Vỉnh Biệt Trần Tuấn Kiệt
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/vinh-biet-nha-tho-tran-tuan-kiet-bong-vai-bay-ve-troi-n20191009000045307.htm
Vĩnh biệt nhà thơ Trần Tuấn Kiệt: Bông vải bay về trời...!
Thứ Tư, 09/10/2019 00:11 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Trần Tuấn Kiệt với bút hiệu Sa Giang từng được giải nhất về thơ năm 1971 với tập Lời gởi cây bông vải. Ông sinh ngày 1/6/1939 tại Sa Ðéc, mất lúc 17h15 ngày 8/10/2019 tại TP.HCM, thọ 81 tuổi.
Thuở bé ông sống với bà ngoại tại vùng tản cư ở Đồng Tháp Mười. Năm 1950, lúc 11 tuổi lên Sài Gòn, ông đậu hạng nhất môn thổi sáo ở Trường Quốc gia âm nhạc, theo học một năm rồi bỏ ngang.
Khởi đầu nghiệp văn, ông được Nhất Linh, Nguyễn Vỹ, Tam Ích giới thiệu vào làng báo. Từ cuối thập niên 1950 ông đã cộng tác với hàng chục báo và tạp chí... Tuy viết đủ thể loại, nhiều bút danh, nhưng sáng tác chính và nổi trội của ông vẫn là thơ.
Thơ Trần Tuấn Kiệt thường cô đọng, giàu hình ảnh, triết lý nhẹ nhàng. Phần nhiều các bài đều ngắn, gần như đoản khúc, cảm xúc chân thực, nên dễ thấm vào lòng người yêu thơ.
Xa
trăng ơi ngủ với hồn ta
đầu hôm nghe vọng tiếng gà bình minh
lá kia sương bỗng rung cành
khói đồi chim lạ kêu thành xuân thu
ngàn hoa mai trắng lũng sau
hương đèo bóng núi chìm sâu tiếng rừng
cách tràng giang đến ngàn rừng
mà ta vẫn nhớ thương từng bước em
Những trường ca chính mà ông đã viết như Bài ca thế giới, Ngôi đền cổ, Trường ca đất, Triền miên ngâm khúc hồng hạc, Niềm hoan lạc của thần linh và địa ngục, Lạc đạo thi..., có bài dài cả ngàn câu.
Ông đã xuất bản nhiều tập thơ, tiêu biểu có các tập Nai, Cổng gió, Cỏ nội, Mê cung, Màu kỷ niệm, Lời gởi cây bông vải…
Về biên khảo, ông có cuốn Thi ca Việt Nam hiện đại (1880-1965), dày gần 1.200 trang, rất công phu, giới thiệu được nhiều nhà thơ lạ và hay.
Ngoài 2 bút hiệu chính là Trần Tuấn Kiệt và Sa Giang, ông còn dùng nhiều bút hiệu khác.
Ông đã xuất bản hai 200 cuốn truyện kiếm hiệp, thần thoại, kỳ tình với
bút hiệu Lan Sơ Khai, Hồng Lĩnh Sơn, Xuân Thu…; nhiều sách võ thuật ký
Phi Long, Hồng Lĩnh, Ðại Tâm…; nhiều sách về tư tưởng ký Duy Thức, Việt
Hoàng, Việt Thần...
Ông là một cao thủ của Tây Sơn Nhạn, một phái lớn trong Thiếu Lâm nội quyền. Nhiều năm dạy võ.
“... Tuy
nhiên Bùi Giáng rất khó về mặt thi ca và tư tưởng, khó có thể chơi thân
với ai. Sau này có lần tôi ghé thăm ông ở căn nhà gần chùa Già Lam kéo
nhau ra ngoài uống rượu đế. Ông nói: Đương thời mình viết họ còn không
hiểu gì, bây giờ làm sao hiểu được nữa, coi có vẻ việc làm của mình không ăn thua gì cả… Đó là lần cuối cùng tôi gặp ông.
Thanh Tâm Tuyền là người tôn trọng và hiểu ông nhất. Có lần tôi làm bài thơ Sài Gòn cũ,
không ký tên và gửi anh Lê Nguyên Đại. Đại gặp Thanh Tâm Tuyền đưa cho
xem bài thơ. Một lát Thanh Tâm Tuyền nói: Thơ này chỉ có Bùi Giáng và Trần Tuấn Kiệt làm thôi, nhưng chắc là của Kiệt, vì ở cuối bài có nhắc tới bạn bè cũ”. Đây là đoạn trích trong bài Làm thánh hiền đời nay khó hơn thánh hiền đời xưa của Trần Tuấn Kiệt.
Vài bài thơ của Trần Tuấn Kiệt:
Nai và rừng
bây giờ ngủ chẳng yên gì
bão thưa thớt dậy tuyết bay đầy trời
rừng xanh mộng cũng dần vơi
đã nghe tiếng động gót người bên khe
con chim nằm bụi tung xòe
chiếc lông tơ mịn tan nhòe bóng đêm
với trăng thu nọ ưu phiền
với hai gạc nhỏ trơ tìm hương xa
ngàn truông tiếng vọng bao la
nỗi sầu đất lệch cùng xa xôi nguồn
mắt xanh nai đã bồn chồn
thổi tan hoang giấc mộng hồn ra đi
Sa mạc
đêm lay bóng nhỏ luân hồi
tiếng ca mờ ảo một trời hoang mang
bước do thái nặng muôn vàn
chưa về thánh địa còn lang thang sầu
biển buồn cát trắng chân đau
túp lều hoang vắng ngàn thâu lạnh người
Ghi thơ Lý Bạch
một mình với Kính Ðình sơn
mây tan trên núi gió buồn dưới khe
trời xa cánh én bay về
nghìn năm thơ lại ngã đề hư không
Trần Hữu
Comments
Post a Comment