Charles Simic



Thơ Charles Simic

BEDTIME STORY

When a tree falls in a forest
And there's no one around
To hear the sound, the poor owls
Have to do all the thinking.

They think so hard they fall off
Their perch and are eaten by ants,
Who, as you already know, all look like
Little Black Riding Hoods.

Chuyện dỗ ngủ
Khi một cái cây té xuống ở trong rừng
Chẳng có ai ở đó để mà nghe tiếng cây đổ
Thành thử những con cú đáng thương đành phải cáng đáng mọi suy tư

Chúng suy tư khủng quá
Thế là rớt mẹ xuống đất
Và bị lũ kiến làm thịt
Chúng, như bạn quá rành tỏ mọi điều
Tất cả thì giống như
Những cô bé quàng khăn đen.


PRIMER

This kid got so dirty
Playing in the ashes

When they called him home,
When they yelled his name over the ashes,

It was a lump of ashes
That answered.

Little lump of ashes, they said,
Here's another lump of ashes for dinner,

To make you sleepy,
And make you grow strong.

Vỡ Lòng
Thằng bé này dơ quá
Chơi với tro

Khi kêu về nhà
Khi kêu tên nó qua đống tro

Đống tro trả lời

Đống tro nhỏ kia ơi
Họ gọi

Đây có một đống nho nhỏ khác nữa
Dành cho bữa tối

Để cho mi ngủ ngon
Để cho mi chóng lớn



WHISPERS
IN THE NEXT ROOM

The hospital barber, for instance,
Who shaves the stroke victims,
Shaves lunatics in strait-jackets,
Doesn't even provide a mirror,

Is a widower, has a dog waiting
At home, a canary from a dimestore ...
Eats beans cold from a can,
Then scrapes the bottom with his spoon ...

Says: No one has seen me today,
Oh Lord, as I too have seen
No one, not even myself,
Bent as I was, intently, over the razor.

Những tiếng thì thầm
Trong phòng kế bên

Tên thợ cạo bịnh viện, thí dụ,
Kẻ cạo đầu,
Những nạn nhân chết vì đứng tim
Những tên khùng trong những chiếc áo strait-jackets
Đếch thèm ban cho họ 1 tấm gương

Là 1 tên góa vợ, có 1 con chó, đợi hắn ở nhà,
Gần 1 tiệm chuyên bán đồ rẻ tiền…
Con chó chuyên ăn đậu, đóng lon, để lạnh
Rồi đập đập cái đáy lon, với cái muỗng của nó….

Nè, nghe nè,
Đếch ai nhìn thấy Gấu bữa nay
Ôi Chúa ơi là Chúa ơi!
Gấu cũng chẳng nhìn thấy ai, ngay cả chính Gấu
Thằng khốn cúi lom khom
Đưa mẹ cái cổ của nó
Vô lưỡi dao cạo!


POEM

My father writes all day, all night:
Writes while he sleeps, writes in his coffin.
It's nice and quiet in our house.
You can see the specks of dust in the sunlight.

I look at times over his shoulders
At all that whiteness. The snow is falling,
As you'd expect. A drop of ink
Getsburied easily, like a footprint.

I, too, would get lost but there's his shadow
On the wall, like a perched owl.
There's the sound of his pen
And the bottle on the table sunk in thought.

When the bottle empties
His great dark hand
Bigger than the earth
Feels for the moon's spigot


Note: Bài thơ này, nhớ là có 1 tay, trong 1 cuốn tuyển tập những bài phê bình viết về Simic, đi 1 đường rất ư là OK, về bài thơ, tất nhiên, nhưng còn về ông bố của Simic.
Simic cũng đã trải qua cái cảnh chờ bố, khi ông bị Gestapo bắt - như ông bố của Gấu, đi hội họp, làm cách mạng, với 1 đấng học trò, Trùm 1 băng đảng “phản cách mạng”, và bị hắn làm thịt, ông bố của Simic may mắn hơn, được thả…

Có thể nói thơ của Simic, bị ám ảnh bởi những ngày thơ ấu Nazi, và ăn bom, ăn pháo kích…

Bài intro, cho bài thơ Đế Quốc của Những Giấc Mơ, của Milosz, trong cuốn A Book of Luminous Things, là nói về ám ảnh này:

Một giấc mơ có thể biến đổi 1 khoảnh khắc đã từng sống, 1 lúc nào đó, thành 1 phần của ác mộng. Charles Simic, 1 nhà thơ Mẽo gốc Serbia, nhớ lại thời kỳ Nazi đô hộ xứ của ông. Một xen thời thơ ấu được "để trong khuây khoả" - put in relief - như là hiện tại, nhưng đâu còn nữa, nhưng, vào lúc thi sĩ viết, trở lại hoài hoài trong những giấc mơ.
Nói 1 cách khác, nó có 1 hiện tại của riêng nó, theo 1 kiểu mới mẻ nào đó, trong trang đầu tiên của 1 cuốn nhật ký của những giấc mơ. (1)


A dream may transform a moment lived once, at one time, and change it into part of a nightmare. Charles Simic, an American poet born in Serbia, remembers the time of the German occupation in his country. This scene from childhood is put in relief as the present which is no more, but which now, when the poet writes, constantly returns in dreams. In other words, it has its own present, of a new kind, on the first page of a diary of dreams.

EMPIRE OF DREAMS

On the first page of my dream book
It's always evening
In an occupied country.
Hour before the curfew.
A small provincial city.
The houses all dark.
The store-fronts gutted.

I am on a street corner
Where I shouldn't be.
Alone and coatless
I have gone out to look
For a black dog who answers to my whistle.
I have a kind of Halloween mask
Which I am afraid to put on.

Charles Simic



ĐẾ QUỐC CỦA NHỮNG GIẤC MƠ

Ở trang đầu cuốn sách mơ của tôi
Thì luôn luôn là 1 buổi chiều tối
Trong 1 xứ sở bị chiếm đóng.
Giờ, trước giới nghiêm.
Một thành phố tỉnh lẻ.
Nhà cửa tối thui
Mặt tiền cửa tiệm trông chán ngấy.

Tôi ở 1 góc phố
Đúng ra tôi không nên có mặt ở đó.
Co ro một mình, không áo choàng
Tôi đi ra ngoài phố để kiếm
Một con chó đen đã đáp lại tiếng huýt gió của tôi.
Tôi mang theo 1 cái mặt nạ Halloween
Nhưng lại ngại không dám đeo vô.



(1)

Đây là sự khác biệt rất khác biệt, của thơ Simic, và những người như ông, Mẽo di dân, Mẽo tị nạn…. với những tên Mỹ gốc Mít, cũng lưu vong như ông. Thơ của lũ này, cực kỳ nhơ bẩn, theo cái nghĩa, quên mẹ quá khứ, không chỉ quên, mà còn nói ngược hẳn lại, chúng ông vượt qua được Cái Ác, bất cứ Cái Ác, dù Nazi, dù Gulag, dù Ác Bắc Kít rồi!

Thơ của Simic, khi viết về đề tài này, có những bài cực kỳ thê lương, dù chỉ 1 câu thôi.



Peter Stitt, trong “Imagination in the Ascendant: Charles Simic's Austerities", in trong Essays on the Poetry, phán: Simic nổi tiếng vì cái trò “chỉ là đồ chơi”, với cái độc ác của con người , Simic is famous for his handling of human cruelty.
Và ông dẫn chứng bằng bài thơ trên, Nan Đề, tạm dịch Rough Outline.
Gấu rất s thơ Simic, thời gian đầu đọc ông. Bây giờ thì quen, hoặc bớt sợ rồi!
Bạn đọc bài thơ sau
đây mà chẳng thấy sợ sao?
Một tay phê bình phán:
Charles Simic là một câu [C.S. is a sentence)
Quả thế thật:
Touching me, you touch
The country that has exiled you
The Wind
Cả bài thơ, chỉ có mỗi một câu.
Gió
Đụng ta, mi đụng
Cái xứ sở đã đầy mi lưu vong


Simic không thể quên Đế Quốc của Giấc Mơ, chúng ta không thể quên…  Cái Ác Bắc Kít, nhờ ông! Nhiều bài thơ của ông, đọc 1 phát, là ra xứ Mít, khủng khiếp thế. Thí dụ bài Vila del Tritone, mà, nhờ Lisa Sack Gấu nhận ra, đây chính là tình cảnh của Gấu, khi trở lại Sài Gòn, hoặc Hà Nội...

Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.


Simic
In Rome, on the street of that name,
I was walking alone in the sun
In the noonday heat, when I saw a house
With shutters closed, the sight of which
Pained me so much, I could have
Been born there and left inconsolably. 
The ochre walls, the battered old door
I was tempted to push open and didn't,
Knowing already the coolness of the entrance,
The garden with a palm tree beyond,
And the dark stairs on the left.
Shutters closed to cool shadowy rooms
With impossibly high ceilings,
And here and there a watery mirror
And my pale and contorted face
To greet me and startle me again and again.
"You found what you were looking for,"
I expected someone to whisper.
But there was no one, neither there
Nor in the street, which was deserted
In that monstrous heat that gives birth
To false memories and tritons.
Charles Simic
VIA DEL TRITONE
Ở Rome, trên con phố cũng có tên đó
Tôi đi bộ một mình trong ánh mặt trời
Nóng ban trưa, và tôi nhìn thấy một căn nhà
Những tấm màn cửa thì đều đóng,
Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.
Tường màu gạch son, cửa cũ, rệu rạo
Tôi tính đẩy cửa, nhưng không làm
Biết rõ cái lạnh lẽo sau cánh cửa, lối dẫn vào căn nhà,
Căn vườn với 1 cây sồi quá nó,
Và những cầu thang u tối ở phía trái.
Rèm cửa đóng dẫn tới những căn phòng lờ mờ
Trần hơi bị thật là cao
Và đâu đó, là một cái gương long lanh nước
Và khuôn mặt của tôi nhợt nhạt, méo mó
Ðón chào tôi, và làm tôi giật mình hoài
"Mi kiếm ra cái mà mi tính kiếm?"
Tôi uớc ao có ai đó thì thào
Nhưng làm đếch gì có một ai
Ðếch có ai, cả ở trên con phố hoang vắng
Vào cái giờ nóng khùng điên
Làm đẻ ra những hồi ức dởm
Và những con quái vật nửa người nửa cá
One poem is unlike any I've ever read-if it had appeared in the lineup, I might not have recognized it as Simic's. "Via Del Tritone" juxtaposes no surreal images. It begins simply: 
In Rome, on the street of that name,
I was walking alone in the sun
In the noonday heat, when I saw a house
With shutters closed, the sight of which
Pained me so much, I could have
Been born there and left inconsolably.
Simic goes on to describe the interior, as he imagines it, a garden with a palm tree, dark stairs leading to cool rooms with high ceilings. "'You found what you were looking for,' / I expected someone to whisper." Never, in his previous work, has Simic expressed the pain of his exile in such a straightforward way. His outsider's status was always an advantage, teaching him that life was unpredictable and that anything might happen, as the antic careening of his poetry suggests. In this poem his pain and loss blossom like the most fragile of tea roses. He hasn't found what he was looking for. How can you reclaim a childhood that never was? Simic, unlike Nabokov, has no Eden to recall. His are "false memories," phantasms of heat. And as the war rages on in the place where his childhood should have been, salvage becomes less possible. The poet's cries flutter up from the page: "Help me to find what I've lost, / If it was ever, however briefly, mine."
Lisa Sack: Charles the Great: Charles Simic’s A Wedding in Hell 
Bài thơ này thật khác với những bài thơ của Simic. Không có sự trộn lẫn những hình ảnh siêu thực.
Via Del Tritone mở ra, thật giản dị:
Ở Rome, trên con phố cũng có tên đó
Tôi đi bộ một mình trong ánh mặt trời
Nóng ban trưa, và tôi nhìn thấy một căn nhà
Những tấm màn cửa thì đều đóng,
Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.
Sau đó, tác giả tiếp tục tả bên trong căn nhà, như ông tưởng tượng ra…Chưa bao giờ, trong những tác phẩm trước đó, Simic diễn tả nỗi đau lưu vong một cách thẳng thừng như ở đây. Cái vị thế kẻ ở ngoài lề luôn luôn là lợi thế, nó dạy ông rằng đời thì không thể tiên liệu trước được và chuyện gì cũng có thể xẩy ra. Ở đây, nỗi đau, sự mất mát của ông nở rộ như những cánh trà hồng mảnh mai nhất. Ông làm sao kiếm thấy cái mà ông kiếm, một tuổi thơ chẳng hề có? Simic, không như Nabokov, chẳng hề có Thiên Ðàng để mà hồi nhớ. Chỉ là hồi nhớ dởm, do cái nóng khùng điên tạo ra. Và chiến tranh tàn khốc xẩy ra ở cái nơi đáng lý ra tuổi thơ xẩy ra, làm sao có cứu rỗi? Và tiếng la thét của nhà thơ vọng lên từ trang giấy:
Hãy giúp tôi tìm cái mà tôi đã mất/Cho dù nhỏ nhoi, cho dù chốc lát, cái tí ti đã từng là của tôi.
Bài này, đọc lại, tuyệt thật.
NQT [20.6.2013]

