TCS



Chim thiêng hót lời mệnh bạc
L'oiseau sacré chante le destin tragique

Connu avec Pham Duy comme l'un des deux plus grands compositeurs du Vietnam actuel, Trinh Cong Son se veut avant tout poète et chante « les rêves en ruines de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son peuple mais aussi l'éphémère de l'amour et de la beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas sa méditation sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de fractures né du passage des guerres offrent un fond de réinterprétations extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme. L'évidence esthétique du texte fait corps avec l'inexistence de l'être.
Được biết đến cùng với Phạm Duy như là một trong hai nhà soạn nhạc lớn lao nhất của Việt Nam hiện nay, Trịnh Công Sơn tự muốn mình, trước hết, như là một nhà thơ và hát "những giấc mơ điêu tàn của đồng loại". Tác phẩm của ông kể cuộc lưu vong tập thể của dân tộc ông, và về sự phù du của tình yêu và cái đẹp. Từng bước, Trịnh Công Sơn hoàn tất cơn trầm tư của mình về sự khổ đau, những bài ca của ông xoay quanh một nơi chốn tang thương đổ nát do chiến tranh cầy đi cầy lại, và chúng tạo nên một cái nền của những tái diễn giải cực kỳ giầu có, tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Cái đẹp hiển nhiên của bài ca làm bật ra nỗi vô thường của kiếp người.
Le Huu Khoa: Mảng lưu vong [La Part d'Exil]
*
Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã mất.
“Cái từ giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai chữ: Tình Yêu.”
*
 Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...
He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang

Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó

D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.


*

Trong số những bài tưởng niệm TCS, ngay khi ông vừa nằm xuống, nhanh chân lẹ tay nhất, là bài của NQT, theo DT, “Chánh Tổng An Nam”:
Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái :
Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều ...
Nói về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?
*
Tuy nhiên, theo Gấu, cái tay đọc lời bi ai [elegy] tới nhất, về TCS là tay Le Huu Khoa, khi lọc ra chỉ một lời nhạc của TCS:
Chim thiêng hót lời mệnh bạc.
Đúng là cả cuộc đời của TCS gói ghém ở trong câu này.
*

Một người yêu nước, tài năng, có nhân cách lớn lao như Trịnh Công Sơn mà nhiều tác giả ca ngợi trong sách này, cớ sao nhà nước Cách mạng lại đưa đi học tập cải tạo? Bạn bè Trịnh Công Sơn sau giải phóng đa phần là thành phần Cách mạng như các ông Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Duy, Thái Bá Vân sao lại làm lơ khi Trịnh Công Sơn bị bắt đi học tập oan?
Chu Sơn

TCS mà nói là có nhân cách lớn lao, thì sợ hơi bị sai!
Cả cuộc chiến, ông trốn lính, cũng chẳng dám theo đám bạn nhẩy toán, lên rừng làm VC.
Còn bạn bè của ông, thì cũng chỉ đành làm lơ mà thôi. Chính sách nó như vậy rồi, bố ai dám! Bác Hồ kia mà cũng còn chịu thua [vụ bà địa chủ Cát Hanh Long (?)]
Lại còn có chuyện bị bắt đi học tập oan nữa chớ!
Bài viết tiếu lâm quá!
Gấu này cũng rất mê nhạc “Trịnh”, và ‘kính nhi viễn chi’, hồn ai người nấy giữ, về thái độ của ông trong cuộc chiến, nhưng bảo ông là một nhân cách lớn, thì hơi bị nhảm!
Cứ xem thái độ của ông sau 1975 thì biết, đủ thứ nhục với nhà nước, ông đâu dám làm gì khác, ngoài chuyện uống rượu để quên!
Cũng không thể bỏ đi, lại càng thêm nhục.
Không thể trách ông, mà phải chửi nhà nước khốn nạn, vắt chanh bỏ vỏ.
Nếu bảo TCS bị bắt oan đi cải tạo, thì bao nhiêu sĩ quan VNCH bị bắt.. đúng ư?
Trên TV có kể chuyện sinh thời Sáu Dân Hồ Tôn Hiến, mỗi lần rảnh việc triều đình, thường cho vời họ Trịnh tới hầu đờn. Và có lần họ Trịnh kéo theo một bạn thơ. Lần sau, kêu bạn thơ cùng đi, ông lắc đầu, than, thấy mi gân cổ hạc gầy hát lấy ly rượu, thảm quá, tao thà ở nhà còn hơn nhìn thấy bạn mình bị nhục.
Cho tới bây giờ, sự thực mà nói, chúng ta chưa có được một cuốn tưởng niệm nào cho ra hồn về TCS!
Chán thế!
Ba ông làm cuốn sách mới này, thì hai ông là thi sĩ, mà cũng chỉ biết họ Trịnh từ sau 1975, vì là hai thi sĩ Bắc Kít, và những gì hai ông viết, qua bài viết của Chu Sơn cho biết, thì đều là những kỷ niệm ăn nhậu với họ Trịnh. Còn tay còn lại kia, theo Gấu, chỉ là một anh đầu nậu mà thôi. Gấu đã có tí ti kinh nghiệm và kỷ niệm với tay này, lần về lại Đất Bắc, kể đâu đó trên TV, thấy cũng chẳng hay ho gì, xin miễn nhắc lại. Nghe nói đây là một chuyên gia văn học Nga, một “fan” của Bulgakov, đã từng dịch The Master and Margarita, (1) nhưng qua những hành vi, cách cư xử của ông ta, thì khó mà đọc được Bulgakov. Dịch thì dịch vậy, nhưng làm sao hiểu, bởi vì nếu hiểu làm sao cư xử như thế?
(1)
The Master and Margarita (Мастер и Маргарита), which Bulgakov began writing in 1928, is a magic realism satirical novel published by his widow in 1966, twenty-six years after his death, that has led to an international appreciation of his work. The book was available underground as samizdat for many years in the Soviet Union, before the serialization of a censored version in the journal Moskva. It contributed a number of sayings to the Russian language, for example, "Manuscripts don't burn" and "second-grade freshness". A destroyed manuscript of the Master is an important element of the plot, and, in fact, Bulgakov had to rewrite the novel from memory after he burned the draft manuscript of this novel.
The novel is a critique of Soviet society and its literary establishment. The work is appreciated for its philosophical undertones and for its high artistic level thanks to its picturesque descriptions (especially of old Jerusalem), lyrical fragments and style. It is a frame narrative involving two characteristically related time periods and/or plot lines: a retelling of the gospels and a description of contemporary Moscow.
The novel begins with Satan visiting Moscow in the 1930s, joining a conversation between a critic and a poet debating the existence of Jesus Christ and the Devil. It then evolves into an all-embracing indictment of the corruption, greed, narrow-mindedness, and widespread paranoia of Soviet Russia. Published more than 25 years after Bulgakov's death, and more than ten years after Stalin's, the novel firmly secured Bulgakov's place among the pantheon of great Russian writers.
There is a story-within-the-story: A short historical fiction narrative about the interrogation of Yeshua by Pontius Pilate and the Crucifixion.
Wiki
*
Khi TCS mất, Gấu có lẽ là người đầu tiên viết về ông, về lần gặp ông tại Quán Chùa. Lạ, là tất cả những bực bội về lần gặp gỡ đó, về cái giọng Huế đó, sau đều biến thành những ‘chúc phúc’ cho ‘anh cu Gấu’! Nhờ ‘ghét’ giọng Huế của TCS, mà quen được Joseph Huỳnh Văn, và sau này còn quen được vài bạn Huế thật thân thật quí.
*
Những ngày Trịnh Công Sơn
Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy. Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.
Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu. Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá không quân Lưu Kim Cương che chở. Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!
Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.
Xin vĩnh biệt.
Subject: Ve TCS
To:
Chào Ông,
 "...cái ông nhạc sĩ hát rong, nói "Không" với chiến tranh đó, được cả thế giới trân trọng đó, chẳng là cái thá gì cả!"
Ông phán một câu như...Thánh Thán!
Tôi vẫn nghĩ từ lâu nhạc của TCS cũng xoàng như những nhạc phổ thông khác. Nhưng các ông gọi là Văn Nghệ Sĩ trong và ngoài nước cứ xúm lại ca ngợi ...lời hát của TCS. Quả là buồn cho cái cách phê bình thiếu tính chuyên nghiệp.
Kính,
PS: Xin đừng post Email của tôi làm gì. Gây tranh luận vô ích!
Đành phải mạn phép bạn post cái mail lên đây, coi như của một độc giả nào đó. Vì Hai Lúa này cũng muốn viết thêm về TCS nhân "vụ án" PD, và những chấn động tiếp theo mới đây ở trong nước,  Và cũng nhận được vài cái mail về TCS
Tưởng Niệm TCS

TCS vs LS

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates