Simone Weil
Hàng mới về.
Weil: Về cái chuyện huỷ bỏ đảng phái chính trị.
Simon Leys là 1 chuyên gia về TQ. Hoàng Ngọc Hiến, Đại Giáo Sư… Vẹm, mê tay này lắm. Ông có mục thường xuyên trên tờ Magazine Littéraire, và là tác giả bài viết về Malraux, Tin Văn đã từng giới thiệu, trong đó, phạng Malraux tới chỉ, đến nỗi Vargas Llosa phải nhẩy vô đỡ đòn giùm!
Có bài essay của Milosz về Weil, trên Tin Văn cũng đã giới thiệu, và dịch lai rai. Còn 1 bài của Leys về tình bạn với Camus, và sự quan trọng của Weil lên Camus. Bạn NL, do không chịu được Camus, nên phủ nhận luôn điều này, theo nghĩa, Camus không đọc nổi Weil.
Sẽ đi liền bài này.
In the light of Simone Weil
Milosz and the Friendship of Camus
100 năm ngày sinh của Simone Weil
L'autre Simone
Trang Simone Weil
Bad Friday
Đọc & Dịch Weil
«La
pureté est le pouvoir de
contempler la souillure»:
Làm sao ai có đủ trong trắng để ngắm cho được tham nhũng soi mòn, chỉ có trẻ con mới làm được mà trẻ con thì có tiếng nói gì đâu!
"Thiên Sứ" của Sến Cô Nương, là từ nguồn này.
Làm sao ai có đủ trong trắng để ngắm cho được tham nhũng soi mòn, chỉ có trẻ con mới làm được mà trẻ con thì có tiếng nói gì đâu!
"Thiên Sứ" của Sến Cô Nương, là từ nguồn này.
« Il y
a alliance naturelle
entre la vérité et le malheur, parce que l'une et l'autre sont des
suppliants
muets, éternellement condamnés à demeurer sans voix devant nous."
Siomone Weil
“Có một sự đồng thuận tự nhiên giữa chân lý và bất hạnh, bởi vì cái này cái kia đều là những van xin câm nín, ngàn đời bị kết án phải lặng thinh trước chúng ta.”
Để chứng minh, bà trình bầy câu chuyện cổ của Grimm, dưới đây.
Siomone Weil
“Có một sự đồng thuận tự nhiên giữa chân lý và bất hạnh, bởi vì cái này cái kia đều là những van xin câm nín, ngàn đời bị kết án phải lặng thinh trước chúng ta.”
Để chứng minh, bà trình bầy câu chuyện cổ của Grimm, dưới đây.
Sự câm lặng.
Chuyện xưa, một ông vua giấu
sáu cậu con trai và một cô con gái vào trong rừng, vì bà vợ sau của ông
vốn là
một mụ phù thuỷ. Tuy nhiên bà phù thuỷ cũng tìm ra sáu đứa nhỏ, và ném
lên mình
chúng sáu chiếc áo sơ mi bằng lụa đã được phù phép, biến chúng thành
sáu con
thiên nga. Bà không biết sáu anh em còn một cô em gái.
Cô bé đi tìm anh. May mắn làm sao, cô gặp được, bởi vì mỗi ngày họ có mười lăm phút trở lại dạng người. Khi từ giã, cô được mấy người anh cho biết: mấy người anh chỉ có trở lại làm người, khi cô ném lên mình họ sáu chiếc áo, do chính tay cô đan trong sáu năm, bằng một thứ cỏ gai.
Trong sáu năm ròng rã đó, cô không được cười, không được nói.
Cô bắt tay ngay vào việc.
Rồi một ngày đẹp trời, một ông vua ghé qua, và nhận ra một nhan sắc. Hỏi thế nào cũng không nói. Nhưng điều này không làm ông vua đổi ý, khi quyết định cưới cô làm vợ. Và họ có được một đứa con trai. Bà mẹ sai người bắt đứa bé, vu cho cô làm chết nó. Đối lại những lời cáo buộc, chỉ là sự câm lặng. Đứa bé thứ nhì, thứ ba, cũng vậy. Cô lặng câm, cặm cụi cúi xuống manh áo đang đan. Ông vua, dù lúc nào cũng thương vợ, nhưng đành phải kết tội chết. Ngày cô lên giàn hỏa cũng là ngày cuối cùng của thời hạn nghiệt ngã. Khi sáu con thiên nga xuất hiện, cô ném sáu chiếc áo lên mình chúng và lời nguyền hết linh. Cậu út, vì chiếc áo chưa kịp đan xong, vẫn lủng lẳng một cánh thiên nga.
Trên đây là tóm tắt một chuyện cổ (conte) của Grimm [Jakob Ludwig Karl 1785-1863, người Đức, cùng với người anh là tác giả Những Chuyện Thần Tiên (Fairy Tales, 1812-14) dựa theo chuyện kể dân gian].
Và sau đây là tóm tắt chú giải của Simone Weil.
Bà cho rằng, trong những tư tưởng tuyệt vời của Platon, có những tư tưởng ông kiếm được, nhờ suy nghiệm về những huyền thoại. Bà tin rằng, những huyền thoại của chúng ta cũng có những tư tưởng đẹp. Và bà đã thử chọn lựa một cách thật tình cờ, chuyện sáu con thiên nga của Grimm, sau khi cẩn trọng người đọc: sẽ là thực những gì tôi sẽ nói.
Chúng ta phải để ý tới cái thời điểm mà người em gái ném lên mình những con thiên nga những chiếc áo cỏ. Bằng một cú ném áo, họ đã bị trù yếm; cũng bằng một cú ném áo như vậy, họ được giải thoát. Họ bị biến dạng đâu phải do lỗi của họ, và họ trở lại làm người, là do lòng yêu thương của cô em. Nếu họ bị biến dạng do những lỗi lầm mà họ đã phạm, có thể họ sẽ phải trải qua đau khổ, rồi mới được trở lại làm người.
Trong câu chuyện, họ nhận điều xấu cũng như điều tốt, là từ bên ngoài. Câu chuyện sẽ khác hẳn, nếu cô em gái đi tìm một thứ dược thảo thần kỳ. Như vậy dược thảo cứu họ, chứ không phải cô em. Chúng ta tưởng rằng những chiếc áo cỏ đã giải thoát họ, không phải vậy. Chính cô em gái, bằng khổ nạn mà cô đã tự ôm lấy: cặm cụi đan áo cỏ trong sáu năm, không được cười, không được nói. Sự câm lặng phá huỷ lời nguyền, làm cho nó trở nên vô hiệu.
Im lặng. Không nói. Không cười. Trong sáu năm ròng rã. Ở đây, sự câm nín, nhẫn nhục trinh nguyên đã tác động. Tình yêu của ông vua, những lời buộc tội của bà mẹ chỉ làm tăng thêm thử thách. Phải cực kỳ khó khăn, cực kỳ khổ nạn, sự cứu rỗi mới rạng rỡ, đức hạnh mới bật ra. Cỏ gai đâu phải để đan áo! Ngay cả hành động đan áo cũng chỉ có một giá trị biểu tượng, chính hành động “không hành động” (không nói không cười), hay dùng từ của Simone Weil, chính cái gọi là hư vô của hành động (le néant d’action) mang trong nó, đức hạnh. Và theo bà, tư tưởng này đã tới được chốn sâu thẳm nhất của tư tưởng đông phương.
Bài học từ câu chuyện Grimm, sự câm lặng, bàng bạc trong tác phẩm của Weil, từ những năm chiến tranh. Thí dụ như trong Cahier VI: “Chủ đề về sự thơ ngây vô tội tự nguyện không chống trả. Những con thiên nga.” Và vào những giây phút cuối cùng của đời mình, trong “sổ tay ở Luân Đôn”, bà hình như tự đồng nhất với nữ nhân vật ở trong câu chuyện cổ tích: “Sự câm lặng của cô gái nhỏ trong Grimm [nhờ vậy] mà cứu được những người anh… Sự câm lặng của Đấng Ky Tô. Một thứ thỏa uớc thiêng liêng, một hợp đồng của Thượng Đế với chính Người, từ đó, thế gian bị kết án: chỉ tới được sự thực bằng [hành động] câm lặng.”
Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.
Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”?
*
Nếu Hannah Arendt được nhiều người biết đến với cuốn Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị, Simone Weil ít được nhắc tới như là một nhà phê bình Mác Xít. Một số bài viết của Bà, sau được in chung thành một chương trong Toàn Tập Simone Weil, Những chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ.
Bà mô phỏng... Bác Hồ - khi viết Tuyên ngôn Độc lập cho dân Mít chúng ta, bằng cách mô phỏng Tuyên ngôn Nhân quyền của Mẽo - khi viết:
"Không ai có quyền ngăn cấm chúng ta không được sáng suốt."
"Sự thực đối với chúng ta quí hơn Marx". Nếu chúng ta phải trích dẫn Marx, thì cũng phải có gan vượt Marx.
Chủ nghĩa máy móc, kể từ Marx, đã đè nặng lên công nhân, biến họ, từ bị bóc lột qua bị đàn áp [oppression].
Nhưng ghê gớm nhất, là lời phán rất ư là phách lối, rất ư là chọc quê đám Mác xịt:
Chủ nghĩa Mác xít là biểu hiện tinh thần cao nhất của xã hội trưởng giả.
[Le Marxisme est la plus haute expression spirituelle de la société bourgoise]
Mặc dù phạng Mác xịt tơi bời như vậy, Bà vẫn được đám tả phái coi như là một phê bình gia Mác xít, chính vì thế mà tờ báo của đám sinh viên xã hội "Essais et Combats" đã đề nghị bà trả lời câu hỏi, "Có nên nhìn lại chủ nghĩa Mác", [Faut-il reviser le Marxisme?], và đó là nguồn cơn đưa tới một số bài viết, thí dụ, "Về những nghịch lý của chủ nghĩa Mác". Chẳng cần phải đợi những biến cố lịch sử liền sau đó, xác định chuyện phải tới sẽ tới, những nghịch lý này nằm ngay trong tim trong hồn trong não của chính cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản, như lời giới thiệu trong Toàn Tập Simone Weil: "Elles sont évidentes au sein de la doctrine elle-même, entre l'analyse de la société et les conclusions, élaborées par Marx avant la mise au point de la méthode, laquelle apparait comme un intrusment pour prédire un avenir conforme à ses voeux...", [Những nghịch lý thì hiển nhiên ở ngay trong lòng của chính lý thuyết Mác xít, giữa nghiên cứu xã hội và những kết luận, chúng được Marx miêu tả trước khi đặt để phương pháp, và phương pháp thì được coi như là một dụng cụ nhằm tiên đoán một tương lai phù hợp với những ước muốn".]
Đây là tình trạng đặt con trâu trước cái cầy, như Simone Weil chỉ trích, trong bài viết.
Cô bé đi tìm anh. May mắn làm sao, cô gặp được, bởi vì mỗi ngày họ có mười lăm phút trở lại dạng người. Khi từ giã, cô được mấy người anh cho biết: mấy người anh chỉ có trở lại làm người, khi cô ném lên mình họ sáu chiếc áo, do chính tay cô đan trong sáu năm, bằng một thứ cỏ gai.
Trong sáu năm ròng rã đó, cô không được cười, không được nói.
Cô bắt tay ngay vào việc.
Rồi một ngày đẹp trời, một ông vua ghé qua, và nhận ra một nhan sắc. Hỏi thế nào cũng không nói. Nhưng điều này không làm ông vua đổi ý, khi quyết định cưới cô làm vợ. Và họ có được một đứa con trai. Bà mẹ sai người bắt đứa bé, vu cho cô làm chết nó. Đối lại những lời cáo buộc, chỉ là sự câm lặng. Đứa bé thứ nhì, thứ ba, cũng vậy. Cô lặng câm, cặm cụi cúi xuống manh áo đang đan. Ông vua, dù lúc nào cũng thương vợ, nhưng đành phải kết tội chết. Ngày cô lên giàn hỏa cũng là ngày cuối cùng của thời hạn nghiệt ngã. Khi sáu con thiên nga xuất hiện, cô ném sáu chiếc áo lên mình chúng và lời nguyền hết linh. Cậu út, vì chiếc áo chưa kịp đan xong, vẫn lủng lẳng một cánh thiên nga.
