VTH

     
      Sự lây nhiễm của điều gọi là ngây thơ
    Cách đây 40 năm, Graham Greene viết về điều mà, với từng mùa mưa nắng qua đi, thì nó càng ngày càng giống như 1 câu chuyện kể chung kết –definitive, cuối cùng, dứt khoát - của những nền văn hóa, mâu thuẫn và đụng độ lẫn nhau. Pyle, ở trong Người Mỹ Trầm Lặng thì gần như là 1 sự nhập thân hoàn hảo, quá hoàn hảo, đúng hơn, của sự ngây thơ ở nơi hải ngoại của Mẽo, đầy ứ những thiện ý và những hoà ước về Dân Chủ mà, anh ta từ Công Trường Harward bước xuống và tới Đông Dương chẳng 1 chút nản lòng, và, thay vì vậy thì - một lòng 1 dạ, quyết tâm làm cho thế giới 1 ngày 1 bảnh hơn lên, dù nó có muốn hay không muốn thì mặc mẹ nó.
    Người mà nhờ cơ may, nhìn ra liền cuộc chiến Mít, quả đúng là Graham Greene.
    Mít chết không chỉ vì Cái Ác Bắc Kít, cùng với nó là sự mù tịt về thế giới của cả 1 miền đất, mà còn vì Thiện Ý của Mẽo, và cùng với nó, là điều mà Graham Greene gọi là sự ngây thơ ở hải ngoại của chúng. Những phát giác này, chỉ đến khi đọc Pico Iyer, thì Gấu mới vỡ ra được. Tay này, là 1 đệ tử của GG. Trong 1 bài viết tình cờ Gấu đang dọc nó, trong Tropical Classical, post sau đây đoạn liên quan.
    The Contagion of Innocence
    Forty years ago, Graham Greene wrote what with every passing season feels increasingly like a definitive account of cultures clashing and colluding. Pyle, in The Quiet American, is an almost too perfect embodiment of American innocence abroad, so full of good intentions and treatises on Democracy that he steps from Harvard Square to Indochina without breaking his stride, determined to make the world better, whether the world wants it or not. Yet the man who remarks on his folly-the English journalist Fowler-is, in his way, no less captive to self-delusion, hiding behind an indifference he likes to call "detachment" and failing to acknowledge, even to himself, how deeply he is implicated in the world around him. Where Pyle unseeingly embraces the world, Fowler prides himself on his distance from it. And through it all, at the heart of their struggle, sits enigmatic Phuong, the Vietnamese girl who so gracefully bends to their every need that she seems certain to come out ahead.
    The novel is, of course, in part a parable about faith, and the costs of idealism weighed against those of defeatism. Yet in a deeper sense it is about the contagion of innocence, and how innocence awakens its shadow in everyone it touches. However much he is opposed to Pyle in love and war, Fowler cannot help but take pity on his guileless vulnerability. And the very innocence that proves so debilitating in foreign policy becomes, in the private sphere, almost impossible to resist.
    La contagion de l'innocence
    Il y a quarante ans, Graham Greene écrivait ce qui, avec chaque saison, ressemble de plus en plus à un récit définitif des conflits et des collusions de cultures. Pyle, dans The Quiet American, est une incarnation presque trop parfaite de l'innocence américaine à l'étranger, tellement rempli de bonnes intentions et de traités sur la démocratie qu'il se rend de Harvard Square à l'Indochine sans se décourager, décidé à le veut ou pas. Pourtant, l'homme qui remarque sa folie - le journaliste anglais Fowler - est, à sa manière, non moins captif de l'illusion, se cachant derrière une indifférence qu'il aime appeler "détachement" et ne reconnaissant même pas à quel point il est impliqué dans le monde qui l'entoure. Là où Pyle embrasse le monde sans le savoir, Fowler est fier de son éloignement. Et à travers tout cela, au cœur de leur lutte, se cache l'énigmatique Phuong, la fille vietnamienne qui répond avec tant de grâce à tous ses besoins qu'elle semble certaine de prendre de l'avance.
    Le roman est bien sûr en partie une parabole sur la foi et les coûts de l’idéalisme mis en balance avec ceux du défaitisme. Pourtant, dans un sens plus profond, il s'agit de la contagion de l'innocence et de la manière dont l'innocence réveille son ombre chez tous ceux qu'elle touche. Bien qu'il s'oppose à l'amour et à la guerre de Pyle, Fowler ne peut s'empêcher de prendre pitié de sa vulnérabilité sans faille. Et l'innocence même qui s'avère si débilitante en politique étrangère devient, dans la sphère privée, presque impossible à résister.
    http://www.tanvien.net/Tac_gia_ngoai/Pico_Iyer.html
    Một tên Yankee mũi lõ tới một nơi ở hải ngoại, đầu đầy ắp những ý tưởng về dân chủ và như thế nào, anh ta sẽ dậy một nền văn hóa cũ kỹ, cổ xưa, hết thời rồi một cách bảnh hơn - thì cứ nói huỵch toẹt ra ở đây, đường lối, cách hành xử, lối sống Mẽo. Một tên Hồng Mao đợi anh ta ở đó, bảo vệ chính anh ta, trước cái ý nghĩ khùng điên ba trợn như thế, bằng cách khuyên anh ta đừng để ý đến cái gì hết. Và giữa họ là 1 em Mít thơm như Mít, sẵn sàng nghe hai anh mũi lõ khuyên bảo, và hưởng lợi được, từ cả hai
    "Người Mẽo trầm lặng" của GG, được viết năm 1955, và đặt để ở Việt Nam, lúc đó là nơi đang xẩy ra cuộc nổi dậy của lực lượng bản xứ, chống lại chế độ thực dân thuộc địa của Pháp. Lồng vào, hoặc phủ lên, tam giác tình, là 1 tam giác, với ba đỉnh Mỹ, Âu và Á, với những nhân vật, như là những biểu tượng, những con người bình thường bị lôi cuốn vào đó với những đau thương, nhức nhối của họ. Lạ, là tính tiên tri của cuốn tiểu thuyết….
    Nhưng đó không phải là lý do tôi đọc đi đọc lại “Người Mỹ Trầm Lặng”, như nhiều cuốn khác của GG, và luôn có nó cùng với tôi, như 1 cuốn thánh kinh cá nhân. Rõ ràng là, nếu bạn lang thang trong 1 thành phố Saigon hiện đại, như tôi đã làm, bạn có thể thấy cái tam giác tình của GG diễn ra ở mọi khách sạn khác. Và nếu bạn nghĩ đến Iraq, Afghanistan, và đâu đó, elsewhere, bạn thấy đường ven của cùng 1 câu chuyện.
    Điều cuốn sách thọi tôi, sâu thẳm hơn, riêng tư hơn nhiều. Cuốn tiểu thuyết đòi hỏi mọi người trong chúng ta, muốn cái gì từ 1 nơi chốn hải ngoại, và toan tính gì với nó. Nó chỉ ra, cái ngây thơ và cái lý tưởng có thể làm thịt rất nhiều mạng người, như cái đối nghịch với nó, cái đểu cáng đáng sợ. Và nó nhắc nhở tôi rằng, thế giới thì rộng lớn nhiều so với những ý nghĩ tư tưởng của chúng ta về nó, và như thế nào, người thiếu phụ ở trong cuốn sách, cái cô Phượng, sẽ luôn luôn ở bên ngoài một vòng ôm của 1 tên mũi lõ. Nó còn ôm trọn những mảnh miểng hiểu biết - cái nền của tôi - Á, Anh, Mẽo – vào trong cùng thai đố.
    Bạn phải đọc Người Mẽo trầm lặng, tôi biểu bạn bè của tôi, bởi là vì nó giải thích quá khứ của chúng ta, ở Đông Nam Á, chiếu sáng cái sự hiện diện của chúng ta ở nhiều nơi chốn, và có lẽ, báo trước tương lai của chúng ta nếu chúng ta không để ý.
    Nhìn như thế, thì Diệm bị giết, phần nhiều là do thiện ý của Mẽo, hơn là do Cái Ác Bắc Kít: Nó chỉ ra, cái ngây thơ và cái lý tưởng có thể làm thịt rất nhiều mạng người, như cái đối nghịch với nó, cái đểu cáng đáng sợ.
    Note: Nhờ Bác Gúc, với ứng dụng “dịch”, Gấu có bản tiếng Tây đi kèm nguyên tác tiếng Anh, nhờ vậy mà dịch dọt tứ lung tung, mau lẹ hơn rất nhiều so với trước đây. Cám ơn Bác Gúc 1 phát.
    http://www.tanvien.net/Viet/Grene_by_Monica_Ali.html
    Trường hợp Người Mỹ Trầm Lặng, bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được xây dựng từ từng mỗi viên gạch của nó, như Zadie Smith đã nói tới, về một hệ thống đạo đức được so đo đong đếm đến từng chi tiết. Nó làm Zadie Smith nhớ tới Henry James trong tác phẩm Những Người Âu Châu, nhưng có khác, với Greene, câu chuyện không xẩy ra ở trong một căn phòng, mà là ở trận địa. Có gì là chắc chắn khi lọt vào một trận địa. Độc giả, như Greene, bị đẩy vào trong những cuộc tranh chấp dơ dáy, bẩn thỉu, tởm lợm nhất của thế kỷ, thí dụ như cuộc chiến Việt Nam, và rất nhiều cuộc chiến khác, một khi con người vẫn cứ lăn xả vào nhau, chém giết nhau, cho dù những “nghĩa cả” đã trở nên tối mò mò, chẳng ai còn tin tưởng vào chúng nữa. Những nhân vật của Greene làm bật ra sự bất toàn, tính không thể nào xác định được, của cái gọi là đạo đức, đạo hạnh, sự lẫn lộn, chẳng biết đàng nào mà lần, một khi con người sống ở trong một cuộc chiến không [làm sao] chấm dứt. Nhưng, cho dù vậy, tại Việt Nam, trong Người Mỹ Trầm Lặng, Phượng và tay phóng viên Fowler đã tìm được nhau, đúng là một sự chúc phúc, quá mức mong đợi ít ra là đối với Fowler. Đây đúng là một sự cứu nguy vào phút chót, sắp sửa chìm lỉm thì vớ được sợi thừng cứu mạng!
    “Tôi là một kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như vậy, trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một khi bị ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không thể nào tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà làm nữa!”
    Ở Lò Luyện Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng thiện nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh ta tới, được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam. Anh ta sẽ bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả một trái đất sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh ta về Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về tên thực dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu Mẽo đến cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu thuyết. Cả hai tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có một câu chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá nhân, cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị kỷ, nằm nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và cùng với nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn bà thực, đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà mà Pyle đang chôm từ Fowler.
    Gừng càng già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới của anh chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được xuất bản, đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:
    “Tôi cầu mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi hiểu rất rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh. Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về thế thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo của anh đấy, Pyle ạ.”
    Nhưng theo Zadie Smith [Guardian], Pyle không chịu học. Sau cùng, anh ta cho rằng, niềm tin quan trọng hơn hoà bình, tư tưởng sống động hơn con người. Sự ngây thơ của anh ta, trên bình diện thế giới, chẳng khác gì một thứ chính thống giáo [fundamentalism]. Đọc lại cuốn truyện càng củng cố thêm lên nỗi sợ của Zadie Simith, về tất cả những me-xừ Pyle trên toàn thế giới. Họ đâu có muốn làm cho chúng ta bị thương tổn. Chúng tôi tới với bạn là do thiện ý, do niềm tin, cơ mà? Nhưng chính những me-xừ Pyle này làm chúng ta đau khổ, làm thương tổn chúng ta. Thành quả lớn lao của Greene ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, là cho tên già đểu giả, Fowler, nhân danh “nghĩa cả”, khi chỉ vào đống xác người mà Pyle coi, đó chỉ là biểu tượng. Fowler, và những người như anh ta, đều lý tưởng quá đủ, để mà chứng minh rằng, trên trái đất này, chẳng có một lý tưởng nào xứng đáng để mà lăn xả vào nhau, chém giết lẫn nhau, vì nó. Khi Pyle hỏi Fowler, như vậy, anh tin vào điều chi, “Tôi tin, tin chứ. Tôi tin, mình đang tựa lưng vô tường, và có một họng súng ở đằng kia kìa”. Pyle lắc đầu: “Tôi đâu tính hỏi bạn như vậy”.
    Nhưng tác phẩm của Greene là đúng như vậy đó. Ông mang tới cho người đọc, một hy vọng, thứ hy vọng mà một người quan sát viên dán mắt vào sự kiện đem lại cho chúng ta. Theo nghĩa đó, Greene là tay ký giả bậc thầy. Ông dâng hiến cho chúng ta những chi tiết, và những chi tiết chính chúng, sẽ chiến đấu, trong một cuộc chiến đấu nhằm chống lại những thùng rỗng kêu to, nói rõ hơn, những ý nghĩ, tư tuởng lớn lao, nhưng vô ngã, vô vị, vô hình, vô ảnh, như của Pyle.
    Ruth Franklin trên tờ Người Nữu Ước, tìm ra, Thượng Đế là ở trong những chi tiết, ngược hẳn với Zadie Smith, trên tờ Guardian, bà thấy Ma Quỉ ở trong những chi tiết, khi đọc Greene. Nhưng bà thêm vô, cứu chuộc cũng là từ đó.
    Và có thể, đó cũng là của Greene, như ông từng có lần cầu nguyện, “Một vài người trong chúng ta có thiên hướng tin yêu Chúa. Một vài người khác, có thiên hướng tin yêu con người. Cầu xin làm sao thiên hướng của tôi đừng bị phí phạm”.
    Cầu sao được vậy.
    Nó quả đã không bị phí phạm.
     
     
     
    Cả 1 đất nước với một lịch sử 4 ngàn năm được Thượng Đế thương tình cho có mặt ở trên thế gian này, sau muôn vàn tội ác diệt chủng như thế, là chỉ để mong cho chúng 1 cơ hội nhập chung vào với nhân loại tiến bộ, thay vì vậy, chỉ trong vòng hơn bốn chục năm, lũ Vẹm biến nó thành tro bụi, thành điêu tàn, trên mép bờ huỷ diệt.
    Anna Akhmatova,  the Kneeling Muse, Nữ Thần Thi Ca Sầu Muộn, như Brodsky vinh danh Bà, phán – như được Volkov trích dẫn, trong “Trò Chuyện với Brodsky” - mi phải sống ở Nga, hàng ngày bị cái loa phường khủng bố, thì mới hiểu chủ nghĩa CS là gì.
    Quả đúng là như thế.
    Tất cả những gì mà nhà văn Miền Bắc trước 1975, biết, về thế giới, là qua cái loa phường. Một đấng nhà văn như BNT đâu có biết con số người chết – một vài dân tộc – qua chính sách pha lê hóa xã hội của Xì Ta Lin.
    Thông tin không có, thiếu hụt thông tin dẫn đến mù tịt, khô héo, què quặt về tâm hồn, thiếu luôn cả khả năng tiên tri – nhìn quá cái tầm nhìn hạn hẹp của con người bình thường vs con người nhà văn: Chính cái chiến thắng Miền Nam là cú làm thịt cả nước Mít. Thống nhất đất nước là để chống lại thằng Tẫu, ông Trời trao cho giống Mít sứ mệnh đó, khi cho giống dân này có mặt trên Trái Đất. Cái chết của giống Mít, là khi chu kỳ khép kín lại, lịch sử của nó, là lịch sử chạy thằng Tẫu, mở đường lập nước về phía Nam. Lạy thằng Tẫu 1 phát, mời nó vô nhà, vô giuờng ngủ, cho nó làm vài phát, thế là ô hô ai tai giống Mít!
    Pha lê hóa xã hội được Vẹm Bắc Kít áp dụng cho cả 1 Miền Nam, sau 1975, với những cú đánh tư sản mại bản, vùng Kinh Tế Mới, Trại Tù Cải Tạo, và sau cùng là cả xứ Mít bị pha lê hóa, chỉ còn 1 thiểu số, là những tên như Trọng Lú, chẳng hạn.
     Quoc Tru Nguyen shared a post.
    Note:
    Gide phán, khi nghe tin Gandhi bị làm thịt: Chúa bị đánh bại.
    Gấu, mô phỏng Gide, phán, về cú 30 Tháng Tư 1975: Chúa bị Vẹm bịp.
    Bạn phải nhìn suốt 1 cõi lịch sử xứ Mít, từ lúc Chuá cho có giống Mít ở trên cõi đời này, thì mới hiểu được câu phán của tên khốn kiếp Gấu Cà Chớn.
    Không chỉ cho có giống Mít ở trên cõi đời này, mà Chúa còn cho phép chúng, hay, nói nhỏ nhẹ hơn, vờ cho chúng phạm đủ thứ tội ác, làm cỏ không biết bao nhiêu là giống dân lẻ tẻ khác, lập ra 1 xứ Mít hình chữ S, bằng máu của không biết bao nhiêu những đấng Chàm, Hời, Khờ Me, Chiêm Thành…
    Để làm gì?
    Để ngăn chặn sự bành trướng của con Quỉ Trung Hoa!
    Cái Đẹp và Con Thú
    For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
    (Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
    George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)
    Bùi Ngọc Tấn và Vũ Thư Hiên bị Vẹm bắt, không phải là vì phản động, mà do tranh ăn giữa Vẹm. Bùi Ngọc Tấn còn thú nhận, vụ ông bị bắt là do chính sách pha lê hóa Miền Bắc, nghĩa là tên nào nghi ngờ, là bắt, là giết, nhờ thế mà lấy được Miền Nam. Còn VTH thì ông bố là thư ký riêng của họ Hồ.
    Miền Bắc, theo tôi, chỉ có 1 người xứng đáng là người tù vì lương tâm là Nguyễn Chí Thiện. NQT
    Ngay khi cuốn tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 được rầm rộ đón nhận, ở hải ngoại, là Gấu đã đọc, giới thiệu, và đi 1 đường cảnh cáo, đâu là cái đẹp, đâu là con thú ở thiên đường Miền Bắc. Nói rõ hơn, nếu chấp nhận cái đẹp ở những đấng nhà văn miền Bắc, như BNT, như VTH, thì phải chấp nhận 1 nước Mít của Vẹm như hiện giờ.
    http://www.tanvien.net/ds/ds06_dep_thu.html
    Vũ Thư Hiên is with Dien Le Tai.
    NGƯỜI CỦA LÒNG NHÂN ÁI

    Ở miền Bắc trong thập niên 60 mọi tin tức đều chậm. Tin trong nước, tin thế giới, chậm hết. Tin được kiểm duyệt kỹ, phát từ trên xuống dưới theo đại lý, cấp cao được hưởng nhiều, cấp thấp ít hơn, xuống đến bần dân nó chỉ là cái xác rữa. Thế tất tin ở ngoài lọt vào bên trong những bức tường và hàng rào các trại giam còn chậm hơn rất nhiều.
    Tin Bùi Ngọc Tấn bị bắt đến với tôi chậm tới bốn năm.
    Năm 1971, tôi ở trại cải tạo Tân Lập. Trại này to, nằm trong vùng đồi núi Phú Thọ, gồm trại chính, lớn nhất, và các phân trại cách nhau năm bẩy cây số. Thỉnh thoảng người ta lại xây dựng thêm một phân trại nữa cho tù mới.
    Tù mới lên trại là sứ giả của cuộc sống bên ngoài. Không có tù mới thì tù cũ chẳng thể nào biết ở “ngoài kia” có chuyện gì xảy ra. Tin tức tù mới mang theo cũng chậm rề - trước khi lên trại Trung ương họ thường ở trại tạm giam hoặc trại địa phương vài tháng, có khi một hai năm.
    Một tù mới cho tôi biết anh có gặp ở trại Thuỷ Nguyên một anh tù nhà báo. Anh nhà báo này đứng đắn, chững chạc khác người, được mọi tù nhân kính trọng, ban giám thị cũng vì nể. Tôi hỏi anh nhà báo ấy số chẵn hay số lẻ , anh tù mới bảo: số chẵn, nhưng là tù chính trị, chắc chắn là thế. Hỏi tên thì người kể chuyện không nhớ - trại to, tù đông, không quen trực tiếp thì không nhớ được. Tôi nghĩ ngay đến Bùi Ngọc Tấn, bằng linh tính. Nhà báo, tóc rễ tre thì đúng, nhưng to con thì không phải - Tấn người tầm thước, mập mạp, nhưng không thể gọi là to. Ra tù rồi, tôi mới biết mình luận không sai. Tấn bị bắt sau tôi có mấy tháng, vào đầu năm 1968.
    Xã hội miền Bắc Việt Nam hồi ấy giống như một tu viện dưới quyền một chưởng quản già nua, khắc nghiệt. Trong tu viện này, con người phải từ chối quyền làm người. Con người không được cảm thấy mình là mình, anh ta chỉ là một vật thể bị chiếm hữu, bị nuốt chửng. Con người chỉ có một cái quyền: ấy là ngoan. Người ngoan đông, con người là thế, nó thích ứng được với mọi hoàn cảnh. Nhưng người bướng bỉnh cũng không ít. Tội bướng bỉnh là tội nặng trong xã hội ngoan. Tức là, không có một tội tên là như thế, nhưng bắt đầu bằng sự dám cãi lại bề trên, anh công dân ngây thơ tưởng mình có quyền bướng bỉnh lập tức bị người ta báo cáo lên “trên”, bị người ta kín đáo lập hồ sơ, bị theo dõi. Thế rồi vào một ngày đep trời, căn cứ vào tập hồ sơ đã dày lên theo năm tháng, anh ta bị tống lên xe bịt bùng, ném vào trại giam, để cứ ở đó miết cho đến khi được tha, không được xét xử, không có án. Nếu anh ta còn có thể về được. Nếu anh ta không nằm lại trong một nghĩa trang gió hú. Chuyện ấy thường, chẳng làm ai ngạc nhiên.
    Ðiều làm tôi phân vân không dám tin rằng Bùi Ngọc Tấn đã bị bắt là thế này. Tấn hoàn toàn không thuộc loại bướng bỉnh. Anh hiền lành, nho nhã, sống củ mỉ cù mì, không cãi lại cấp trên, không châm chọc chính quyền, không nói xấu lãnh tụ, không bới móc chế dộ, ăn nói thì cẩn trọng, viết văn thì thuận chiều. Ngoan ngoãn như Tấn mà còn rơi vào tù thì chắc bạn bè tôi, và cả những người tôi quen biết, ắt phải vào tù nhiều lắm. Cứ ngẫm bản thân tôi mà suy ra thì thấy – chẳng cứ phải có hành động chống đối, chỉ cần có ý nghĩ chống đối thôi đã đủ để Ðảng ra tay trừng trị rồi. Mà ý nghĩ của con người ta khó giữ kín lắm, giấu mấy thì giấu, cẩn thận mấy thì cẩn thận, rồi cũng lộ ra thành lời nói, không ở chỗ này thì chỗ kia, không với người này thì người khác. Sau mới biết những người tôi đoán sẽ bị bắt, như Mạc Lân, Dương Tường, Châu Diên, Xuân Khánh, thì lại không bị bắt, mà Bùi Ngọc Tấn lại bị, mới kỳ. Thôi thì cứ đổ mọi sự không giải thích được cho cái số. Chứ biết làm thế nào?
    Cũng có thể luận rằng Tấn bị bắt là do chơi thân với tôi và Hồng Sĩ, trung tá công an, mà cả tôi lẫn Hồng Sĩ đều bị bắt, cùng một tội “xét lại chống Ðảng". Hồng Sĩ bị bắt là do chơi thân với Kỳ Vân. Kỳ Vân bị bắt là vì chơi thân với Hoàng Minh Chính.
    Dưới triều Duẩn-Thọ, cái sự bạn bè chơi với nhau luôn tiềm ẩn hiểm họa. Nhiều người không dám khai ai là bạn thân trong lý lịch (trong bản khai lý lịch có một mục như thế). Cứ khai không có bạn là chắc ăn.
    Tôi kể đầu đuôi câu chuyện chúng tôi bị bắt nó là như thế để nói rằng cái xã hội trong đó chúng tôi sống nó là như thế. Chứ không định nói rằng chúng tôi oan. Lại càng không có định kêu oan với mấy chính trị gia "có ăn tìm đến, đánh nhau bỏ đi", thích chống nạnh vênh váo buông lời phán xét.
    Ông bạn Bùi Ngọc Tấn của tôi trở thành nhà văn phản động chống chế độ đúng là như thế. Không phải bằng văn chương, mà bởi những mối quan hệ bè bạn.
    Chúng tôi quen nhau vào đầu thập niên 60, cái thập niên đầy biến động sau khi Nikita Khrushov cho nổ quả bom chống sùng bái cá nhân trong Ðại hội lần thứ XX Ðảng cộng sản Liên Xô. Quả bom nội bộ Liên Xô làm rung lay tận gốc các quốc gia cộng sản. Chống sùng bái cá nhân chưa phải là chống chế độ cộng sản toàn trị, nhưng là rất đòn nặng giáng vào nó. Những nhà lãnh đạo yêu nền chuyên chính bèn chống lại. Y như bây giờ ta thấy.
    Nếu như Mao sếnh sáng ở Bắc Kinh xướng lên “đại cách mạng văn hóa” để tiêu diệt những kẻ dám hó hé chống mình, thì ở Việt Nam mấy chú Xuân Tóc đỏ tân thời cũng bóp óc chế ra được một thứ tương tự, chúng tôi gọi nó là "tiểu cách mạng văn hóa". Mục tiêu của cái "tiểu cách mạng văn hóa" này là đè bẹp ngay lập tức làn sóng ngầm đòi dân chủ hóa xã hội được khởi lên từ nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm". "Tiểu cách mạng văn hóa" nhằm trước hết vào lớp đảng viên cứng đầu và đám trí thức, kẻ thù tiềm tàng và thường trực của nền chuyên chế ngu dốt. Trong cuộc truy lùng phù thuỷ do Duẩn-Thọ dẫn đầu, những người cầm bút do chính đảng cộng sản đào tạo, cũng trở thành con mồi.
    Không biết khi Bùi Ngọc Tấn trở thành kẻ thù của nhân dân thì anh nghĩ sao, chứ tôi thì tôi ngao ngán lắm. Tôi tiếc mình đã không làm một cái gì hơn những phát biểu bạo miệng cho xứng với sự bỏ tù này. Thật uổng.
    - Mình cũng nghĩ như thế. - Bùi Ngọc Tấn nói với tôi khi chúng tôi gặp nhau tại Sài Gòn năm 1985 - Nhưng nếu làm, thì hồi ấy chúng mình có thể làm được cái gì nhỉ ?
