30. 4. 2013





*

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho và những băn khoăn về đất nước (1)
NTN bạn học Chất, em TTT. Gấu gặp ông ở nhà bạn Chất. Đã từng nổi tiếng từ khi còn đi học, 1 trong những ông Trùm, Tổng Hội Sinh Viên, cùng với Lê Hữu Bôi, ông này bị VC làm thịt trong vụ Mậu Thân.
Nghe bạn Chất kể, có lần tới nhà, vô phòng TTT, thấy cuốn La Nausée, bèn hỏi muợn, ông anh nhà thơ bật cười, “cậu” đọc gì thứ này?
Gấu khác, đếch hỏi, mà chôm. Lần thấy cuốn Mác Xít, collection “que sais-je”, mê quá, chôm liền. Về đọc. Hóa ra ông anh mang từ Hà Nội vô, ghi chú tùm lum, toàn bằng tiếng Tây!
Hãi quá!
Cuốn Mác xít vỡ lòng của Gấu.
Gấu cũng có 1 kỷ niệm về ông chánh án Mẽo gốc Mít. Lần qua Cali, gặp đúng dịp hô hào thành lập cây cầu nổi, 1 người trong ban tổ chức là bà con NDT. Bèn có 1 bàn dành riêng. Cũng là lần thi sĩ Nguyễn Tôn Nhan ghé Mẽo chơi, chuyến đi do Khanh Râu bảo lãnh & đài thọ. Có cả VTD trong ban tổ chức. Thấy Ngài Chánh Án, VTD bèn kéo Gấu tới giới thiệu.
Gấu Cà Chớn gặp bạn cũ, mừng quá, la lớn, Nho, mày đó hả? Nhớ tao không, Trụ đây, bạn Chất, em TTT đây!
Ông Chánh Án mặt lạnh như tiền, bỏ đi một nước!
Cũng 1 thứ cực kỳ tinh anh Bắc Kít.
Role Model!
Và cái phần não bị thiến, thì được... bù vô, nhờ 30 ngàn đô Mẽo:
Ông Nho cho biết khi được bổ nhiệm chức chánh án, ông chọn làm việc ở quận Cam, dù nếu xin làm chánh án ở Los Angeles lương sẽ cao hơn ở quận Cam $30,000 mỗi năm. Ông xin làm ở quận Cam vì “muốn gần gũi với cộng đồng” và nghĩ rằng sự có mặt của ông “sẽ có nhiều ý nghĩa hơn cho người Việt tị nạn”.
Bạn của băng Cờ Lăng, thì cũng phải có tí mùi Cờ Lăng chứ?
Cũng là muốn gần gũi với cộng đồng!
Giá mà Người vờ cái chi tiết 30 ngàn đô, thì óc lại đủ, đếch thiếu, hụt, hay bị thiến!
Mà làm sao mà vờ cho được cơ chứ?
Bất giác lại nhớ BHD.
Em lắc đầu nói, Gấu không làm được việc đó đâu.
Ấy là cái việc khệ nệ vác gạo đến nhà ông già vợ tương lai, mỗi lần Sài Gòn rục rịch đảo chánh!
[Đi xuống phố. Về nhận mail của 1 độc giả, hỏi ngược lại Gấu, mi có chắc có cú 30 ngàn đô không? Hay cũng “ngụy tạo” như vụ đầu độc tù Phú Lợi?
Thua, không sao trả lời!
Tuy nhiên, xin thưa rằng, có hay không có cũng đếch được nói ra. Có, càng đếch được quyền khoe.
Càng khoe càng nhục.
NQT]
*

Vương Trùng Dương & NQT
Note: Cái ngón tay của K. râu, đang đậy chai rượu, mới thấy thương làm sao!
NTN đang lặng lẽ thưởng thức, rượu dành cho VIP (1)
Nhè ông chánh án Mẽo mà mày tao chi tớ thì láo quá, thật!
Gấu còn 1 kỷ niệm nữa, cũng dính tí tới Ngài Chánh Án mũi tẹt, cũng thú lắm. Cái này là do bạn Tín, Trần Trung Tín, trong Thất Hiển kể, và nó liên quan cục [le bossu] Toán, của Gấu.
Cái vụ Chánh Án Mẽo gốc Mít, từ chối 30 ngàn, để được gần gụi cộng đồng, làm Gấu nhớ đến truyện Thi Thành Hoàng mở ra bộ Liêu Trai: Làm phúc mà tính toán thì đếch được thưởng!
Nhưng chuyện Gấu gặp bạn cũ mừng quá bèn mày tao loạn cả lên, thì làm Gấu lại nhớ lần bỏ đất Bắc vô Nam, lúc nào cũng có trong đầu hình ảnh 1 thằng bạn thân đi trước, và nghĩ thầm tao mày mà gặp lại nhau chắc sướng điên lên được!
Gặp lại thực.
Tình cờ ở ngoài đường.
 Bạn giơ tay “hi” mà tiếng rồi dọt mất tiêu!
Cú diễn tập, sửa soạn cho những cú bạn quí chơi Gấu sau này!
Chả là Gấu vô trễ, đến trường trình diện; khi đó trường Nguyễn Trãi, Hà Nội di cư, bị xoá sổ, biến thành Hồ Ngọc Cẩn, hình như vậy. Gặp tay Tổng Giám Thị dã man, bắt học lại lớp cũ, tức Đệ Lục, thay vì cho lên lớp mới, lý do, mày vô trễ, khai trường cả mấy tháng rồi.
Do tiếc 1 năm học, Gấu nhảy ra trường tư, quen cả 1 băng, trong có NKL. Nhưng giá mà được học HNC thì đã quen bạn Chất từ hồi đó rồi. Phải đến khi bạn Chất thi rớt phải ra trường tư học, rồi đậu Tú Tài I, lại được vô Đệ Nhất Chu Văn An, Gấu mới quen anh. Đám Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Quốc Sủng, Phạm Năng Cẩn… là bạn Hồ Ngọc Cẩn của Chất.


*
DTH @ Paris

*
“Thánh Đường của Con Tim”, cuốn sách được dịch qua tiếng Tẩy của Dương Thư Hương, 2011, sau “Đỉnh Cao Chói Lọi”, 2009.
“Ta đã tháo vít pho tượng Bác H. cho nó lật nhào xuống đầu lũ Bắc Bộ Phủ”!


*

Hongkong, 29 tháng Tư, 2005.
Ba mươi năm trước tôi thật may khi chụp được tấm hình ghi lại cảnh tượng Sài Gòn rơi vào tay VC trong lúc trực thăng Mỹ bốc người từ mái tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Nhưng, như rất nhiều điều về cuộc chiến VN, chuyện tưởng vậy mà không phải vậy. Nói rõ hơn, bức hình không chụp từ trên mái Tòa Đại Sứ, mà từ mái một building, ở trung tâm Sài Gòn, nơi đám đầu sỏ CIA trú ngụ.
Đó là ngày Thứ Ba, 29 Tháng Tư, 1975. Tin đồn về chuyến di tản chót ra khỏi Sài Gòn thì đã có từ mấy tuần lễ trước. Hàng ngàn người, người Mỹ dân sự, người Việt, và người thuộc các nước thứ ba, sẽ được máy bay chở hàng hoá bốc đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, và sẽ hướng tới những căn cứ của Mỹ như ở Guam, Okinawa, hay đâu đó. Mọi người đều biết quân đội Bắc Việt đang xiết vòng vây quanh thành phố, và việc thất thủ chỉ còn là ngày một ngày hai. Vào khoảng 11 giờ sáng, một cú điện thoại từ Brian Ellis, trưởng phòng CBS, người lo việc phối hợp trong công tác di tản đám báo chí ngoại quốc. Lên đường!
Điểm tụ tập là trên đường Gia Long, đối diện nhà thương Grall, xe buýt sẽ bốc người từ đó. Mật hiệu di tản là trên Đài Phát Thanh Quân Đội Mẽo là một mẩu tin thời tiết, “thời tiết lúc này là 105 độ và còn tăng”, tiếp theo là tám nốt nhạc, bài Giáng Sinh Trắng,
Đừng hỏi thằng ngu nào nghĩ ra một mật hiệu như thế. Chẳng có gì là bí mật tại thành phố Sài Gòn vào những ngày như thế này, và bất cứ người Việt nào, ngay cả con chó của người đó, cũng biết, đây là một mật hiệu. (1)


*


*


Hình chụp năm 2003. Đài tưởng niệm chưa hoàn tất.
Cũng là lần gặp lại bạn Quyên. Và bạn đưa vội ra đây, chụp mấy bức làm kỷ niệm, lúc đó trời cũng đã tối.
Về lại Canada, bạn sốt sắng, để tao, để tao. Bạn lại nghĩ về bằng ngả phi trường LAX, trong khi phi trường John Wayne, Quận Cam. Ngay kế đó, chỉ đi chừng 15 phút. Vậy mà cả hai cứ tỉnh bơ đi, dọc đường mải nghe mãi, lèm bèm mãi, về tiếng hát Lệ Thu qua cái băng mới mua.
Quyên, trung tá hải quân thì phải. Anh thi rớt Tú Tài Hai, hình như thế, bèn ra Nha Trang học nghề lái thuyền. Thuyền của anh dính trấu vụ Vũng Rô. Nhớ đại khái.
Gặp lại anh, là nhờ cái tin đăng trên Người Vịt, nhà văn NQT ghé thăm Quận Cam.



*

Bức hình này, là do HKP khi đó làm TTK tờ Người Việt, cho “đi”.
Nghe nói Ông Số 2 bực lắm.

*

*



Sài Gòn còn làm tôi ngạc nhiên bởi những thứ không đâu trên trái đất này có được. Lần đầu tiên nghe Khánh Ly hát nhạc phản chiến, trái tim tôi muốn vỡ. Những mảnh vỡ lạnh và sắc, ủ ê, xiêu đổ, tan hoang.
- Mỗi người, ông và nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh bụi bay mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó, nàng luôn miệng nói đùa và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không ông?

Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]

Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt, trở về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau nói về người đàn bà.

Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
*
Đoạn ngay trên, về chủ nghĩa Mác, về nước Nga, về thế kỷ hung bạo, qua hình ảnh của Lara, mà chẳng tuyệt vời sao?

Tôi hay lui tới khu nhà kia và thường gặp nàng ở đó. Nàng còn là một thiếu nữ, một cô bé, nhưng đã có thể đọc thấy trên vẻ mặt và ánh mắt nàng tư tưởng căng thẳng, nỗi lo âu của thời đại Tất cả các đề tài của thời đại, toàn bộ nước mắt và sự hờn giận của thế kỷ, tất cả những thôi thúc, toàn bộ nỗi thù hằn chồng chất và niềm kiêu hãnh của thời đại đều được ghi trên khuôn mặt và trong dáng điệu của nàng, trong sự pha trộn giữa tính ngượng ngùng thanh tân và sự cân đối táo bạo của nàng. Có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ. Ông phải đồng ý với tôi rằng đó không phải là chuyện tầm thường. Đó là thứ giống như một thiên chức, một phẩn thưởng quý giá. Phải có cái đó từ lúc bẩm sinh, phải có quyền mới được hưởng cái đó.
*
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ". (1)
30 Tháng Tư mà nghe Mưa Sài Gòn, thì cũng được

I wanna know, have you ever seen the rain
Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

Cái hồn của văn chương Việt Nam... D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều.
Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn....



Elegy
I open the first door.
It's a large sunlit room.
A heavy car passes in the street
and makes the porcelain tremble. 
I open door number two.
Friends! You drank the darkness
and became visible. 
Door number three. A narrow hotel room.
Outlook on a backstreet.
A lamp sparking on the asphalt.
Beautiful slag of experiences. 
Bi Khúc
Tôi mở cánh cửa thứ nhất
Một căn phòng rộng, rạng rỡ ánh mặt trời
Một chiếc xe hạng nặng chạy ngoài đuờng
Chiếc bình sành rung rinh 
Tôi mở cửa số hai
Bạn! Bạn uống bóng đen
Và trở thành nhìn rõ mồn một 
Cửa số ba. Một căn phòng khách sạn chật hẹp
Nhìn ra con phố sau
Một ngọn đèn loé lên trên mặt đường nhựa
Cái gỉ sét tuyệt vời của kinh nghiệm.

To Friends Behind a Frontier
I
I wrote so meagerly to you. But what I couldn't write
swelled and swelled like an old-fashioned airship
and drifted away at last through the night sky.
2
The letter is now at the censor's. He lights his lamp.
In the glare my words fly up like monkeys on a grille,
rattle it, stop, and bare their teeth.
3
Read between the lines. We'll meet in 200 years
when the microphones in the hotel walls are forgotten
and can at last sleep, become trilobites.
 
Gửi những người bạn ở đằng sau biên giới
1
Tôi viết bèo bọt cho bạn. Nhưng điều mà tôi không thể viết
Thì lại thật là bảnh bao, như chiếc máy bay kiểu cổ, thời VNCH
Biến mất vào màn đêm cuối
Của một ngày cuối
2
Thư bây giờ ở trong tay 1 tên Cớm VC
Hắn thắp ngọn đèn
Dưới ánh đèn chói chang, những từ của tôi thì giống như
những con khỉ ở hàng rào Sở Thú
Chúng nhảy loi choi trên hàng rào, và nhe răng ra.
3
Đọc giữa những con chữ. Chúng mình sẽ gặp nhau vào 200 năm
Khi những chiếc micrô ở tường khách sạn thì đã bị quên lãng
Và sau cùng, có thể ngủ, và trở thành những con vật tiền sử.
Tomas Transtromer: the great enigma, new collected poems


Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay."
Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital
Câu dịch trên của BBC. (1)
Gấu đọc, không hiểu, bèn mò nguyên bản:
“In my 21 years here I’ve never seen this level of disenchantment with the system among the intelligentsia and entrepreneurs,” said Peter R. Ryder, the chief executive of Indochina Capital, an investment company in Vietnam. (2)
Gấu dịch:
Trong 21 năm ở đây, tôi chưa từng nhìn thấy, sự bất mãn với chế độ, trong giới trí thức và doanh nhân, đến mức này.
Lẽ tất nhiên, câu tiếng Việt, high-lighthed, do cẩu thả, bỏ mất từ “nhìn thấy”, tuy trong bài viết, thì có.
Một diễn đàn “tiếng tăm” như BBC, biến thành “tai tiếng”, đến mức như thế này!
Đây cũng là 1 trong những thành quả của ngày 30 Tháng Tư 1975.
NQT
Trở lại cuộc chiến


“Rõ ràng là họ coi chính quyền này như một chiến lợi phẩm mà - tiếc thay - họ chỉ là kẻ thừa hưởng"
Đào Hiếu (2)

Đúng giọng tranh ăn, cay cú.
Thú thực, Gấu chưa từng gặp 1 tên VC nằm vùng nào có "bộ mặt người" cả!
*

War And Conflict

Grieving young woman kneeling as she weeps over body of one of fifteen civilians who were killed in explosion of homemade Viet Cong mine on country road where most of victims were riding in Lambretta Tricycle which struck mine during Vietnam War.
Location: Tuy Hoa, Vietnam
Date taken: 1966

Gấu đã từng nằm 1 đống, như trong bức hình, vì mìn VC, của Đào Hiếu & đồng bọn, nhưng may quá, đếch chết!
Ui chao, cũng có 1 em ngồi khóc, y chang bức hình.
Gấu, trước khi ngất đi, còn thều thào cái tên của mình cho tay ký giả báo Chính Luận, và tên của Gấu được đưa lên mặt báo, xếp loại những người bị thương nặng!
BHD đọc báo, nghĩ là ngỏm, bèn khóc, nhưng không dám dụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và mọi người biết.
Ông bố chẳng đã có lần nói với cô con gái, tao gặp nó mới sáng sớm mà đi xích lô từ xóm về, mặt tươi rói, miệng vểnh điếu thuốc lá, ngửa mặt nhìn trời, thở khói.
Đúng là như thế.
Gấu có thói quen như thế. Ngồi xích lô là phì phèo điếu thuốc lá, cho nó sang!

Hình ảnh chiến tranh Việt Nam của tờ Life

*

Những nhà trí thức Mác Xít luôn lèm bèm [insister] về sự kiện, là, chủ nghĩa xã hội, mặc dù những phóng thể, vong thân của nó [aliénations], luôn thừa sức để mà tự điều chỉnh, từ phía bên trong. Kiểu mẫu Tiệp Khắc về một chủ nghĩa xã hội cộng hòa cho thấy một thứ hình thức lý tưởng về sự điều chỉnh này.
Về sự phát triển độc hại của Liên Xô, và chư hầu - không kể đến - theo bà, liệu có cơ may, về một toan tính mới, thực hiện một chủ nghĩa xã hội cộng hòa, trong những xứ sở Đông Phương, mặc khải từ những kiểu mẫu Tiệp hay Nam Tư?
H. Arendt: Một từ ông dùng làm tôi bực mình [scandalisé].
Gọi, qualifier, phóng thể, aliénation, một chế độ như là chế độ Xì Ta Lin, theo tôi, nhảm, cực nhảm [euphemism: nói trại đi].
Gọi như thế là cố tình vờ đi, không chỉ thực tại, mà còn những tội ác ghê tởm nhất. Tôi nhắc ông, ấy là vì, một cách gọi “lệch pha” [jargon: nói lóng] thường bóp mép sự vật; tội ác là tội ác, phóng thể, vong thân, khác hẳn.
Bà có tính ban cho chủ nghĩa xã hội, vào giờ này, à l’heure actuelle, một quan điểm trấn ngự nào, conception dominante, về tương lai của xã hội, một cơ may nào đó, để mà thực hiện?
Câu hỏi của ông đưa đến vấn đề, chủ nghĩa xã hội thực sự nghĩa là gì. Marx, chính ông ta cũng đếch trả lời nổi câu này, một cách cụ thể, theo tôi.
Cho phép tôi ngắt lời bà. Điều mà chúng ta đang tính nói tới, là một chủ nghĩa xã hội hướng [orienté] tới những kiểu mẫu như là ở Tiệp hoặc Nam Tư.
Ông lại tính nói về thứ “chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người”…
Trên đây là trích dẫn một số câu hỏi, trả lời, chương "Chính trị và Cách mạng", trong cuốn trên, nhan đề tiếng Anh là "Những tiếng khóc của nền cộng hoà", tiếng Pháp, "Từ Dối Trá đến Bạo Lực"; và từ cuộc trao đổi, entretien, giữa tác giả, H. Arendt và Adelbert Reif, vào năm 1970.


*
*

Gấu Cái @ cổng Trại - chia Trại thành hai, bên A, bên B - đang đi về bên A.
Bức hình này, chụp sau khi đậu thanh lọc, sắp rời Trại Cấm Sikew, Thái Lan, lên Trại chuyển tiếp, Transit Camp, Panat Nikhom, chờ gặp phái đoàn, và nếu được nhận, thì đi tái định cư tại 1 đệ tam quốc gia, cc 1994.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates