Bếp Lửa trong Văn chương


Đọc Bếp Lửa

Bếp Lửa trong văn chơng
[viết về LMH]


Đọc BL 1973 Văn


Bếp Lửa trong văn chương

Bếp Lửa trong Văn chương

[xuất hiện lần đầu trên TSVC]

Bếp lửa

Báo Văn, số đặc biệt về TTT
Nhân đọc lại bài cũ
Note:
Trừ đoạn đầu, Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ TTT, phần còn lại, Bếp Lửa trong văn chương, đã được đăng trên Tập San Văn Chương, do một nhóm bạn bè, trong có Gấu, chủ trương.
Khi Văn ra số đặc biệt về TTT, chính ông đã nói với TPG lấy bài này cho số báo đó.
Cám ơn 'bạn hiền' THT đã cho cơ hội gặp lại đứa con tinh thần, đã thất lạc, từ 1973, tới nay.
Cám ơn Art2all, qua đó biết đến địa chỉ trên
Toronto, 16 tháng Bẩy, 2007.
16, cũng là số trang, bắt đầu bài viết trên Văn. NQT
*
Ui chao, mới đọc lại một tí, mà thấy sướng điên lên được!
Gấu "1973" đây ư?
Muốn tìm một cách đọc khác cho Bếp Lửa, có lẽ phải làm như Marx nói: Giải phóng nó ra khỏi cái vỏ huyền hoặc, để tìm lại cái nhân thuần lý.
Ui chao, hoá ra hồi đó đã "rành" Marx như thế này ư? Mà đọc câu này ở đâu nhỉ?
Hình như từ Pour Marx của Althusser?
Nếu thế, có thể đếch phải Marx, mà Althusser phán, và sau này, khi hấp hối, thú nhận [trước bàn thờ], "chúng ta" đã phịa ra cả một nền triết học ảo cho Marx!
*
Nhận định của Lukacs, áp dụng vào Bếp Lửa, coi bộ thật 'hợp':
Tiểu thuyết, một thế giới về chiều [le monde dégradé], nhân vật chính mang trong người căn bệnh siêu hình [ le mal ontologique] - nhân vật chính trong Bếp Lửa cũng mang một con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não - một căn bệnh vô phương cứu chữa: và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Thất bại ở đây có nghĩa, như là sự chia lìa không sao hàn gắn, giữa nhân vật chính và thế giới bên ngoài, sự thụ động ù lì của gã, chỉ vì ý thức của gã quá rộng, trong khi thế giới quá bảo thủ, uớc lệ, không sao thỏa mãn nổi. Đấy là nội dung của tiểu thuyết. Về hình thức: Tiểu thuyết bắt buộc vừa là một truyện ký [biographie] - tiểu sử, cuộc sống của anh chàng tên là Tâm ở trong Bếp Lửa, vừa là một ký sự xã hội [chronique sociale] - xã hội Miền Bắc, thành phố Hà Nội đúng hơn, trong cơn xao động của lịch sử.
Và sau cùng, biểu lộ tình cảm, "Anh yêu quê hương vô cùng, yêu em vô cùng", kết thúc Bếp Lửa, là một điểm vượt [le dépassement], khi đó, tác giả  - tiểu thuyết gia - rời khỏi thế giới về chiều, thế giới mộng ảo của tiểu thuyết, và trở lại đời sống thực [Lưu Nguyễn về trần]. Đó là lúc ý thức tiểu thuyết gia, vượt ý thức nhân vật, để tìm lại cái chính, cái thực [l'authenticité], Lucien Goldmann, diễn ý Lukacs, gọi đó là sự chuyển hoá [la conversion], từ thế giới tiểu thuyết qua thế giới thực, là đời sống mất đi tìm thấy lại.
Bếp Lửa trong văn chương.
Ui chao, đọc lại mới thấy, hồi đó, sao mê Lukacs "vãi" [chữ này chôm trên net, chắc là từ Phạm Hải Anh, có nghĩa, mê quá, đến vãi linh hồn ra!].
Nhưng, quả là khủng khiếp. Nhận định của Lukacs, giống như một bảng tuần hoàn hoá học, nhốt cứng trong nó, mọi tác phẩm, đã có, đang có, và sẽ có, những tác phẩm có mùi "vãi", tức thứ tiểu thuyết ý thức hệ, mà ngay cả Bếp Lửa cũng bị nó làm mê muội, tác phẩm thì chưa chắc, những tác giả thì "chạy trời không khỏi nắng".
Lạ, là, ngay hồi đó, Gấu đã nhìn ra điều này, khi dám phán về ông anh:
Cũng một cuốn sách tương tự, tác giả  Alain Fournier, cuốn Anh Môn chỉ được coi là cuốn sách của thời mới lớn. Vậy thôi. Nhân vật chính trong Anh Môn  may mắn gặp người đẹp Yvonne de Galais, nhân vật trong Bếp Lửa  không may gặp... Marx. Phải chăng chính tác giả Bếp Lửa cũng bị huyễn hoặc bởi những giấc mộng biến cải thế giới, thay đổi cuộc đời, trí tuệ đương đầu định mạng... nên đã 'làm hỏng' Bếp Lửa, và cứ phải loay hoay hì hục viết một Bếp Lửa, khác....
*
Gấu đọc Lukacs hồi đó, còn trẻ măng, đang hung hăng con bọ xít, sẽ cho ra đời, chí ít, vài ba cuốn tiểu thuyết, nhưng nghĩ ra cuốn nào, là lọt vô trận đồ của Lukacs cuốn đó!
*
Ngoài Lukacs, còn nhận ra một số ông thầy, khác, của thời mới lớn: Barthes, Bachelard, Foucault...
Nhờ đô la Mẽo.
*
Trừ đoạn đầu, Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ TTT, phần còn lại, Bếp Lửa trong văn chương, đã được đăng trên Tập San Văn Chương, do một nhóm bạn bè, trong có Gấu, chủ trương.
Ra hải ngoại, đọc một số tác giả ra đi từ Hà Nội, viết về một, Gấu, nhớ bài viết đã thất lạc từ 1973, nhớ Hà Nội của Bếp Lửa, và của Gấu trong Những ngày ở Sài Gòn, nhớ Tập San Văn Chương và bè bạn, Gấu dùng lại cái tít ngày nào, như một liên tưởng. Một nối kết.
Bếp Lửa trong văn chương: Tâm = Bếp Lửa = Hà Nội.
*
Tới khi đọc một bài viết về L'Étranger,  cái tay nào viết bài này, cũng nhận ra, y hệt Gấu khi viết về Bếp Lửa, Hà Nội, Tâm [trái tim] khi "chiết tự" : Meursault = Mer + Soleil = Mặt Trời Địa Trung Hải: Quê hương, Bếp lửa của Camus.
Nhưng không thể nào ngờ được, Trái Tim, Tâm, Bếp Lửa...  của dân Mít, sau cùng lòi ra...  bộ mặt thực: Trái Tim Của Bóng Đen!
*
Đọc lại bài viết, Gấu nhớ một chi tiết thật thú vị. Mấy câu trích dẫn Sartre, trong bài viết, liên quan tới Husserl, (1), sau này, đọc một số TLS, Steiner trích dẫn, đúng câu trên, để vinh danh Sartre, khi ông này ra khỏi Lò Luyện Ngục.
(1) "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."
Sartre. "Situations I", trong bài viết về Faulkner.
*
Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời, về Hà-nội. Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi.
"Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một "Apocalypse Now" (Tận Thế Là Đây), không phải chỉ riêng cho Hà-nội.
Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải chiến thắng, mà huỷ diệt, một thành phố, rồi cùng với nó, là biểu tượng của cả một dân tộc?
Sartre viết, Husserl không hề là một nhà hiện thực. Nhà thơ như Trần Dần, nhà văn như Lê Minh Hà, lại càng không. Đừng coi những dòng kể của bà về Hà-nội, là hiện thực chủ nghĩa, theo một nghĩa thô bạo nhất của nó. Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này.
Câu Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì, Sartre trích dẫn Husserl, nổi quá, đến nỗi, từ điển Robert đã lầm là của Sartre!
Bếp Lửa trong văn chương

Gấu đọc Lukacs hồi đó, còn trẻ măng, đang hung hăng con bọ xít, sẽ cho ra đời, chí ít, vài ba cuốn tiểu thuyết, nhưng cứ thử phác họa ra, một cuốn nào, là lọt vô trận đồ của Lukacs cuốn đó!
*
Ngoài Lukacs, còn nhận ra một số ông thầy, khác, của thời mới lớn: Barthes, Bachelard, Foucault...
Nhờ đô la Mẽo. Tha hồ mua sách, đọc đui một con mắt, còn một! (1)
(1) Sự thực, mắt lé, thị lực một con, ngay khi còn trẻ, 10/10, con kia, 1/10.
*
Có lần Gấu kể, do nghèo quá, không có tiền mua sách, bèn phải tự mình tìm ra phương trình đường thẳng, sướng điên lên, ơ rơ ka một tiếng vỡ trời, rồi đi kiếm một tên bạn học cùng lớp để khoe, bạn nhìn với ánh mắt thương hại, lấy tay ra dấu, chờ tao một tí, và vô nhà, lấy cuốn giáo khoa toán, dí vô mắt Gấu, nè nè coi đi, thằng nhà quê, cả quỷnh, cái phương trình sơ đẳng, thiên hạ đã khám phá từ hồi nào rồi!
Ấy đấy, cũng như vậy, là nỗi đau, Gấu cứ thử nhen nhúm một sáng tác ở trong đầu, là Lukacs bèn dí vào mắt, bảng tuần hoàn văn học trong cuốn Lý thuyết về Tiểu thuyết , rồi xì một tiếng, ôi thằng nhà quê, cuốn tiểu thuyết sáng giá, mày "chưa viết", vậy mà "đã có", ở trong này rồi!
Cứ như Khổng Minh, nằm khểnh trong lều tranh, mà đã biết trước thiên hạ sẽ phân ba!
Bạn không thể tưởng tượng, nỗi thất vọng khủng khiếp của Gấu, những ngày còn trẻ măng, mộng đời rực rỡ, sẽ trở thành nhà văn, sẽ, sẽ... và bị ngay ông Lukacs phạng cho một cú.
Phải đến khi đọc Barthes, Gấu mới hiểu ra rằng, vưỡn có thể trở thành nhà văn, mà chẳng cần phải đọc Lukacs.
Nói rõ hơn, cái công thức của Lukacs đó, chỉ áp dụng cho một thứ tiểu thuyết có tên là ý thức hệ mà thôi.
*
Gấu tin rằng, TTT, có thể cũng trải qua những cơn khủng hoảng tương tự, và đành bỏ ngang một số tác phẩm viết sau Bếp Lửa, như Ung Thư, Thềm Sương Mù... cho tới khi "ngộ" ra, và viết Một Chủ Nhật Khác: Một truyện tình, với cái nền của của nó, thơ mộng như Đà Lạt, khủng khiếp như cuộc nồi da nấu thịt, ông thầy và cô học trò yêu thương nhau, cùng nhau đi ăn tiệm, gọi món ăn Quốc Cộng tương tàn, Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Nam Bộ...

Phải đến khi đọc Barthes, Gấu mới hiểu ra rằng, vưỡn có thể trở thành nhà văn, mà chẳng cần phải đọc Lukacs.
Nói rõ hơn, cái công thức của Lukacs đó, (1), chỉ áp dụng cho một thứ tiểu thuyết có tên là ý thức hệ mà thôi.
(1) Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
*
Gấu tin rằng, TTT, có thể cũng trải qua những cơn khủng hoảng tương tự, và đành bỏ ngang một số tác phẩm viết sau Bếp Lửa, như Ung Thư, Thềm Sương Mù... cho tới khi "ngộ" ra, và viết Một Chủ Nhật Khác: Một truyện tình, với cái nền của nó, thơ mộng như Đà Lạt, [mà đúng là Đà Lạt thật], khủng khiếp như cuộc nồi da nấu thịt, ông thầy và cô học trò yêu thương nhau, cùng nhau đi ăn tiệm, gọi món ăn Quốc Cộng tương tàn, Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Nam Bộ...
Bếp Lửa trong văn chương 2

Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ, dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?..
*
Sự thực của nhà văn không phải sự thực của nhà phê bình. Sự thực đời sống [sự thực của những người đã chết truyền lưu cho kẻ sống sót. Bếp Lửa, Tựa, lần xuất bản thứ hai, 1965] lại càng không phải sự thực văn chương. Valéry gọi, đây là ảo tưởng hiện thực, lòng tin ngây thơ, văn chương có thể ghi lại thực tại. Nhà văn là một kẻ "sống sót", thời gian dùng vào việc viết là một thời gian xác định, nhưng tác phẩm chỉ sống sót khi vẫn còn là một tác phẩm văn chương - vẫn còn tham dự vào dòng thời gian vô định của trí nhớ, của hồi tưởng và của sự đọc.
Bếp Lửa trong văn chương. Văn, số đặc biệt về TTT [1973].
Những dòng trên, bây giờ nhìn lại, nhận ra, chúng được viết dưới ánh sáng của tiểu thuyết mới, của Barthes, chứng tỏ Gấu hoàn toàn hồi phục, sau cú đánh của Lukacs, của dòng văn chương dấn thân, của dòng văn chương ý thức hệ. 
Bây giờ thì tha hồ mà viết, chẳng cần tại sao viết, viết cho ai, viết để làm gì.
Chỉ là, viết thế nào?
*
Không phải những câu hỏi văn chương là gì của Sartre, trong có những câu tại sao viết, viết cho ai, viết làm gì... là không còn có giá trị, nhưng rõ ràng là văn chương còn có một giá trị vượt lên trên những câu hỏi đó. Bởi thế Barthes phân biệt, nhà văn và nhà dùng văn. Bạn tha hồ viết cho ai, viết để làm gì, tại sao viết, khi bạn nhập vai "nhà dùng văn", écrivant, và bạn bức xức với những vấn đề liên quan tới đời sống, xã hội của cái thời bạn đang sống, và bạn muốn thay đổi nó, làm sao cho nó tốt đẹp hơn. Nhưng, một khi bạn rảnh rang, muốn viết một cái đó, thật riêng tư, cho riêng mình, cho cái món mà mình mê nhất là văn chương, thì khi đó, bạn quên luôn, cái xã hội mà bạn đang sống, quên luôn cả bản thân, quên tuốt tuột, và bạn cắm cúi viết một cái gì, mà bạn mơ mơ hồ hồ nghĩ rằng, cái mà mình đang viết đó có vẻ như, chưa từng có trên đời, chưa từng có ai nghĩ đến, hoặc viết ra! Chính vì thế mà đám tiểu thuyết mới phán, tôi viết là để hiểu, tại sao tôi viết. Và khi Sartre phán, đứng trước đứa trẻ chết đói cuốn Buồn Nôn chẳng là thứ cứt đái gì, một ông tiểu thuyết mới [Yves Berger, hình như vậy. NQT], nhỏ nhẹ khều tay Sartre, này, ông có cần tôi tiếp tay, cho đứa trẻ khỏi chết đói, thì OK, nhưng ông vưỡn cho phép tôi viết văn nhé!
*
Bất giác nhớ Joseph Huỳnh Văn.
"Hắn" nói, mi viết bài này vì ta, là tổng thư ký Tập San Văn Chương, chứ đâu vì TTT, hay vì bất cứ một độc giả nào!
*
Gấu có một kỷ niệm thật là thú vị, về bài viết.
Bữa đó, tình cờ ghé nhà sách nhỏ - không nhớ tên, trên đường Lê Lợi, kế bên nhà sách lớn Khai Trí - nơi có gửi bán Tập San Văn Chương, Gấu thấy TTT đang chăm chú đọc bài viết trên. Ông đọc cọp. Xong xuôi, ông bỏ tờ báo xuống sạp, đi ra, không nhìn thấy Gấu.

Khi đọc Lý Thuyết về Tiểu Thuyết của G. Lukacs, Hai Lúa đang vẽ ra ở trong đầu của mình, cuốn tiểu thuyết tương lai, một đại tác phẩm của "chàng", và cuốn này sẽ nối liền được hai thành phố, là, Hànội và Sàigòn.
Đọc Lukacs, ổng nói vô ích, mày sẽ không thể chọn cho mày một chỗ đứng nào ở trong cuốn sách đó. Bởi vì, bất cứ một cuốn tiểu thuyết nào, cũng phải đẻ ra từ một cái đầu ý thức hệ!
Bạn không thể nào tưởng tượng ra được, cơn chấn động, nỗi thất vọng khủng khiếp ở "thằng bé", khi giấc mộng lớn bị ông Lukacs vứt vô thùng rác!
Trong bài Phỏng vấn dởm Hai Lúa đã nói đến nỗi thất vọng toán học. Nỗi thất vọng văn chương này còn khủng khiếp hơn nhiều!
Chỉ mãi sau này, đọc Barthes, (1) Hai Lúa mới biết rằng, mình vẫn có thể viết được một cuốn sách nối liền được hai thành phố, mà chẳng cần phải chọn bên!
(1) Nếu những nguyên lý mang tính ý thức hệ này nọ này khả hữu cùng một lúc, chẳng hồ nghi, một chọn lựa mang tính ý thức hệ không làm nên cái gọi là HữuThể, Being, của phê bình, và chân lý không phải là Đất Thánh, [Sanction: phê chuẩn, thừa nhận], của nó. Roland Barthes: Phê bình là gì?
Ui chao, mới đọc lại một tí, mà thấy sướng điên lên được!
Gấu "1973" đây ư?
Muốn tìm một cách đọc khác cho Bếp Lửa, có lẽ phải làm như Marx nói: Giải phóng nó ra khỏi cái vỏ huyền hoặc, để tìm lại cái nhân thuần lý.
Ui chao, hoá ra hồi đó đã "rành" Marx như thế này ư? Mà đọc câu này ở đâu nhỉ?
Hình như từ Pour Marx của Althusser?
Nếu thế, có thể đếch phải Marx, mà Althusser phán, và sau này, khi hấp hối, thú nhận [trước bàn thờ], "chúng ta" đã phịa ra cả một nền triết học ảo cho Marx!



*



*


LA POSTÉRITÉ
GEORG LUKACS :
UN MARXISTE TRAGIQUE
Spécialiste de littérature, Lukâcs s'intéresse au phénomène de “réification” mis en évidence par Marx.
Issu probablement de la petite bourgeoisie juive hongroise, Georg Lukâcs (1885-1971) sera l'assistant à l'université de Heidelberg du sociologue allemand Max Weber (1864-1920) et étudiera aussi avec Georg Simmel (1858-1918). Il se fait connaître en 1916 par sa Théorie sur le roman, avant de se convertir au marxisme* et de participer en 1919 au soulèvement communiste hongrois mené par Béla Kun, dont il sera le commisssaire à l'Instruction.
Après l'échec du mouvement, il se réfugie en Autriche, puis en Allemagne, avant de rejoindre Moscou en 1933. En Allemagne, il fréquente l'intelligentsia, et c'est lui que Thomas Mann peindra en 1924 à travers le personnage de Naphta dans La Montagne magique. Un an auparaavant, il avait publié un livre considéré comme l'un des plus grands textes de philosophie du xxe siècle: Histoire et conscience de classe. Il y approfondit le thème de la réification chez Marx, c'est-à-dire la tendance du capitalisme* à transformer l'homme en chose (du latin, res, chose).
Ce processus recouvre selon lui tous les aspects de l'aliénation de l'hommme dans l'économie capitaliste et il montre qu'étroitement liée à la rationalisation formelle du droit, de l'État et des administrations, la réification tend à tout corrompre, même les syndicats et les partis politiques ouvriers. Seule la conscience de classe du prolétariat peut, d'après lui, rétablir sa subjectivité et garanntir son autonomie.
Cette thèse fut unanimement condamnée par les sociaux-démocratiques et les bolcheviques, et l'ouvrage fut mis à l'index. Lukâcs réagit en reniant ce livre dont tous les exemplaires seront bientôt détruits. Il échappera au stalinisme et, rentré à Budapest en 1944, il entamera une carrière de professeur d'histoire de l'art et d'esthétique, devenant un expert éminent tant de Goethe et d'Hegel que de Balzac et de Thomas Mann. En 1954, il publie La Destruction de la raison où il expose, sur un ton dogmatique, la décadence mentale de la civilisation du grand capital et de l'impérialisme à partir du XIXe siècle. Paradoxe: lui qui se bat comme un beau diable pour réintégrer le parti communiste hongrois, dont il a été exclu après sa participation aux événements de 1956 - il a été ministre de la Culture du premier gouvernement Nagy - est considéré à l'Ouest comme un marxiste dissident.
Ses livres, traduits en France dès 1947, rencontrent un grand succès, particulièrement dans les années 1960 auprès de penseurs contestataires comme le situationniste Guy Debord (1931-1994) Le sociologue marxiste d'origine hongroise Joseph Gabel (1912-2004) établira entre autres, dans La Fausse Conscience (Éditions de Minuit, 1962), un lien entre sa théorie de la réification et la schizophrénie analysée du point de vue psychopathologique. P. T.
[Báo Le Point, số đặc biệt về Marx]
*
Cái sự gen đột biến, biến thành ruồi, tay tổ sư Mác Xít Lukacs đã tiên đoán ra được, và gọi là "vật hóa", la réification, nhưng ông đổ tội cho tư bản chủ nghĩa, có khuynh hướng biến con người thành đồ vật, và chỉ có ý thức giai cấp vô sản mới đảm bảo cho con người thoát khỏi sự trù ẻo này.
Bài giới thiệu Lukacs, cũng thường thôi, phần lớn đều là những chuyện được nhiều người biết, tuy nhiên, sự kiện, nhà xã hội học Joseph Gabel, trong tác phẩm Ngụy Ý Thức, tìm ra mắc mớ giữa lý thuyết “ruồi hóa” của Lukacs, và chứng bịnh thần kinh phân liệt, thì quả là quá thú vị!
*
Gấu đọc Lukacs từ cái hồi mới lớn, chữ Tây ăn đong, vậy mà nhờ làm cho Mẽo, sắm đủ thứ sách thời thượng, nào là Mác, nào là hiện sinh, nào là tiểu thuyết mới, chỉ để trả thù cái hồi nghèo quá, không có tiền mua sách toán, mà đành phải bỏ ngang chứng chỉ Toán Đại Cương, bởi vì ngoài tập cours in ronéo của thầy Monavon ra, đâu có biết hình dáng một cái bài tập, một cái bài toán chứng chỉ Toán Đại Cương nó ra làm sao!
Cái cours của thầy, hồi đó, là cũng do sinh viên góp tiền in, nhưng ngoài ra, sinh viên chẳng hề phải đóng một thứ tiền gì nữa, chế độ học vấn của Ngụy xem ra bảnh hơn của nhà nước VC quá nhiều.
Gấu đọc Histoire et conscience de classe, Lịch sử và Ý thức giai cấp, "tân thánh kinh" của chủ nghĩa CS, là cũng vào những ngày đó. Rồi đọc cours của Saussure, cũng thời đó! Ngồi Quán Chùa, khoe với ông anh, ông nói, mày cho tao mượn đọc thử coi!
Mới đó, mà ông anh cũng đã đi xa được mấy niên rồi.
BHD thì lại càng biền biệt.
Lạ một điều, có vẻ như BHD rất được độc giả Tin Văn quí mến. Đó là phần thưởng tuyệt vời Gấu cũng không ngờ, và cũng đành "khiêm tốn" đón nhận, và thật lòng cảm ơn quí vị xa gần!
Tks all of U.
BHD & Gấu
Ảnh hưởng sâu đậm của Lukacs ở Gấu là cuốn Lý thuyết tiểu thuyết. Còn ảnh hưởng Mác xít, là từ Henri Lefèbvre với cuốn Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, và Trần Văn Toàn, với cuốn Tìm hiểu triết học Marx, mới được tái bản tại Việt Nam, [chưa, xin lỗi. NQT]
Lý Đợi phỏng vấn Trần Văn Toàn
Nhưng, tuyệt vời nhất, là thời gian đọc Henri Lefèbvre, tại nhà thương Grall, giữa cái chết, cái sống, và cái sự chờ đợi BHD ghé thăm.
Đó là sau khi ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Tuyệt!
*
Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....
George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy)

Tôi đọc Nguyễn Đình Thi cùng với Henri Lefèbvre tại nhà thương hải quân Pháp tại Sài Gòn (nhà thương Grall), vào năm 1965, thời gian tôi được hưởng cả hai trái mìn claymore tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, để chào mừng người Mỹ vừa đổ bộ xuống bãi biển Đà Nẵng.
Một cách nào đó, ông là một trong những ông thầy của tôi, cả về việc viết, việc đọc, lẫn việc dịch thuật.
Nói là đọc tại nhà thương Grall cho giản tiện sự việc. Thật sự tôi đọc Nguyễn Đình Thi tại nơi làm việc, Đài Liên Lạc Vô Tuyến Điện thoại quốc tế, một đỉnh cồn trên tầng lầu trên cùng một building của người Pháp, ngay kế bên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Đọc giữa hai lần giải phẫu. Lần thứ nhất, ngay sau vụ nổ, và một lần sau đó mấy tháng, để ‘cấy, ghép xương’ (làm greffe).
Cuốn sách của Nguyễn Đình Thi, đúng như cái tên của nó (Triết học nhập môn), là một cuốn sách vỡ lòng. Do đọc cùng lúc với cuốn của Henri Lefèbvre (hình như cuốn duy vật biện chứng pháp, le matérialisme dialectique), tôi đã có ý nghĩ, ông Ta đâu có thua gì ông Tây nổi tiếng đó; bởi vì nếu ông Tây đặt nặng ý niệm, rằng, trên đường rong ruổi, cái gọi là lý thuyết và cái gọi là thực hành (praxis), hai cái quyện vào nhau, triệt tiêu lẫn nhau để có được con người hoàn toàn, l’homme total, theo Marx; Nguyễn Đình Thi coi động/tĩnh là hai yếu tố quan trọng của duy vật biện chứng. Tĩnh là phần lý thuyết, động là phần thực hành.
Cuốn của Nguyễn Đình Thi hồi đó, được các giáo sư tại Đại Học Văn Khoa sử dụng như là sách giáo khoa, cho sinh viên năm dự bị, hay năm đầu cử nhân triết. Không hiểu, ở ngoài ấy, hồi đó, ông có được như vậy không, và liệu có thể coi, cuốn sách của ông thuộc loại "giao lưu hòa giải, xóa lằn ranh quốc-cộng"?
Nói tóm lại kinh nghiệm đầu "đọc" [hay... "độc"] Mác xít của tôi, là do hai ông thầy kể trên.
Cùng lúc đọc, viết. Truyện ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu, trên báo Văn, tiền thân tờ Văn bây giờ, của Nguyễn Xuân Hoàng. Viết tại đỉnh cồn, một tay bị băng bột, phải tựa lên thành ghế, một tay viết. Ban đêm ngủ phải nằm sát tường, để có chỗ dựa cho cánh tay băng bột. [Vậy mà cũng vác cánh tay đi chơi với ‘Cô Bé’. Thấy mọi người chăm chú nhìn, cô cười nói, họ nhầm anh với một anh lính chiến!]
Xong, gửi báo tuần báo Nghệ Thuật. Truyện được đăng, sau đó được tòa soạn nhắn xuống lấy tiền nhuận bút. Nhân thế, quen Viên Linh, liền sau đó thay Thanh Nam làm tổng thư ký. Anh xúi tôi viết tiểu luận, phê bình, điểm sách, điểm phim! [Mới đây, gặp lại, anh chìa cho tôi xem, một trong những bài điểm sách đầu tiên của tôi, là cuốn Thị Trấn Miền Tây, của Viên Linh, đăng trên báo Văn Học Sài Gòn, không phải tờ Văn Học Cali bây giờ]
Tôi nói với ông anh. Ông bảo sợ gì chuyện đó. Thì cứ viết, bằng cách giới thiệu những trào lưu văn học thế giới. Thấy tôi ngần ngại, ông bảo, Nguyễn Đình Thi cũng viết cuốn Triết Học Nhập Môn theo kiểu đó, vừa đọc, vừa dịch, vừa giới thiệu, vừa sáng tác. Đừng sợ sai, sai thì sửa. Không làm như vậy, chẳng bao giờ có tác phẩm.
Kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, qua ông anh, đã theo tôi suốt bao năm mê mải với mớ chữ. Tôi cứ thế giới thiệu, nào trào lưu hiện sinh [Tôi còn nhớ tên loạt bài viết cho Nghệ Tthuật: Thế nào là văn chương dấn thân?], tới những tác giả tiếp theo trào lưu hiện sinh như Roland Barthes, Gérard Genette... Tôi giới thiệu Beckett vào năm 1965 - 1966, trước khi ông được Nobel vào năm 1969. Ra hải ngoại, vẫn ‘mửng’ đó, tôi giới thiệu Borges, Steiner, Naipaul, Said... nghĩa là vừa đọc, vừa [tập] dịch [tiếng Anh].
Kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi, qua ông anh, thật là quá quí đối với tôi, một học sinh trường Việt, vốn liếng ngoại ngữ chẳng là bao, cứ thế vừa đọc, vừa học. Nay viết ra đây, hy vọng có chút ích cho những người lớp sau.


*

http://www.art2all.net/tho/tho_nqt/doc_thanhtamtuyen.html






Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates