Gấu, nhà văn
Phần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12
Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Phần Ba
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Oanh kích vs Pháo kích
Mượn một hình ảnh của Shakespeare, từ cuối thập niên 1960 xuyên suốt những năm 1970, Aleksandr Solzhenitsyn bước qua thế giới như một gã khổng lồ. Giải thưởng Nobel văn chương, tháng Mười 1970; bị tống xuất khỏi nước Nga, tháng Hai 1974; Quần Đảo Ngục Tù xuất hiện tại Tây-phương trong cùng năm; tất cả đã làm cho ông trở thành, không chỉ một nhà văn lớn lao nhất thế giới, mà còn là nhà lãnh đạo tinh thần, nhà tiên tri, một thế giá không thể có hai, "vô địch thủ", kể từ Voltaire, hay Tolstoy. Công chúng theo dõi từng cử động, lắng nghe mọi lời tuyên bố của ông. Những cảnh tượng xen lấn, xô đẩy, tại phi trường với rừng người, rừng máy quay phim, micro. Tại "thế giới tự do", hàng triệu ấn bản Khu Ung Thư, Tầng Đầu Địa Ngục. Tại Nga, và Đông Âu, hãnh diện, lo sợ, nhưng đầy tự hào, người ta chuyền tay nhau, những bản sao: Hãy làm sống mãi "Hy vọng chống lại Hy vọng", (Hope against Hope: Hy vọng chống lại Hy vọng, hay Hy vọng Dù Không Còn Hy Vọng).
Steiner: Một linh hồn lưu vong
Câu 'Từ cuối thập niên ... Solz bước qua thế giới như một gã khổng lồ', có thể áp dụng cho Gấu.
Lẽ tất nhiên, với... rất nhiều khác biệt.
Những biến cố lớn lao dồn dập, cũng vào thập niên 1960, Gấu đã từng trải qua.
Trên con đường đi tìm cuốn sách của chính mình, do chính mình viết ra, Những Ngày Ở Sài Gòn [1970].
Trên con đường đi đến mối tình đầu đời của mình, nhưng thay vì một gã khổng lồ, thì là một chú chim sẻ [của Anatole France], nhẩy lẫng cẫng qua vườn Bờ Rô.
Hay đúng hơn, một thằng bé vừa mới lớn, vừa mới đi làm, vừa có chiếc xế solex đầu tiên trong đời, người và xế nôn nao ở cổng vườn Bờ Rô, phía đường Nguyễn Du, chờ cô bé đi học nơi trường Gia Long, và sẽ băng qua vườn.
Đó là thời gian của những biến động lớn lao, dồn dập.
Thi Trung Học đậu khóa 2, vô năm học, nhẩy lên Đệ Nhị, học trường Hồng Lạc. Gặp Nguyễn Hải Hà, anh đưa cho đọc tờ Sáng Tạo. Cuối năm, thi đậu, vô Đệ Nhất CVA, gặp Chất. Chất đưa về nhà, gặp bà cụ, ông anh.
Trong khoảng thời gian đó, như để sửa soạn cho cuộc gặp gỡ, đọc cọp Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn.
Cuối năm, thi rớt Tú Tài 2, kỳ 1, bà cụ cho đi Nha Trang tắm biển. Viết tác phẩm đầu tay, truyện ngắn Những Con Dã Tràng.
Gửi thẳng xuống tòa soạn Sáng Tạo. Buổi tối hôm đó, hay một hai hôm sau đó, Cụ Chất hỏi:
-Trụ, mày viết truyện hả?
Còn đang lúng túng, còn đang ngơ ngác, Cụ bồi thêm cú nũa:
-Thằng Tâm nó nói mày viết được lắm. Sẽ còn đi xa hơn Dương Nghiễm Mậu nhiều!
Bức hình độc nhất của ông
cụ Gấu.
Mộ giả, nơi đồng làng, quê Gấu.
Lần Gấu về, biểu thằng út làm.
Bà cụ Gấu & Bà cụ Chất
[by Ngọc Dũng]
Sau khi ông cụ mất, ngay từ nhỏ, Gấu đã hăm he, lớn lên sẽ dậy học, như Bố, tiếp tục công việc mà Bố mình bị Cách Mạng làm cho phải bỏ dở.
Chỉ tới khi thi vô Đại Học Sư Phạm, rớt, rồi tới lúc chấp nhận làm thằng thợ Bưu Điện, Gấu mới hiểu ra rằng thì là, Gấu không thể nào nối nghiệp Bố được.
Nhiều lý do lắm, và phần lớn liên quan tới 'ngoại hình' của Gấu. Lùn. Lé [lác].
Cái tật lác bẩm sinh, cộng thêm tật mê gái, cũng bẩm sinh, khiến Gấu quyết định, chẳng nên dính vào nghề dậy học!
Thường, mắt đã lác, mê cô nào, mắt lác xệch hẳn qua một bên, làm sao giấu nổi?
Lần Gấu về lại đất Bắc, bà chị ruột ngó thằng em, nói, lạ thật, về già, mắt nó đỡ lác đi, chứ hồi nhỏ, lác nhiều lắm!
Một lần, bà chị hỏi:
-Em có nhớ cô Hồng Con làng mình không. Hồi đó em còn nhỏ mà đã mê cô Hồng Con lắm mà!
Gấu ngượng quá hỏi:
-Làm sao chuyện đó chị cũng biết?
-Mắt em lác, mỗi lần em nhìn cô Hồng Con, là cả làng cả xóm đều biết!
Nói cả làng cả xóm là cho vui thôi. Nhưng đám con nít trong làng thì đều biết. Cô Hồng Con cũng biết.
Lần cuối cùng, cô, tuy không nói, nhưng như ngầm biểu, như thế này:
-Nếu yêu tôi, thì ngay lập tức rời bỏ cái làng này. Trở ra Hà Nội. Đi xuống Hải Phòng. Vào Nam. Kiếm một cuộc đời ở trong đó. Quên hẳn cái làng này đi.
Comments
Post a Comment