Everness

On the Meadow
With the wind gusting so wildly,
So unpredictably,
I'm willing to bet one or two ants
May have tumbled on their backs
As we sit here on the porch.

Their feet are pedaling
Imaginary bicycles.
It's a battle of wits against
Various physical laws,
Plus Fate, plus-
So- what -else- is-new?

Wondering if anyone's coming to their aid
Bringing cake crumbs,
Miniature editions of the Bible,
A lost thread or two
Cleverly tied end to end.

Empty Rocking Chair

Talking to yourself on the front porch
As the night blew in
Cold and starless.

Everybody's in harm's way,
I heard you say,
While a caterpillar squirmed
And oozed a pool of black liquid
At your feet.

You turned that notion
Over and over
Until your false teeth
Clamped shut.
   
Ambiguity's Wedding
for E. D.
Bride of Awe, all that's left for us
Are vestiges of a feast table,
Levitating champagne glasses
In the hands of the erased millions.

Mr. So-and-So, the bridegroom
Of absent looks, lost looks,
The pale reporter from the awful doors
Before our identity was leased.

At night's delicious close,
A few avatars of mystery still about,
The spider at his trade,

The print of his vermilion foot on my hand.
A faded woman in sallow dress
Gravely smudged, her shadow on the wall
Becoming visible, a wintry shadow
Quieter than sleep.

Soul, take thy risk.
There where your words and thoughts
Come to a stop,
Encipher me thus, in marriage.

Note: Mấy bài này, trong Charles Simic: New & Selected Poems, 1962-2012, post lần đầu, sẽ dịch liền, nhân SN/GCC/Tám Bó

Lại nói chuyện dịch, dịch thơ.

Thời gian ở Trại Tị Nạn, GCC hăm hở học tiếng Anh, quyết tâm, nếu ra được hải ngoại, thì, không thèm viết tiếng Mít nữa. Nhưng đúng vào lúc vô 1 thư viện ở Toronto, cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm Lặng, của Steiner, đọc 1 phát, thì ngộ ra liền, phải làm 1 tên biệt kích văn hóa - chữ của Vẹm, chỉ đám Ngụy sau 1975, vẫn lăm le viết, như trong mấy vụ bỏ tù những đấng như Hiếu Chân, Hoàng Hải Thuỷ... -  Phải cướp cho bằng được thứ văn hóa như là “thuốc chủng độc”, trước là cái độc Nazi, sau tới cái ác, cái độc Bắc Kít...
Đại khái thế.
Rồi ngộ độc thơ, dịch thơ, quái thế, sướng thế!
Và do dịch, GCC khám phá ra…  vài chân lý:
Một bài thơ, được viết ra, là để chờ được dịch.
Dịch, là sáng tạo bài thơ, trong 1 ngôn ngữ khác, là ban cho nó 1 đời mới.
Dịch thơ không phải chỉ để rành rẽ thêm, 1 ngôn ngữ khác, mà là để rành rẽ thêm, tiếng mẹ đẻ của người dịch.
Cú phát giác này mới đúng là thần sầu. Phát giác này, là do đọc 1 số nhà văn di dân, viết bằng tiếng Anh, nhưng bảnh hơn thứ chính hiệu, của lũ mũi lõ.
Nói rõ hơn, thứ văn học viết bằng tiếng Anh, do đám di dân viết, khác thứ văn học bằng tiếng Anh trước đó, trước thời có hiện tượng di dân như trong thế kỷ vừa qua.
Chính là do không rành tiếng Mít của đám Mít hải ngọai, đời thứ nhì thứ ba cái con khỉ gì đó, trong khi tiếng Anh, thì cũng chỉ đủ để đọc, viết, nói, thứ ngôn ngữ thông dụng thường ngày, nên chúng chẳng viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào, và dịch thì như hạch!
Đó là sự thực về văn học hải ngoại Mít.
Một thất bại khổng lồ!

Ngoài ra, đúng hơn,  phải nói, trên hết, còn vấn đề đạo hạnh.
Đạo hạnh, theo nghĩa của Brodsky: Mỹ mới là Mẹ của Đạo Hạnh
Và, vẫn ông, sống sót thường là do điếm thúi, nhập nhằng, ít khi, do đạo hạnh.

Dịch là chết ở trong hồn một tí
Trong bài "Nhân Văn" ("Humane Literacy", trong "Ngôn ngữ và Câm lặng"), George Steiner viết:
"Đọc tới nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ của chúng ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động kinh, có một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc bổng ra khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ bất thần, khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình đó, và chẳng còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật dậy, tỉnh giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn chương hay triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta, khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không còn nhận ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in, theo nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa của việc đọc."
Đọc đã vậy, nhưng chưa nguy hiểm bằng dịch. Không chỉ chết ở trong hồn một tí, mà có khi còn mất tiêu luôn linh hồn. Theo nghĩa đó, ở một chỗ khác, George Steiner khẳng định, "Không thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận." Một hiện hữu khác, một linh hồn khác đang dọn vô "căn nhà hữu thể" (ngôn ngữ), của mình.
Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao người đọc thường mong ước có một bản dịch dễ đọc (không nguy hiểm). Họ có thể chịu đựng được sự xâm nhập của những từ, trước đây, như bóc ba ga, phanh, gác đờ bu, hay bây giờ, Vifon, Fahaxa... vậy mà vẫn "không chịu" những từ, thí dụ như Talawas.
Bởi vì, một cách nào đó, Talawas, là đụng tới khủng hoảng tri thức luận. Người đọc vẫn mong ước, sự ô nhiễm ngôn ngữ, nếu có, chỉ ở trên bình diện "thực dụng", do chuyện hàng ngày, do nhu cầu ăn ở sinh hoạt phải cần tới chúng.
Mô phỏng một câu của Hemingway, "Con người có thể bị hủy diệt, nhưng không thể bị khuất phục" (A man can be destroyed but not defeated): ngôn ngữ có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị ô nhiễm. Và nếu nó bị ô nhiễm, thì cũng chỉ ở bên ngoài, chưa đụng tới phần cốt tủy của nó.
Một diễn đàn như Talawas, là đụng tới cốt tủy của ngôn ngữ Việt.
Nguyễn Quốc Trụ
(Bài viết cho diễn đàn Talawas)
Trên net, có bài của Borges, cho đọc free về dịch, GCC hăm he đi hết mấy bài này!

http://giveitaname-giveitaname.blogspot.ca/2009/06/this-craft-of-verse-jorge-luis-borge.html


V/v dịch là sáng tạo 1 lần nữa, nguyên tác, và có khi còn bảnh hơn nguyên tác.
Đúng như thế!

http://tanvien.net/tgtp_02/thoi_vo_song.html

Trong bài viết ngắn của ông về bạn mình, Cioran viết về từ Lessness, của Beckett, dịch từ “Sans”, tên 1 tác phẩm tiếng Tẩy của Beckett. Cioran bị hớp hồn, ”envouté”, bởi từ này, và một bữa, un soir, ông biểu bạn, tôi không làm sao tìm ra 1 từ tiếng Tẩy nào tương đương với nó [tất nhiên, không phải từ “sans” mà nó được dịch từ đó ra].
“Tôi không thể nào ngủ được nếu không kiếm ra 1 từ ra hồn, honorable. Thế là cả hai bù đầu kiếm, bằng cách kết hợp những từ chung quanh hai từ sans, và moindre. Và khi từ giã, cả hai đều thất vọng.
Trở về nhà, Cioran vẫn khổ với nó, cho đến lúc ông bật ra ý nghĩ, hay là mò từ nguồn la tinh, và ngày hôm sau, ông viết cho Beckett, cái từ sinéité,  và tuyệt vời làm sao, cũng đúng lúc đó, Beckett kiếm ra từ này.
Đúng là 1 giai thoại thần sầu. TV post sau đây, để chứng minh, là không phịa ra.

Le texte francais Sans s'appelle en anglais Lessness, vocable forgé par Beckett, comme il a forgé l'équivalent allemand Losigkeit. Ce mot de Lessness (aussi insondable que l'Ungrund de Boehme) m'ayant envouté , je dis un soir à Beckett que je ne me coucherais pas avant d'en avoir trouvé en francais un équivalent honorable ... Nous avions envisagé ensemble toutes les formes possibles suggerées par sans et moindre. Aucune ne nous avait paru approcher de l'inépuisable Lessness, mélange de privation et d'infini, vacuité synonyme d'apothéose. Nous nous séparames plutôt décus. Rentré à la maison, je continuai à tourner et retourner dans mon esprit ce pauvre sans. Au moment ou j'allais capituler, l'idée me vint qu'il fallait chercher du côté du latin sine. J'écrivis le lendemain à Beckett que sineité me semblait le mot rêvé. II me repondit qu'il y avait pensé lui aussi, peut-être au même instant. Notre trouvaille cependant, il faut bien le reconnaitre, n'en était pas une . Nous tombâmes d'accord qu'on devait abandonner l'enquête, qu'il n'y avait pas de substantif francais capable d'exprimer l'absence en soi, l'absence à l'état pur, et qu'il fallait se résigner à la misère métaphysique d'une préposition.
E.M. Cioran: Quelques rencontres.
Cái từ Everness, mà Borges chôm, để thay thế cho từ Eternity, đã bị sử dụng đến nát bấy, chẳng phải, dịch là sáng tạo ư? 
Khủng nhất, là có thằng cha Gấu Cà chớn nào đó, lại sáng tạo thêm 1 lần nữa, bằng cách chôm Nguyễn Du, và nó biến thành “Mai sau dù có bao giờ”.
Cái kiểu lộng dịch của Gấu, 1 cách nào đó, cũng là sáng tạo bản văn, cho nó hợp với thời Cái Ác Bắc Kít đưa nước Mít tới bờ huỷ diệt!

Mai Sau Dù Có Bao Giờ
Everness

*

Vàng thu vàng suốt con đường
Ta trong thu bỗng thấy thương đất trời
 Đặng Lệ Khánh

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư