NHT @ Berkeley
Viết Mỗi Ngày
Lê Thị Thấm Vân shared a memory.
3 Years Ago
See Your Memories
Lê Thị Thấm Vân
with Nguyệt Cầm.
Tôi đưa
Nguyễn Huy Thiệp đến nói chuyện ở trường Berkeley. Đến trước cổng
sân trường tôi thấy hàng người đứng cầm cờ vàng
ba sọc đỏ hô khẩu hiệu biểu tình chống...
Note: Gấu là thằng đầu tiên dám về trong nước, nhưng vấn đề là, NHT, khi “nói” như thế, là với tư cách như thế nào?
Một cá nhân đại diện cho 1 chế độ?
PS: Bài của BVP
https://buivanphu.wordpress.com/1998/10/03/nguy%E1%BB%85n-huy-thi%E1%BB%87p-vi%E1%BA%BFt-la-d%E1%BB%A9ng-trong-s%E1%BB%B1-nguy-hi%E1%BB%83m-v%E1%BB%81-tinh-c%E1%BA%A3m-tai-chanh-va-chinh-tr%E1%BB%8B/
Note: Gấu là thằng đầu tiên dám về trong nước, nhưng vấn đề là, NHT, khi “nói” như thế, là với tư cách như thế nào?
Một cá nhân đại diện cho 1 chế độ?
PS: Bài của BVP
https://buivanphu.wordpress.com/1998/10/03/nguy%E1%BB%85n-huy-thi%E1%BB%87p-vi%E1%BA%BFt-la-d%E1%BB%A9ng-trong-s%E1%BB%B1-nguy-hi%E1%BB%83m-v%E1%BB%81-tinh-c%E1%BA%A3m-tai-chanh-va-chinh-tr%E1%BB%8B/
Anh qua đây với tính cách cá nhân hay chính phủ Việt Nam đưa đi?
Cá nhân chứ.
Ông không coi truyện “Tướng về hưu” là tác phẩm xuất sắc nhất trong số 40 truyện ngắn và kịch mà ông đã viết về tình yêu, nỗi buồn, khao khát tự do và về bất lực của con người trước sự ngu dốt. Nhà văn là kẻ mơ mộng giữa thế gian phàm tục và thời thế phàm tục. Ông lập lại lời một nhà thơ: “Vấp phải đời phàm tục, chiếc thuyền tình vỡ tan”. Như trong Titanic.
Cái chuyện, NHT không khoái “Tướng Về Hưu”, thì cũng thường tình thôi, nhưng truyện ngắn này, vô hình trung, lọt đúng vào cái lỗ đen dành cho nó, như Trước Pháp Luật, của Kafka, (có thể kể thêm, Làng Kế Bên, cũng của ông), Eveline, của Joyce, hay Người Đàn Bà Ngoại Tình, của Camus, Biển của Miêng, thứ truyện ngắn “nói lên” tâm trạng “lưu đầy và quê nhà”, sống đời này, mà thèm đời kia - cái gì gì, mi làm phiền ta quá, kiếp trước mi đúng là con điả, ta bận chồng bận con bận công việc nhà thờ, bận viết nữa, có thân thì lo, hay là chờ… kiếp khác, hà, hà - (Truyện ngắn Phì Lũ của Carver, Tin Văn mới giới thiệu, cũng nằm vào trong hố đen này).
Truyện ngắn Tướng Về Hưu lọt vào cõi mà Lukacs gọi là “Not Yet, No Longer”, Gấu đã lèm bèm rất nhiều lần. Cái dạng “tướng về hưu”, “tướng âm binh” [của Kadaré), “tướng chờ thư” (Garcia Marquez)… đầy rẫy, và chúng đều chỉ ra viên…. “y sỹ đồng quê” của Kafka, và hình ảnh của một DHT ngồi khóc bên lề đường Sài Gòn đúng vào ngày 30 Tháng Tư 1975, vừa khóc vừa chửi: Chúng ta đã bị lừa, không chỉ 1 mà vài thế hệ, và sợ, hoài hoài thế hệ!
Khủng khiếp thực. Thiệp “ít học, ít đọc” như Dương Tường phán, không hiểu nổi những chuyện ghê gớm như vầy đâu.
Gấu sở dĩ vỡ ra được là nhờ đọc Tolstaya, Những Thời Ăn Thịt Người.
http://www.tanvien.net/tap_ghi_7/last_salvation_1.html
Để trả lời 'giùm' DTH, khi có người hỏi bà, về những đóng góp của chính bà cho cái chế độ VC, có thể mượn Jaspers, trong lời Tựa cho Cầm Tưởng:
Thường thường, người ta có thói quen áp dụng những bản kẽm cũ mòn, về những chuyện đang xẩy ra ở đó: dối trá/sự thực; phản động/phản kháng… Với cuốn sách, không giản dị như vậy, mà là hoàn cảnh, thực tại ‘thực’. Bằng cách nào, những con người thay đổi, một khi không ngừng cảm thấy, đè nặng lên họ, là một hiểm họa hủy diệt, và cùng lúc, họ còng lưng gánh vác lịch sử, theo nghĩa, đây là niềm tin, đây là chân lý: lịch sử cần thiết như thế đó. Và đó là Niềm Tin Mới.
Milosz nhớ lại thời kỳ 1945, mốt thời thượng trong những câu lạc bộ trí thức ở Varsovie, là so sánh chủ nghĩa cộng sản với sự ra đời của thiên chúa giáo. [Người viết còn nhớ, một ký giả đã từng hỏi Stalin, bao giờ thì đảng cộng sản có một Đức Giáo Hoàng.]
Milosz nhờ đọc Weil mà ngộ, tuy nhiên, trong một bài viết, ông không nghĩ, ông là một 'fan' của bà.
Gấu, khi ra hải ngoại đã tự nhủ, chẳng viết nữa, nhưng đọc Steiner, và nhờ Steiner, được đọc Weil.
Và lại viết! NQT
Chắc chắn, ở đây Milosz tự biện minh, về quyết định “chạy làng” (to defect) của ông. Chính cái hành động chạy làng đó đẩy ông vào một vị trí đạo đức cao hơn người khác, một khi biết rõ mọi mũi dùi sẽ chĩa vào ông, chưa kể thái độ khinh khi, rè bỉu của những người cộng sản mà ông bỏ lại sau lưng. Nhưng điều mà những người chỉ trích không nhận ra, đó là, bằng cách nào, ông tin rằng cái đầu của ông hết còn bị vây khổn. Và đây chính là một “hạnh ngộ”, nếu coi tầm quan trọng của Weil trên tư tưởng của ông, những ngày ở Paris.
Liệu, quyết định ở lại Paris của DTH, là cũng tương tự Milosz?
Và, biết đâu đấy, do thương hại, sau khi đã giận dữ ban cho mảnh đất đó, một Con Bọ, Ông Trời bèn bù trừ, và thế là có một.... DTH?
Và liệu câu này, của một nhà phê bình, về W. Faulkner, 'but Mr. Faulkner's work has seemed to be of a man who has, at some time, been desperately hurt' cũng có thể áp dụng cho... DTH?
Tác phẩm của DTH có vẻ như của một người đàn bà bị đau đớn, bị thương tổn đến cùng cực, ở một lúc nào đó.
Luật bù trừ, như 'quà tặng' của Thượng Đế, theo cái kiểu tán phó mát của Gấu, với Kim Dung, là luật của thiên nhiên. Ông kể, về một miền đất lạnh tàn nhẫn lạnh khốc liệt, và để bù trừ, thiên nhiên ban cho người dân ở đó, một thứ cỏ, bện làm giầy đi ấm chân vô cùng. Đọc, Gấu như cảm thấy cái ấm áp của những ổ rơm, ngày nào, ngày nào....
Kim Dung còn phán, một khi thiên nhiên sản sinh ra một thứ độc dược, độc vật, một cái ác, thì quanh quẩn kế đó, nó gài sẵn thuốc giải trừ.
Liệu DTH sẽ là thuốc giải độc CS? Có thể, do đó bọ VC sợ bà.
Nhân nhắc tới Weil, có lẽ cũng nên nhắc tới một 'xác tín' [certirude] của bà, "Ainsi se grave en elle pour toujours cette certitude que 'n'importe quel être humain, même si ses facultés naturelles sont presque nulles, pénètre dans ce royaume de la vérité réservé au génie, si seulement il désire la vérité et fait perpétuellement un effort d'attention pour l'atteindre'."Simone Weil, Oeuvres, Introduction.
Tạm dịch: Bất cứ một cá nhân, cho dù ngu đần đến cỡ nào, cũng vào được vương quốc của sự thật, vốn dành riêng cho bậc thiên tài, nếu, và chỉ nếu, cá nhân đó sấn hết mình vào đó.
Hay câu này:
Giả sử như bạn 'ngu đần', không thể nào với tới thiên tài, bạn vưỡn cứ OK như thường, ấy là nói về chuyện bạn thèm biết chân lý!
[Elle - Simone Weil - puise dans sa doctrine l'idée qu'à défaut d'atteindre au génie, tout le monde peut connaitre la vérité].
Hay câu này:
Người tự hào thông minh thì cũng giống như tù tự hào phòng giam rộng rãi.
*
Tại sao Con Bọ VC?
Câu trả lời, mượn đỡ của Kertesz.
La mythologie moderne commence par une constatation négative : Dieu a créé le monde, l'homme a créé Auschwitz. Auschwitz était possible puisque nous l'avons rendu possible. C'est le reflet de notre vie. Nous pouvons le considérer comme le résultat de notre négligence existentielle.
Huyền thoại hiện đại bắt đầu bằng một khúc xương thật khó gặm: Thượng Đế sáng tạo ra con người. Con người sáng tạo ra Lò Thiêu. Lò Thiêu khả hữu bởi vì chúng ta làm cho nó khả hữu. Nó là phản ảnh đời chúng ta. Chúng ta có thể coi nó như kết quả của sự lơ là trong cuộc sống của chúng ta.
Nhưng Edmund Wilson, một phê bình gia Mẽo, trong tiểu luận The Wound and The Bow, đã giải thích, theo kiểu của Kim Dung, ở đâu có cái ác, ở đó có thuốc trị, nhưng hơi khác một chút: Ở đâu có sức mạnh ở đó có cơn dịch.
Ông coi đây là ý niệm về sức mạnh vô địch không thể tách rời một căn bệnh hiểm nghèo vô phương chữa trị.
[The conception of superior strength as inseparable from disability].
Nói rõ hơn, con bọ VC là do sức mạnh 'kẻ thù nào cũng đánh thắng' mà ra.
Comments
Post a Comment