Đi tìm phê bình gia Mít
Gấu
học tiếng Tây,
là để có thể viết 1 lá thư bằng tiếng Tây, cám ơn 1 anh Tẩy già, chồng
Cô Dung,
me Tây, bà cô của Gấu. Khác hẳn lũ tinh anh Miền Nam học tiếng Tẩy, để
có cơ hội
thoát chết. Chúng bợ đít VC vì tin rằng, VC sẽ thắng cuộc chiến, và
chúng sẽ trở
về, kiếm 1 chỗ béo bở. Có tên nào thực sự yêu nước đâu? VC đâu phải là
nước… Mít?
Làm
cho Mẽo, nhưng
đếch học tiếng Mẽo, vì nghĩ, khi nào tụi bay cút, ta học tiếng Mẽo, để
đọc sách
Mẽo, vưỡn còn kịp.
Cũng
thế, Gấu đọc
triết, thứ triết cắt nghĩa tại sao chúng ta sống, tại sao chúng ta
chết, tại
sao cuộc chiến Mít. Đâu có phải thứ triết trốn lính của mấy Thầy học
Đại học văn
khoa Sài Gòn, như Thầy Đạo, Thầy Quân, hay mấy đấng bạn quí học ban C,
sau vô Đại
học sư phạm, ra làm Thầy dậy triết? Mấy bạn quí của Gấu đâu đọc G.
Lukacs,
Henri Lefebvre, và, ngay cả Roland Barthes cũng đếch đọc nổi, vì không
thuộc dòng
hư vô, hiện sinh!
Chính
là cái cách đọc, như trên, đã cứu Gấu, cho Gấu
tiếp tục sống tiếp, đọc tiếp, nhập vô được dòng văn chương thế giới.
Đừng nghĩ
là Gấu tự thổi: Tâm địa như thế nào, khi bạn đến với văn chương, cho
cái hệ quả
như thế đó. Không lẽ 1 tên học tiếng Tây để được Ngụy cho đi du học,
thoát chết
trong cuộc chiến, sẽ đẻ ra thứ tác phẩm nói lên sự sống còn của cõi văn
Mít,
con người Mít ư? Cõi văn Mít ngày càng lụn bại, vì đếch có nhà văn Mít,
như 1
thứ thực sự sống sót cuộc chiến, theo 1 nghĩa nào đó có
tính “viễn ảnh, ẩn dụ”. Mấy em Bắc Kít,
chạy qua Paris, viết văn bằng tiếng Tẩy,
sẽ cứu vớt cõi văn Mít?
Không
lẽ trong
văn của chúng không có mùi chiến lợi phẩm?
Trong tâm thức chúng, khi ngồi xuống bàn, và viết, "có" nỗi nhục, nỗi đau... chiến thắng?
Trong tâm thức chúng, khi ngồi xuống bàn, và viết, "có" nỗi nhục, nỗi đau... chiến thắng?
Sến
Cô Nương, chạy thoát qua Đức, nhờ học sinh tiên
tiến, đã từng cắm cờ chiến thắng lên đỉnh Cổ Thành, sẽ viết ra đại tác
phẩm nối
lại được Sài Gòn và Hà Nội?
Note:
Nhắc tới Sến, và nhân ghé Blog "Ủy ou
Nông", xin giới thiệu 1 bài viết thần sầu của SCN, về Dos
Câu
chuyện của anh em nhà họ Dương có vài tình tiết
khiến tôi phải liên tưởng đến bộ tiểu thuyết cuối cùng của Dos, Anh em nhà
Karamazov.
Nhân
vật người cha, Fyodor Karamazov, hoàn toàn có
thể được thay thế bằng một biểu tượng khác trong bối cảnh Việt Nam
đương đại, một
uy quyền thối nát nhưng vẫn thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Sa đọa,
bỉ ổi, tự
đắc và to mồm, cái uy quyền trưởng thượng đó đồng thời là nguồn phát
sinh và
nguồn xung đột với những đứa con của chính nó. Dmitri giết cha hay
Dương Chí
Dũng sát hại cái uy quyền đó – bằng cách chôn vùi uy tín của nó, thiết
lập một
tình trạng “không có vua” – trong tâm tưởng hay trong thực tế không
phải vì
khao khát kết liễu cái Ác mà vì sự cạnh tranh của cùng những động cơ đê
tiện.
Tiền, tình, tham vọng và dục vọng, mưu mô, tị hiềm, lường gạt, quyền
lực và bạo
lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng của một lí trí đã cực
kì cùn
mòn và sự lải nhải của luân lí trộn cứng vào nhau trong tấn bi kịch ở
nước Nga
cuối thế kỉ 19 và trong câu chuyện hình sự ở nước Việt đầu thế kỉ 21.
Dmitri
hát. Dương Chí Dũng ngâm thơ. Cả hai đều vướng
vào đàn bà, dù chúng ta không biết nàng Grushenka Hà Nội có ma lực nào
khiến
đàn ông mất ví, mất trí và mất mạng. Còn có một tình tiết tương đồng
khác, nhất
định không phải là ngẫu nhiên: người em, Ivan, cũng lập kế giúp anh
chạy trốn
án lưu đày Siberia như Dương Tự Trọng giúp anh tẩu thoát án tử hình
đang đợi.
Và lạ chưa, điểm đến trong kế hoạch thoát thân của cả hai đều là nước
Mỹ. Nhưng
trong khi Dmitri hình dung cụ thể phải lao động cật lực, phải học ngữ
pháp, phải
nói tiếng Anh thật chuẩn trong vòng ba năm rồi sẽ thay hình đổi dạng,
thậm chí
nếu cần thì chọc mù một mắt, để trở về sống trong lòng nước Nga yêu
dấu, thì
Dương Chí Dũng không hề nghĩ đến chuyện phải rửa chén chạy bàn ở vùng
đất hứa:
ông chọn nước Mỹ vì kết quả bấm quẻ. Như để bù cho sự thiếu vắng của
tôn giáo,
chiều kích quan trọng nhất của tấn bi kịch Nga, mê tín xuất hiện trong
câu chuyện
Việt dưới hình hài một anh hề không biết công chúng ôm bụng cười vì
điều gì.
Sự
khác nhau còn nằm sâu hơn.
Người
anh, Dmitri, vò xé trong đau khổ vì tin rằng
mình có tội, đã sẵn sàng chuộc tội bằng bản án lưu đày. Dương Chí Dũng
thì
không, ông hoàn toàn bất ngờ khi nghe tin mình sẽ bị bắt và khẳng định
mình vô
tội cho đến tận bây giờ. Người em, Ivan, nhàu nát trong tự truy vấn về
tội lỗi
của bản thân nên bỏ tiền ra giúp anh chạy trốn, như để chuộc cái tội mà
pháp luật
không truy tố của mình. Dương Tự Trọng thì không, ông hành động vì tình
nghĩa
ruột thịt như dư luận được biết và thậm chí có phần cảm phục. Ở anh em
nhà
Karamazov, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị sát hại và tất cả
đều sám hối,
dù người đọc đã biết rõ thủ phạm. Tất cả đều tham gia tội ác. Ở anh em
nhà họ
Dương, một uy quyền xứng đáng bị kết liễu đã bị tổn thương và tất cả
đều đổ tội
hoặc cho hoàn cảnh – cái đang được gọi một cách mịt mù là thể chế -,
hoặc cho kẻ
khác, và dư luận thì nóng lòng chờ điểm danh kẻ thủ phạm tiếp theo. Tất
cả đều
có thể rũ tội cho phần mình.
Anh em nhà Karamazov cuốn người
theo dõi số phận họ
vào vòng xoay nghẹt thở của những luận đề nặng trĩu về giới hạn của đạo
đức và
trách nhiệm, về tội ác và sự trừng phạt, về tội lỗi thực tế và tội lỗi
siêu
hình, và trùm lên tất cả là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng đế và ý
nghĩa của
kiếp người. Anh em nhà họ Dương cuốn người theo dõi số phận họ vào vòng
xoáy đứng
tim của những tiết mục trinh thám giật gân và những pha mùi mẫn. Với
biết bao
là nợ tình: tình cách mạng, tình đồng chí, tình huynh đệ, tình chiến
hữu, tình
nghệ sĩ, tình giang hồ hảo hớn, đó là chưa kể tình ngoại tình. Gỡ mỗi
cái nợ ấy
là hết ít nhất một thế hệ.
Tấn
bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình sự. Câu
chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn thuần. Nó
không cần
đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào
mạch
chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục bằng một chân chính
thống, một
chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục bị cắt và liên tục tìm cách
mọc lại, đảm
nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa
nhận, kẻ
cùng quẫn tăm tối, dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm
tưởng người
khác. Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến
mức chúng
ta không nhìn ra nữa.
Một
tác giả tôi không còn nhớ tên đã nhận xét rằng
trong nước Nga của anh em nhà Karamazov, cứ vài ba phút người ta lại
đấm ngực
khóc rống lên và quỳ xuống hôn chân Chúa xin tha tội, để ngay sau đó
với vodka
trong máu và lời cầu nguyện trên môi cho nhau một nhát rìu vào sọ.
Trong nước
Việt của anh em nhà họ Dương, với một quốc giáo vô thần và một Đấng
Toàn năng
là Đảng Cộng sản, người ta cũng hành xử không khác. “Nguyên lí
Karamazov”, được
đặt vào miệng kẻ vô thần Smerdyakov, phát biểu rằng mọi thứ đều được
phép, rằng
cái Ác là chính danh, nếu Thượng đế không tồn tại, hay nói cách khác:
Thượng đế
phải tồn tại để cái Thiện lên ngôi. Song sự hiện hữu không thể phủ nhận
của Đấng
Toàn năng ở Việt Nam đã phủ nhận nguyên lí đó. Lật ngược lại nguyên lí
Karamazov, câu chuyện của anh em nhà họ Dương trong hiện thực Việt Nam
hôm nay
hoàn toàn có cơ hội vươn lên tầm hư cấu của nhà văn Nga vĩ đại hơn 130
năm trước.
©
2014 pro&contra
Tấn
bi kịch Nga chỉ mượn cốt truyện hình sự. Câu
chuyện Việt tự kiềm chế trong khuôn khổ một vụ án hình sự đơn thuần. Nó
không cần
đến người em thứ ba, Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi ánh sáng vào
mạch
chuyện. Truyền thông Việt Nam, lắc lư ngoạn mục bằng một chân chính
thống, một
chân lá cải và chiếc đuôi tự do liên tục bị cắt và liên tục tìm cách
mọc lại, đảm
nhiệm vai dẫn chuyện. Cũng không cần đến Smerdyakov, người em vô thừa
nhận, kẻ
cùng quẫn tăm tối, dùng tốt cho việc thừa hành những tội ác trong tâm
tưởng người
khác. Những Smerdyakov trong xã hội Việt Nam nhiều và đương nhiên đến
mức chúng
ta không nhìn ra nữa.
SCN
Nhận
xét "Alexey, nhân vật thánh thiện, để rọi
ánh sáng vào mạch chuyện", theo Gấu, không đúng. Và vì thế, những cắt
nghĩa sau đó, về xã hội Bắc Kít hiện nay, không tới, và còn có vẻ hơi
bị nhảm.
SCN nhiều khi cường điệu, trong khi phán phiếc như thế này. Cũng ưa nổ
như ông
em [thí dụ thì nhiều lắm, nào ngửi khói hàng xóm đủ no, nào, rũ hết bụi
tôi
cũng không làm quen... ]. Giải thích của Natalie Sarraute, thú hơn
nhiều, về
hai tuyến nhân vật, 1, sinh ra là cứ thế vô tư đi theo con đường thánh
thiện, tới
với Chúa, còn 1, chọn con đường lầy lội.
GCC
đã đi 1 đường về vụ này, khi đọc “Hồi Ký Viết Dưới
Hầm”, bản dịch của Thạch Chương.
Cái “ý thức sáng suốt là một bệnh hoạn”, cái “ý thức khốn khổ” của tác giả Hồi Ký, của Dos sau này đã đè nặng lên toàn thể khí hậu văn chương, triết học Âu châu, nhất là ở những tác giả thuộc chu kỳ hiện sinh như Sartre, Camus. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, cuốn tiểu thuyết La Chute, Sa đọa, đang được dịch trên Văn, của Camus, như một cuốn Hồi Ký được viết lại bằng giọng văn của thế kỷ hai mươi, và gã Clémence, nhân vật chính trong La Chute, trốn chui trốn nhũi đến một góc tận cùng trái đất, rồi cứ thế mà tự sỉ vả mình, sỉ vả thế giới, chỉ là hậu thân của tác giả thiên Hồi Ký viết dưới hầm. Hơn nữa, cái tâm trạng tôi là một người riêng biệt, còn họ là “tất cả mọi người”, của gã đã trở nên một cas chung, một phénomène cho tất cả những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết thuộc loại lớn, những tác phẩm đặt nặng vấn đề ý thức hệ, thời đại tính, ý thức, thời đại, lịch sử…. G. Lukacs gọi đó là những “héros poblématiques”, theo nghĩa, những nhân vật này bị đẩy đến những cảnh ngộ khốn khổ, bị du vào cái thế “trên đe dưới búa” (chữ của ông Vũ Khắc Khoan trong “Thần Tháp Rùa”]…
Comments
Post a Comment