    Chúng tôi chẳng làm được cái gì hết, trừ những lời nói hoà vào tiếng xì xầm của nỗi bất bình âm ỉ. Ðành tự an ủi rằng dù sao mặc lòng làn sóng bất tuân đã gióng lên được tiếng chuông nho nhỏ, cố võ mọi người hãy nghĩ bằng cái đầu của mình, chứ không thể cứ mãi mãi cúi đầu vâng lệnh bọn đầu mục.
    Ðáng mừng là cả hai đứa tôi đều trở về. Có những người trong chúng tôi đã không về nữa. Bùi Ngọc Tấn vẫn y như ngày trước sau sáu năm tù không có án. Vẫn ăn nói nhỏ nhẹ, điềm đạm, vẫn suy nghĩ thâm trầm trong ánh mắt đăm chiêu. Tuy mái tóc dày đã có nhiều sợi bạc, mặt nhiều nếp nhăn, trong mình nhiều bệnh tật - kỷ vật của trại tù khổ sai.
    - Chúng mình sẽ phải viết về những gì chúng mình thấy. - Tấn nói - Trách nhiệm đấy.
    - Hoặc đừng cầm bút nữa. - tôi đồng ý với anh.
    Tôi cặm cụi sưu tầm tài liệu cho cuốn sách của tôi. Nó sẽ phải ra đời, một lúc nào đó.
    Rồi chúng tôi lại mỗi người một ngả, kiếm sống là chính, nhưng không quên chuẩn bị cho cuốn sách dự định. Tôi làm xong cuốn sách của tôi năm 1997. Tấn cho ra “Chuyện Kể Năm 2000”.
    Trong lần gặp ấy, Tấn kể cho tôi nghe chuyện đời tù của anh. Nó cũng tương tự đời tù của tôi, với vài dị biệt. Anh ở trại tỉnh nhiều hơn trại trung ương, bởi vì, như anh đùa: “Tôi chỉ là “xét lại” cấp tỉnh thôi, tôi không được như ông, cấp Trung ương!”. Anh than phiền dạo này cầm đến bút thấy mình bất lực lắm - sự thật cứ ngồn ngộn trước mắt, mà ngòi bút thì ẻo lả, không sinh khí.
    Tôi cũng vậy. Mà với ai mà chả thế - công việc nào bỏ bễ một thời gian dài khi bắt đầu trở lại đều lóng ngóng. Ấy là chưa kể chúng tôi vẫn còn ở trong cái nhà tù lớn. Ở trong đó phải biết sợ. Cái sợ ngáng trở ngòi bút. Nó là con đỉa sống dai, bám chắc. Hồi ấy, năm 1985, chưa có gì hứa hẹn cái chết của nó.
    Tôi hình dung ra phòng văn của Tấn. Một căn phòng không quá hai chục thước vuông, nơi vừa là phòng ăn, vừa là phòng ngủ của cả gia đình - vợ chồng anh và các cháu. Nơi từ nhiều năm thường xuyên diễn ra những cuộc gặp gỡ ồn ào giữa mấy thế hệ cầm bút, những cuộc tranh cãi nghệ thuật khi vui vẻ khi khùng điên bên cạnh giường ngủ của vợ con Tấn, màn đã buông. Nơi Nguyên Hồng lui tới nhiều nhất mỗi khi trở về vùng đất sinh thành của những nhân vật Bỉ Vỏ, Qua Những Màn Tối... Nguyên Hồng nhận xét về Tấn :"Thằng này nó viết dí dỏm ra phết. Cái nhìn của nó cũng thế, tưởng là lờ đờ mà hoay hoáy, hoay hoáy, phát hiện ra những cái mà người khác bỏ qua, hoặc là không thấy được. Mình mà có cái chất của nó hồi trẻ thì phải biết!"
    Những kỷ niệm này được Tấn ghi lại một phần không nhiều trong Một Thời Ðể Mất.
    Tấn bắt đầu văn nghiệp bằng nghề phóng viên. Anh làm ở tờ Tiền Phong, một tờ báo của Ðoàn thanh niên lao động (sau thay đổi tên thành Ðoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Anh đi nhiều, viết nhiều. Những bài báo tầm phơ, tất nhiên. Nhưng những chuyến đi liên miên ấy cho anh chất liệu để viết cái khác - những truyện ngắn, bút ký. Bạn đọc bắt đầu chú ý tới anh bởi cái nhìn sắc sảo, cách biểu hiện dí dỏm. Anh viết cần cù, không nhiều, không nịnh bợ, không tô hồng, biết tránh né. Có những tác phẩm anh viết để đấy, không với mục đích cho xuất bản, chỉ cho vài người bạn thật thân đọc. Những cuốn sách như thế không phải chỉ Bùi Ngọc Tấn có, nhiều người khác cũng có. Cũng không phải tác phẩm gì ghê gớm, bôi đen chế độ chẳng hạn. Chúng chỉ thực, hoặc quá thực. Không biết khi bắt anh công an có thu mất những bản thảo ấy không? Tôi e rằng với cách đọc của đám quan chức mù văn hoá, tội của anh lại nặng thêm.
    Bùi Ngọc Tấn không bỏ bút, đúng như anh nói. Anh cặm cụi viết, và kết quả là hai cuốn sách đã ra đời: Một Thời Ðể Mất, Những Người Rách Việc.
    Nhưng nhiều tình người hơn cả là những dòng anh Viết Về Bè Bạn trong cuốn sách mà các bạn đang cầm trong tay.
    Tôi sẽ không nói về nội dung những chuyện được ghi lại trong sáng tác của Bùi Ngọc Tấn. Cách tốt nhất để hiểu Bùi Ngọc Tấn là đọc anh. Viết Về Bè Bạn là chuyện đời thực, chuyện đời thường của một thời. Là nhân chứng của tình bạn giữa Bùi Ngọc Tấn với Mạc Lân, Dương Tường, Nguyên Bình, Lê Bầu, Hứa Văn Định…, tôi xác nhận những câu chuyện được kể ra trong này không có sự bịa đặt. Bùi Ngọc Tấn chỉ kể thiếu, chứ không thừa. Thực tế phũ phàng của một dĩ vãng chưa xa có thể làm rơi nước mắt người đọc hôm nay.
    Một thời kinh khủng.
    Tự những câu chuyện được kể bằng giọng la đà, không có ý thuyết phục ai, chẳng có ý dạy bảo ai, đôi lúc lạnh lùng, đôi lúc giễu cợt, hiện lên cái nhìn nhân bản, xót xa, đối với con người. Cái nhìn ấy bây giờ sao mà hiếm hoi.
    Sáng tác đầu tiên của Bùi Ngọc Tấn đến với bạn đọc hải ngoại là Người Chăn Kiến, được đăng trong tờ Diễn Ðàn ở Paris. Số phận của người giám đốc bị bỏ tù oan được miêu tả một cách dửng dưng có sức mạnh của tiếng thét bất bình. Anh giám đốc cuối cùng được trả lại tự do, được phục chức, lẽ công bằng có vẻ như đã được lập lại cho anh ta, nhưng ở lúc lẽ ra anh ta phải vui nhất, sướng nhất, thì anh lại lẳng lặng chui vào phòng riêng để làm cái công việc khổ sai kỳ cục mà những tên anh chị lưu manh trong tù bắt anh phải làm, để hạ nhục anh, là đi bắt mấy con kiến và ... chăn chúng. Mặc cho ở ngoài kia người ta liên hoan tưng bừng, anh kiên nhẫn dùng những tấm danh thiếp chặn đường đi của những con kiến trong cái trò chơi vô nghĩa của mình. Ngay cả trong vô thức anh ta cũng không còn là anh ta nữa. Người Chăn Kiến là tiếng kêu cứu cho con người bé nhỏ, con người tội nghiệp, con người dân đen, là lời nguyền rủa cái quyền lực bất nhân không đếm xỉa đến số phận thần dân nằm dưới quyền cai trị của nó.
    Ðược viết mấy dòng về bạn mình, trong lúc bạn còn sống, là một niềm vui.
    Bùi Ngọc Tấn gặp rủi, nhưng vượt qua nỗi bất hạnh của mình, anh may mắn được sống tới hôm nay, để còn có dịp gửi tới bạn đọc ở xa, cũng là bè bạn của anh, tiếng lòng anh.
    Paris, 2004
    Comments
    • Ngô Nhật Đăng Anh đúng là Gấu thật, hồi CK2000 ra đời có người nói : "đột ngột như một con thần long bay lên từ đáy biển". Em phải đặt bọn trẻ bán báo rong gấp 10 lần giá bìa nhưng cũng chỉ là bản photo. Phần đầu đọc thì ok, nhưng phần 2 từ sau khi ra tù thì đã nhận thấy cái gì đó nhưng không cắt nghĩa được. Cám ơn anh nhiều, không riêng BNT mà toàn bộ nhà văn miền Bắc (cả ông già em) đều có "cái gì đó".
  • Baach Ding Bài hay quá, nhất là lời anh phán.
    1
  • Reply
  • 18h

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư