FAREWELL



FAREWELL

Another year gone-
hat in my hand,
sandals on my feet.
-BASHO

GOOD-BYES ARE POIGNANT. They belong to the part of life that's hard to write about. I'd like to close with a special nod to the reader, whom I think of as a friend. I'd like to sign it with a wave and even a kiss good-bye, the lyric as farewell. As Wallace Stevens writes, "That would be waving and that would be crying, /Crying and shouting and meaning farewell" ("Waving Adieu, Adieu, Adieu").
My grandfather taught me that, when a friend or relative was leaving on the train, we should stand on the platform and continue waving until the train had disappeared. It was something he learned from a Japanese friend. I was delighted to find this notion confirmed in Robert Aitken's illuminating book A Zen Wave, in which he remarks that the Japanese say good-bye to the very end: "They wave and wave until their friends are out of sight." He points this out as part of a commentary on one of Basho's poems, which Robert Hass renders:
Seeing people off,
being seen off-
autumn in Kiso.
Basho seems to be saying that for him, fall in Kiso is the time of departures. It is almost the outcome-the upshot-of our leave-takings.
Now we say good-bye to our friends, now our friends say good-bye to us.
The experience of seeing off a friend is also important in Chinese poetry. Here is Ezra Pound's version of a striking poem that the Wanderer Li Po wrote in 754 about parting from a dear one in Hsuancheng. Pound's lyrical adaptation first appeared as one of "Four Poems of Departure" in Cathay (1915). (There is also a strong version of this poem in Red Pine's Poems of the Masters.)

TAKING LEAVE OF A FRIEND

Blue mountains to the north of the walls,
White river winding about them;
Here we must make separation
And go out through a thousand miles of dead grass.
Mind like a floating wide cloud,
Sunset like the parting of old acquaintances
Who bow over their clasped hands at a distance.
Our horses neigh to each other
as we are departing.

"Dear friend whoever you are take this kiss, / I give it especially to you, do not forget me," Whitman declared in one of his songs of parting, "So Long!" (He also boldly announced, "Camerado, this is no book, / Who touches this touches a man.") I'd like to close with lines of farewell from the twenty-fourth section of the 1860 edition of Leaves of Grass. Whitman was unabashed about addressing and embracing each stranger, each one of us, as a dear familiar, about imagining the exchange between poet and his unknown reader as a form of creative love. I leave these lines to each individual reader, to each one of you, as a fleeting final gesture of our shared participation in poetry:

Lift me close to your face till I whisper,
What you are holding is in reality no book, nor part of a book,
It is a man, flushed and full-bodied-it is I-So long!
We must separate-Here! take from my lips this kiss,
Whoever you are, I give it especially to you;
So long-and I hope we shall meet again.


 



Giã Từ Năm Cũ, Đón Mừng Năm Mới
Lại một năm nữa qua đi –

Nón trong tay
Dép nơi chân
Basho

Giã từ nhức nhối thiệt. Nó thuộc phần đời thật khó mà lèm bèm về. Gấu thích đóng lại bằng 1 cái gật đầu đặc biệt gửi tới độc giả, mà Gấu nghĩ, như 1 người bạn. Gấu muốn ký nó với 1 cái hôn – sealed with a kiss – xin lỗi, dịch nhảm, vì đang bị THNM, đang nhớ Huế quá – bằng 1 cái vẫy tay, và, ngay cả 1 cú hôn giã từ - một cú giã từ vãi linh hồn, đúng rồi phải vậy chứ!