Trên đây là tóm tắt một chuyện cổ (conte) của Grimm [Jakob Ludwig Karl 1785-1863, người Đức, cùng với người anh là tác giả Những Chuyện Thần Tiên (Fairy Tales, 1812-14) dựa theo chuyện kể dân gian].
Và sau đây là tóm tắt chú giải của Simone Weil.
Bà cho rằng, trong những tư tưởng tuyệt vời của Platon, có những tư tưởng ông kiếm được, nhờ suy nghiệm về những huyền thoại. Bà tin rằng, những huyền thoại của chúng ta cũng có những tư tưởng đẹp. Và bà đã thử chọn lựa một cách thật tình cờ, chuyện sáu con thiên nga của Grimm, sau khi cẩn trọng người đọc: sẽ là thực những gì tôi sẽ nói.
Chúng ta phải để ý tới cái thời điểm mà người em gái ném lên mình những con thiên nga những chiếc áo cỏ. Bằng một cú ném áo, họ đã bị trù yếm; cũng bằng một cú ném áo như vậy, họ được giải thoát. Họ bị biến dạng đâu phải do lỗi của họ, và họ trở lại làm người, là do lòng yêu thương của cô em. Nếu họ bị biến dạng do những lỗi lầm mà họ đã phạm, có thể họ sẽ phải trải qua đau khổ, rồi mới được trở lại làm người.
Trong câu chuyện, họ nhận điều xấu cũng như điều tốt, là từ bên ngoài. Câu chuyện sẽ khác hẳn, nếu cô em gái đi tìm một thứ dược thảo thần kỳ. Như vậy dược thảo cứu họ, chứ không phải cô em. Chúng ta tưởng rằng những chiếc áo cỏ đã giải thoát họ, không phải vậy. Chính cô em gái, bằng khổ nạn mà cô đã tự ôm lấy: cặm cụi đan áo cỏ trong sáu năm, không được cười, không được nói. Sự câm lặng phá huỷ lời nguyền, làm cho nó trở nên vô hiệu.
Im lặng. Không nói. Không cười. Trong sáu năm ròng rã. Ở đây, sự câm nín, nhẫn nhục trinh nguyên đã tác động. Tình yêu của ông vua, những lời buộc tội của bà mẹ chỉ làm tăng thêm thử thách. Phải cực kỳ khó khăn, cực kỳ khổ nạn, sự cứu rỗi mới rạng rỡ, đức hạnh mới bật ra. Cỏ gai đâu phải để đan áo! Ngay cả hành động đan áo cũng chỉ có một giá trị biểu tượng, chính hành động “không hành động” (không nói không cười), hay dùng từ của Simone Weil, chính cái gọi là hư vô của hành động (le néant d’action) mang trong nó, đức hạnh. Và theo bà, tư tưởng này đã tới được chốn sâu thẳm nhất của tư tưởng đông phương.
Bài học từ câu chuyện Grimm, sự câm lặng, bàng bạc trong tác phẩm của Weil, từ những năm chiến tranh. Thí dụ như trong Cahier VI: “Chủ đề về sự thơ ngây vô tội tự nguyện không chống trả. Những con thiên nga.” Và vào những giây phút cuối cùng của đời mình, trong “sổ tay ở Luân Đôn”, bà hình như tự đồng nhất với nữ nhân vật ở trong câu chuyện cổ tích: “Sự câm lặng của cô gái nhỏ trong Grimm [nhờ vậy] mà cứu được những người anh… Sự câm lặng của Đấng Ky Tô. Một thứ thỏa uớc thiêng liêng, một hợp đồng của Thượng Đế với chính Người, từ đó, thế gian bị kết án: chỉ tới được sự thực bằng [hành động] câm lặng.”
Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.
Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”?
*
Nếu Hannah Arendt được nhiều người biết đến với cuốn Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị, Simone Weil ít được nhắc tới như là một nhà phê bình Mác Xít. Một số bài viết của Bà, sau được in chung thành một chương trong Toàn Tập Simone Weil, Những chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ.
Bà mô phỏng... Bác Hồ - khi viết Tuyên ngôn Độc lập cho dân Mít chúng ta, bằng cách mô phỏng Tuyên ngôn Nhân quyền của Mẽo - khi viết:
"Không ai có quyền ngăn cấm chúng ta không được sáng suốt."
"Sự thực đối với chúng ta quí hơn Marx". Nếu chúng ta phải trích dẫn Marx, thì cũng phải có gan vượt Marx.
Chủ nghĩa máy móc, kể từ Marx, đã đè nặng lên công nhân, biến họ, từ bị bóc lột qua bị đàn áp [oppression].
Nhưng ghê gớm nhất, là lời phán rất ư là phách lối, rất ư là chọc quê đám Mác xịt:
Chủ nghĩa Mác xít là biểu hiện tinh thần cao nhất của xã hội trưởng giả.
[Le Marxisme est la plus haute expression spirituelle de la société bourgoise]
Mặc dù phạng Mác xịt tơi bời như vậy, Bà vẫn được đám tả phái coi như là một phê bình gia Mác xít, chính vì thế mà tờ báo của đám sinh viên xã hội "Essais et Combats" đã đề nghị bà trả lời câu hỏi, "Có nên nhìn lại chủ nghĩa Mác", [Faut-il reviser le Marxisme?], và đó là nguồn cơn đưa tới một số bài viết, thí dụ, "Về những nghịch lý của chủ nghĩa Mác". Chẳng cần phải đợi những biến cố lịch sử liền sau đó, xác định chuyện phải tới sẽ tới, những nghịch lý này nằm ngay trong tim trong hồn trong não của chính cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản, như lời giới thiệu trong Toàn Tập Simone Weil: "Elles sont évidentes au sein de la doctrine elle-même, entre l'analyse de la société et les conclusions, élaborées par Marx avant la mise au point de la méthode, laquelle apparait comme un intrusment pour prédire un avenir conforme à ses voeux...", [Những nghịch lý thì hiển nhiên ở ngay trong lòng của chính lý thuyết Mác xít, giữa nghiên cứu xã hội và những kết luận, chúng được Marx miêu tả trước khi đặt để phương pháp, và phương pháp thì được coi như là một dụng cụ nhằm tiên đoán một tương lai phù hợp với những ước muốn".]
Đây là tình trạng đặt con trâu trước cái cầy, như Simone Weil chỉ trích, trong bài viết.
Người đẹp
thành
Troie
Trận đánh mở ra lịch sử văn học
Tây Phương có thể coi là trận đánh
thành Troie, mà nguyên nhân của nó, là một mỹ nhân. Nhưng như Simone
Weil chỉ
ra, đó chỉ là cái cớ, để ăn cướp.
Cũng thế, những lý do đẹp đẽ của cuộc chiến Việt Nam, cũng chẳng khác: giải phóng Miền Nam, cho lũ Ngụy có một cơ may trở lại, không chỉ làm người, mà còn là con người mới xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước, [đó là] bước đầu xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn nhất Đông Nam Á... Tất cả chỉ để che giấu giấc mơ tiềm ẩn, nằm trong đáy sâu bất cứ một anh Yankee mũi tẹt, là, làm sao chiếm được miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không có những cái khổ, cái đói, cái rét và sự thù hận, như mảnh đất Bắc Kỳ tàn tạ.
Thảm như thế đấy.
Bài viết L'Iliade hay là Bài thơ của Sức Mạnh, L'Iliade ou le poème de la force, của Simone Weil, viết trong thời gian 1940-41, lần đầu tiên đăng trên Cahiers du Sud, số 230 và 231, Tháng Chạp 1940 và Tháng Giêng 1941, sau đăng trong Toàn Tập Simone Weil, Những bản viết lịch sử và chính trị, Tập 3, Gallimard, 1989.
Thoạt đầu, tính viết cho tờ La Nouvelle Revue Francaise. Tay chủ báo, Jean Paulhan có vẻ như chấp thuận, nhưng đòi sửa chữa, rút ngắn bài viết, trong những phần trích dẫn [gồm 1/3 số trang], cũng như bỏ hẳn những trang chót của bài viết, là phần Simone Weil đưa ra những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, những đột sáng, trong tư tưởng của chính Bà, khi nhìn lại bản hùng ca, và thời đại huy hoàng từ đó nó phát sinh.
Và liền sau khi bài viết ra đời, là cuộc xâm lăng của Đức và thất thủ Paris.
Nhân vật thực sự, chủ đề thực sự, trung tâm của Iliade, là sức mạnh, la force....
Sức mạnh, là cái biến con người, thành một vật, une chose. Khi nó phát triển đến tột bực, nó biến con người thành một vật, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Bởi vì, nó biến con người thành một cái xác chết.
Trước đó, là một người nào đó, quelqu'un, chỉ một giây phút sau, chẳng còn ai, [il n'y a personne].
*
Cái sức mạnh Bắc Kỳ, lạ lùng thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo đất, chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs furent d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến con người thành một vật, đúng là lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong Troie, không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène khi đó ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một điều, Sài Gòn - Troie đang quì trước họ:
De toutes manières, ce coir-là, les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis les Achéens.
Thế là chúng muốn tất cả. Tất cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu đài, tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả những phụ nữ trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác chết...
Mô phỏng Simone Weil
*
Theo René Thom, giải thưởng Toán Field, [tương đương Nobel], sở dĩ dân Hy Lạp giỏi đo đạc, là nhờ con sông Nil, mỗi mùa nước dâng, xóa hết bờ ruộng, và khi nước rút, phải đo đạc, chia chác lại, nhân đó mà giỏi môn hình học.
Như thế, sức mạnh Bắc Kỳ, là cũng nhờ sông Hồng mà có.
Sự thành lập con đê chống lũ, tạo thành nền văn minh sông Hồng, cũng là dấu hiệu báo tử đầu tiên của nó.
Hôm nay, nhân loại nói chung một tiếng nói
Trên tờ Thế giới ngoại giao, số có bài tẩy não tự do, vô tư, mà mấy bạn hiền Diễn Đàn khoái quá chôm liền, còn một trích đoạn cuộc song đấu giữa hai tay Chomsky và Foucault. Bữa trước Gấu đã chôm một câu của Foucault, người ta gây chiến để thắng, chứ đếch cần có lý hay không có lý, và đi một đường Mao Tôn Cương, về cuộc chiến vừa ăn cướp vừa la làng của VC. Bữa nay, đọc lại, thấy một câu nữa của tay này, cũng thú lắm:
Foucault: Khi mấy anh vô sản cướp được chính quyển, mấy anh đó sẽ chơi mấy giai cấp khác những đòn dã man, tàn nhẫn.... cái này thì dễ hiểu rồi, nhưng giả sử, mấy anh đó lại chơi chính giai cấp vô sản những đòn thù, thế là thế lào?
Theo tôi, [Foucault], chỉ có thể cắt nghĩa: Chuyện đó chỉ có thể xẩy ra khi, cái đám thắng thế đó, đếch phải là giai cấp vô sản, mà là một giai cấp ở ngoài nó, ở trên đầu nó, hoặc một nhóm ở bên trong nó, hay một chế độ thư lại Bắc Bộ Phủ thí dụ vậy, hay là đám còn lại của giai cấp tiểu tư sản, tiểu trưởng giả.
Blog Tin Văn
Cũng thế, những lý do đẹp đẽ của cuộc chiến Việt Nam, cũng chẳng khác: giải phóng Miền Nam, cho lũ Ngụy có một cơ may trở lại, không chỉ làm người, mà còn là con người mới xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước, [đó là] bước đầu xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn nhất Đông Nam Á... Tất cả chỉ để che giấu giấc mơ tiềm ẩn, nằm trong đáy sâu bất cứ một anh Yankee mũi tẹt, là, làm sao chiếm được miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không có những cái khổ, cái đói, cái rét và sự thù hận, như mảnh đất Bắc Kỳ tàn tạ.
Thảm như thế đấy.
Bài viết L'Iliade hay là Bài thơ của Sức Mạnh, L'Iliade ou le poème de la force, của Simone Weil, viết trong thời gian 1940-41, lần đầu tiên đăng trên Cahiers du Sud, số 230 và 231, Tháng Chạp 1940 và Tháng Giêng 1941, sau đăng trong Toàn Tập Simone Weil, Những bản viết lịch sử và chính trị, Tập 3, Gallimard, 1989.
Thoạt đầu, tính viết cho tờ La Nouvelle Revue Francaise. Tay chủ báo, Jean Paulhan có vẻ như chấp thuận, nhưng đòi sửa chữa, rút ngắn bài viết, trong những phần trích dẫn [gồm 1/3 số trang], cũng như bỏ hẳn những trang chót của bài viết, là phần Simone Weil đưa ra những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, những đột sáng, trong tư tưởng của chính Bà, khi nhìn lại bản hùng ca, và thời đại huy hoàng từ đó nó phát sinh.
Và liền sau khi bài viết ra đời, là cuộc xâm lăng của Đức và thất thủ Paris.
Nhân vật thực sự, chủ đề thực sự, trung tâm của Iliade, là sức mạnh, la force....
Sức mạnh, là cái biến con người, thành một vật, une chose. Khi nó phát triển đến tột bực, nó biến con người thành một vật, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Bởi vì, nó biến con người thành một cái xác chết.
Trước đó, là một người nào đó, quelqu'un, chỉ một giây phút sau, chẳng còn ai, [il n'y a personne].
*
Cái sức mạnh Bắc Kỳ, lạ lùng thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo đất, chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs furent d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến con người thành một vật, đúng là lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong Troie, không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène khi đó ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một điều, Sài Gòn - Troie đang quì trước họ:
De toutes manières, ce coir-là, les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis les Achéens.
Thế là chúng muốn tất cả. Tất cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu đài, tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả những phụ nữ trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác chết...
Mô phỏng Simone Weil
*
Theo René Thom, giải thưởng Toán Field, [tương đương Nobel], sở dĩ dân Hy Lạp giỏi đo đạc, là nhờ con sông Nil, mỗi mùa nước dâng, xóa hết bờ ruộng, và khi nước rút, phải đo đạc, chia chác lại, nhân đó mà giỏi môn hình học.
Như thế, sức mạnh Bắc Kỳ, là cũng nhờ sông Hồng mà có.
Sự thành lập con đê chống lũ, tạo thành nền văn minh sông Hồng, cũng là dấu hiệu báo tử đầu tiên của nó.
Hôm nay, nhân loại nói chung một tiếng nói
Trên tờ Thế giới ngoại giao, số có bài tẩy não tự do, vô tư, mà mấy bạn hiền Diễn Đàn khoái quá chôm liền, còn một trích đoạn cuộc song đấu giữa hai tay Chomsky và Foucault. Bữa trước Gấu đã chôm một câu của Foucault, người ta gây chiến để thắng, chứ đếch cần có lý hay không có lý, và đi một đường Mao Tôn Cương, về cuộc chiến vừa ăn cướp vừa la làng của VC. Bữa nay, đọc lại, thấy một câu nữa của tay này, cũng thú lắm:
Foucault: Khi mấy anh vô sản cướp được chính quyển, mấy anh đó sẽ chơi mấy giai cấp khác những đòn dã man, tàn nhẫn.... cái này thì dễ hiểu rồi, nhưng giả sử, mấy anh đó lại chơi chính giai cấp vô sản những đòn thù, thế là thế lào?
Theo tôi, [Foucault], chỉ có thể cắt nghĩa: Chuyện đó chỉ có thể xẩy ra khi, cái đám thắng thế đó, đếch phải là giai cấp vô sản, mà là một giai cấp ở ngoài nó, ở trên đầu nó, hoặc một nhóm ở bên trong nó, hay một chế độ thư lại Bắc Bộ Phủ thí dụ vậy, hay là đám còn lại của giai cấp tiểu tư sản, tiểu trưởng giả.
Blog Tin Văn
Comments
Post a Comment