùa Xuân. Cả
Vườn Mùa Xuân là khu vuờn của tôi, my orchard…”
Nhà của
ông, Số 11, tôi nghĩ vậy. Còn của chúng tôi, Số 27, và đó là cuối con
phố, khi nó trầm mình vào quảng trường nhà thờ. Còn điều này nữa, vì
building chúng tôi nằm ở nơi con phố cắt đại lộ đã đi vào huyền thoại,
Liteiny Prospect, thành thử địa chỉ thư tín của chúng tôi là Liteiny
Pr. #24, Apt. 28. Đó là nơi chúng tôi nhận thư từ của chúng tôi; đó là
nơi tôi viết trên những chiếc phong bì của những lá thư nhà, gửi cho
hai cụ. Tôi nhắc tới ở đây không phải bởi vì nó có một chút ý nghĩa gì
đặc biệt, nhưng là do, ngòi bút của tôi, có thể thông cảm với chủ nhân
của nó, rằng, đây là lần cuối cùng, và rồi ra, nó sẽ chẳng bao giờ phải
viết địa chỉ đó nữa.
9
Lạ một
điều, ba thứ đồ đạc trong căn phòng lại tỏ ra ăn ý với phía bên ngoài
cũng như là phía bên trong building. Chúng như quấn quit, bận bịu với
nhau, bằng những đường cong, bằng tính hoành tráng toát ra từ cái vẻ
mốc meo của vôi, của vữa, ở mặt tiền, hay ở những tấm ván, những cột
trụ, từ bên trong tường nhô ra, cuộn trên cột, là những vòng hoa vữa,
những trái cây được trang trí theo kiểu hình học. Cách trang trí, cả
ngoại lẫn nội thất, làm tỏa ra một cái bóng dáng mầu nâu nhạt trộn mầu
sữa cô ca. Tuy nhiên, hai cái tủ lớn của chúng tôi, giống như thứ ở nhà
thờ, có ô kéo, thì lại bằng gỗ sồi, đánh véc ni đen, nhưng chúng cũng
thuộc về cùng một thời kỳ, tức bước ngoặt của thế kỷ, như tòa building,
chính nó. Có thể chính vì thế mà lối xóm tỏ ra dễ chịu với chúng tôi,
ngay từ đầu. Có thể chính vì vậy, cũng nên, mới chưa đầy một năm, mà
chúng tôi đã có cảm giác, sống ở đây hình như là, tự muôn đời. Cái cảm
giác đó lây lan đến cả những đồ đạc, rằng, hai cái tủ lớn của chúng tôi
sau cùng đã kiếm ra nhà của chúng, rồi cái cung cách vòng vo này nọ,
sao đó, khiến cho chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi, cũng vậy, như vậy
là đã an cư, và sẽ chẳng còn dời đổi nữa.
Hai cái
tủ hai tầng, to lớn, cao mười feet của chúng tôi đó [bạn phải tháo mấy
cạnh tủ ra khỏi cái đáy chân voi, mỗi lần muốn di chuyển], chúng chứa
đựng gần như tất cả những gì gia đình chúng tôi nhặt nhạnh được, dòng
dã suốt cuộc đời của chúng. Cái vai trò của gác xép, hay hầm nhà, ở mọi
nơi khác, trong trường hợp của chúng tôi, là do hai cái tủ trình diễn.
Những máy quay phim, đủ thứ hầm bà lằng của cha tôi, dụng cụ rửa phim,
phim ảnh, chính chúng, những dĩa, đồ sứ, vải lanh, khăn trải bàn, hộp
đựng giầy với những đôi bây giờ quá nhỏ đối với ông, nhưng vẫn còn rộng
đối với tôi, những dụng cụ kìm kéo, tuộc vít, những cục pin, bộ đồ lính
thuỷ cũ rích của ông, những chiếc ống nhòm, an-bum gia đình, mũ nón,
khăn quàng của mẹ tôi, mấy lưỡi dao cạo râu Solingen bằng bạc, ba thứ
đèn chụp hình hết xài, mớ huy chương nhà binh của cha tôi, những bộ
kimonos nhiều mầu của mẹ tôi, thư từ trao đổi giữa hai người, kiếng đeo
mắt, thứ dùng khi đi coi nhạc hội, hoặc coi diễn kịch, ba cái quạt máy,
những món đồ kỷ niệm này nọ - tất cả được nhét vô đáy tủ, và mỗi lần mở
ra, là mở ra một mùi quần áo cũ, và một mớ bụi. Phần dưới tủ, ngay phía
bên trên, giống như trên mặt lò sưởi, hai cái bình thuỷ tinh, đựng
rượu, ngồi chung với hai ngư ông người Tầu, bằng sành, đang kéo câu. Mẹ
tôi, cứ hai lần trong một tuần, mở ra, và lau bụi cho mấy món đồ này.
Ba thứ
đồ lẩm cẩm, linh tinh đó, nói gì thì nói, khi phải nhìn ngoái lại,
chúng có thể được coi như một thứ tâm tư góp nhặt theo dòng đời của gia
đình chúng tôi, nối kết lại với nhau, nhưng vào lúc đương thời của
chúng, tôi chẳng hề để ý tới. Ít nhất thì nó là như vầy: tất cả những
đồ vật đó, chúng là một phần của ý thức của cha mẹ tôi, những dấu hiệu
của hồi nhớ: về những nơi chốn, những thời kỳ trước tôi; về quá khứ
chung, và riêng, trước khi gặp nhau, của ông bà, về tuổi trẻ và tuổi
thơ của riêng từng người, về một thời đại khác biệt, một thế kỷ khác
biệt. Vẫn theo dòng nhìn ngoái lại đó, tôi có thể nói thêm, điều này:
về sự tự do của ông bà, bởi vì họ sinh ra tự do, và lớn lên tự do,
trước khi có cái mà đám cặn bã ngu đần kia gọi là Cách Mạng, nhưng với
họ, và nhiều thế hệ khác, nó có nghĩa là nô lệ.
10
Tôi viết thư
nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút
tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số
những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria
Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về
lương tâm” [a “foreign code of conscience”]. Tôi muốn, những động
từ tiếng Anh, về sự chuyển động, diễn tả những chuyển động của hai cụ.
Điều này không làm cho hai cụ sống lại, nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra
cũng chứng tỏ được một điều, đó là con đường giải thoát tốt đẹp hơn, từ
những ống khói lò hỏa táng của nhà nước, so với văn phạm tiếng Nga.
Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự giam cầm của họ,
đẩy họ vào sự vô nghĩa, vô lý, do cái việc hư vô hóa một cách máy móc
kia. Tôi biết, không nên đánh đồng nhà nước với ngôn ngữ, nhưng chính
là xuất phát từ thứ tiếng Nga đó, mà hai người già cả, đã mò mẫm hết cơ
quan này tới cơ quan kia, hết ông cán này tới ông cán khác, với hy vọng
có được tờ giấy phép đi ra nước ngoài để thăm đứa con trai độc nhất của
họ, trước khi họ chết, và liên tiếp được trả lời, trong mười hai năm
trời ròng rã, là nhà nước coi một tờ giấy phép như thế, là “không thích
hợp, không có mục đích” [“unpurposeful”]. Chỉ nội chuyện đó không thôi,
sự lập đi lập lại một “lời phán” khốn nạn như thế, nó chứng tỏ
một sự quen thuộc nào đó, của nhà nước, với tiếng Nga. Ngoài ra, ngay
cả chuyện, nếu tôi viết tất cả, bằng tiếng Nga, những từ này cũng chẳng
mong chi có một ngày đẹp trời của nó, nhìn thấy ánh sáng mặt trời, dưới
bầu trời Nga. Ai sẽ đọc chúng? Một dúm di dân Nga mà cha mẹ của họ, đã
chết, hoặc sẽ chết, dưới những hoàn cảnh tương tự? Họ, chính họ, hiểu
rõ chuyện này hơn ai hết. Họ hiểu, cái cảm tưởng đó là như thế nào, khi
không được phép nhìn mẹ cha của họ, khi ông hay bà nằm trên giường chờ
chết; sự im lặng tiếp theo yêu cầu của họ, về một giấy nhập cảnh khẩn
cấp, để dự đám tang của người thân. Và rồi thì, mọi chuyện đều quá trễ,
và người đàn ông, hoặc đàn bà đặt chiếc ống nghe điện thoại xuống, bước
ra khỏi một cánh cửa, bước vào một buổi chiều ở nước ngoài, cảm thấy
một điều mà chẳng ngôn ngữ nào có từ ngữ để diễn tả, và dù có la, rú,
hét, khóc than cỡ nào cũng vô ích… Tôi sẽ phải nói với những người đó
điều gì? Bằng cách chi, tôi có thể an ủi họ? Chẳng có một xứ sở nào đã
luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân
mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn
linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được
điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt
trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những
người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc,
viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria
Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ
dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy
nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về
bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa
mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con
của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
11
Cha tôi là ký
giả - nhiếp ảnh viên nhật báo, chính xác là vậy - mặc dù ông cũng viết
báo nữa. Ông viết chủ yếu cho những tờ báo nhỏ, và như thế, chúng chẳng
hề được đọc, và hầu hết bắt đầu bằng những dòng “Những đám mây bão nặng
nề trên vòm trời biển Baltic…”, ông tin rằng, mở ra bằng một tin tức
thời tiết như thế sẽ khiến cho người đọc cho rằng đây là một cái tin
đáng đọc, đáng tin cậy. Ông có hai cái bằng, một về địa dư, của Đại học
Leningrad, và một, báo chí, của Trường Báo Chí Đỏ [School of Red
Journalism]. Ông học môn thứ nhì, sau khi biết rằng, những cơ may đi du
lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài, kể như tiêu: là một người Do
Thái, con trai một người chủ tiệm in, lại không phải là Đảng viên, thôi
đừng mơ những chuyện hão huyền đó nữa nhé, ông đành nói với mình như
vậy.
Báo chí [tới
một mức nào đó] và chiến tranh [cơ bản] tạo được sự cân bằng, làm mất
đi sự bất công kể trên. Hai chân ông phủ lên một phần sáu bề mặt trái
đất [đây là định nghĩa tiêu chuẩn bề mặt lãnh thổ Liên Bang Xô Viết],
và không nhỏ, những sông ngòi, biển cả. Mặc dù thuộc Hải Quân, chiến
tranh khởi sự đối với ông, là vào năm 1940, ở Phần Lan, và chấm dứt vào
năm 1948, tại Trung Hoa, nơi ông được phái tới, cùng với một nhóm cố
vấn nhà binh để giúp đỡ me-xừ Mao trong những cuộc tấn công nổi dậy của
ông ta, và chính từ đất nước này, mà chúng tôi có được hai ngư ông
người Tầu bằng sành, và bộ đồ ăn Trung Hoa mà mẹ tôi muốn chuyển giao
cho tôi, khi tôi lấy vợ. Giữa thời gian đó, ông còn hộ tống Allies’ PQ
tại biển Barents Sea, chống giữ và sau đó thất thủ Sevastopol tại Biển
Đen, gia nhập – sau khi pháo thuyền của ông bị chìm – đơn vị Thuỷ Quân,
Marines, như khi đó gọi vậy. Trong thời gian thành phố Leningrad bị vây
hãm, ông được phái tới tiền phương mặt trận Leningrad, chụp những tấm
hình thật là đẹp, như tôi đã từng được nhìn thấy, khi được in ra, về
thành phố bị vây hãm, và sau đó, ông tham dự cuộc giải vây, [phần này
của cuộc chiến, theo như tôi tin tưởng, là phần ảnh hưởng sâu đậm nhất
tới ông, vì nó quá gần với gia đình của ông, tới nhà của ông. Nhưng,
nếu nói về những gì gần gụi ông nhất, thì ông đã mất căn phòng của ông,
người chị/em độc nhất của ông: vì bom, và vì chết đói]. Sau đó, ông
được phái trở lại vùng Biển Đen, đổ xuống khu vực tệ hại là Malaya
Zemlya, chống giữ nó; rồi thì, khi mặt trận chuyển về hướng Tây, đi
theo đơn vị pháo thuyền đầu tiên tới Rumania, đổ quân tại đây, và,
trong một thời gian ngắn, là vị toàn quyền nhà binh của Constanza.
“Chúng tôi đã giải phóng Rumania”, đôi lúc, ông hào sảng về mình như
vậy, và có khi còn hảo sảng thêm một chút nữa, nghĩa là nói về những
lần gặp gỡ giữa ông với nhà vua King Michael. Đó là ông vua độc nhất mà
ông đã từng gặp; còn Mao, Tưởng Giới Thạch, không nói tới Stalin, ông
chỉ coi là những tên tiếm ngôi, soán nghịch.
12
Chuyến đi Tầu
của cha tôi, cho dù là vì một công chuyện tinh ma quỉ quái gì gì đi
chăng nữa, thì chỉ có căn nhà kho nhỏ bé, mấy chiếc tủ, và mấy tường
nhà, được hưởng lợi. Những nghệ phẩm lần sau chót được đem ra trình
diễn, đều là từ Trung Hoa: mấy bức tranh bần, mầu nước, những cây kiếm
của mấy ông samurai, những bức màn nhỏ bằng lụa. Hai ông ngư ông lúc
nào cũng như có chút men ở trong người, là những nhân vật cuối cùng
xuất hiện trong đám cư dân bằng sành, gốm, những con búp bế, và những
con chim cánh cụt đội nón, chúng dần dần biến mất, nạn nhân của những
cử chỉ cẩu thả, hơi mạnh tay, hoặc là phải nhường chỗ cho những món quà
sinh nhật của bà con chú bác. Cũng biến đi chỗ khác cho được việc, là
những cây kiếm, chúng đành phải đầu hàng mấy tay thu gom của nhà nước,
lý do là, những khí giới nguy hiểm như thế không phải thứ thường dân có
thể nghịch ngợm, táy máy! Chơi dao có ngày đứt tay: Đúng là một lời
khuyên bảo hữu lý, nhất là lúc sau này, thằng con trai độc nhất của hai
cụ khiến đám công an tới Căn Phòng Rưỡi của chúng tôi, để hỏi thăm sức
khoẻ của hai cụ hơi nhiều! Còn bộ đồ ăn bằng sứ Trung Hoa, cái này thì
thật kỳ, tôi muốn nói sự biến mất của chúng, nhưng bà mẹ của tôi không
muốn nhìn, không muốn nghe thấy nói tới, dù chỉ một cái dĩa kiểu, ở
trên bàn ăn “của chúng tôi”: “Những thứ của quí đó đâu để cho những con
người nhếch nhác”. Cụ sẽ nhẫn nại vô cùng, khi giải thích cho chúng
tôi. “Mà mấy người thì thật là nhếch nhác. Quá nhếch nhác!”. Vả chăng,
những chén dĩa mà chúng tôi đang dùng thì cũng lịch sự chán. Quá lịch
sự là đằng khác. Mà lại rất ư là cứng cáp, khoẻ mạnh, không mảnh khảnh,
làm dáng như ba thứ đồ Tầu, đồ Sứ!
Tôi còn nhớ,
một buổi tối âm u, lạnh lẽo, vào tháng Chạp năm 1948, trong căn phòng
nhỏ, mười sáu mét vuông, nơi mẹ tôi và tôi sống, trong và sau khi chiến
tranh chấm dứt. Buổi chiều hôm đó, Cha tôi từ Trung Hoa về. Tôi nghe
tiếng chuông cửa, mẹ tôi và tôi chạy ra trước cửa, chỗ đèn sáng mờ mờ
bỗng như tối hẳn đi với những bộ đồng phục Hải quân: cha tôi, bạn của
cha tôi, và đồng ngũ, Đại Uý F.M., và một nhóm quân nhân đi vô hành
lang, khiêng ba cái thùng lớn, có móc cài của người Trung Hoa, bốn phiá
chung quanh trang trí những chữ Trung Hoa giống như những con bạch tuộc
khổng lồ. Và sau đó, Đại Uý F.M. và tôi ngồi ở bàn, trong lúc cha tôi
mở mấy chiếc thùng, và mẹ tôi, trong chiếc áo dài bằng nhiễu Trung Hoa
mầu vàng hường, vừa vỗ tay vừa la lên, “Ach, oh wunderbar!”, bằng tiếng
Đức, thứ tiếng thời thơ ấu của bà tại Latvia, và thứ tiếng hiện bà đang
sử dụng, vì bà làm thông ngôn trong một trại tù binh chiến tranh người
Đức. Và Đại Uý F.M., một người đàn ông cao, thon, rắn chắc trong bộ đồ
quân phục xanh đậm, không cài nút, tự rót cho mình một ly từ cái bình
rượu, và nháy mắt với tôi, như với một người lớn. Những chiếc thắt lưng
lỉnh kỉnh ba cái móc neo, ba cái bao súng ngắn thì được để trên thành
cửa số. Chiến tranh hết rồi, bây giờ là hoà bình. Tôi thì còn nhỏ quá,
để mà nháy mắt đáp lại ông Đại Uý.
13
Bây giờ, tuổi
ở vào đúng tuổi của cha tôi, buổi chiều tháng Chạp năm đó: Tôi bốn muơi
lăm tuổi, và tôi lại nhìn thấy khung cảnh bữa đó, thật là rõ ràng đến
không thể tin được, cứ như thể nó đang xẩy ra trước mắt tôi, mặc dù tất
cả những người ở trong khung cảnh đó thì đều đã chết, trừ tôi ra. Tôi
nhìn thấy cảnh đó quá rõ, quá thật đến nỗi tôi có thể, và bèn nháy mắt
lại với Đại Uý F.M…. Nhưng làm như thế, là có nghĩa gì? Giữa hai cái
nháy mắt, cách nhau gần bốn chục năm, liệu có một ý nghĩa, và ý nghĩa
này, nó chừa tôi ra, nó tránh né tôi? Liệu, đời sống là như vậy đó? Nếu
không phải như vậy, thì tại sao có sự rõ ràng đó? Rõ ràng như vậy, là
để làm gì? Câu trả lời độc nhất đối với tôi, là: Rằng, cái giây phút
đó, khung cảnh đó hiện hữu, rằng, không thể nào quên được, cho dù những
diễn viên đã bỏ đi, kể cả chính tôi. Chỉ bằng cách như vậy bạn mới thực
sự hiểu ra được điều quí giá biết là chừng nào này: chiến tranh hết
rồi, và bây giờ hòa bình tới. Nó tới, và nó lừng lững đi vào trong một
gia đình, là gia đình tôi. Cũng cùng một “dấu ấn” như vậy, bạn sẽ hiểu
ra được những giây phút, những thời điểm, rằng chúng “có đó”. Hãy kể ra
này: Sự trở về, từ chiến trường, của một ông bố, sự mở ra, một cái
thùng, mang từ Trung Hoa về. Chính vì thế mà nó rõ ràng, nó hiển hiện,
như vừa xẩy ra, như đang xẩy ra. Hay là, biết đâu đấy, có khi chỉ vì
bạn là con trai của một ông bố nhiếp ảnh viên, và cái hồi ức của bạn,
nó mở ra, giản dị như một cuộn, một thước phim. Chụp với hai con mắt,
với tầm nhắm, của chính bạn, hầu như từ bốn chục năm về trước. Chính vì
vậy, cho nên bạn mới không thể nháy mắt đáp lại, vào lúc đó.
14
Cha tôi mặc bộ
đồ Hải Quân chừng hơn hai năm. Đó là đúng vào lúc mà tuổi thơ của tôi
bắt đầu, bằng tất cả sự hồ hởi của nó. Ông là sĩ quan nhiếp ảnh, thuộc
bộ nhiếp ảnh Viện Bảo Tàng Hải Quân, tọa lạc tại một tòa building đẹp
nhất trong toàn thành phố. Nói rõ hơn, trong toàn đế quốc. Toà building
này trước thuộc Viện Hối Đoái, từ thuở xa xưa lắm rồi, và nó cũng thật
xa xưa, nghĩa là ở cuối con đảo Basil [Island], ở miệng con sông Neva
[River], nơi nó há thật rộng ra.
Vào thật xế
chiều, tan học, tôi theo những con phố tới tận con sông, đi qua cây cầu
Palace [Bridge], và chạy vô viện bảo tàng để đón cha tôi, và hai cha
con cùng đi về nhà. Tuyệt vời nhất, là những lần, ông là sĩ quan trực
buổi chiều, khi viện bảo tàng đã đóng cửa. Ông sẽ xuất hiện, đâu đó, từ
hành lang dài bằng cẩm thạch, thật là uy nghi, thật là bệ vệ, với tấm
băng mầu xanh trắng xanh của vị sĩ quan trực đeo vòng qua cánh tay
trái, bao súng phía bên phải, và cùng với nó, là sợi dây lưng; mũ Hải
Quân, lưỡi trai bóng loáng và cái “salad” [cái dĩa] mạ vàng ở phía trên
che cái đầu hói thường làm ông lúng túng. “Xin chào, Trung Tá,” tôi sẽ
nói như vậy, vì đó là cấp bực của ông; ông cười, và, vì còn cả tiếng
nữa mới hết giờ trực, ông để mặc tôi thơ thẩn trong viện bảo tàng.
Tôi tin tưởng
một cách sâu xa, rằng, ngoài văn học hai thế kỷ vừa qua, và có lẽ, kiến
trúc của thủ đô cũ, điều độc nhất còn lại mà người dân Nga tự hào, đó
là lịch sử Hải Quân của họ. Không phải bởi vì những chiến công hiển
hách, mà cũng chẳng có nhiều, nhưng mà là tinh thần hải quân phong nhã
của nó. Coi đây là một phong cách riêng, hay quá nữa, một bệnh tưởng,
thì cũng được, nhưng cái đầu óc trẻ con của một tay “viễn mơ” độc nhất,
trong số những hoàng đế Nga, Đại Đế Peter đó, có vẻ như với tôi, đúng
là của một kẻ vượt qua đường ranh giữa văn chương như đã nói ở trên, và
kiến trúc. Mô phỏng Hải Quân Anh, nhưng có tính trình diễn nhiều hơn là
để làm việc, trang bị bằng tinh thần khai phá, hơn là tham vọng bành
trướng, thú cái thú làm một cử chỉ anh hùng, làm một hành động tự hy
sinh, hơn là sống còn bằng mọi giá, một Hải Quân như thế đó đúng
là một viễn ảnh: của một trật tự hoàn hảo, hầu như mang tính trừu
tượng, được nẩy sinh từ bên trên những vùng trời nước của những đại
dương của thế giới, không thể nào với tới nổi, cho dù đứng ở bất cứ nơi
chốn nào, trên mảnh đất Nga.
Một đứa trẻ
thì luôn luôn, trong tất cả mọi chuyện, là một tay thẩm mỹ, mê cái đẹp.
Nó đáp ứng liền tù tì với những vẻ ngoài, những bề mặt, những hình
dáng, những thể loại. Đứa trẻ là tôi hồi đó, mê nhất trên đời, là mấy
ông đô đốc, râu ria cạo nhẵn thín, nhìn thẳng, hay nhìn nghiêng,
trong những khung mạ vàng, mờ mờ hiện ra giữa một rừng những cột buồm,
trên những kiểu mẫu tầu, chúng như đang cố làm sao để trở thành những
con tầu thực. Trong đồng phục thế kỷ 18 và 19, với những viền ren,
những khăn cổ cao, những đai, gù, tóc giả, băng xanh quàng chéo ngực,
chúng giống như những dụng cụ [nhằm phục vụ] cho một lý tưởng tuyệt
hảo, trừu tượng, cũng chẳng kém chính xác, nếu so với những astrobales
mép viền đồng, dùng để đo độ cao mặt trời, các vì sao, những chiếc la
bàn, những hộp phi từ tính, những kính lục phân xác định vị trí tầu.
Long lanh, lấp lánh, chúng có thể tính ra vị trí của một con
người, dưới những vì sao, với một sai sót nhỏ hơn, nếu so với chính
những sư phụ của chúng! Và người ta chỉ còn mong, có một điều, chúng có
thể đã từng cai trị những đợt sóng người, cũng bảnh như vậy, theo
nghĩa: những làn sóng nhân sinh này được bầy ra, trước những nghiêm
ngặt của môn lượng giác chứ không phải trước cái mặt dầy của những nhà
ý thức hệ. Là một tưởng tượng của một viễn tưởng, tức một cái nhìn xa
trông rộng, có lẽ, một ảo ảnh, thay vì là một phần của thực tại. Cho
tới ngày này, tôi vẫn nghĩ, đất nước sẽ khấm khá hơn nhiều, hoặc sẽ
không khốn khổ khốn nạn như vậy, nếu nó không lấy cái mảnh vải khốn
kiếp đó làm quốc kỳ: một con gà hoàng gia hai đầu khùng, hay cái búa
cái liềm của một hội kín, của đám mafia, và, thay vì lá quốc kỳ khốn
kiếp đó, thì là ngọn cờ của Hải Quân Nga: ngọn cờ hiển hách, đẹp không
thể có cờ nào đẹp hơn, lá cờ St. Andrew: một chữ thập chéo mầu xanh
trên một nền trắng trinh nguyên.
15
Trên đường về nhà, cha con
tôi sẽ ghé tiệm, mua đồ ăn, hay vật liệu dùng trong phim ảnh, như phim,
thuốc hoá học, giấy in, hay dán mắt vào những khung cửa kính. Vì con
đường về nhà đi qua trung tâm thành phố, cha tôi sẽ kể cho tôi nghe lai
lịch những cơ ngơi, cửa hàng, cái nào có ở đây, hay ở kia, trước chiến
tranh, hoặc trước năm 1917. Ai là nguời kiến trúc, ai là chủ, ai ở đó,
và chuyện gì đã xẩy ra cho họ, và theo quan điểm của cha tôi, tại sao.
Ông trung tá (commander) Hải Quân cao 6 feet, biết khá nhiều về cuộc
sống dân sự, và dần dần, tôi nhìn bộ quân phục của ông giống như một
thứ giả trang - hay nói rõ hơn, ý thức phân biệt giữa hình thức và nội
dung bắt đầu bén rễ ở trong tôi. Bộ đồng phục của ông phải đối phó với
hậu quả này cũng không khác gì cái cơ ngơi mà ông đang giơ tay chỉ,
phải ứng phó. Trong cái đầu của một đứa học sinh là tôi, chính cái hiện
tượng “xanh vỏ đỏ lòng” này (this parity), lẽ tất nhiên, là một mời
gọi, hãy nói láo, nói dối (không phải tôi cần một lời nói dối), nhưng
mà ở dưới đáy sâu của vấn đề, tôi nghĩ, nó dậy tôi cái nguyên lý, làm
sao giữ cái vẻ bề ngoài, cho dù bất cứ chuyện gì xẩy ra ở bên trong.
Tại nước Nga, lính tráng
khó thành dân sự, ngay cả ở nhà của họ. Điều này, một phần, là do cái
tủ quần áo, vốn chẳng bao giờ rộng; nhưng chủ yếu, đây là vấn đề liên
quan tới quan niệm về quyền thế gắn liền với bộ đồng phục và từ đó, tới
vị thế của bạn trong xã hội. Đặc biệt hơn, nếu bạn là sĩ quan. Ngay cả
mấy ông giải ngũ, hay về hưu cũng suốt ngày đóng bộ quần áo bộ đội, ở
nhà, ở giữa chốn bàn dân thiên hạ: một cái áo chẽn không có cầu vai,
giầy bốt cao cổ, cái nón quân đội, 1 cái áo khoác chúng chỉ cho mọi
người thấy (hay nhắc nhở chính những người đang mặc) cấp bực của kẻ
đang mặc, đang sở hữu chúng: một lần trách nhiệm [là sĩ quan Cụ Hồ, thí
dụ] là luôn luôn, suốt đời trách nhiệm. Giống như giới tăng lữ Thệ Phản
(Protestan), và trong trường hợp một ông Hải Quân, sự tương tự lại càng
rõ nét, do cái cổ áo trắng (white undercollar).
Trong nhà của chúng tôi,
có cả đống, bằng plastic hay bằng bông gòn, cotton, ở trong ngăn kéo
trên của cái tủ lớn. Những năm sau đó, khi tôi đã lên lớp bẩy, đồng
phục được đưa vô trường học, mẹ tôi bèn cầm mớ quần áo của bố, ướm lên
thằng con, rồi cắt xén thành bộ đồng phục học sinh. Bởi vì bộ đồng phục
đó thì cũng một nửa là lính: áo chẽn, dây lưng có khoá, quần áo đi đôi
với nhau, một cái mũ có luỡi che mặt bóng loáng. Mấy anh tưởng bở,
nghèo mà ham, đã nghĩ về mình như là một “chiến sĩ”, tốt hơn nữa, là
một anh bộ đội, (soldier)! Thì cũng tốt thôi, cho cái hệ thống đó, ngay
cả đối với tôi, nhưng có điều, tôi không khoái, cái mầu của bộ đồ, nó
giống như của đám bộ binh, hay tệ hơn, của một anh công an, tức một chú
bò vàng! Chẳng làm sao bì được với cái áo khoác ngoài của cha tôi, với
hai hàng nút vàng, cứ như là một đại lộ về đêm! Và khi ông bố của tôi
cởi từng cái nút áo, để lộ ra bộ đồng phục tunic xanh đậm, với cũng hai
hàng nút áo y chang: một đại lộ tù mù trong đèn đêm, một thứ ngoại ô
đèn vàng đây chăng?
“Một con phố ở trong
một đại lộ”, “A street within an avenue”, đó là ý nghĩ của tôi, về ông
bố của mình, khi lé mắt nhìn ông, trên đường từ bảo tàng viện về nhà.
16
Có hai con quạ
ở sân sau nhà tôi, ở đây, tại South Hadley. Hai con quạ lớn, loại kên kên, và
chúng là những gì đầu tiên mà tôi nhìn thấy, mỗi lần đi, hoặc về nhà.
Chúng xuất hiện từng con một: con đầu, cách đây hai năm, khi mẹ tôi
mất; con thứ nhì, năm ngoái, ngay sau khi cha tôi mất. Có thể, đây chỉ
là cách mà tôi nhận ra sự hiện diện của hai con quạ ở sân sau nhà mình.
Bây giờ, thì chúng cùng tới, và cùng vỗ cánh bay đi, và cả hai đều quá
lặng lẽ, so với những con quạ khác. Tôi cố không nhìn chúng; ít ra, tôi
cố không theo dõi chúng. Tuy nhiên, tôi nhận ra một điều là hai con quạ
này thường đậu ở đám rừng thông bắt đầu từ cuối sân nhà tôi và chạy dài
chừng một phần tư dặm đường, tới bãi cỏ ở ven thung lũng nhỏ có mấy
tảng đá thật lớn ở mãi cuối thung lũng. Tôi không bao giờ đi bộ tới
cuối thung lũng nữa, vì sợ rằng là, sẽ nhìn thấy hai con quạ nằm ngủ
trên đỉnh hai tảng đá, duới ánh sáng mặt trời. Tôi cũng chẳng bao giờ
kiếm cách nhìn thấy chúng, ở trong tổ. Hai con quạ đen, nhưng tôi để ý
thấy ở phía bên trong cánh của chúng có chút mầu tro ướt. Thời gian độc
nhất mà tôi để ý không thấy chúng, đó là lúc trời mưa.
17
Vào
năm 1950, theo tôi, cha tôi được giải ngũ, cùng với nghị quyết của
Trung Ương Đảng, theo đó, nhân dân nào gốc Do Thái thì không nên giữ
cấp bậc cao trong quân đội. Nghị quyết này, nếu tôi không lầm, do
Andrei Zhdanov phát động, khi phụ trách kiểm tra ý thức hệ trong toàn
cõi nhà binh. Vào thời gian đó, cha tôi đã bốn muơi bẩy tuổi, và như
vậy là, ông lại phải bắt đầu cuộc đời của ông, làm lại nó như mới, nói
như vậy cho thật đẹp. Cha tôi bèn quyết định trở lại với cái nghề ký
giả, với cái nghề phóng sự bằng hình ảnh. Tuy nhiên, muốn làm vậy, ông
cũng phải được tuyển dụng bởi một tạp chí, hay một nhật báo. Việc này
hóa ra khó vô cùng: thập niên 1950 quá bết bát cho những người Do Thái.