Như Wallace Stevens viết, “Nó là 1 cú vẫy tay, nhưng đúng là 1 cú khóc nhè – Khóc và than và la và nghĩa là giã biệt”
Ông của tớ dậy tớ, khi 1 người bạn, hay bà con, từ giã bằng “tàu chợ” - từ này mới thuổng được, từ vị bằng hữu Sonata – chúng ta nên đứng ở sân ga và cứ thế vẫy hoài – cái gì gì, Gấu đứng nhìn Gấu tiễn biệt Gấu - thuổng Tế Hanh – cho tới khi con tầu khuất bóng…  “cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm….” đúng ý thơ Nguuyễn Bính – nhưng, thay vì Nguyễn Bính thì ông tớ học từ 1 người bạn Nhựt Bổn, và tớ thật khoái khi thấy hình ảnh này được lập lại ở trong cuốn Cái Vẫy Tay Thiền, A Zen Wave, trong đó tác giả phán, người Nhật vẫy tay cho đến lúc mệt nhoài, nghĩa là cho tới lúc tàn cuộc giã từ.”Họ vẫy, và vẫy cho tới lúc hình ảnh người bạn vượt quá tầm nhìn”. Ông chỉ ra điều này khi lèm bèm về 1 trong những bài thơ của Basho, được Robert Hass diễn ra như sau đây:
Nhìn người đi
Đi
Đi,
Mùa Thu ở Kiso
Có vẻ như Basho nói giùm ông ta, và chúng ta nữa chứ, why not – mùa thu ở Kiso là thời gian để chuồn 1 phát, nhiều phát – time of departures – Nó hầu như điều gọi là “outcome” (hậu quả) – the upshot (kết luận) của những cú “leave-takings”, những “buổi tiễn biệt”, của chúng ta -  Bi giờ chúng ta nói giã từ năm cũ, tầu đêm năm cũ, với những chuyến xe lăn trong “tim” khuất xa dần, biết đâu tìm, mưa thu bay bay ướt vai [Huế] mềm…  
Hà, hà!

Kinh nghiệm nhìn bạn đi xa thì cũng quan trọng trong thơ Tầu. Đây là bản của Ezra Pound của 1 bài thơ nhức nhối mà nhà lang thang – the wanderer Li Po viết năm 754 về cuộc chia tay với 1 người bạn thân ở Hsuancheng. Bản mô phỏng của Pound lần đầu xuất hiện, như 1 trong “Bài bài thơ tiễn biệt” trong “Cathay” (1915), (Còn 1 ấn bản rất tới, a strong version - của bài thơ này trong “Thơ của những đại sư phụ” của Red Pine:
Tiễn 1 người bạn
Xanh xanh những núi tới miền bắc của những bức tường
Sông trắng cuộn theo chúng
Thôi nhé, lúc này ở đây là chia tay nhe,
Và xông vào ngàn ngàn những dặm cỏ chết
Tâm hồn thì hoang vu như mây trời lãng đãng
Mặt trời lặn như sự ra đi của những tình bạn già
Kẻ cúi đầu trên những bàn tay vỗ vỗ ở nơi xa xa kia
Mấy chú ngựa của chúng ta cũng hửi hửi lẫn nhau
Khi chủ của chúng giã từ 



Bạn thân quí, bất cứ ai nhận cái hôn này / Tôi đặc biệt gửi tới / Đừng quên tôi. Whitman phán như thế trong 1 trong những bài ca về từ giã, “So long” (Ông cũng hùng dũng, liều lĩnh, boldly, tuyên bố, “Camerado, chẳng có sách xiếc /Kẻ nào đụng vô, đụng vô 1 người). Tôi muốn đóng lại bằng những dòng giã biệt từ đoạn thứ 24 của ấn bản 1860 của Lá Cỏ. Nhà thơ đã không bối rối khi trao đổi bằng lời, bằng ôm hôn, mỗi một kẻ lạ, mỗi một người trong chúng ta, như là thật thân quen, bằng cách tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và một độc giả vô danh của ông, như là 1 hình thức của tình yêu sáng tạo. Tôi gửi tới bạn những dòng này, như là một cử chỉ phù du sau chót của sự tham dự cùng chia sẻ trong thơ:
Nhắc ta lên gần sát mặt mi, tới khi ta thì thầm
Cái mà mi đang cầm thì thực sự, trong đời thực, trong thực tế, không phải sách hay1 phần của sách
Đó là 1 thằng đàn ông, đứng thẳng 1 phát, đầy đủ cả thân thể, đầu mình, và tứ chi – là ta đó – So long!
Chúng ta phải chia tay – Đây này – ta chìa môi ta ra cho mi làm 1 cú hôn
Mi ư, mi là bất cứ ai, ta cho mi, đặc biệt cho mi, nụ hôn này
So long – Và ta hy vọng chúng ta sẽ gặp lại


(1)

Những ngày nghỉ học
Tế Hanh
(Tặng Nguyễn Văn Bổng)

Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tầu đi đến những ga…
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa. 
Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.
Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề!
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
Lòng của người đi réo kẻ về.
Kẻ về không nói bước vương vương
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường.
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
Nguồn net
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt.
Tuyệt cú. Thần cú!
Ui chao, Gấu lại nhớ đến cảnh Gấu đứng bơ vơ, xem Gấu tiễn biệt: Tiễn biệt cô bạn đi lấy chồng!
[còn tiếp]










Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư