Mùa Thu, những di dân...
Mùa Thu, những di dân...
Di dân là
"số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera.
Joseph Conrad,
sống
17
năm tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn
lại, ở Anh, hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng
tiếng Anh, về đề tài Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi
Nga": dấu vết Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể
hiểu
tại sao Conrad "không thiện cảm" với Dostoevsky.
Bohuslav Martinu sống ở Bohemia đến năm 32 tuổi, sau đó, 36 năm ở Pháp, Thuỵ sĩ, Hoa kỳ, rồi lại Thuỵ sĩ. Ông luôn coi ông là một nhà soạn nhạc Czech, và hoài cố hương cũng là chất nhạc của ông. Nhưng sau chiến tranh, ông từ chối mọi lời mời trở về. Vào năm 1979, hai mươi năm sau khi ông chết, những "biệt kích" làm hỏng ước muốn được mồ yên mả đẹp ở Thuỵ sĩ, đã quật mồ, "bắt cóc", long trọng làm một cuộc "hôn nhân cưỡng ép" với đất mẹ cho cái xác chết của ông.
Gombrowics sống 35 năm tại Ba lan, 23 năm tại Argentina, 6 năm tại Pháp. Tuy chỉ viết văn bằng tiếng Ba-lan; nhân vật, người Ba lan, nhưng khi được "mời về", ông ngần ngại, cuối cùng từ chối, rồi an nghỉ đời đời ở miền Nam nước Pháp.
Ba phần đời sấp xỉ bằng nhau của Stravinsky: Nga, 27 năm, Pháp và Thuỵ sĩ- Pháp, 29 năm và Hoa kỳ, 32 năm. Chất Nga đậm đặc trong sáng tác của ông, những năm đầu xa xứ tại Pháp. Rồi chiến tranh cắt đứt dần những mối nối, tuy nhiên ông vẫn là một nhà soạn nhạc Nga với những sáng tác mang chất thơ dân giã của quê hương. Sau Cách mạng Nga, ông hiểu rằng, ông đã mất hẳn, nơi chốn ra đời, và cuộc đời di dân thực sự bắt đầu. Khi ông chết, vào năm 1971, bà vợ đã bác bỏ đề nghị của chính quyền Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa địa ở Venice.
Bohuslav Martinu sống ở Bohemia đến năm 32 tuổi, sau đó, 36 năm ở Pháp, Thuỵ sĩ, Hoa kỳ, rồi lại Thuỵ sĩ. Ông luôn coi ông là một nhà soạn nhạc Czech, và hoài cố hương cũng là chất nhạc của ông. Nhưng sau chiến tranh, ông từ chối mọi lời mời trở về. Vào năm 1979, hai mươi năm sau khi ông chết, những "biệt kích" làm hỏng ước muốn được mồ yên mả đẹp ở Thuỵ sĩ, đã quật mồ, "bắt cóc", long trọng làm một cuộc "hôn nhân cưỡng ép" với đất mẹ cho cái xác chết của ông.
Gombrowics sống 35 năm tại Ba lan, 23 năm tại Argentina, 6 năm tại Pháp. Tuy chỉ viết văn bằng tiếng Ba-lan; nhân vật, người Ba lan, nhưng khi được "mời về", ông ngần ngại, cuối cùng từ chối, rồi an nghỉ đời đời ở miền Nam nước Pháp.
Ba phần đời sấp xỉ bằng nhau của Stravinsky: Nga, 27 năm, Pháp và Thuỵ sĩ- Pháp, 29 năm và Hoa kỳ, 32 năm. Chất Nga đậm đặc trong sáng tác của ông, những năm đầu xa xứ tại Pháp. Rồi chiến tranh cắt đứt dần những mối nối, tuy nhiên ông vẫn là một nhà soạn nhạc Nga với những sáng tác mang chất thơ dân giã của quê hương. Sau Cách mạng Nga, ông hiểu rằng, ông đã mất hẳn, nơi chốn ra đời, và cuộc đời di dân thực sự bắt đầu. Khi ông chết, vào năm 1971, bà vợ đã bác bỏ đề nghị của chính quyền Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa địa ở Venice.
Trong "gió
đông", số 1, 1997, có bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy, người "hát
rong" vượt bực. Người viết xin phép anh em tòa soạn, trích một hai câu
hỏi,
và trả lời của ông.
gđ: Nhạc sĩ Phạm Duy đã là một trong những linh hồn của giới văn nghệ sỹ trong sáu năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi văn nghệ còn ít nhiều tự do, chưa bị siết trong sự quản chế của Đảng Cộng sản. Đã sống và sáng tạo trong sự biến thiên sâu sắc của lịch sử hiện đại Việt Nam, bác nghĩ như thế nào về thời kỳ ấy? Liệu có thể coi đây là một trong những giai đoạn thành công, đáng ghi nhớ nhất trên hành trình sống và sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy?
Phạm Duy: Tôi hãnh diện vì được tham gia vào kháng chiến chống Pháp và vì đã đóng góp được vào nền âm nhạc nước nhà bằng ba mươi bài ca kháng chiến. Không lúc nào tôi phủ nhận điều này. Giờ đây, tôi vẫn cho rằng trong vòng năm trăm năm nay, nước mình chỉ có mười năm đoàn kết, thực sự yêu nhau, cùng gánh vác giang sơn và đó chính là khoảng thời gian từ bốn nhăm đến năm nhăm (1945-1955). Còn nhà cầm quyền và nhân dân đánh giá như thế nào về phần đóng góp của tôi thời kháng chiến, là ba mươi ca khúc ấy, thì nói thật: tôi xin chịu. Tôi chỉ biết cống hiến xong rồi, là xong (cười).
gđ: Nhạc sĩ Phạm Duy đã là một trong những linh hồn của giới văn nghệ sỹ trong sáu năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi văn nghệ còn ít nhiều tự do, chưa bị siết trong sự quản chế của Đảng Cộng sản. Đã sống và sáng tạo trong sự biến thiên sâu sắc của lịch sử hiện đại Việt Nam, bác nghĩ như thế nào về thời kỳ ấy? Liệu có thể coi đây là một trong những giai đoạn thành công, đáng ghi nhớ nhất trên hành trình sống và sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy?
Phạm Duy: Tôi hãnh diện vì được tham gia vào kháng chiến chống Pháp và vì đã đóng góp được vào nền âm nhạc nước nhà bằng ba mươi bài ca kháng chiến. Không lúc nào tôi phủ nhận điều này. Giờ đây, tôi vẫn cho rằng trong vòng năm trăm năm nay, nước mình chỉ có mười năm đoàn kết, thực sự yêu nhau, cùng gánh vác giang sơn và đó chính là khoảng thời gian từ bốn nhăm đến năm nhăm (1945-1955). Còn nhà cầm quyền và nhân dân đánh giá như thế nào về phần đóng góp của tôi thời kháng chiến, là ba mươi ca khúc ấy, thì nói thật: tôi xin chịu. Tôi chỉ biết cống hiến xong rồi, là xong (cười).
gđ: Nhắc
đến Phạm Duy, không thể không nhắc đến Văn Cao. Có thể coi Văn Cao như
là điển hình cho thế hệ văn nghệ sỹ của bác, tài hoa nhưng gặp bao
nhiêu
là tai họa bởi chế độ độc tài cộng sản. Nhiều người đã nghĩ rằng gia
tài âm nhạc của Văn Cao sẽ không chỉ có thế, ngót nghét hai chục bài,
nếu ông được sống cho âm nhạc trong những điều kiện khác. Thế còn bác,
bác nghĩ thế nào về vấn đề hết sức tế nhị này?
Phạm Duy: (cười) Tôi phải công nhận là anh Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều lắm. Về nhạc, về vẽ. Về thơ. Đủ thứ. Đủ mọi phương diện. Nói anh ấy không may thì cũng không đúng. Anh ấy đã chọn con đường của anh ấy. Tôi cũng chọn con đường của tôi: làm một người tự do tuyệt đối. Vào thời điểm 1951, tôi cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm. Nhưng tôi muốn được tự do, để sáng tác, vâng thế là tôi đi. Đi cho tới lúc này, ngồi cạnh các anh ở Hannover, vẫn chưa ngừng nhé, (cười). Ông Văn Cao thì ở lại. Việc đánh giá ông ấy, cũng như kết quả đến với ông ấy ra sao thì tôi không dám nói. Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...
Phạm Duy: (cười) Tôi phải công nhận là anh Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều lắm. Về nhạc, về vẽ. Về thơ. Đủ thứ. Đủ mọi phương diện. Nói anh ấy không may thì cũng không đúng. Anh ấy đã chọn con đường của anh ấy. Tôi cũng chọn con đường của tôi: làm một người tự do tuyệt đối. Vào thời điểm 1951, tôi cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm. Nhưng tôi muốn được tự do, để sáng tác, vâng thế là tôi đi. Đi cho tới lúc này, ngồi cạnh các anh ở Hannover, vẫn chưa ngừng nhé, (cười). Ông Văn Cao thì ở lại. Việc đánh giá ông ấy, cũng như kết quả đến với ông ấy ra sao thì tôi không dám nói. Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...
Trước hết,
những con số, và "đi", vì đây là "đề tài" của bài viết: Mùa Thu, tháng
Tám, 1945, ba mươi bài kháng chiến, năm trăm năm, sáu năm đầu, mười năm
đoàn kết thực sự yêu nhau, ngót nghét hai chục bài...
Về Văn Cao, bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong Hợp Lưu (trích đoạn): Đêm ấy, trong cuộc tâm tình nghệ sĩ của Văn Cao với những ngư phủ trên Phá Tam Giang, tôi muốn biết một điều mà với tôi là một bí ẩn thuộc về đời ông:
-Tại sao kháng chiến chống Pháp, anh vẫn vẽ, vẫn làm thơ, nhưng người ta không nghe anh hát nữa?
-Hồi nhận viết Tiến Quân Ca, tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát, mà một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng, vào một thành phố, để giết một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến tranh, và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy, thấy còn lại một gia đình mẹ góa con côi. Làm sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát sau đó? Nói về chiến công, hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im lặng, và chỉ viết nhạc không lời.
(Khi Văn Cao mất, báo Time có loan tin, và trích dẫn một câu trong bài Tiến Quân Ca, người viết bài này ghi chú thêm).
Và Hoàng Phủ Ngọc Tường kết luận:... nhưng tôi nghĩ, chỉ có những nghệ sĩ lớn mới nuôi cho mình những bi kịch như vậy.
Những con số: một đêm, một người, một khẩu súng, một thành phố, một việc ấy, một gia đình mẹ goá con côi, những ngày đầu sau chiến tranh.
Về Văn Cao, bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong Hợp Lưu (trích đoạn): Đêm ấy, trong cuộc tâm tình nghệ sĩ của Văn Cao với những ngư phủ trên Phá Tam Giang, tôi muốn biết một điều mà với tôi là một bí ẩn thuộc về đời ông:
-Tại sao kháng chiến chống Pháp, anh vẫn vẽ, vẫn làm thơ, nhưng người ta không nghe anh hát nữa?
-Hồi nhận viết Tiến Quân Ca, tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát, mà một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng, vào một thành phố, để giết một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến tranh, và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy, thấy còn lại một gia đình mẹ góa con côi. Làm sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát sau đó? Nói về chiến công, hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im lặng, và chỉ viết nhạc không lời.
(Khi Văn Cao mất, báo Time có loan tin, và trích dẫn một câu trong bài Tiến Quân Ca, người viết bài này ghi chú thêm).
Và Hoàng Phủ Ngọc Tường kết luận:... nhưng tôi nghĩ, chỉ có những nghệ sĩ lớn mới nuôi cho mình những bi kịch như vậy.
Những con số: một đêm, một người, một khẩu súng, một thành phố, một việc ấy, một gia đình mẹ goá con côi, những ngày đầu sau chiến tranh.
Không ai biết
được, những người chết, "ở bên trong" con số 10 yêu thương đoàn kết.
Khái
Hưng và những đồng chí của ông, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Không phải
chuyện chính trị đảng phái không thôi. Sống, chết. Đi, ở. Văn chương,
nghệ
thuật, âm nhạc, ý thức hệ (quốc cộng), đất nước phân đôi, từ đó. Tâm
trạng
"thiên di" (émigration) bắt đầu từ Mùa Thu.
Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm". Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.
Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm". Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.
"Mặt trời chân lý
chiếu qua tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không
thể thiếu, trong thế giới toàn trị (totalitarian world): Tự thân, thế
giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là ngục tù, khi trên tường nhà giam
dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó, (Kundera,
sđd).
Bằng cung cách
của một người hát rong vượt bực, Phạm Duy có thể cảm
nhận "niềm nủi hổ" của Kafka, khi ông không làm hiện thực chủ nghĩa. Có
thể ông cảm nhận, và "yêu" sự tự do tuyệt đối của ông, vì nó là tinh
thần nghệ thuật hiện đại. Và chủ nghĩa hiện đại là nạn nhân đầu tiên
của chủ nghĩa CS. Cenek, trong "Chuyện Diễu" của Kundera, bị đưa đi tù
vì say
mê hội họa lập thể, "Kẻ Thù Số Một" của "nhân dân", của Cách Mạng.
Kundera không thể nào quên nổi nhà thơ Konstantin Biebl, và thuộc lòng
những vần thơ của ông. Khốn khổ cho thi sĩ, ông là người say mê chủ
nghĩa CS. Được Đảng giao trách nhiệm, làm những vần thơ tuyên truyền,
cuối cùng, để trốn tránh thơ ca, và cách mạng, ông gieo mình từ cửa sổ
căn phòng ông xuống
hè đường Prague, và chết.
America, một cuốn tiểu thuyết kỳ kỳ (curious): Tại sao Kafka, khi đó mới 29 tuổi, lại "đặt để" cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông tại một đại lục ông chưa từng đặt chân tới? Một chọn lựa có chủ đích rõ rệt: Không làm hiện thực chủ nghĩa. Ông cũng chẳng thèm tra cứu, tìm tòi, để che giấu sự "ngu dốt". Ông bịa đặt ý nghĩ của ông, về America, từ những thứ phẩm, ba đồ phổ thông. Hình ảnh America ở trong truyện là từ những clichés. Hứng khởi chính cho nhân vật và tình tiết câu chuyện: mượn đỡ Dickens, nhất là từ David Copperfield (ông thừa nhận điều này, trong nhật ký), Với ông, theo Kundera, nghệ thuật hiện đại: Một sự phản kháng, chống lại sự bắt chước thực tại. Đây có lẽ là lý do tại sao độc giả "chịu không nổi" những tác phẩm cố vẽ lại những nhà giam, những ngày tù đầy, cải tạo. Kundera coi đây là sự khác biệt giữa "thi ca Kafka", trong Vụ Án, với 1984, của Orwell, cũng nói về bắt bớ, tù đầy, và vốn được coi như một tác phẩm chống cộng của một bậc thầy. 1984 là tư tưởng chính trị nguỵ trang dưới hình thức tiểu thuyết, trong đó thiếu những cửa sổ mở sang khu vườn Thuý, thiếu windows.
America, một cuốn tiểu thuyết kỳ kỳ (curious): Tại sao Kafka, khi đó mới 29 tuổi, lại "đặt để" cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông tại một đại lục ông chưa từng đặt chân tới? Một chọn lựa có chủ đích rõ rệt: Không làm hiện thực chủ nghĩa. Ông cũng chẳng thèm tra cứu, tìm tòi, để che giấu sự "ngu dốt". Ông bịa đặt ý nghĩ của ông, về America, từ những thứ phẩm, ba đồ phổ thông. Hình ảnh America ở trong truyện là từ những clichés. Hứng khởi chính cho nhân vật và tình tiết câu chuyện: mượn đỡ Dickens, nhất là từ David Copperfield (ông thừa nhận điều này, trong nhật ký), Với ông, theo Kundera, nghệ thuật hiện đại: Một sự phản kháng, chống lại sự bắt chước thực tại. Đây có lẽ là lý do tại sao độc giả "chịu không nổi" những tác phẩm cố vẽ lại những nhà giam, những ngày tù đầy, cải tạo. Kundera coi đây là sự khác biệt giữa "thi ca Kafka", trong Vụ Án, với 1984, của Orwell, cũng nói về bắt bớ, tù đầy, và vốn được coi như một tác phẩm chống cộng của một bậc thầy. 1984 là tư tưởng chính trị nguỵ trang dưới hình thức tiểu thuyết, trong đó thiếu những cửa sổ mở sang khu vườn Thuý, thiếu windows.
"Không ai có thể
đi xa hơn Kafka, trong Vụ Án. Ông tạo một hình ảnh
"cực kỳ thơ", về một "thế giới cực kỳ không thơ". Bằng thế giới cực
kỳ không thơ, tôi muốn nói, một thế giới trong đó không có chỗ cho tự
do cá nhân, không có sự độc nhất vô nhị: là một cá nhân. Nơi con người
chỉ là dụng cụ của những sức mạnh phi nhân: Thư lại, Kỹ thuật, Lịch sử.
Bằng hình ảnh cực kỳ thơ, tôi muốn nói, không thay đổi yếu tính, cũng
như bề ngoài không thơ, Kafka đã "nắn lại" thế giới đó, bằng sức tưởng
tượng bao la, đầy thi tính của ông."(Kundera, sđd).
K. hoàn toàn bị
vụ án ám ảnh, không lúc nào anh không nghĩ về nó. Tuy
nhiên, trong hoàn cảnh tuyệt vọng như thế đó, đột nhiên, bất thình
lình, có những cửa sổ hé ra đối với anh, dù chỉ một thoáng thôi, nhưng
cho thấy thi tính của thế giới bên ngoài, "sự tự do tuyệt đối", hay chỉ
là một cuộc sống bình thường mà một con người đang bị săn đuổi, tầm nã,
mơ ước? Theo nghĩa đó, 1984 của
Orwell, tự nó, đã gia nhập vào tinh
thần "toàn trị". Nó giản lược (và dậy người ta giản lược cuộc sống của
xã hội bị thù ghét, xã hội CS, thành một bản liệt kê những tội ác của
nó.
Bài phỏng vấn trên "gió đông", khi nhắc đến Văn Cao, những người chủ trương tờ báo có thể chỉ muốn "khoanh vùng" con người hát rong Phạm Duy vào một mùa, Mùa Thu. Tôi không hiểu, Văn Cao, khi đề tặng "Buồn Tàn Thu" cho Phạm Duy, liệu ông có "thấu thị" Phạm Duy sẽ "thoát ra" được và giúp ông gieo nhạc buồn đi khắp chốn?
Bài phỏng vấn trên "gió đông", khi nhắc đến Văn Cao, những người chủ trương tờ báo có thể chỉ muốn "khoanh vùng" con người hát rong Phạm Duy vào một mùa, Mùa Thu. Tôi không hiểu, Văn Cao, khi đề tặng "Buồn Tàn Thu" cho Phạm Duy, liệu ông có "thấu thị" Phạm Duy sẽ "thoát ra" được và giúp ông gieo nhạc buồn đi khắp chốn?
Với tôi, Phạm Duy
hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa
sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần
nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến
còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang
Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc
Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới
bực nào, đối với hai bạn tù...
Nguyễn Quốc Trụ
Comments
Post a Comment