Chiến dịch chống “đám vô tổ quốc không có gốc rễ” [rootless
mosmopolites] đang vào lúc cao điểm nhất của nó; rồi thì, vào năm 1953
lại xẩy ra “Trường hợp mấy ông Bác sĩ”, và, nếu vụ này không kết thúc
bằng một biển máu như thường lệ phải như thế, ấy là do chính Đồng chí
Stalin, người khởi xướng, không hiểu sao, bất thình lình bỗng suy sụp,
bèn tung hê tất cả. Nhưng thời gian dài trước đó, và một thời gian sau
đó, đã đầy những lời đồn, những rỉ tai, là Bộ Chính Trị đang lên kế
hoạch càn quét đám Do Thái, tái định cư đám loài vật thuộc “phần năm”
[paragraph five] này vào khu Siberia phía Đông, một vùng có tên là
Birobidzhan, gần biên giới Trung Hoa. Còn có cả một lá thư được lưu
hành, thư này được ký tên bởi những cá nhân nổi tiếng nhất trong “phần
năm” - những kỳ thủ, những nhà soạn nhạc, và những nhà văn – nội dung
của nó là một lời thú nhận tội lỗi gửi tới Ban Bí Thư Trung Ương Đảng,
và cá nhân Đồng Chí Stalin, xin cho phép chúng tôi, những người Do
Thái, được cứu chuộc, bằng lao động khổ sai tại những vùng thật là xa
xôi, về những tội ác lớn lao mà chúng tôi đã gây ra đối với nhân dân
Nga. Lá thư này sẽ xuất hiện trên nhật báo Sự Thật, trong bất cứ một
ngày đẹp trời nào đó, như là cái cớ, the pretext, cho việc tống xuất
đám Do Thái chúng tôi.
Ô
hô, ai tai, thượng hưởng: Tuy nhiên, điều xuất hiện trên tờ Sự Thật,
sau cùng lại là thông báo về cái chết của Stalin, mặc dù vào thời gian
đó, chúng tôi đang sửa soạn đi du lịch và đã bán cái piano kiểu đứng
của chúng tôi, vì chẳng ai trong gia đình có thể đàn [mặc dù má tôi mời
một người bà con xa tới tập cho tôi: Tôi chẳng có một tí tài đàn, ấy là
chưa kể, chẳng có một tí kiên nhẫn]. Tuy nhiên, trong tình trạng vào
lúc đó, đừng trông mong một tạp chí hay một nhật báo tuyển dụng một tên
Do Thái, lại không phải là Đảng viên, thế là, a lê hấp, cha tôi lên
đường.
Trong
vài năm, ông làm nhiếp ảnh viên tự do trên toàn xứ sở, qua khế ước với
cơ quan Triển Lãm Canh Nông Toàn Liên Bang tại Moscow. Nhờ vậy, thỉnh thoảng trên bàn ăn
cũng có món trân quí - cà tô mát hộp, loại bốn pound, hay hộp trái cây,
táo và đào; nhưng tiền công ngày càng giảm, và cả ba chúng tôi vưỡn còn
sống được, chủ yếu là nhờ tiền lương của má tôi, nhân viên hội đồng
phát triển khu vực. Đó là những năm mất mùa của chúng tôi, và rồi thì
cả hai người bắt đầu bịnh. Nhưng gì thì gì, cha tôi vẫn tỏ ra thích
giao du, và thường dẫn tôi xuống phố, gặp bạn bè Hải Quân của ông, lúc
đó trông coi một câu lạc bộ thuyền buồm, chăm sóc mấy bến tàu cũ, huấn
luyện mấy người trẻ. Ông có khá nhiều bạn, và những người đó luôn luôn
tỏ ra rất mừng vì gặp ông (nói chung, tôi chưa hề gặp một ai, đàn ông
hay đàn bà, tỏ ra bực bội đối với ông). Một trong số những người đó,
trưởng biên tập một nhật báo ngành, thuộc Hải Thương, Merchant Marine,
một người Do Thái nhưng có một cái tên đọc lên như người Nga, sau cùng
đã muớn cha tôi, và cho tới khi về hưu, ông làm cho cơ sở xuất bản này,
tại cảng Leningrad.
Dường
như suốt đời ông, là đi bộ, [“Phóng viên, thì cũng như chó sói, sống
bằng chân cẳng của chúng”, ông thường nói vậy], giữa những con tầu,
những thuỷ thủ, những ông đại uý thuyền trưởng, những cần cẩu, những
kiện hàng. Trong cái nền sau, hay nói một cách bóng bẩy, ở nơi hậu
trường của đời ông, là một dải nước xám bạc, lăn tăn gợn sóng, những
cột buồm, cái đuôi tầu, một khối kim loại kếch xù, với vài con chữ,
đầu, hoặc cuối, của một cái tên bến cảng quê nhà của nó. Ngoại trừ mùa
đông, cha tôi luôn đội cái nón đen Hải Quân có cái lưỡi trai bóng như
sơn mài. Ông thích cận kề nước, ông mê biển. Đó là nơi cận kề nhất với
tự do. Chỉ nội nhìn biển không thôi, là đôi khi cũng đủ lãng quên tù
đầy rồi. Và thế là ông cứ nhìn biển, chụp hình biển, hầu như suốt cuộc
đời của ông.
18
Tới
tuổi, tuỳ theo đứa, đứa trẻ nào cũng muốn làm người lớn, đòi ra khỏi
nhà, ra khỏi cái tổ giam cầm áp bức nó. Đi ra ngoài! Nhập vô cuộc đời
thực! Nhập vào thế giới rộng lớn. Nhập vào đời, với những qui luật của
chính mình.
Thì
cũng tới một lúc nào đó, thằng bé thỏa được ước muốn. Trong một thời
gian, nó loay hoay với những viễn ảnh mới, bận bịu xây tổ riêng, xây
thực tại của riêng nó.
Rồi
thì một ngày, khi thực tại mới đã vào lề thói, khi những qui luật của
riêng nó được ban hành, được thực thi, nó bất thình lình nhận ra, tổ cũ
đã mất tiêu, những người đem cho nó cuộc sống, đã chết.
Vào
cái ngày đó, nó bất thình lình nhận ra, mình giống như có hậu quả mà
không có nguyên nhân. Sự mất mát này lớn lao quá khiến nó không làm sao
hiểu được. Cái đầu của nó, do mất mát trở nên rỗng tuếch, và bắt đầu
chao đảo, và càng khiến cho sự mất mát tăng thêm mãi.
Nó
nhận ra rằng, do đòi hỏi của thời mới lớn, làm sao có “đời thực”, nên
bỏ nhà ra đi, và sự kiện rời khỏi tổ của nó, khiến cho cái tổ trở nên
yếu ớt, không còn khả năng phòng thủ.
Thế
cũng đã quá tệ rồi, nhưng ít ra, nó còn có thể đổ vạ cho thiên nhiên,
cho bản chất.
Điều
nó không thể ăn vạ thiên nhiên, bản chất, đó là, sự thành tựu của nó,
thực tại nó làm ra thì chẳng có giá trị gì, nếu so với thực tại tổ ấm
của bị bỏ rơi kia. Và nếu có một điều chi là thực, ở trong đời của nó,
thì chính là cái tổ kia, cái tổ áp chế, làm nghẹt thở, mà nó chỉ lăm le
bỏ chạy. Bởi vì cái tổ đó được xây nên bởi “những người khác”, những
người đã cho nó đời sống, chúng không phải do nó xây, nó,
kẻ biết rất rõ giá trị thực sự của việc làm của mình, kẻ, sau
cùng mới hiểu ra được rằng, hoá ra là mình “sử dụng” cuộc đời được
những kẻ khác ban cho.
Nó
biết, những thành quả của nó đó, chúng đã được ước mong, tính toán như
thế nào. Và sau cùng, tất cả đều chỉ là tạm bợ. Và ngay cả, không tạm
bợ mà là lâu bền, cách tốt nhất mà nó có thể đưa chúng ra
sử dụng, thì cũng hiển nhiên như là tài năng của mình mà nó vẫn thường
huênh hoang.
Tuy
nhiên, nếu nói về tài năng, làm sao nó có thể tái xây dựng cái tổ hoang
sơ, khoẻ khoắn, nơi đã từng nghe tiếng khóc đầu tiên của nó khi vào
đời. Nó cũng chẳng thể nào tái xây dựng những người để nó vào đó. Như
là một hậu quả, làm sao nó có thể tái xây dựng nguyên nhân của nó?
19
Đồ
đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều
nhất – là cái giường của ba mẹ tôi. Cám ơn cái cối cái chầy, cám ơn cái
cọc cầu ao, cám ơn cái giường, nhờ có nó mà có tôi, tôi nghĩ vậy. Đây
là một cái giường rộng, “thứ của vua nằm” [“king sized”], những đường
nét trang trí của nó, lạ sao, lại thật xứng hợp, về một mức độ nào đó,
với toàn thể căn phòng còn lại, mặc dù chúng được chạm trổ theo phong
cách hiện đại hơn nhiều. Thì cũng vẫn mô- típ hoa lá cành, nhưng sự
thực thi, the execution, thì đong đưa, oscillated, ở giữa Nghệ Thuật
Mới và ấn bản thương mại của chủ nghĩa Kiến Tạo, Constructivism. Cái
giường này là niềm tự hào lớn của mẹ tôi, vì bà mua nó, rất ư là hời,
vào năm 1935, trước khi mẹ tôi lấy cha tôi. Bà nhìn ra nó, cùng với cái
bàn trang điểm có gắn ba cái gương rất hợp với nó, trong một tiệm bán
bàn ghế cũ. Hầu hết cuộc đời chúng tôi là xoay quannh, hoặc bị hút về
[gravitated] phía cái giường thấp đó, và những quyết định nhớ đời trong
gia đình, thì xẩy ra khi cả ba chúng tôi quây quần, không phải quanh
cái bàn, mà trên mặt giường, với thằng con ngồi ngay dưới chân cha mẹ.
Theo
tiêu chuẩn Nga, cái giường đó đúng là một thứ xa xỉ phẩm. Tôi thường
xuyên ban cho mình, cái ý nghĩ, đúng là do cái giường nó đã dụ được cha
tôi lấy má tôi, bởi vì ông mê ngủ nướng, nằm ườn trên đó, hơn bất cứ
điều nào khác ở trên đời. Ngay cả khi hai ông bà mạnh miệng, hầu hết
những lần “ông nói bà cũng nói này” là liên quan tới vấn đề quản lý
ngân sách của chúng tôi, [“Vậy là bà lại cúng hết tiền cho tiệm chạp
phô đó rồi, chẳng chừa cho tôi một xu!”, tiếng cha tôi vượt qua bức
tường, là những kệ sách ngăn “nửa” của tôi với “căn phòng” của ba má
tôi. “Tôi bị đầu độc, đầu độc trong ba mươi năm trời, bởi cái tính hà
tiện của ông!”, mẹ tôi đáp lại], ngay cả tới lúc căng thẳng như thế đó,
cha tôi cũng rất ngần ngại rời cái giường, nhất là vào buổi sáng. Một
vài người đã tỏ ra chẳng eo hẹp, khi dụ khị má tôi nhường cho họ cái
giường. Nó thực sự chiếm quá nhiều chỗ, trong căn phòng rưõi. Nhưng gì
thì gì, ngay cả khi túng bấn nhất, cha mẹ tôi cũng không tính đến
chuyện bán giường. Nó đúng là một cái gì thái quá, một cái thú chơi
ngông, mà tôi tin rằng, cha mẹ tôi thì thật thích chơi ngông, và thích
cái giường, chính là vì vậy.
Tôi
nhớ ông bà ngủ ở trên cái giường đó, thường là quay lưng vào nhau, và ở
giữa họ là đống chăn mền. Tôi nhớ ông bà đọc sách báo ở đó, nói chuyện
với nhau ở đó, uống thuốc uống thang cũng ở đó, chống cự con bịnh này,
cái bệnh kia, cũng ở đó. Cái giường như là nơi ẩn náu an toàn nhất, và
cũng là nơi bầy ra nỗi bất lực, không trông mong bất cứ giúp đỡ, từ bất
cứ ai, bất cứ đâu, đối với cả hai, theo tôi. Đó đúng là nơi chốn riêng
tư nhất của ông bà, hòn đảo tối hậu, nơi bất khả vi phạm bởi bất cứ một
ai, trừ thằng con ra, của ông bà trên vũ trụ này. Cho dù nó đứng ở đâu
bây giờ, nó đứng như khoảng chân không, một tách rời, a vacuum, ở bên
trong trật tự thế giới. Một chân không bề ngang năm, bề dài bẩy feet.
Gỗ thông mầu nâu nhạt bóng loáng, và chưa hề bao giờ kêu cót két, cọt
kẹt.
20
Nửa
của tôi nối với phòng của cha mẹ tôi bằng hai cái vòm cao gần đụng trần
nhà, và tôi trường kỳ chất lên đó đủ thứ kệ, thùng, hộp đựng sách, để
ngăn đôi, giữa thằng con với cha mẹ, hòng có được một chút tư riêng.
Một chút, một tí, một mức độ nào đó, chứ đừng hòng hoàn toàn riêng tư,
bởi vì, hai cái vòm, cao như thế, rộng như vậy, lại thêm đường ven trên
được trình bầy theo kiểu Moor, thật vô phương tách riêng nửa phòng của
tôi với phòng của hai cụ. Ngoại trừ, lẽ dĩ nhiên, nếu bạn lấy gạch xây
lấp luôn, hoặc che kín đôi bên bằng một bức tường gỗ! Làm như vậy, là
chống lại nhà nước, bởi vì, họ ban cho chúng tôi một nửa phòng, với một
phòng. Ngăn riêng hẳn ra như vậy, là thành hai phòng. Chẳng cần kiểm
tra viên, ngay lối xóm, dù dễ chịu cách mấy, cũng chẳng thèm đợi dăm
bữa nửa tháng, mà báo cáo liền tù tì vi phạm trầm trọng này.
Chỉ
có thể làm sao cho được tí nào hay tí đó, và đó là tham vọng mà tôi đã
đeo đuổi và cố gắng thực hiện từ cái tuổi mười lăm gấp sách lại đứng
nghe đó. Tôi đã thực hiện những sắp xếp, những công trình ngăn đôi bờ
cõi gây kinh hoàng, và có lúc, còn tính nghĩ đến chuyện, trám vô đó,
nguyên một cái hồ nuôi cá cao 12 feet, ở giữa có một cái cửa nối nửa
của tôi với phòng của ông cụ bà cụ. Chẳng cần phải nói, một công trình
kiến trúc như thế vượt ra khỏi tài năng của tôi. Và những giải pháp
tiếp tục theo nhau ra đời, kệ sách rồi kệ sách - về phía nửa của tôi -
và phiá bên kia, những lớp màn vải, ngày càng nhiều thêm, và dầy thêm
ra. Cũng chẳng cần phải nói, ông cụ bà cụ không làm sao ưa nổi, bất cứ
giải pháp nào, và luôn cả vấn đề nhức nhối đẻ ra những giải pháp
như thế.
Gái,
cũng như trai, nếu nói về số lượng, thì tăng chậm hơn, so với sách;
ngoài ra, cái món sau thì cứ ỳ ở đó. Chúng tôi có hai cái tủ, cửa tủ là
những tấm gương. Chúng khá cao, nhưng cũng chỉ có thể hoàn thành một
nửa trách nhiệm chứa sách của chúng. Chung quanh hai cái tủ, và ở trên
nóc tủ, tôi bầy ra một chiến tuyến, là những kệ sách, chỉ để lộ ra một
lối nho nhỏ, tôi thì quá dễ dàng đi lọt, nhưng ông cụ bà cụ phải
nghiêng mình lách, mỗi lần vượt chiến tuyến, qua nửa phòng của thằng
con, và sau đó, trở về bên phần đất của mình. Cha tôi không thoải mái,
với cái vụ sắp xếp như thế, nhất là, kể từ khi ông làm một phòng tối để
rửa phim, ở mãi tít cuối “nửa” của tôi. Phần lớn thu nhập trong gia
đình là nhờ vào nó.
Có
một cái cửa ở phía cuối nửa của tôi. Khi ông cụ không làm việc ở trong
phòng tối, tôi ra vô nửa của mình bằng cửa đó. “Như vậy đỡ làm phiền bố
mẹ”, tôi nói với ông cụ bà cụ, nhưng thực ra là để tránh hai ngườì đừng
soi mói thằng con, và cũng tránh phải giới thiệu mấy thằng ông mãnh bạn
bè của tôi, và ba chuyện lòng vòng khác nữa. Mỗi lần có tụi nó, là tôi
bèn mở lớn cái máy hát, và ông cụ dần dần đâm ra ghét thậm tệ J.S. Bach.
Tuy
nhiên, khi mà sách và nhu cầu riêng tư ngày một tăng lên một cách đáng
sợ, tôi cật lực tái sắp xếp nửa của mình, sao cho mấy cái tủ làm hết
chức năng của chúng, để ngăn cách giường và bàn của tôi, với phòng tối
của ông cụ. Tôi chơi thêm một cái tủ nữa, vốn để không ở nơi hành lang.
Tôi phá bỏ cái lưng đụng tường nhưng để nguyên cánh cửa tủ. Kết quả là,
một người khách sẽ vô cái Lebensraum [Không gian, môi trường sống
riêng] của tôi qua hai cái cửa, và một bức màn. Cửa thứ nhất
đưa tới hành lang; tới đó, bạn sẽ thấy mình đứng trong căn phòng tối
của cha tôi, và đưa tay vén bức màn; việc làm tiếp theo của bạn, là mở
cửa tủ. Bên trên đầu mấy cái tủ, tôi chất tất cả những thùng sách mà
chúng tôi có. Nhiều lắm, nhưng cũng không làm sao đụng tới trần nhà.
Đúng là một hàng rào kẽm gai, một chiến tuyến, có thể nói như vậy; và
đằng sau hàng rào kẽm gai, thằng bé cảm thấy mình an toàn, và một nàng
Marianne sẽ khoe, không chỉ có bộ ngực, mà còn thêm một vài món hàng
khác nữa.
21
Cái
nhìn mờ mờ của ông cụ và bà cụ về thằng con, qua hàng rào chướng ngại
vật được dựng lên như thế đó, bỗng như sang sáng lên, khi hai cụ nghe
tiếng gõ cọc cọc của cái máy đánh chữ, mà những bức rèm, hàng rào chiến
lược không làm sao làm bặt đi được. Cái máy đánh chữ Nga, thì cũng là
từ chuyến đi Trung Hoa của cha tôi mà có được, có điều ông không ngờ nó
lại được thằng con đem ra sử dụng. Tôi để nó trên bàn, bên trong một
cái ổ được chế tạo từ cái cửa trước đây dùng để nối căn phòng
rưỡi của tôi với phần còn lại của dẫy nhà. Cái cửa cũ, tưởng là đồ phế
thải, không ngờ lại được việc như thế đấy! Kể từ khi nhà hàng xóm có
cây đàn dương cầm cho cô con gái, cây đàn này lại đặt ở ngay phía bên
kia bức tường, tôi bèn tăng cường, ở phía bên tôi, những chiếc thùng
đựng sách, và thế là có cái ổ để máy đánh chữ.
Một
bên là hai cái tủ và lối đi ở giữa, một bên cửa sổ cao có bức rèm, bậu
cửa cách cái đi văng khá rộng rãi mầu nâu trông thật dị hợm của tôi
đúng hai feet; phiá sau là cái vòm, với những thùng sách chất lên tận
đường biên kiểu Moor ở phiá trên cùng của nó; một cái tổ bằng những
chiếc hộp đựng sách, và cái bàn với cái Royal Underwood ở ngay trước
mũi tôi: Đó là cái Lebensraum [Không gian] của tôi. Bà cụ sẽ
lau chùi, dọn dẹp cho nó, ông cụ sẽ đi qua đi lại, khi tới căn phòng
tối của ông; thỉnh thoảng, sau một trận lời qua tiếng lại nho nhỏ, ông
cụ, hoặc bà cụ, sẽ tới ngồi trong chiếc ghế bành đã cũ nát nhưng thật
sâu, thật rộng của thằng con, như tìm chút ẩn thân. Ngoài những giây
lát như thế, toàn cơ ngơi mười thước vuông đó là của tôi. Và chúng là
mười thước vuông tuyệt vời nhất, đẹp đẽ nhất là tôi đã từng có, từng
biết tới. Nếu không gian có một tâm hồn của riêng nó, và tự nó có quyền
phân chia san sẻ, nếu như vậy, thì có thể có một cơ may, rằng, một vài
thước vuông trong số mười thuốc vuông đó, vẫn còn nhớ tới tôi, một cách
thật là thân thiết. Nhất là vào lúc này, dưới một cái chân khác.
22
Tôi
đã được sửa soạn để tin tưởng rằng, với người Nga, rứt ra khỏi những
rằng buộc, hệ luỵ, thì khó khăn hơn nhiều, so với bất cứ một giống dân
khác. Nói cho cùng, chúng tôi, một dân tộc được định cư quá kỹ, kỹ hơn
cả những giống dân thuộc cựu lục địa (Đức hay Pháp], họ hay đi lòng
vòng, không hẳn chỉ vì họ có xe hơi, hoặc không có biên giới. Với chúng
tôi, căn phòng, là cho suốt đời; thành phố, cả đời; xứ sở, mọi đời.
Những quan niệm về sự trường tồn, về điều hoài hoài, do đó, cũng mạnh
hơn nhiều, so với những sắc dân khác. Và, lẽ tất nhiên, nỗi đau mất
mát, đau hơn nhiều. Đau hơn hoạn. Tuy nhiên, một quốc gia đã từng mất,
trong một nửa thế kỷ, gần sáu chục triệu con người, cho cái nhà nước ăn
thịt người đó (gồm cả hai chục triệu bị giết trong chiến tranh), một
quốc gia như thế chắc chắn là thừa sức để là “cập nhật hoá” cái cảm
quan về sự vững bền của nó. Không chỉ vì, những mất mát như vậy là phải
gánh chịu, cốt sao vẫn nguyên trạng. Bởi vậy, nếu một người nào cố bám
vào tất cả những chuyện đó, như vậy không nhất thiết có nghĩa, con
người muốn tuân theo bản chất tâm lý của “ao nhà”, [thí dụ, nước mưa ở
nơi lưu vong này thì… chua ngoét]. Nhưng theo tôi, có lẽ, cơ sự này
phải cắt nghĩa ngược lại, nghĩa là, giữa hiện tại và điều được tưởng
nhớ, có gì đó không ăn ý vói nhau. Hồi ức, giống như suy nghĩ không
tưởng, khi nó phản ánh bản chất thực tại của một con người. Thực tại mà
tôi đang đối mặt chẳng mắc mớ gì tới căn phòng rưỡi, và hai người sống
ở trong đó, ở bên kia biển cả, và bây giờ chẳng còn hiện hữu. Chọn lựa
gì được, nếu ở trong hoàn cảnh của tôi bây giờ? Sự khác biệt, là, giữa
hai nửa địa cầu, giữa ngày và đêm, giữa thành phố và nhà quê, giữa
người chết và người sống. Những điểm chung độc nhất, là, cái bộ mặt của
tôi đây, và cái máy đánh chữ. Tuy khác kiểu. Chữ cũng khác.
Tôi
giả dụ, có mình lòng vòng bên cạnh, trong muời hai năm cuối cùng của
ông cụ bà cụ, có mình lòng dòng bên cạnh, khi ông cụ bà cụ mất, nếu như
vậy, có khi, sự tương phản, giữa ngày và đêm, hay giữa một con phố ở
trong một thành phố Nga với một con đường nhỏ ở miền quê Mỹ, nó sẽ bớt
sắc nét đi, bớt cay đắng đi; sự dữ dằn của hồi ức sẽ phải đối phó với
sự dữ dằn của suy nghĩ không tưởng. Sự mất mát hao mòn hoàn toàn sẽ làm
mờ cảm nhận, đủ để con người chấp nhận thảm kịch, coi nó là tự nhiên,
và sẽ tự nhiên quên đi, như mọi chuyện ở trên cõi đời này. Tuy nhiên
vẫn còn một vài điều tỏ ra có ích, khi đánh giá con người, khi nó
phải nhìn ngoái lại, phải hồi tưởng; cũng tương tự như vậy, điều tốt về
một bi kịch giả tạo, nhân tạo, là, nó làm cho con người chú ý tới cái
gọi là sự giả tạo, nhân tạo, the artifice.
Cái
xấu bạ cái gì cũng vớ lấy. Ở đây, tôi vớ lấy, cái cảm quan của mình, về
tội lỗi.
23
Đúng
là thứ tình cảm dễ vớ lấy, dễ làm chủ. Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì
cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng, bố
mẹ sẽ đi trước mình. Bởi vậy, tất cả những gì mà nó cần, để cho nhẹ
tội, là cầu mong cha mẹ mình có được một cái chết tự nhiên: chết bịnh,
chết già, hay là cả hai. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể mong muốn điều
này, tôi muốn nói, một cái chết tự nhiên, cho một kẻ nô lệ? Một kẻ mà,
khi sinh ra tự do, nhưng sau đó, tự do của người đó bị… ngăn chặn?
Tôi thu hẹp định nghĩa, về một người nô lệ, như ở trên, không bởi vì những lý do hàn lâm, hay vì thiếu rộng lượng. Tôi thực sự muốn nuốt trôi quan điểm này, rằng một người sinh ra trong nô lệ, biết, rằng tự do là một điều hoặc mang tính di truyền - có ở trong máu - hoặc mang tính trí thức - người có học thì mới biết tự do nghĩa là gì: qua sự đọc, hoặc nghe người ta nói như vậy. Vâng, đúng như vậy, nhưng tôi muốn nói thêm một tị về vấn đề tự do có ở trong máu, là, như mọi thứ khắc họa, dù vào trong máu, tới một mức độ nào đó, nó có trục trặc, thí dụ như, bạn cảm thấy tự do ở trong máu, nhưng cái đầu, cái tay của bạn, chúng không cảm thấy như vậy. Do đó mà có sự độc ác, và hung bạo chẳng hề có mục đích, ở rất nhiều cuộc nổi dậy. Cũng do đó mà có những cuộc thất bại của những cuộc nổi dậy như thế, nói một cái khác, có độc tài. Chết, như thế, đối với một nô lệ, hay những bà con, hoá ra lại là một giải thoát, (câu nói nổi danh của Martin Luther King, Jr, “Tự do! Tự do! Tự do, sau cùng!” [Free! Free! Free at last!].
Nhưng, còn về một người nào sinh ra tự do, nhưng chết trong nô lệ, thì sao? Liệu ông, hay bà đó, cảm thấy đó, như là một điều dễ chịu – xin hãy gạt bỏ mọi quan niệm mang tính thiên chúa giáo ở đây. Có thể chứ, tại sao không, nhưng còn hơn thế nữa, ý tôi muốn nói, ông, hay bà đó sẽ cảm thấy đây là một điều sỉ nhục tối hậu, một sự ăn cắp tối hậu, tự do của họ. Đó là điều mà bà con họ hàng, hay con cái của họ, nghĩ, đó là điều mà nó là, đích thị như vậy. Sự ăn cắp sau cùng.
Tôi nhớ một lần, mẹ tôi đi mua vé xe lửa đi xuống miền nam, tới Viện Điều Dưỡng Nước Khoáng. Bà có hai mươi mốt ngày nghỉ sau hai năm làm việc tại cơ quan lo phát triển khu vực, và bà tới viện điều dưỡng đó là vì gan của bà có vấn đề gì đó, [bà không hề biết bà bị ung thư]. Tại văn phòng bán vé, sau khi đứng xếp hàng ba tiếng đồng hồ, bà khám phá ra rằng cái bóp của bà đã bị mất cắp, trong đó có bốn trăm rúp là tiền mua vé xe lửa. Bà không làm sao để tỏ ra là mình được an ủi. Bà đi về nhà và đứng trong căn bếp tập thể đó, và cứ thế khóc, và khóc, và khóc. Tôi đưa bà mẹ tôi về căn phòng rưỡi của chúng tôi; bà nằm trên giường, và tiếp tục khóc. Lý do tôi nhớ chuyện này, đó là, chẳng bao giờ bà khóc, ngoại trừ những lần đưa đám người thân.
Tôi thu hẹp định nghĩa, về một người nô lệ, như ở trên, không bởi vì những lý do hàn lâm, hay vì thiếu rộng lượng. Tôi thực sự muốn nuốt trôi quan điểm này, rằng một người sinh ra trong nô lệ, biết, rằng tự do là một điều hoặc mang tính di truyền - có ở trong máu - hoặc mang tính trí thức - người có học thì mới biết tự do nghĩa là gì: qua sự đọc, hoặc nghe người ta nói như vậy. Vâng, đúng như vậy, nhưng tôi muốn nói thêm một tị về vấn đề tự do có ở trong máu, là, như mọi thứ khắc họa, dù vào trong máu, tới một mức độ nào đó, nó có trục trặc, thí dụ như, bạn cảm thấy tự do ở trong máu, nhưng cái đầu, cái tay của bạn, chúng không cảm thấy như vậy. Do đó mà có sự độc ác, và hung bạo chẳng hề có mục đích, ở rất nhiều cuộc nổi dậy. Cũng do đó mà có những cuộc thất bại của những cuộc nổi dậy như thế, nói một cái khác, có độc tài. Chết, như thế, đối với một nô lệ, hay những bà con, hoá ra lại là một giải thoát, (câu nói nổi danh của Martin Luther King, Jr, “Tự do! Tự do! Tự do, sau cùng!” [Free! Free! Free at last!].
Nhưng, còn về một người nào sinh ra tự do, nhưng chết trong nô lệ, thì sao? Liệu ông, hay bà đó, cảm thấy đó, như là một điều dễ chịu – xin hãy gạt bỏ mọi quan niệm mang tính thiên chúa giáo ở đây. Có thể chứ, tại sao không, nhưng còn hơn thế nữa, ý tôi muốn nói, ông, hay bà đó sẽ cảm thấy đây là một điều sỉ nhục tối hậu, một sự ăn cắp tối hậu, tự do của họ. Đó là điều mà bà con họ hàng, hay con cái của họ, nghĩ, đó là điều mà nó là, đích thị như vậy. Sự ăn cắp sau cùng.
Tôi nhớ một lần, mẹ tôi đi mua vé xe lửa đi xuống miền nam, tới Viện Điều Dưỡng Nước Khoáng. Bà có hai mươi mốt ngày nghỉ sau hai năm làm việc tại cơ quan lo phát triển khu vực, và bà tới viện điều dưỡng đó là vì gan của bà có vấn đề gì đó, [bà không hề biết bà bị ung thư]. Tại văn phòng bán vé, sau khi đứng xếp hàng ba tiếng đồng hồ, bà khám phá ra rằng cái bóp của bà đã bị mất cắp, trong đó có bốn trăm rúp là tiền mua vé xe lửa. Bà không làm sao để tỏ ra là mình được an ủi. Bà đi về nhà và đứng trong căn bếp tập thể đó, và cứ thế khóc, và khóc, và khóc. Tôi đưa bà mẹ tôi về căn phòng rưỡi của chúng tôi; bà nằm trên giường, và tiếp tục khóc. Lý do tôi nhớ chuyện này, đó là, chẳng bao giờ bà khóc, ngoại trừ những lần đưa đám người thân.
24
Sau
cùng, cha tôi, mẹ tôi, và mẹ tôi, chúng tôi cũng thu xếp xong xuối vấn
đề tiển bạc, và bà đi viện điều dưỡng.
Tuy
nhiên, không phải vì mất tiền mà bà khóc… Nước mắt là của hiếm, trong
gia đình chúng tôi; điều này một cách nào đó, được nâng lên tới mức độ
toàn nuớc Nga. “Hãy để dành, khi nào cần”, bà mẹ tôi vẫn thường nói với
tôi như vậy, khi tôi còn nhỏ, và tôi sợ rằng, tôi thực hiện điều này,
quá cả sự đòi hỏi của mẹ tôi.
Tôi
còn nghĩ, bà chẳng muốn tôi viết về chuyện này. Cha tôi, thì cũng vậy.
Ông là một người đàn ông kiêu hãnh. Khi đụng chuyện phải khiển trách,
hoặc ghê sợ, mặt ông tỏ ra chua chát, cay đắng, nhưng cùng lúc, còn
mang vẻ thách đố. Như thể ông muốn nói, “Muốn thử ta hả, thì thử đi!”,
như thể, ông đã từng trải qua những điều còn quá thế nữa, thứ này nhằm
nhò gì! “Bạn trông mong gì, ở ba thứ đó?”, sẽ là nhận xét của ông trong
những tình huống như vậy. Một nhận xét khiến ông nhẫn nại, chịu đựng.
Không
phải thứ chủ nghĩa vị kỷ ở đây. Làm gì có chỗ cho một thế cách ở đời,
hay một triết học sống, cho dù thu nhỏ tới cỡ nào, trong những ngày
tháng đó. Thời kỳ mà con người đành phải làm hòa với mọi thứ tội,
nhân nhượng với mọi thứ phạm, với mọi hình thái, biểu hiện của sự ngần
ngại, làm sao cho hoàn toàn khuất phục so với phía đối nghịch. (Chỉ có
những người đã không trở về từ những trại tù, chỉ có họ, mới có thể vỗ
ngực tự hào, rằng, ta đã ỉa vào mặt chế độ; còn những người từ đó trở
về, thì cũng cứt đái như nhau, như cả lũ chúng mình mà thôi). Tuy nhiên
đừng nghĩ là tôi giở trò đểu giả, xi níc ở đây. Đó chỉ là một cách, làm
sao cho lưng của mình đừng có cụp xuống, trong những trường hợp chẳng
còn một chút danh dự, chẳng có một chút gì đáng tự hào, nghĩa là cố làm
sao mở mắt ra. Đó là lý do, nước mắt hả, hãy đi chỗ khác chơi.
25
Đàn
ông thế hệ đó thì… cũng vẫn là đàn ông. Với con cái của họ - rất rành
rọt trong vấn đề hiểu và làm theo ý ông bố [điều này có ích vô cùng] -
những ông bố này có vẻ như những hình nộm, những cả quỷnh. Như tôi đã
nói, họ không tự ý thức về mình một cách khủng khiếp đâu. Chúng tôi,
những con cái của họ, được nuôi nấng – hay đúng hơn, tự lo thân, tự
xoay sở lấy mình - để tin tưởng về sự đa dạng của thế giới, về nói một
đằng nghĩ một nẻo, dzậy mà không phải dzậy, về chuyện gợi ý, về những
vùng xam xám, những sắc thái tâm lý của cái này, hay cái nọ. Bây giờ,
tới tuổi họ, vào thời kỳ đó, có bộ dạng như họ, ăn mặc quần áo cùng một
số như họ, chúng tôi nhìn sự vật thì cũng vẫn như họ, tức cũng vẫn cùng
một nguyên lý dạ không/dạ có [yes/no principle]. Chúng tôi phải mất gần
cả cuộc đời để hiểu được cái điều mà họ chỉ cần con ruồi bay qua là đã
biết đực hay cái, tức cái kiểu biết ngay từ đầu: rằng thế giới là một
nơi chốn rất ư là như thế đấy, cái thế giới trần trụi đó cũng chẳng thể
nào xứng đáng hơn, như là nó là. Rằng hai tiếng dạ được/dạ không đủ ôm
trọn cả thế giới, chẳng bỏ cái chi, tất cả cái đa dạng của cuộc đời,
như chúng ta đã từng và đang từng khám phá, ve vuốt, hít hà, hơn thế
nữa, lại còn muốn tái sắp xếp… chúng làm mất tiêu gần như tất cả sức
lực của chúng ta
26
Nếu
như họ tìm một phương châm để diễn tả cuộc đời của họ, thì có ngay đây,
mấy dòng, từ bài thơ “Northern Elegies” [Bi Khúc Bắc Phương],
của Akhmatova:
Just like a river,
I was deflected by my stalwart era.
They swapped my life: into a different valley,
Past different landscapes, it went rolling on.
And I don’t know my banks or where they are.
I was deflected by my stalwart era.
They swapped my life: into a different valley,
Past different landscapes, it went rolling on.
And I don’t know my banks or where they are.
[Như một dòng sông,
Tôi bị đổi dòng, bởi cái thời dũng mãnh của tôi.
Chúng xô đời tôi; vô một thung lũng khác,
Qua những cảnh khác, cứ thế trôi đi.
Tôi không biết đâu là bến bờ của tôi, chúng ở đâu.
Tôi bị đổi dòng, bởi cái thời dũng mãnh của tôi.
Chúng xô đời tôi; vô một thung lũng khác,
Qua những cảnh khác, cứ thế trôi đi.
Tôi không biết đâu là bến bờ của tôi, chúng ở đâu.
Họ,
tôi muốn nói, ông cụ bà cụ của tôi, chẳng bao giờ nói cho thằng con
trai của cụ, về tuổi thơ của họ, về gia đình họ, về ông cụ bà cụ, hay
ông nội bà nội của họ. Tôi chỉ biết, ông ngoại tôi là một người bán máy
may hiệu Singer, tại một tỉnh thuộc vùng Baltic cũng thuộc vào đế quốc [Lithuania, Latvia, Ba Lan] còn ông nội, chủ tiệm photo
tại St.
Petersburg. Sự kín tiếng không phải là do bịnh
lãng trí, nhưng vào thời kỳ đó, người ta thường giấu nhẹm tông tích,
lai lịch, như là một mánh lới để sống sót, thì cũng vẫn cái kiểu nín
thở qua sông, mà lị. Ông cụ vừa mới tính mở màn, ông già tôi ngày ấy…
là bị cặp mắt xám của bà cụ đưa ra một cái nhìn cảnh cáo, thế là ông cụ
bèn chuyển hướng và nói về cái hồi còn mài đũng quần tại một trường
trung học! Còn bà cụ, bà sẽ chẳng thèm nhỏng cái tai lên, khi nghe một
người bộ hành kế bên xổ ra một câu tiếng Tây, trên đường từ nhà một
người bạn của tôi trở về, mặc dù, có lần, tôi gặp bà mẹ của mình đang
cầm bản dịch tiếng Tây một trong những tác phẩm của thằng con!
Hai mẹ con nhìn nhau, thế rồi thì là bà mẹ tôi để lại bản dịch tiếng
Phờ Lăng Xa vào kệ sách và rời “Không gian của thằng con”, My
Lebensraum.
Một
con sông bị đổi dòng, chảy qua miền xa lạ, rơi vào con nước lớn do con
người tạo nên. Liệu có người nào mô tả, gán ghép con nước lớn nhân tạo
đó, với một ngọn triều của sông, của biển? Nghĩa là do những nguyên
nhân tự nhiên? Và nếu có một người nào đó, làm được điều này, xin hỏi,
vậy thì cái dòng sông đó rồi sẽ vận hành ra sao, tiến trình như thế
nào? Còn cái tiềm năng của con người, bị giản trừ, bị vận hành sái đi
như thế, từ phía bên ngoài, thì nó sẽ ra sao? Liệu có ai ở đó, để mà
tính toán cái thua cái được, do bị chuyển đổi dòng như thế đó? Và liệu
có một người nào như thế? Và trong khi hỏi những câu hỏi như vậy, tôi
không bỏ qua cho cái sự kiện là, cái cuộc đời bị lệch hướng, bị chỉ đạo
trật như thế, nó có thể sản xuất ra một cuộc đời khác, như cuộc đời của
tôi đây, vào lúc này, chẳng hạn, thế nhưng, liệu nó có thể có mà đếch
cần những câu hỏi nhiêu khê cà chớn như trên, đếch thèm để ý gì đến
những giản trừ, những hạn chế, những bị ngăn chặn khả năng, khả thể của
nó? Không, tôi để ý đến luật xác xuất ở đây. Tôi không mong muốn cha mẹ
tôi gặp phải những tình huống như vậy. Tôi đang hỏi những câu hỏi đó,
bởi vì tôi là dòng sông bị đẩy ra khỏi dòng của nó. Sau hết, tôi tự
nhủ, đây là tôi nói với chính tôi, theo kiểu nói chuyện với đầu gối.
Vậy
thì khi nào, và ở đâu, tôi tự hỏi mình, một cuộc di chuyển, từ tự do
thành nô nệ, nó có cái gọi là “thân phận của mày là như thế, không thể
tránh được”, [the status of inevitability]? Khi nào thì chuyện đang tự
do chuyển thành nô lệ có thể chấp nhận được, nhất là, đối với một người
qua đường vô tội? Vào cái tuổi nào thì vô hại, nếu bị chuyển đổi, đang
từ tự do, trở thành nô lệ? “Còn tuổi nào cho em”, ấy tôi muốn nói, vào
tuổi nào, thì ký ức con người không bị ảnh hưởng, bởi cú đánh đó? Năm
em mười lăm? Năm cháu lên mười? Lên năm? Hay còn ở trong bụng mẹ? Chỉ
là những câu hỏi theo kiểu tu từ, phải vậy không? Chắc không hẳn như
vậy. Một tay cách mạng, hay một tay chuyên môn đi chinh phục, chắc là
có câu trả lời đúng, cho những câu hỏi như thế. Thành Cát Tư Hãn, thí
dụ vậy, biết câu trả lời. Ông ta chỉ việc phạt một cú, đi một
đường mã tấu, bất cứ kẻ nào mà đầu nhỉnh hơn cái trục bánh xe. Vậy là
năm tuổi, cỡ đó. Nhưng vào ngày 25 tháng Mười 1917, [cuộc cách mạng vĩ
đại của giai cấp vô sản bung nổ ra ở Nga], cha tôi khi đó, may quá, đã
mười bốn tuổi; má tôi, mười hai. Bà đã võ vẽ vài chữ Phá Lãng Xa; còn
ông cụ, một tí tiếng La Tinh. Chính vì vậy mà tôi hỏi những câu hỏi
này. Chính vì vậy mà tôi hỏi những câu hỏi đó, cho chính tôi.
27
Vào
những buổi chiều mùa hạ, cả ba cửa sổ cao của chúng đều được mở rộng,
và những làn gió nhẹ từ mé sông cố len lỏi tới tận mấy bức màn bằng vải
tuyn. Sông không xa, từ toà nhà chúng tôi đi bộ chừng mười phút. Chẳng
có gì là quá xa: Khu Vườn Mùa Hạ, Nơi Ẩn Dật, Cánh đồng Mars. Ngay từ
hồi còn trẻ hơn, so với thời kỳ sau này, cha mẹ tôi cũng ít khi đi dạo,
cùng nhau, hoặc xé lẻ. Sau cả một ngày đi đứng, cha tôi không còn hứng
thú lại đi dạo phố. Còn mẹ tôi, đứng sắp hàng tám tiếng đồng hồ tại văn
phòng là đã quá ớn chuyện tản bộ; ngoài ra, ông cụ bà cụ còn quá nhiều
chuyện để mà làm, tại nhà. Nếu có đi ra ngoài, thì là để gặp gỡ, tụ họp
với bà con họ hàng [vào một dịp sinh nhật hay kỷ niệm đám cưới], hay là
đi coi phim, rất ít khi ông bà đi coi hát.
Sống
gần ông cụ bà cụ gần như suốt cuộc đời của mình, tôi gần như chẳng ý
thức gì tới cái chuyện già cả của cả hai. Bây giờ, khi hồi ức của tôi
nhẩy từ thập niên này qua thập niên khác, tôi nhìn thấy bà cụ, từ bao
lơn theo dõi cái bóng dáng loạng quạng của ông cụ ở bên dưới đất, và
tôi nghe mẹ tôi lẩm bẩm, ở bên dưới hơi thở của bà, “Đúng là một ông
già, ông già kia ơi!”. Và tôi nghe ông cụ đáp lại, “Bà còn muốn theo
dõi tôi tới tận nấm mồ!” Đó là những đối đáp sau cùng, kết thúc những
cuộc cãi cọ của thập niên sáu mươi, thay cho một cú đập đóng cửa thật
mạnh, và sau đó là tiếng chân bước mỗi lúc một xa dần của ông cụ, thập
niên trước đó. Và tôi thấy, cọng râu bạc của ông cụ, khi cạo râu của
mình.
Nếu
trí tưởng của tôi loanh quanh với những hình ảnh của ông cụ bà cụ, khi
họ đã già, có thể là do khả năng khôn ngoan và khéo léo của hồi ức, khi
nó cố làm sao giữ cho được tốt đẹp nhất, những ấn tượng sau cùng (Cũng
phải thêm vào đây, sự mê hoặc, phải nói là nghiền, tính lô gíc về đường
nét, như câu thơ của một nhà thơ diễn tả, “nét cong, môi hồng mắt tình
cờ, ngực hoa bối rối” [Thanh Tâm Tuyền, luôn cả sự mê tới nghiền,
nguyên lý tiến hoá, thí dụ như, phát minh tuyệt vời của con người về
nghệ thuật chụp hình). Nhưng tôi còn nghĩ thêm một tị, là về tuổi già
của mình, nó cũng chơi một trò chơi giống như thế: con người rất
ít khi mơ, ngay cả về, một cái thời tuổi thơ, tuổi trẻ xa lắc xa lơ của
chính nó, thí dụ như, khi nó mười hai tuổi. Nếu tôi có một quan niệm
nào về tương lai, thì nó cũng được tạo nên giống như vậy. Chúng là
những “Kilroy [?] thì có đây” của tôi, cho ngày hôm sau ngày mai,
thì cứ nói chuyện trước mắt như vậy.
28
Như
hầu hết đám đực rựa, tôi có nhiều nét giống ông cụ hơn bà cụ. Tuy
nhiên, khi còn là con nít, tôi quanh quẩn bên bà cụ nhiều hơn - một
phần là do chiến tranh, một phần còn là do cuộc đời rong ruổi một mình
của ông cụ sau đó. Mẹ tôi dậy tôi đọc chữ, khi tôi lên bốn, hầu hết
những điệu bộ, cách ăn nói, cử chỉ, thói quen này nọ, của tôi, là từ bà
cụ mà ra, tôi nghĩ như vậy. Một vài thói xấu nữa, thí dụ như, thói hút
thuốc.
Theo
tiêu chuẩn Nga, bà cụ như vậy là khá cao, năm feet ba, duyên dáng, mập
mạp. Tóc bà mầu nâu nhạt, suốt đời bà để tóc ngắn. Mắt bà mầu xám. Bà
thú vị lắm, về cái chuyện tôi thừa hưởng từ bà, cái mũi thẳng, chẳng
khác gì mũi của người La mã, chứ không phải từ cái mũi khoằm khoằm của
cha tôi, mũi như vậy mà bà lại mê, thế mới lạ! “Ah, cái mỏ đó!”, bà sẽ
bắt đầu, chi li, rành rọt từng chữ, từng lời, bài nói chuyện của bà,
với những ngừng, nghỉ. “Những cái mỏ như thế”, ngưng, “đã được rao bán
ở trên trời”, ngưng, “sáu rúp một cái”. Tuy rất giống một trong cái mũi
nếu nhìn nghiêng [kiểu] Sforza, của Piero della Francessa, cái mỏ đó là
của dân Do Thái, và bà mẹ của tôi có lý do để mà hài lòng, rằng may mắn
quá, phúc đức quá, thằng con trai không có cái mũi tố cáo dòng dõi Do
Thái của ông bố!
Mặc
dù tên hồi còn con gái (bà vẫn giữ nó, khi đã có gia đình), “chương,
đoạn thứ năm” [qui thành phần Do Thái] không ảnh hưởng lắm tới bà, ấy
là nhờ ở cái nhìn của bà. Bà thật là quyến rũ, theo kiểu chung của vùng
Bắc Âu, tôi muốn nói, vùng biển Baltic. Theo một nghĩa nào đó, đây là
lộc Trời ban cho bà. Bà chẳng gặp rắc rối trong tìm kiếm việc làm. Như
là một hậu quả, bà phải làm lụng suốt cả cuộc đời, như là một con người
có ý thức, rằng, ai sinh ra ở đời, mà chẳng phải làm, không việc này
thì việc nọ. Cứ giả dụ như là bà đã thất bại trong việc giấu diếm lý
lịch không phải ba, mà chắc là nhiều đời, không thuộc giai cấp bần cố
nông, nhưng mà là gốc gác tiểu tư sản, thế là bà không được nhà nước
cho phép, và bà đành từ bỏ những hy vọng ăn học cao, và thế là bà trải
qua cả cuộc đời, hết văn phòng này tới văn phòng nọ, khi thì thư ký,
khi thì nhân viên kế toán. Chiến tranh đem thay đổi: bà trở thành thông
dịch viên trong một trại tù dành cho tù binh chiến tranh Đức, và có
được cấp bậc trung uý, thuộc lực lượng của Bộ Nội Vụ. Khi Đức Quốc Xã
tuyên bố đầu hàng, bà được hứa hẹn thăng chức và trở thành một nhân
viên có hạng trong hệ thống của bộ này. Không khoái chuyện gia nhập
Đảng, thế là bà đành từ chối ân huệ của bộ, của nhà nước, và lại trở về
với ba cái hồ sơ, bốn cái bàn tính. “Tôi không có ý định, trước tiên là
phải chào chồng mình”, bà nói với cấp trên của bà. “ Và tôi không muốn
biến cái tủ áo của nhà mình thành một kho vũ khí”.
29
Chúng
tôi gọi bà là “Marusya”, “Manya”, [cách gọi vắn tắt của cha tôi, và mấy
chị em của mẹ tôi], và “Masya”, hay “Keesa”, hai cách gọi sau là do tôi
nghĩ ra. Cùng với năm tháng, hai cách gọi sau ăn khách hơn, và ngay cả
cha tôi cũng đã gọi mẹ tôi như vậy. Ngoại trừ “Keesa”, tất cả những
cách gọi kia đều là từ tên của mẹ tôi đọc vắn lại. “Keesa” phát xuất từ
một cách gọi thân yêu dành cho những “miêu cô nương”, và mẹ tôi lúc đầu
đã không chịu cách gọi này. “Con dám gọi mẹ như vậy hả?”, bà đã từng
tức giận với thằng con trai. “Và nghe mẹ nói đây này, đừng bao
giờ sử dụng tất cả những từ chỉ mèo cái như thế! Nếu không, sẽ có ngày
óc của con sẽ biến thành óc mèo!”
Điều
này thực ra là bà muốn nói tới cách ăn nói của tôi, khi còn là một
thằng con nít, tôi có thói quen phát âm những từ có những nguyên âm,
theo kiểu meo meo, mèo mèo. Thí dụ như từ “meat” [thịt], và vào lúc tôi
mười lăm, trong gia đình tôi như bị lây cái tật meo meo này của tôi.
Cha tôi là người đầu tiên, và chúng tôi bắt đầu gọi nhau bằng những từ
như “Mèo Lớn”, “Mèo Nhỏ”. Một “meomeo” hay một “mimi”, hay một “miêu
miêu”… những từ như vậy thay cho những từ biểu lộ tình cảm khác, thay
vì "ôkê" thì là "ômiêu-eo", thí dụ vậy, hay những tình cảm như nghi
ngờ, dửng dưng, cũng đành, tin cậy…. Dần dà, mẹ tôi cũng bắt đầu
sử dụng chúng, nhưng chủ yếu là để biểu tỏ thái độ tách ra khỏi cái trò
chơi này.
Tuy
nhiên, cách gọi “Keesa” đó bám chặt lấy bà, nhất là khi bà đã có tuổi.
Đã già. Phốp pháp, quàng thêm vài cái khăn mầu nâu, với khuôn mặt dịu
dàng, thanh thoát, trông bà mới dễ chịu làm sao, và cũng thật mình ên,
chẳng muốn làm phiền ai, và cũng chẳng muốn ai làm phiền mình. Như thể
bà sẽ âm ư, ừ ừ, một cách rất ư là hài lòng. Nhưng thay vì ư u ừ ừ, như
loài mèo, thì bà sẽ nói, “Sasha, ông trả tiền điện tháng này chưa?”,
hay chẳng nhắm vào ai, “Tuần tới nhà mình làm vệ sinh căn hộ.” Có
nghĩa, cọ rửa, lau chùi sàn nhà nơi hành lang, và nhà bếp, làm vệ sinh
nhà tắm, nhà cầu. Bà sẽ nói, mà chẳng nhắm vào ai, bởi vì, bà biết, bà
là người sẽ làm những việc đó.
30
Làm
sao họ có thể xoay xở với tất cả mọi chuyện, nhất là ba cái vụ cọ rửa,
làm tổng vệ sinh như thế đó, trong mười hai năm sau cùng. Tôi chẳng làm
sao biết. Cuộc ra đi của tôi, lẽ dĩ nhiên, có nghĩa đỡ đi một miệng ăn,
và họ có thể thuê mướn một người nào đó, thỉnh thoảng, khi nào quá cần,
để đỡ đần công chuyện. Tuy nhiên, hiểu quá rõ vấn đề tiền nong của hai
cụ (hai món hưu rất ư là thanh bạch, nghĩa là nhẹ hẫng), cộng thêm tính
bà cụ, tôi không tin, họ sẽ cho phép họ xài sang, nghĩa là mướn người
làm, dù chỉ là làm giờ, theo kiểu part time. Vả chăng, trong cuộc sống
tập thể ở đó, cái việc làm này còn hiếm. Nói cho cùng, tính sa đích do
bản chất mà ra, của đám láng giềng láng tỏi, cư dân ở miền đất đó, cái
tính sa đích khốn kiếp đó, nó cần, một mức độ nào đó, cái gọi là sự
thoả thuê, hài lòng, nếu không muốn nói, thấy ngưòi hàng xóm đau khổ,
bên này, bên nhà mình sướng điên lên được! Một bà con, lúc tối lửa tắt
đèn, còn được, một người làm mướn, [một ô sin hả?], không bao giờ, ở
cái xứ đã thanh toán tới tận cùng tội ác người bóc lột người!
Tuy
giầu có “như ông hoàng”, thì cứ cho là như vậy, với đồng lương đại học
của tôi, nhưng ông cụ bà cụ sẽ chẳng bao giờ biết chuyện đổi tiền đổi
nong, từ đô la đế quốc Mẽo thành đồng rúp. Họ coi đổi tiền theo giá nhà
nước là một hình thức ăn cướp, nhưng cả hai đều rất kỹ tính, và rất sợ
dây dưa với chợ đen chợ đỏ. Lý do sau cùng này là mạnh nhất, và họ vẫn
còn nhớ như in vụ tiền hưu của họ bị nhà nước “ách" lại, vào năm 1964,
khi họ ban cho thằng con năm năm tù. Và thế là họ lại phải đi tìm kiếm
việc làm. Vì vậy, những gì mà tôi hay gửi về nhất, thì không phải là
tiền, mà là quần áo, và sách nghệ thuật, thứ này mấy ông mê sách mê
lắm. Ông cụ bà cụ bèn tân trang ba mớ quần áo cũ, nhất là của ông cụ,
vốn ăn vận rất kỹ càng, và đem gửi ở chỗ bán quần áo cũ. Còn mấy sách
nghệ thuật, thì họ giữ cho họ. Để mà ngắm nghiá, sau khi làm tổng vệ
sinh căn phòng tập thể, ở vào tuổi bẩy mươi lăm của cuộc đời.
31
Họ
rất thích đọc sách đạo thiên chúa, bà cụ còn ưa cổ điển Nga. Cả ông cụ
lẫn bà cụ đều không có những ý nghĩ rạch ròi về văn chương, âm nhạc,
nghệ thuật, theo kiểu, nó phải thế này, thế nọ, mặc dù khi còn trẻ, họ
đều quen biết một số nhà văn, nhà soạn nhạc, họa sĩ ở Leningrad
(Zoshchenko, Zabolotsky, Shostakovich, Petro-Vodkin). Hai ông bà chỉ là
những độc giả - độc giả buổi chiều, rõ hơn – và họ rất cẩn thận, khi
làm mới, renew, thẻ mượn sách thư viện. Từ chỗ làm trở về nhà, trong
giỏ xách của bà cụ, thường là một bịch đầy khoai tây, hay cải bắp. và
sách thư viện, được bọc kín bằng nhật trình, để không bị lấm bụi.
Đó
là bà cụ tôi, đã gợi ý thằng con, khi nó mười sáu tuổi đang làm việc
tại một xưởng thợ, con nên “đăng ký” làm thẻ mượn sách tại thư viện
thành phố; và tôi tin rằng, khi gợi ý như vậy, không hẳn cụ chỉ
nghĩ, mình nên tránh cho thằng bé khỏi lang thang, lêu lổng, la
cà hết ngã tư đường này, tới hẻm phố kia. Về một mặt khác, theo như tôi
hiểu được, bà muốn nó sau này sẽ là một họa sĩ. Bằng bất cứ giá nào,
những căn phòng và những hành lang bệnh viện cũ của thành phố, ở bên
hữu ngạn của con sông Fontanka [River] phải là nơi bắt đầu sự hư hỏng
của tôi, và tôi còn nhớ, cuốn sách đầu tiên tôi hỏi, ở đó, theo lời cố
vấn của mẹ tôi. Đó là cuốn Gulistan (Vườn Hồng), của một thi sĩ Ba Tư,
Saadi. Bà cụ tôi hoá ra rất mê thơ Ba Tư. Cuốn tiếp theo, tôi hỏi, cũng
ở đó, do chính tôi cố vấn cho tôi, là cuốn Căn Nhà Tellier, của nhà văn
Pháp Maupassant.
32
Hồi
ức có cái chung với nghệ thuật, đó là, tính tuyển chọn, thích xoáy vào
chi tiết. Khen đấy, mà chửi cũng đấy, ấy là bởi vì, hồi ức vốn chỉ chứa
chi tiết, chứ không trọn gói, trọn hình; hãy gạch đít, gạch chân,
highlights, nếu bạn muốn, nhưng đừng trọn cả “sô”! Theo tôi tin tưởng,
thì đây là do con người, một khi phải nhớ trọn một em, thì thường là
theo kiểu “mài mại”, và cái rất ư niềm tin để cho muôn thú muôn loài cứ
thế mà tiếp tục cuộc đời của chúng, đó là “không nền”, groundless, đó
là “mài mại”.
Hơn
bất cứ cái gì khác, hồi ức của con người, nó giống một thư viện mất
trật tự, hổ lốn, không theo một bảng xếp loại abc nào, với không tuyển
tập, của bất cứ một ai.
33
Thay vì như người ta, muốn
“xem nó ăn uống ra làm sao, có cao thêm được tí nào, so với năm ngoái”,
thường là bằng cách, cầm cục vôi hay cục phấn, bắt đứa bé đứng sát
tường, thẳng người lên tao coi, rồi làm dấu, rồi gật gù - cha tôi, vào
ngày sinh nhật của thằng bé, bèn lôi nó ra bao lơn, và làm một ‘bô’
hình. Những bức hình như thế, đều có cái nền, là quảng trường khu phố,
mà trung tâm của nó, là Nhà Thờ, The Cathedral of the Savior of Her
Imperial Majesty’s Tranfiguration Batallion. Vào những năm chiến tranh,
hầm mộ nhà thờ được dùng làm hầm trú ẩn tránh bom, và những lần phi cơ
dội bom mẹ tôi bắt tôi chui xuống đó, ở trong một cái hộp lớn đầy những
dòng chữ tưởng nhớ. Có thể coi đây là một ân sủng, hoặc món nợ của tôi,
đối với Chính Thống Giáo. Và điều này liên quan tới hồi nhớ.
Toà nhà thờ, là một kiến
trúc cổ điển sáu tầng, chung quanh có một cái vườn đáng nể, đầy những
cây sồi, chanh lá cam, phong, và là sân chơi của tôi những năm sau
chiến tranh, và tôi vẫn còn nhớ những lần mẹ tôi ra tóm cổ thằng bé (bà
đẩy, thằng nhóc trì lại, miệng la, hét: một ẩn dụ về sự hiểu lầm (an
allegory of cross-purpose), và kéo tôi về nhà, bắt phải làm cho xong mớ
bài tập. Cũng nhớ như in như vậy, là cảnh mẹ tôi, ông tôi, và cha tôi,
ở lối đi nhỏ hẹp trong vườn, cố tập cho thằng bé đi xe đạp hai bánh
[một ẩn dụ về một mục đích chung, common goal) hay về chuyển động
(motion). Ở bức tường phiá sau, về phiá đông nhà thờ, được che phủ bằng
một tấm kính dầy, là một bức tranh lớn, mờ mờ, trình bầy cảnh Biến Hình
[Tranfiguration]: Chúa Giê Su bay trên không, bên dưới là đám tông đồ
sững sờ lui lại. Chẳng ai có thể giải thích cho tôi ý nghĩa của cảnh
đó; ngay cả bây giờ, tôi không nghĩ là tôi đã nắm bắt hoàn toàn. Có rất
nhiều những đám mây ở trong bức tranh, và một cách nào đó, tôi gán ghép
chúng với khí hậu địa phương
34
Bao
quanh khu vườn, là một hàng rào bằng gang đen, với những cây cột cách
đều nhau, là những khẩu cà nông lộn ngược nòng. Đây là những chiến lợi
phẩm của binh lính thuộc Tiểu Đoàn Biến Hình [the Tranfiguration
Battallion], trong cuộc chiến Crimean War với người Anh. Thêm vào cảnh
sắc đó, là những nòng súng, trên một cái bệ đá, nối với nhau bằng những
sợi dây sắt nặng, và trẻ con thường chơi trò nguy hiểm, hè nhau tung đi
tung lại, lắc lên lắc xuống những sợi sên này, và khi mất đà, hoặc lỡ
trớn, chúng té lộn tùng phèo xuống đám hoa oải hương ở bên dưới, hoặc
để nghe những tiếng lenh keng. Chẳng cần phải nói, chơi với hàng rào
gang, thú thì cũng thú, nhưng sao bằng bên trong nhà thờ, chỉ nội ngửi
cái mùi nhang khói của nó, ấy là chưa kể nhiều trò tĩnh hơn nhiều, so
với lay sợi xích. “Nhìn mấy cái kia kìa?” cha tôi hỏi, tay chỉ
mấy mối nối những sợi sên. “Chúng làm con nhớ tới cái gì nào?”. Tôi lúc
đó học lớp hai, và cu cậu trả bài: “Chúng giống như một cái hình tám
góc”. “Đúng rồi”, cha tôi nói. “Nhưng con biết hình tám góc là biểu
tượng cho cái gì nào?” “Những con rắn”. “Gần đúng thôi. Chúng là biểu
tượng của sự vô cùng”. “Vô cùng gì chứ, bố?”. “Cái đó thì con phải hỏi
ở kia kìa.” Ông nói, nhe răng cười, còn tay thì chỉ về phía nhà thờ.
35
Tuy
nhiên cũng chính ông, giữa ban ngày ban mặt, tóm thằng con, ở giữa ngay
mặt lộ, hỏi, cớ chi mà giờ này lang thang ở đây, lại trốn học hả? Và
khi nghe thằng con ấp úng, con đau răng quá, bèn tức tốc đưa thằng con
tới bệnh viện răng, và thế là tôi phải trả giá cho những lời nói dối
của mình, bằng hai giờ khủng khiếp. Và cũng chính ông, đứng về phía
thằng con khi nó bị đưa ra Hội Đồng Sư Phạm, và đề nghị tống ra khỏi
trường vì vi phạm kỷ luật. “Làm sao ông lại bênh nó, ông, một người mặc
đồng phục của Quân đội chúng ta!”. “Hải Quân, thưa Bà.” “Và tôi bảo vệ
thằng bé, vì tôi là cha nó. Đâu có gì là ngạc nhiên trong chuyện này.
Ngay cả loài vật còn bảo vệ con của chúng. Ngay cả Brehm cũng nói vậy.”
“Brehm? Brehm? Tôi…. Tôi sẽ báo cáo Chính Uỷ đơn vị của ông”.
Và bà ta đã làm chuyện này. Lẽ dĩ nhiên.
Và bà ta đã làm chuyện này. Lẽ dĩ nhiên.
36
“Vào
ngày sinh nhật của con hay là Năm Mới con nhớ luôn luôn mặc một cái gì
hoàn toàn mới tinh. Ít nhất, thì cũng phải là những chiếc tất mới”, đó
là giọng mẹ tôi. “Luôn luôn ăn một tí gì rồi mới đi gặp những người bậc
trên của con: ông sếp, hay sĩ quan. Dằn bụng một chút vẫn hơn, con ạ”.
(Đây là ông cụ nói). “Nếu con đi ra khỏi nhà, nhưng lại phải quay vội
trở lại, vì quên một cái gì, nhớ nhìn lại mặt mày trong gương trước khi
lại ra khỏi nhà. Nếu không, con sẽ gặp rắc rối” (Lại giọng bà cụ).
“Đừng bao giờ để ý, đã xài bao nhiêu tiền. Hãy nghĩ, kiếm được bao
nhiêu.” (Ông già nói.) “Đừng bao giờ đi ra phố mà không vận áo ngoài.”
“Để tóc đỏ là tốt nhất con ạ. Kệ cho họ nói gì thì nói. Bố để tóc nâu
đen, và nâu đen có lý hơn.”
Tôi
nghe những lời cảnh cáo, những lời dặn dò của ông cụ bà cụ, nhưng chỉ
là những mẩu đoạn, những chi tiết. Hồi ức bội phản tất cả mọi người,
nhất là về những người mình hiểu rất rõ về họ. Nó là một đồng minh của
quên lãng, một đồng minh của cái chết. Một cái vợt, cái lưới lủng đáy.
Nước nôi không mà cá mú cũng không. Bạn đừng mong tái tạo một cái gì,
khi nhờ vả tới cái gọi là hồi ức, ngay cả chỉ là tái tạo ở trên mặt tờ
giấy.
Thế
là thế nào? Thế thì còn cả triệu triệu tế bào thần kinh, tế bào não,
không lẽ đồ bỏ? Thế còn câu thơ nổi tiếng của Pasternak, “Thèm chút mồ
hôi trên ngấn cổ" [“Great god of love, great god of detail”]? Nhưng chi
ly, nhưng chi tiết như thế nào, mà bạn phải chi ly, để mà được… nhớ?
37
Tôi
nhìn thấy khuôn mặt của cha tôi, của mẹ tôi, thật là rõ ràng, và những
nét vui buồn, lúc này lúc nọ, nhưng cũng chỉ là những mẩu đoạn: những
lúc, những thoáng, những trường hợp, Chúng, lẽ dĩ nhiên, là hơn hẳn một
bức hình, với nụ cười của hai cụ, thật là nhức nhối khi nhớ lại, nhưng,
cũng vẫn chỉ là vụn nát, manh mún, tản mạn. Đã nhiều lần, tôi bắt đầu
hồ nghi, hay là thằng con, tức là tôi, đang xây dựng một hình ảnh có
tính tích luỹ, và được tổng quát hoá, về bố mẹ mình, theo cái kiểu kiến
tha lâu đầy tổ, hoặc như là một nét ký, một công thức, hay một phác
họa, từ đó, thằng con trai có thể nhận ra, à đây là ông via bà via của
tớ. Một toan tính có tính ổn định, một lần cho xong, đại khái như vậy.
Tôi nghĩ là tôi có thể, nhưng sau cùng nhận ra, đúng là một việc làm
phi lý. Những nét, những lúc, những trường hợp như thế đó, chúng thiếu
tính liên tục. Nói rõ hơn, bạn đừng quá trông mong vào hồi ức. Bạn đừng
trông mong, vào một cái việc làm thật là tiếu lâm như thế này: vô trong
một căn phòng tối thui, vận sáng hồi ức lên, rồi giơ cái máy chụp hình,
bấm vài phát cho chắc ăn, rồi đem đi rửa! Lẽ dĩ nhiên, ở đâu ra một
thằng khùng như vậy. Tuy nhiên, bạn chẳng đã đem tấm hình của người
yêu, đến nhờ một ông thợ “tân trang”, nghĩa thêm một vài nét còn thiếu,
hoặc đã mất?
38
Thì cứ coi toàn thể vấn đề
đại khái là như vầy: Rằng sẽ chẳng có liên tục, của bất cứ điều gì.
Rằng thất bại của hồi ức thì cũng chỉ là một bằng chứng cho thấy, cái
gọi là “sinh tử lão bịnh”. Chẳng có cuộc đời nào đáng được gìn giữ, bảo
tồn. Trừ khi, đó là ông vua Pha a ông, còn ngoài ra, chẳng ai muốn biến
thành xác ướp. Thì cứ cho rằng, con người, một khi sưu tầm những kỷ
vật, là hàm ý trang trọng đối với người đã qua, và điều này làm chúng
ta “tha thứ” cho hồi ức, một khi nó rách việc, nhớ nhảm, nhớ ba thứ lèm
bèm, linh tinh, chẳng đáng nhớ. Con người bình thường chẳng mong ước sự
liên tục, ngay cả cho chính anh ta, cho tác phẩm của anh ta [his
works]. Một người bình thường không nhớ sáng hôm qua mình điểm tâm cái
món gì. Chuyện đời, chuyện thường ngày xẩy ra theo lệ thường, routine,
thiên nhiên lập lại, repetive nature, là để quên đi. Ăn sang là một,
những người yêu thương, trân quí, trân trọng, là một chuyện khác. Tốt
nhất nên thu xếp làm sao cho nó tiện gọn, đừng tốn chỗ, đừng chiếm
nhiều không gian.
Và trong trường hợp như
thế, con người có thể dùng mớ tế bào não dành dụm được đó, để tự hỏi,
những thất bại của hồi ức phải chăng đó chính là tiếng nói câm nín của
sự nghi ngờ, của một người nào đó, rằng, chúng ta, nói cho cùng, đều là
những kẻ lạ, giữa kẻ này với người kia. Rằng cái cảm quan tự chủ,
autonomy thì vẫn mạnh hơn là đơn vị, unity, hãy để riêng nguyên lý nhân
quả ra một bên. Rằng, một đứa trẻ không nhớ bố mẹ, ấy là vì nó muốn
tung tẩy, muốn ngó về tương lai. Nó, đứa bé, cũng dành dụm đầu óc của
nó, để sử dụng cho tương lai. Hồi ức của bạn càng ngắn bao nhiêu, bạn
càng sống lâu bấy nhiêu, một câu châm ngôn đã dạy. Cũng thế đó, tương
lai của bạn càng xa, càng dài bao nhiêu, hồi ức của bạn càng cụt thun
lủn bấy nhiêu. Đó là một cách thức để tính đếm vấn đề trường thọ, để mà
bàn về tính cha chú, bề trên, phải nói là, tính bố già của tương lai.
Nhưng bên này co thì bên kia kéo lại, bố già hay không bố già, tự chủ
hay mắc míu, chúng ta, nói cho cùng, đều lập đi lập lại, mình làm sao
thì con mình làm thế, mình ăn mặn thì con mình khát nước, thành ra, có
Một Ông Lớn Nào Đó, sẽ dành dụm Não Của Ông Ta, để mà tính đếm cho tất
cả lũ chúng ta.
39
Không
phải là do thù hận ba thứ siêu hình, hay ghét bỏ tương lai, nhưng chủ
yếu là như thế này, được bảo đảm bởi phẩm chất của hồi ức của chính
mình, và chính cái phẩm chất này nó khiến tôi cứ nghiền ngẫm hoài về
nó, thay vì làm những cú trở đi trở lại. Sự hoang tưởng về mình của một
người viết, hay là sự sợ hãi phải đối diện với lời buộc tội, rằng mi
toa rập với những định luật của thiên nhiên, để mà vờ bố mẹ, ba trò đó
thật sự không mắc míu với vấn đề ở đây. Tôi giản đơn nghĩ rằng, những
định luật thiên nhiên, chính chúng từ chối tính liên tục của bất cứ một
người nào, và sự khiếm khuyết của hồi ức, là để phục vụ những quyền lợi
quốc gia, nhà nước. Tới giờ này, tôi chưa hề muốn làm gì, cho sự tiến
bộ của chúng.
Lẽ
dĩ nhiên, những hy vọng để rồi thất vọng, rồi lại hy vọng để rồi lại
thất vọng, ròng rã mười hai năm trời, chầu chực hết văn phòng ông cán
này tới ông cán khác, sau cùng là tới nhà hoả táng nhà nước, những
chuyện như vậy, chính chúng, cũng lập đi lập lại, không chỉ về thời
lượng, mà còn về những trường hợp tương tự, đối với bất cứ một cặp ông
bà già nào khác. Tuy nhiên, tôi không quan tâm nhiều tới chuyện dành
dụm não bộ của mình, cho sự đơn điệu, buồn tẻ đó, mà là lo cho Ông
Giời, và sự dành dụm bộ não của Chính Ông Ta. Cái của tôi, dù sao, thì
cũng bị hư ruỗng rồi. Ngoài ra, nhớ mà nhớ bằng tiếng Anh thì cũng
chẳng lợi lộc gì cho nhà nước hết. Vậy mà lại tốt cho tôi, để cứ thế
tiếp tục.
40
Cũng
thế, hai con quạ ngày càng thêm tỉnh bơ. Bây giờ, chúng hạ cánh ngay
nơi cổng, và thăm thú đống gỗ cũ ở đó. Hai con quạ đen tuyền, và mặc dù
tôi tránh nhìn chúng, có vẻ như hai con hơi khác nhau, về hình vóc. Một
con thấp hơn con kia, theo cái kiểu bà cụ chỉ đứng tới vai ông cụ; tuy
nhiên, hai cái mỏ thì y hệt nhau. Tôi không phải là một chuyện gia về
loài cầm, nhưng tôi tin là giống quạ sống dai; ít nhất thì giống quạ
lớn như kên kên này. Tuy không làm sao đoán chúng đã bao nhiêu tuổi,
nhưng xem chừng, đây là một cặp quạ đã từng ăn ở với nhau lâu rồi. Mỗi
lần qua lại, tôi không xua đuổi, mà cũng không tìm cách làm thân. Tôi
cũng còn nhớ ra một điều là quạ không phải là một loài chim thiên di,
dời đổi. Nếu như nguồn gốc của cái môn thần thoại, huyền thoại học của
tôi, là sợ hãi và cô lập, thì cứ coi như tôi là cô lập, trơ cu lơ mỗi
một mình, chẳng sao hết. Và tôi nhận ra rằng, biết bao nhiêu là chuyện
làm tôi nhớ tới ông cụ bà cụ. Thì cũng là một cách nói, với cái kiểu
thăm viếng bằng tưởng tượng như thế này, ai mà chẳng cần tới một trí
nhớ tốt?
41
Một dấu
hiệu chỉ ra sự khiếm khuyết của hồi ức, đó là nó nhớ ba chuyện lẩm cẩm.
Như số điện thoại đầu tiên, vào lúc đó năm số, ngay sau khi chiến tranh
vừa chấm dứt. Nó là 265-39, và tôi cho rằng, cho tới giờ này, tôi vẫn
không quên, đó là do điện thoại được lắp đặt đúng vào lúc tôi phải
thuộc bản cửu chương. Nó đâu còn ích lợi gì cho tôi nữa, vào lúc này:
cũng vậy, là số điện thoại sau cùng, trong căn phòng rưỡi của chúng
tôi, cũng đâu còn dùng vào việc gì nữa. Tôi không nhớ số điện thoại sau
cùng này, mặc dù suốt mười hai năm trời ròng rã, tuần lễ nào tôi cũng
gọi. Thư từ thì chịu thua ông nhà nước rồi, thế là đành xoay sở với cái
điện thoại. Nghe lén điện thoại thì dễ ợt, so với chuyện mở thư ra kiểm
tra, rồi cho đi. Ôi chao, những cú điện thoại hàng tuần đi Liên Xô! Cái
hãng điện thoại ITT của Mẽo mới ba trật bốn vuột làm sao!
Trong
những lần nói chuyện như thế, đâu có dám nói nhiều, mà toàn là nói vắn
tắt, xa xôi, cố tạo rửng rưng, ra điều không quan trọng. Hầu hết, ba
chuyện thời tiết, sức khoẻ, không được nhắc đến tên của bất cứ một ai;
chủ yếu là căn dặn, ăn uống phải cẩn thận, phải kiêng khem như thế nào.
Chủ yếu là nghe giọng của ông cụ, bà cụ, và ngược lại, hình dung ra
được, hai cụ đang gật gù, đúng là giọng thằng con trai của chúng mình
rồi! Thì cũng y chang cái kiểu loài vật nhận ra nhau, bằng cách hửi
hửi, hếch hếch mũi. Đâu có mắc mớ gì đến ngôn ngữ, đến lời ăn tiếng
nói. Tôi cũng chẳng còn nhớ, những chi tiết đặc biệt, từ những cuộc trò
chuyện như vậy, ngoại trừ một lần, là câu trả lời của Ông Cụ, vào ngày
thứ ba mẹ tôi nằm bệnh viện. “Mẹ sao, Bố?” Tôi hỏi. “Ờ, Mẹ không còn
nữa, con biết rồi mà”, ông nói. Cái khúc “con biết rồi mà” có đó, là
bởi vì, ngay cả trong trường hợp này, ông cụ vẫn cố gắng nói một cách
thật là rửng rưng, coi như không phải chuyện quan trọng.
42
Thì vẫn
chuyện nhớ lẩm ca lẩm cẩm, là chiếc chìa khoá, nổi ngay lên mặt, sờ sờ
trước mắt: một chiếc chìa khoá dài, không trầy, bỏ vào túi quần thật
khó chịu, nhưng gọn ơi là gọn, ở trong bóp của bà cụ. Nó là chìa khoá
mở cái cửa cao, mầu trắng, và tôi không thể hiểu, tại sao giờ này tôi
vẫn còn nhớ, trong khi cái cửa không còn. Tôi ngờ rằng, ở đây có cái gì
liên quan tới biểu tượng, và là biểu tượng dục cảm, erotic symbol, bởi
vì, giữa ba chúng tôi, có ba ấn bản gập lại, replicated versions. Về
vấn đề này, tôi không hiểu tại sao mình lại nhớ mấy nếp nhăn trên trán
ông cụ, và ở dưới cằm, hay là má bên trái bà cụ, đỏ, như hơi bị lửa ăn
[bà bảo, đó là do “ăn không ngồi rồi” gây nên], bởi vì những dấu vết
đó, và ngay cả những người mang chúng, đều không còn nữa. Chỉ còn, là
giọng nói của họ, đâu đó sống sót ở trong tôi: có thể là do ý thức của
riêng tôi nhập vào những giọng nói đó, theo cách những dáng dấp của tôi
hoà nhập với của họ. Nhũng cái còn lại – da thịt của họ, quần áo của
họ, cái điện thoại, cái chìa khóa, những sở hữu của chúng tôi, đồ đạc,
bàn ghế - tất cả đều mất tiêu, chẳng còn gì nữa, và chẳng thể nào tìm
lại được, như thể căn phòng rưỡi của chúng tôi đã ăn một trái bom.
Không phải bom hạt nhân, bởi vì bom này ít ra cũng để cho bàn ghế còn
nguyên vẹn, nhưng một trái bom thời gian, nó cày nát hồi nhớ của bất cứ
một người nào. Cái toà nhà thì vẫn sững đó, nhưng nơi chốn được dọn dẹp
sạch sẽ, và những người ở mới, không, những toán binh sĩ, đã dọn vô ở:
đó là tất cả những gì về trái bom thời gian. Bởi là vì, đó là thời
chiến.
43
Ông cụ
bà cụ thích giọng opera arias, tenors, và những ngôi sao màn bạc hồi
trẻ của họ, không để ý gì lắm tới tranh vẽ, có một quan niệm của họ, về
nghệ thuật “cổ điển”, thích chơi trò giải mấy ô chữ, và rất ư là hãi
hùng, và bực bội, về những theo đuổi văn học của thằng con trai. Họ
nghĩ thằng con đi lầm đường, rất ư là lo lắng về cung cách ăn ở chơi
bời của tôi, nhưng họ giúp đỡ thằng con, nhiều như là họ có thể, bởi vì
tôi là thằng con trai của họ, chứ còn gì nữa! Sau đó, khi thấy thằng
con loay hoay, lúc thì in cuốn này, lúc cuốn nọ, hai cụ tỏ ra hài lòng,
và có những lúc, tự hào về nó nữa, thế mới sướng chứ! Nhưng tôi biết
tỏng tòng tong, là, nếu mà tôi có vấp ngã, có thất bại, có chẳng làm
nên vương tướng gì, thì hai cụ vuỡn cứ thương yêu, lo lắng, giúp đỡ
thằng con của hai cụ y chang như vậy, thế mới lại càng sướng chứ! Họ
yêu tôi còn hơn cả họ yêu họ, và chẳng hề hiểu được cái tình cảm tội
lỗi của thằng con, của bất cứ một thằng con nào, đối với bố mẹ. Tất cả
những vấn đề, là: bánh mì ở trên bàn, quần áo giặt giũ sạch sẽ ở trong
tủ, và ăn ở thì làm sao cho vệ sinh, cho mạnh khỏe. Tất cả những thứ đó
đồng nghĩa với tình yêu của họ, và tình yêu của họ thì hơn tình yêu của
tôi.
Lại nói
thời chiến, vào lúc đó, họ chiến đấu thật là dũng cảm. Họ biết rằng,
một trái bom sẽ nổ tung, nhưng chẳng bao giờ họ thay đổi phương cách sử
sự. Khi nào còn đứng thẳng, là họ đi lại, mua đồ ăn, đồ dùng và chuyển
thực phẩm tới những bè bạn phải ở trên giường, những bà con; cho quần
áo, tiền bạc dành dụm được, và cho trú ẩn lúc này lúc nọ, những con
người lâm đường cùng. Họ luôn luôn sống như vậy, như là bây giờ tôi vẫn
còn nhớ về họ, y như vậy; không phải bởi vì họ cho rằng thi ân thì sau
này sẽ được lên thiên đường, hay vô nước Chúa. Không, đây là một sự
rộng lượng hết sức là tự nhiên, không có tính toán, của những người lo
lắng cho môi trường chung quanh, cho những người khác, hơn là cho bản
thân. Điều này lại càng hiển hiện hơn thêm lên, một khi mà cái người
khác kia, thật thân cận với họ, là tôi, đã đi xa rồi, không còn được ở
kế bên hai cụ. Và chính điều này, đối đế mà nói, đã làm cho tôi cảm
thấy an lòng, ấy là nói về phẩm chất của cái gọi là hồi nhớ, của tôi.
Rằng,
cái chuyện các cụ muốn gặp thằng con một lần cuối trước khi chết, thật
sự ra chẳng mắc mớ gì tới ước muốn, hay toan tính của họ, là làm sao
cho trái bom tịt ngòi, làm sao ngăn chặn vụ nổ. Họ không hề muốn dời
đổi, di chuyển, vượt biên, vượt biển, và sống những ngày cuối cùng của
họ ở cái xứ Huê Kỳ. Họ cảm thấy quá già, cho bất kỳ một sự đổi thay, và
đúng như thế, Huê Kỳ là cái chỗ mà thằng con của hai cụ đang ở, giá mà
tới đó được để mà gặp nó thì thú lắm đấy! Điều này chỉ thực đối với họ,
khi xoay quanh cái thực đó, là biết bao hồ nghi, về cái chuyện không
biết có khi nào, và tới khi nào, ông nhà nước sẽ cho phép họ đi du lịch
để thăm thằng con. Và, những trò mèo chuột gì nhà nước tính chơi, và họ
phải chơi với cái đám cặn bã đó, để đổi lấy tờ giấy phép? Bà cụ sẽ phải
làm đơn xin đi, một mình cụ thôi, ra ý cụ sẽ chẳng bao giờ dám bỏ chạy
đất mẹ Liên Xô vĩ đại, bởi vì chồng của bà đang bị nhà nước bắt giữ,
như là con tin, hay là một đảm bảo, khiến cho cụ bắt buộc phải trở về.
Rồi thì cả một thời gian, họ chẳng thèm làm đơn làm điếc gì hết, ra ý
hai tớ chán quá rồi, đếch thèm xin xỏ gì nữa! Thì cứ coi đây như là một
cách hai người già chứng tỏ với nhà nước, rằng, họ hiểu, đất nước còn
bao điều khó khăn, còn bao điều khẩn cấp, nào là bọn xấu chuyển lửa,
bọn xấu âm mưu diễn tiến hoà bình, nhất là, lúc này, bang giao giữa nhà
nước và đế quốc Mẽo đang căng thẳng. Rồi thì họ chỉ xin đi đúng có một
tuần lễ, hoặc xin đi Phần lan, hay Ba Lan, chứ không xin đi Mẽo. Rồi
thì họ đi tới thủ đô, xin yết kiến vị Chủ Tịch nhà nước, hay gõ cửa đủ
mọi ông bộ trưởng, ngoại giao hay nội vụ. Tất cả đều vô ích; hệ thống,
từ đầu cho tới đít, và từ đít cho tới đầu, chẳng bao giờ phạm, chỉ một
lỗi lầm, dù là nhỏ xíu cỡ nào đi chăng nữa. Như hệ thống nhà nước xã
hội của chúng ta, nó có thể tự hào về chính nó, về phương hướng, thành
quả. Nhưng, cái gì vô nhân, thì cái đó thật dễ dàng tổ chức thành hệ
thống. Về cái việc làm này, Liên xô chẳng cần đồ ngoại nhập. Hơn thế
nữa, nếu muốn cho nó ngày một giầu có hơn, thì cứ việc xuất cảng hệ
thống phi nhân đó.
44
Và đúng như vậy. Xứ sở vốn
được coi là cái nôi của cách mạng vô sản đó, đã xuất cảng hệ thống phi
nhân của nó đi khắp năm châu bốn bể, ngày ngày một tăng, in
ever-increasing volume. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn rút ra được một chút
thoải mái nào đó (nếu không muốn nói, nhất thiết hy vọng) từ sự kiện
(nếu không muốn nói, tiếng cười sau cùng), nếu như vậy, thì từ cuối
cùng, last word, thuộc về mã truyền giống của 1 con người, one’s
genetic code. Bởi vì tôi biết ơn ông già bà già tôi, không chỉ vì đã
cho tôi ra đời, mà là, đã không thất bại, trong việc nuôi dưỡng nó trở
thành một con người, chứ không phải một tên nô lệ. Họ đã cố gắng làm
được điều tốt nhất mà họ có thể - không chỉ để cứu thằng con chống lại
thực tại, là xã hội khốn kiếp mà nó được đẻ ra từ đó - mà còn cố làm
sao cho thằng con đừng biến thành một tên tà lọt, điếu đóm, một tên
thưa dạ bảo vâng của nhà nước, một thằng đảng viên trung thành. Rằng,
sự kiện - họ đã không thành công, và họ phải trả giá cho việc này, với
cặp mắt nhắm lại, không bởi thằng con, mà bởi bàn tay khốn nạn vô danh
của nhà nước - chứng tỏ, không phải họ lỏng lẻo, lơ là [trong việc dạy
dỗ thằng con], mà là nhờ phẩm chất của dòng dõi của họ, cái dòng dõi
đó, cái thứ máu huyết đó, đã chung đúc lại, và tạo ra một cơ thể mà hệ
thống khốn kiếp kia không làm sao đánh bật ra được, cho dù là nó rất ư
là xa lạ, rất ư là ngoại lai, đối với hệ thống đó. Hãy nghĩ tới điều
đó, còn mong gì tốt đẹp hơn thế nữa, hãy nghĩ tới cái sức mạnh được hoà
hợp lại, của họ, để chịu đựng, và sống còn?
Nếu điều này nghe ra
có vẻ lớn lối, thì kệ cha nó, mặc mẹ nó! Sự kết hợp của hai dòng máu đó
thật đáng để phách lối, tại sao không? Chẳng phải là, nó tỏ ra đề
kháng, đếch coi nhà nước đó là gì [state-resistant]? Không giản dị chỉ
là nhà nước, mà còn là Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Đầu Tiên trong Lịch Sử
của Loài Người, như nó vẫn tự huênh hoang khoác lác, tự biên nhận về
chính nó như vậy: một nhà nước đặc biệt là rất ư thành thạo trong việc
ghép tạo, lai giống [gene-splicing]. Đó là lý do giải thích tại sao tay
của nó lúc nào cũng ngập ngụa máu, do ngày đêm giết người, do những
kinh nghiệm, do sự thành thạo của nó, trong việc cô lập, làm tê liệt
những tế bào chuyên lo về ý chí, quyền năng của một con người. Chính vì
việc xuất cảng đại trà và ngày ngày một tăng hệ thống nhà nước phi nhân
mà tôi đã nói ở trên, thành thử bây giờ, nếu có người nào đó tính
chuyện ăn đời ở kiếp, muốn xây dựng một gia đình, người đó nên hỏi,
không chỉ về nhóm máu, hay về của hồi môn của người bạn đời, mà còn nên
hỏi cả cái mẫu máu DNA của người đó nữa. Đó là lý do tại sao bây giờ
người ta hay ngờ vực, hoặc không tán thành, những cuộc hôn nhân dị
chủng [mixed marriages].
Có hai bức hình của
ông cụ và bà cụ của tôi, chụp khi họ còn trẻ, khi mới đôi mươi. Ông cụ,
đứng trên boong một con tầu chạy bằng hơi nước: ông cười, tỏ ra chịu
chơi, ở đằng sau là ống khói tầu; bà cụ, ở trên bục, và đang tính bước
lên một chiếc xe lửa, tay vẫy vẫy cái bao tay trẻ con của bà cụ, đằng
sau là bộ đồng phục của người tài xế xe lửa. Chẳng có ai là thèm để ý
tới ai, chẳng ai thèm để ý đến sự hiện hữu của cái nửa kia của mình, có
hay không, ở trên đời, và lẽ tất nhiên, chẳng có ai, là tôi, ở trong
đó. Ngoài ra, thật vô phương, khi cảm nhận bất cứ ai, rằng người đó có
đó, một cách khách quan, một cách vật chất, mà không mượn tới chính cái
khối xương thịt, là chính mình đó, “…. Bố Mẹ mà/đâu phải hai người
dưng”, như [hai câu thơ của] Auden nói. Và mặc dù tôi không thể sống
lại quá khứ của họ, ngay cả như là một phần nhỏ bé nhất, của ông cụ hay
của bà cụ, nhưng: cái gì có đó, ai có đó, để mà ngăn cấm thằng này,
rằng bây giờ ông bà không còn hiện hữu một cách khách quan, tách biệt
hẳn ra khỏi cái thân thể, chẳng còn giây mơ dễ má với cái thân thể này,
rằng nó có quyền nói một cách hùng hồn rằng, nó, là tổng số, là tương
lai, của ông cụ bà cụ?
Nhưng, liệu tôi ôm lấy
mình, và nghĩ, đang ôm ông cụ bà cụ? Liệu tôi đành khuây khoả, với ý
nghĩ, tất cả những cái gì còn lại, của ông cụ, bà cụ, là cái thằng tôi
ở trên cõi đời này? Có thể tôi hài lòng với thuyết duy ngã, và không
cưỡng lại, chuyện, họ co rút, sao cho bằng vóc dáng của linh hồn tôi,
vốn nhỏ hơn của họ. Giả dụ như tôi cũng làm được chuyện đó. Và thế là
tôi “meo meo” với tôi, sau khi nói “Kessa”? Và như thế, trong ba căn
phòng mà tôi đang sống, tôi chạy vô căn phòng nào, để làm cho tiếng
“meo meo” của tôi có tính thuyết phục?
Tôi là họ, lẽ dĩ nhiên.
Chứ còn gì nữa! Tôi bây giờ là gia đình của tôi. Tuy nhiên, ấy là bởi
vì, biết ra sao ngày sau, nghĩa là, chẳng ai biết tương lai của mình,
tôi ngờ rằng, cách đây chừng bốn mươi năm, vào một đêm tháng Chín năm
1939, có một tia sáng loé lên ở trong họ, hay là, họ chợt ngộ ra rằng,
hai đứa mình sẽ ra sao, ngày sau. Tuyệt nhất, theo tôi, đó là, họ nghĩ,
hay là hai đứa mình cho một đứa bé ra chơi với đời? Hay là hai đứa mình
khởi sự một gia đình, một mái nhà? Còn khá trẻ, lại sinh ra đời tự do
nhất trên đời, ở trên đỉnh của tự do, họ đâu có ngờ rằng, trong cái xứ
sở mà họ sinh ra đó, sau này trở thành một nhà nước, và nhà nước này
quyết định, gia đình nào thì được nhà nước cho phép chỉ được có một
mống con. Và nhà nước đó quyết định luôn cả chuyện, thằng nào, con nào
được quyền lập gia đình. Khi họ quyết định như thế thì mọi chuyện đều
trở thành quá trễ, ngoại trừ hy vọng. Đó là điều họ làm cho đến khi họ
chết: họ hy vọng. Những con người có đầu óc, có nghĩ đến gia đình,
family-minded people, họ không thể làm khác: họ hy vọng, hỳ hục xoay
sở, cố (they hoped, planned, tried).
45
Nói trộm
viá hai cụ, thằng con của hai cụ chỉ mong, hai cụ đừng trông mong nhiều
quá. Có lẽ bà cụ tôi làm được điều này, nhưng đây là do bản tính dịu
dàng của cụ, và về điều này, ông cụ thường chẳng bỏ qua một dịp nào, để
mà chọc quê, “Tự [hào phóng] về mình thì dễ ợt, bà nó ơi, Marusya
ạ.”
Còn về phần
ông cụ, tôi nhớ lần hai cha con cùng tản bộ, một buổi chiều vàng nắng
tại Vườn Mùa Hạ, khi tôi đã tròn mười chín, hoặc đôi mươi. Hai cha con
ngừng lại nơi khoảnh vườn ban nhạc hải quân, Marine Brass Band, đang
chơi mấy điệu luân vũ cổ, ông cụ muốn bấm vài bô hình ban nhạc này. Mờ
mờ sáng, tối, chỗ này, chỗ nọ, là mấy bức tượng cẩm thạch trắng phủ lên
những bóng dâm vằn vèo, người đi lại trên những lối đi sỏi cát, trẻ nô
đùa nơi hồ bơi, và hai bố con nói về chiến tranh và những người Đức.
Đưa mắt nhìn ban nhạc, tôi thấy mình đang hỏi ông cụ, trong hai trại
tù, theo bố, cái nào khốn kiếp hơn cái nào: trại tù của người Đức, hay
là của chúng ta?
“Về phần bố,”
ông trả lời, “Thà rằng bố ra tro liền tù tì, trong một cái lò thiêu
người, còn hơn là cứ thế ngắc ngoải, chết không chết, mà sống cũng
chẳng xong, cứ kéo dài một cái chết chậm, và trong khi chết chậm như
thế, khám phá ra ý nghĩa của tiến trình mười năm trồng cây, trăm năm
trồng người.”
Và ông bấm liền mấy bô hình.
Và ông bấm liền mấy bô hình.
1985
Joseph
Brodsky
Nguyễn Quốc Trụ dịch
3.3.2005
Comments
Post a Comment