B
ài này, thì đúng là quang cảnh ngày 30 Tháng Tư 1975

CAMEO APPEARANCE
I had a small, nonspeaking part
In a bloody epic. I was one of the
Bombed and fleeing humanity.
In the distance our great leader
Crowed like a rooster from a balcony,
Or was it a great actor
Impersonating our great leader?
That's me there, I said to the kiddies.
I'm squeezed between the man
With two bandaged hands raised
And the old woman with her mouth open
As if she were showing us a tooth
That hurts badly. The hundred times
I rewound the tape, not once
Could they catch sight of me
In that huge gray crowd,
That was like any other gray crowd.
Trot off to bed, I said finally.
I know I was there. One take
Is all they had time for.
We ran, and the planes grazed our hair,
And then they were no more
As we stood dazed in the burning city.
But, of course, they didn't film that.
Charles Simic
Cameo Apperance: Sự xuất hiện của 1 nhân vật nổi tiếng, trong 1 phim….
CAMEO APPEARANCE
Tớ có cái phần nhỏ mọn, không nói
Trong cuốn sử thi đầy máu của dân tộc tớ.
Tớ là một trong cái nhân loại
Bị bom, oanh tạc, pháo kích, và bỏ chạy té đái!
Từ xa, vị lãnh đạo của chúng tớ lúc đó, hình như là Sáu Dân thì phải
Gáy như 1 con gà trống, từ ban công dinh Độc Lập
Hay là thằng khốn nào đóng vai Sáu Dân vĩ đại?
“Tớ đó”, tớ nói với lũ con nít
Tớ bẹp dí, giữa một người đàn ông
Hai tay băng bó, cùng giơ lên
[Sao giống TCS quá, khi chào mừng Sáu Dân,
sau khi ca Nối Vòng Tay Lớn?]
Và một bà già miệng há hốc
Như thể bà muốn chỉ cho coi một cái răng của bả.
Đau thật. Nhức nhối thật.
Hàng trăm lần, tớ coi đi coi lại You tube,
Không chỉ 1 lần
Liệu họ nhận ra tớ không nhỉ,
Trong cái đám đông ở Dinh Độc Lập bữa đó?
Thì cũng như mọi đám đông xám xịt,
Bè lũ Cách Mạng 30 Tháng Tư,
Đứa nào cũng có 1 cái băng đỏ ở cánh tay!
Thôi đi ngủ, tớ sau cùng phán
Tớ biết, có tớ ở đó.
Một cú [cameo appearance]
Họ đâu có thì giờ, 1 cú là đủ rồi.
Chúng tớ chạy, và những chiếc trực thăng thổi tóc chúng tớ,
Như muốn giật chúng ra khỏi đầu.
Và rồi chẳng còn gì hết
Chẳng còn máy bay trực thăng
Khi chúng tớ đứng bàng hoàng trong Sài Gòn bốc cháy.
Nhưng, tất nhiên, lũ khốn VC có bao giờ cho nhân loại coi cảnh này!
Hà, hà! 
Bài Đọc Lịch Sử, tả cảnh ông cụ Gấu bị làm thịt thời kỳ bắt đầu Cách Mạng Vẹm, 1945


READING HISTORY (1)
for Hans Magnus
At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet. 
With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow. 
How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back, 
Someone who is walking away from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders, 
Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.

Đọc Sử Ký
Gửi Hans Magnus
Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời! 
Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó 
Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai
Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ 
GCC đọc bài này, là lại nhớ tới ông cụ của Gấu, bị chính 1 đấng học trò của ông, cho đi mò tôm.
Ở bên đó, ông sẽ nghĩ về Gấu, như là 1 tên Bắc Kít khốn nạn, hay là 1 tên Bắc Kít đã được Miền Nam… thuần hóa?




Note: Cũng sách xon. Cùng tay biên tập Tuyển Tập Thơ, Edward Mendelson. Gấu thực sự choáng khi biết Auden còn là 1 tay điểm sách, tác giả, phê bình. Đọc loáng thoáng, trong bài viết về Pope: Bài thơ bảnh nhất, độc nhất, đối với tôi, của Pope, thất bại, là bài An Essay on Man. Nhưng thất bại, đấy, vưỡn có những dòng thần sầu…
Thế rồi Auden nói vào tai Gấu, câu thơ thần sầu của Pope:
Die of a rose in aromatic pain: Chết của 1 bông hồng, trong cơn đau thơm lừng.
Bài về C.P. Cavafy, 1 “gay”, như ông, cũng thật tuyệt:
C. P. CAVAFY
Ever since I was first introduced to his poetry by the late Professor R. M. Dawkins over thirty years ago, C. P. Cavafy has remained an influence on my own writing; that is to say, I can think of poems which, if Cavafy were unknown to me, I should have written quite differently or perhaps not written at all.
30 năm trôi qua, kể từ khi được biết tới ông, qua giáo sư đã mất R.M. Dawkins, Cavafy ảnh hưởng lên cái viết của riêng tôi, điều này có nghĩa:
Tôi nghĩ đến những bài thơ mà giả dụ rằng, tôi không biết Cavafy là ai, thì tôi sẽ viết 1 cách khác hẳn, hay có lẽ, đếch viết ra!
Ui chao, thần sầu. Mít cứt đái, đếch thằng nào có Thầy, làm sao viết nổi 1 dòng đơn giản như thế! NQT

Re: Auden sửa thơ.
Trong bài Giới thiệu Tuyển Tập Thơ của Auden, tay biên tập khuyên chúng ta:
Probably the best way to get to know Auden's work is to read the early versions first for their greater immediate impact, and the revised versions afterwards for their greater subtlety and depth. For most readers this book will be a First Auden, and the later collections are recommended as a Second.
Cách tốt nhất, làm quen Auden, là đọc những bài thơ đầu, sau đó, đọc thơ sửa, tinh tế hơn, sâu lắng hơn...

Những dòng mà Edward Mendelson viết về sự sửa thơ của Auden, quái làm sao, “mắc mớ gì đó”, với thái độ không sửa thơ, và thái độ, không “viết lại”, hay “lại viết”, sau khi ra tù VC
Most criticism, however, has taken a censorious view of Auden's revisions, and the issue is an important one because behind it is a larger dispute about Auden's theory of poetry.
In making his revisions, and in justifying them as he did, Auden was systematically rejecting a whole range of modernist assumptions about poetic form, the nature of poetic language, and the effects of poetry on its audience. Critics who find the changes deplorable generally argue, in effect, that a poet loses his right to revise or reject his work after he publishes it-as if the skill with which he brought his poems from their early drafts to the point of publication somehow left him at the moment they appeared, making him a trespasser on his own work thereafter. This argument presupposes the romantic notion that poetic form is, or ought to be, "organic," that an authentic poem is shaped by its own internal forces rather than by the external effects of craft; versions of this idea survived as central tenets of modernism. In revising his poems, Auden opened his workshop to the public, and the spectacle proved unsettling, especially as his revisions, unlike Yeats', moved against the current of literary fashion. In the later part of his career, he increasingly called attention in his essays to the technical aspects of verse, the details of metrical and stanzaic construction-much as Brecht had brought his stagehands into the full view of the audience. The goal in each case was to remove the mystery that surrounds works of art, to explode the myth of poetic inspiration, and to deny any special privileges to poetry in the realm of language or to artists in the realm of ethics.
Critics mistook this attitude as a "rejection" of poetry…
Cái câu Gấu gạch dưới, giải thích thái độ của TTT, khi không viết nữa, và nó mắc mớ tới vấn đề đạo hạnh của nghệ sĩ.

Bài thơ hiển hách nhất của Auden, với riêng Gấu, và tất nhiên, với Brodsky – ông đọc nó khi bị lưu đầy nội xứ ở 1 nông trường cải tạo, và khám phá ra cõi thơ của chính ông! – là bài tưởng niệm Yeats
In Memory of W B. Yeats
(d.January 1939)
Bạn thì cũng cà chớn như chúng tớ: Tài năng thiên bẩm của bạn sẽ sống sót điều đó, sau cùng;
Nào cao đường minh kính của những mụ giầu có, sự hóa lão của cơ thể.
Chính bạn; Ái Nhĩ Lan khùng đâm bạn vào thơ
Bây giờ thì Ái Nhĩ Lan có cơn khùng của nó, và thời tiết của ẻn thì vưỡn thế
Bởi là vì thơ đếch làm cho cái chó gì xẩy ra: nó sống sót
Ở trong thung lũng của điều nó nói, khi những tên thừa hành sẽ chẳng bao giờ muốn lục lọi; nó xuôi về nam,
Từ những trang trại riêng lẻ và những đau buồn bận rộn
Những thành phố nguyên sơ mà chúng ta tin tưởng, và chết ở trong đó; nó sống sót,
Như một cách ở đời, một cái miệng. 
Thời gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp, 
Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng. 
Thời gian với nó là lời bào chữa lạ kỳ
Tha thứ cho Kipling và những quan điểm của ông ta
Và sẽ tha thứ cho… Gấu Cà Chớn
Tha thứ cho nó, vì nó viết bảnh quá!

Trong ác mộng của bóng tối
Tất cả lũ chó Âu Châu sủa
Và những quốc gia đang sống, đợi,
Mỗi quốc gia bị cầm tù bởi sự thù hận của nó;
Nỗi ô nhục tinh thần
Lộ ra từ mỗi khuôn mặt
Và cả 1 biển thương hại nằm,
Bị khoá cứng, đông lạnh
Ở trong mỗi con mắt
Hãy đi thẳng, bạn thơ ơi,
Tới tận cùng của đêm đen
Với giọng thơ không kìm kẹp của bạn
Vẫn năn nỉ chúng ta cùng tham dự cuộc chơi
Với cả 1 trại thơ
Làm 1 thứ rượu vang của trù eỏ
Hát sự không thành công của con người
Trong niềm hoan lạc chán chường
Trong sa mạc của con tim
Hãy để cho con suối chữa thương bắt đầu
Trong nhà tù của những ngày của anh ta
Hãy dạy con người tự do làm thế nào ca tụng.
February 1939
W.H. Auden

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư