Cali 8, 2011


Chiêu là đứa bạn đầu tiên của em Gấu, Gấu gặp lại ở Cali, lần viếng thăm đầu tiên, 1998, nhân lần xb cuốn sách đầu tiên ở hải ngoại, Lần Cuối Sài Gòn.
Xin lỗi anh có phải là anh Trụ không, Gấu đang trả tiền ở tiệm phở Nguyễn Huệ thì có người vỗ vai.
Không nhận ra.
Em, Chiêu đây mà.
Sau này, Chiêu cho biết, em chưa từng ăn phở NH. Bữa đó, đi với thằng con trai, nó đòi ăn, thế là vô.
Còn Chính Cao, thì thường trực đóng đô ở đây, nhưng ở 1 cái bàn bên ngoài, giữa đám bạn già, chỉ uống cà phê. Nghe nói, ông chủ quán là bạn Chính, và ly cà phê, free.
Cũng nó, chặn Gấu lại, khi đang ra về, tự giới thiệu, em là Chính, họa sĩ, bạn Sĩ.
Cũng trong lần đầu tiên ghé Cali.
Gặp lần này, trong bữa tiệc sinh nhật Gấu, Chính kể kỷ niệm những đêm cả đám kéo đến Ðài Liên Lạc VTÐ thoại quốc tế, biu đinh số 5 Phan Ðình Phùng, kế ngay bên Ðài Phát Thanh Sài Gòn, quậy. Gấu không nhớ là trong đám có Chính, mà chỉ nhớ những DP, TNT, Tiến Dế, tức những tên nổi cộm nhất trong bọn.
Cả đám quậy đến nỗi, buổi sáng sớm hôm sau, Gấu dọn dẹp mệt nghỉ, và một bữa ông Trưởng Ðài gọi Gấu tới, chỉ cho thấy, cái gạt tàn chỉ dùng để làm cảnh nơi bàn giấy, đầy tàn thuốc!
Nhưng cái mùi khai khai ở trên sàn thì không phải phải mùi tàn thuốc mà là mùi nước đái, một tên nào đó say quá bĩnh ngay ra dưới bàn làm việc của ông!
Rủi mà may. Sau đó, tay Trưởng Ðài cho thêm một 1 sinh viên có bằng Tú Tài, được ông cho làm đêm, ăn lương khế ước, cùng trực với Gấu, và thế là chừng 10 giờ đêm, hết việc, Gấu giao Ðài cho chú nhóc ngồi học, canh mấy cái máy, và hạ sơn, làm 1 đường đi vô Chợ Lớn thăm cô bạn, nhà ở 1 con hẻm trên đường Nguyễn Trãi.
Tuyệt.

Sau này, Gấu tự hỏi, giả như mắt không lé, không "lệch pha", liệu chúng nhận ra Gấu không?
Bất giác lại nhớ đến cô học trò ở Trại tị nạn Thái Lan, bài thơ làm đầu tiên trong đời, nhờ cô, và câu nói:
Nếu không vì dung nhan tàn tạ chắc gì Thầy đã nhận ra em? (1)

Ui chao, trên đời này, liệu có câu “tỏ tình” nào tuyệt vời hơn?

Em không nhớ đâu, lần đầu chúng ta gặp, những ngày dài ở Trại.
Đúng ra là lần đầu anh nhìn thấy em.
Khi được biết cơ quan ARC (American Refugee Committee) cần một thiện nguyện viên cho chương trình Sức khoẻ Tâm thần, vì muốn kiểm tra mớ tiếng Anh còn sót lại, anh đến gặp ông K. Trưởng Toán. Em và mấy người bạn ngồi quanh một chiếc bàn dài gần bên. Chắc anh nói tiếng Anh quá dở vì anh thấy em bĩu môi, quay đi, mắt thờ thẫn nhìn ra phía bên ngoài cửa sổ.
Chẳng phải cái bĩu môi, cái nhìn thờ thẫn, vẻ dửng dưng chẳng chờ mong bất cứ điều gì, nhưng dung nhan tàn tạ ở em làm anh giật mình. Anh tự nhủ thầm, đây là một thiếu nữ ngày xưa chắc chắn xinh đẹp lắm. Cái bĩu môi kia ngày
Anh như nhìn thấy chính anh.
Không, chẳng bao giờ anh muốn coi anh, em và tất cả chúng ta là những nạn nhân. Đó là niềm tự kiêu cuối cùng chúng ta còn giữ được để sống sót. 
"Không phải như vậy đâu. Cái chế độ đó chẳng làm gì nổi em. Có khi em còn phải cám ơn nó, nhờ nó mà em gặp anh H. Ảnh trước là cảnh sát đặc biệt, sau 75 đi cải tạo, vợ bỏ. Rồi chúng em gặp nhau".
Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì Thầy đã nhận ra em?" 
Em ở bên C, anh bên A. Khu A gần hàng rào. Phía ngoài là trại tù giam giữ người Việt ở Thái nhưng không chịu sinh sống tại những địa phương do chính quyền chỉ định. Tuy là tù nhưng họ được tự do, thong thả hơn so với đám người tị nạn trong trại cấm. Nhờ vậy mà có chuyện mua đồ hàng rào. Trong ném tiền ra, ngoài ném đồ vô. Những vật dụng cho đời sống hàng ngày. Và rượu. Ma túy.
Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
*
Cái truyện ngắn trên đây có những tao ngộ ly kỳ, GCC đã lèm bèm nhiều lần.
Được Gấu đích thân dịch qua tiếng Anh, khi còn ở Trại tị nạn, và được 1 em thiện nguyện người Bỉ [nói tiếng Tây] gửi cho 1 tay chuyên lăng xê những người viết mới của 1 tờ báo lớn ở Mẽo.
Tay này viết 1 cái thư dài mươi trang, phán, đây không phải truyện ngắn, mà là kịch, drama, nhưng không phải do anh ta viết. Trại tị nạn Thái Lan mới đích danh tác giả!
Muốn lăng xê anh ta, tôi cần ít lắm là chừng 20 truyện như vầy!
Rồi đăng trên LV, trên Văn, khi qua được Xứ Lạnh, và được 1 tay chuyên đọc truyện cho 1 đài phát thanh địa phương Cali đọc như rót vào tai toàn độc giả Mít trên thế giới!
Hà, hà!
Mới nhất, được 1 bạn văn, còn là chủ 1 trang net, tịnh trọng đi 1 đường giới thiệu nhân Ngày Tình Nhân!
Hà, hà!
Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.


Chính là nhờ bức hình, và cái tin, mà Gấu gặp lại một số bạn, trong có Quyên, và anh bắt Gấu phải đi theo anh, chụp vài tấm hình, trên. Phải có 1 bức hình như thế, thì mày mới viết được!
Note: Cái bài viết của ông số 2 về chuyến đi thăm cái nôi của Cách Mạng Vô Sản, để tỏ lòng biết ơn sâu xa tới hai nhà văn Nga Xô, là Pạt và Xôn, cũng có gì là lạ.
Cả bài viết của Người xoáy vào câu phán nổi tiếng của vị Bác Sĩ “vô sản” [nên nhớ Zhivago bị VC Nga tóm được, bắt phải đi theo chúng], và được coi như là tuyên ngôn của Pạt, “con người sinh ra để sống, chứ không phải để sửa soạn sống”: Câu này, giả như “ông số 2” biết ơn Pạt, thì đã nhận ra, Vịt Nguyên, một trong những “cộng tác vin” của báo Người Vịt dịch thành quái thai, là, “con người sinh ra để sống, không sửa soạn trước cho cuộc đời”!
Chính vì dịch khủng như thế, mà Gấu phải lên tiếng, đồng thời tố cáo tay này chôm sự kiện về cái tên của tác phẩm của Xôn, Quần Ðảo Gulag, từ… Tin Văn

(1)
Gấu sợ rằng, vì cái bài viết của Gấu, mà ông số 2 bèn chôm lấy, để viết ra bài tiếp theo về lòng biết ơn của ông, "cũng nên", nhưng thay vì “sửa soạn” sống, thì ông đổi thành “chuẩn bị” sống!
Vả chăng, giữa Pạt và Xôn, là 1 khoảng cách vời vợi thật khó “đánh đồng” như trong bài viết của “ông số 2” được. Nabokov coi Pạt là nhà văn của nhà nước Xô Viết, là cũng có ý nghĩa, vì cuốn sách của ông, vẫn là đề cao chủ nghĩa CS, khác hẳn Xôn, Chúa cho ta ra đời, để huỷ diệt chế độ CS, sau khi Chúa cho Lenin ra đời, để xây dựng nó.
Steiner, trong bài viết Nhà văn và chủ nghĩa CS, khi điểm cuốn Văn chương và Cách mạng của Ruhle đã đưa ra cái nhìn của ông về Bác sĩ Zhivago:
Ruhle nhận ra ở tác giả này [Pasternak], tiếng nói đích thực của Nga, và cùng với nó, viễn ảnh vượt lên trên mọi tàn bạo của nhất thời. Ông đồng ý với (nhà phê bình Mỹ) Edmund Wilson, khi tìm thấy ở trong nhân vật Lara và Zhivago một thách đố không thể trả lời được, đối với chủ nghĩa duy lịch sử, và định mệnh thuyết chối từ-cuộc đời của ý thức hệ Cộng sản. Thật hiển nhiên, nếu Pasternak có thể giữ riêng cho đôi tình nhân một tình yêu nổi loạn, riêng tư, ngay trong lòng Liên-bang Xô-viết, điều này chứng tỏ tinh thần Nga vẫn còn sống ở bên dưới lớp băng, là kỷ luật đảng. Pasternak là một trong những người đầu tiên đọc bài thơ vĩnh biệt mà Yessenin viết bằng máu của mình. Ông biết những dòng tuyệt bút nổi tiếng, trước khi tự tử, của Maiakovsky. Nhưng bằng đức hạnh của sự can đảm, và sự kín đáo, ông đã sống sót. Và trong Bác sĩ Zhivago, là bản cáo trạng chống lại sự rẻ rúng đời sống cá nhân của chế độ Xô-viết, điều những bạn thơ của ông đành phải ám chỉ nó, bằng cái chết bi thảm của họ.

Sự thực còn có nhiều, ở đây. Và Ruhle đã diễn tả thật tuyệt. Nhưng do gần đây không ở trong Liên-bang Xô-viết, ông đã không nhận ra, thế giới hình ảnh, cảm nghĩ, của đôi tình nhân Lara-Zhivago thật xa vời đối với thế hệ trẻ ngày nay. Chính đám người cầm quyền, "đám già", đã sợ hãi cuốn sách, và tìm đủ mọi cách để làm cho nó im luôn. Tôi tự hỏi không biết những người trẻ tuổi có tìm ra được một điều gì trong Bác sĩ Zhivago, nhưng chắc họ chỉ coi đây là một câu chuyện thần tiên làm mủi lòng người đọc, hay một mẩu giả tưởng về lịch sử, xa xưa như Anna Karenina.
Gấu, có lần, trong khi đọc truyện ngắn của 1 tác giả ra đi từ Miền Bắc, đã cố tìm cho ra cái tình yêu nổi loạn của đám tinh anh Miền Bắc khi ăn nằm với chủ nghĩa CS, khi cúi đầu vâng dạ Bắc Bộ Phủ, và sau này, mới đây thôi, cố tìm cho được 1 nhà thơ Bắc Kít, dù cà mèng thế nào đi chăng nữa, nhưng có tí mùi của một Brodsky, [trường hợp Ông Hoàng Thơ Tình Kinh Bắc bị số phận - ở đây là Tố Hữu - lọc ra bắt viết tự kiểm rồi tha cho về làm thơ tán gái tiếp], nhưng cuối cùng đành ngửa mặt lên trời mà than, Trời hại Mít rồi, đếch có! Ðẩy cuộc truy tầm tới tận cùng thì Gấu hiểu ra được là, chính cái giấc mộng ăn cướp Miền Nam trở thành hiện thực, và chính cái mùi chiến lợi phẩm gần như bất cứ 1 người dân Miền Bắc nào cũng đã được hửi, và hưởng, sớm hoặc muộn [những ngày sau 1975, cũng a dua cùng Miền Nam bỏ chạy đất nước!], đã khiến tiếng nói văn chương Miền Bắc trở thành đời đời câm nín. Khi giang hồ vặt ở Cali, trong 1 lần lèm bèm "chính chị chính em" giữa những đấng bạn bè, có ông đã "nghi", cái cú biểu tình sắp xẩy ra, là cú “tét” sức phản động, "em chả, em chả", của Miền Bắc, Gấu bèn bật cười, và quả đúng như thế, chỉ là trò hề!
Chứng cớ: NN, khi bị nhà nước gọi là phản động, đã phát điên lên, [làm gì nhau?], trong khi ông hài lòng khi cả 1 nửa đất nước bị coi là Ngụy. Người từ chối anh hùng Núp, nhưng đâu đủ can đảm phủi bỏ "chiến lợi phẩm", là đã có đóng góp vào công cuộc bình định Miền Nam!
**

*

Trên đây là cái note của KT, kèm cuốn sách của anh. Sau đó, là chuyến đi Tây đầu tiên, cũng thời gian đó, bạn quí HPA đang ở Tây.
Có 1 kỷ niệm thật tếu, là, khi đến phi trường chẳng làm sao nhận ra KT, thế rồi có một bà tiến tới gần, hỏi, có phải Gấu Đực & Gấu Cái đó không.
Bà xã KT.
Bà nói, tôi đã nói với ông KT, là khó nhận ra nhau lắm, vì anh ở Canada qua, xa nhau bao nhiêu năm, dễ gì nhận ra nhau. Bà nói thêm:
Nhưng khi HPA qua, thì nhận ra ngay.
GNV ngạc nhiên quá, hỏi, tại sao. Bà trả lời, cứ thấy ai gầy nhom, trông như đang đói ăn, là biết liền.
Ui chao, đám Việt Minh, khi về Hà Nội, thời kỳ đánh Tây, bị bắt, đúng là do cực khổ quá mà ra.
Anh nào cũng ốm nhom, xanh lét, và nhất là, đều thèm phở.
Thế là đám mật thám Tây chờ sẵn ở mấy tiệm phở, tóm thằng nào là y chang vừa ở rừng về!
Có thể dùng câu chuyện hài trên đây, để giải thích cuộc chiến Miền Nam, và cái ngày 30 Tháng Tư.
Thay vì mấy tên mật thám Tây ngồi ở tiệm phở, thì là con quỉ chuồng heo [trong Y sĩ đồng quê của Kafka, xin coi
Tchekhov và Kafka ], tên Tẫu kẻ thù muôn đời của Mít, Cái Ác Bắc Kít xổng.... chuồng, thi nhau xâu xé, đòi nợ, tranh cướp chiến lợi phẩm….
Trên TV, có lần Gấu phịa ra nghịch lý cuộc chiến Mít: Nếu coi những chiến công đỉnh trời của VC “không phải là tội ác”, thì phải chấp nhận 1 nước Mít băng hoại đến tận cùng như ngày nay, là “thành quả” của nó.
Những ông cha đẻ ra anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy như NN, như, như…  làm sao có thể nghĩ, họ đã phạm tội đại ác, là huỷ diệt toàn bộ một nước Mít 4 ngàn năm văn hiến?
Note: Trên BBC thấy có bài của 1 ông sử gia Mẽo nhìn lại nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. TV làm cái link ở đây, và Gấu sẽ lèm bèm thêm, bởi vì theo Gấu, ông sử gia này thực sự không nắm được ý nghĩa của cú Nhân Văn Giai Phẩm của Miền Bắc, và thái độ của nhóm này, qua Lê Ðạt, thí dụ, đối với cú nổi dậy ở Hungary.



*
From Quyen Nguyen
Sunday, November 09, 2003 10:45 PM
Note: 9 Tháng 11, Gấu ghé Ðài Tưởng Niệm, đâu phải tự nhiên!
*
Hình chụp lúc 5.05 PM.
Ðài Tưởng Niệm khi đó chưa hoàn tất. Bạn Quyên phán, mi phải đi với ta…
*
@ Hàm's, cùng chuyến đi, lần đầu gặp lại bạn ta. GNV đang chơi đàn piano bằng hình “nuy”.
*
Tao cho mày nói lại: Bài thơ sau đây, đâu phải thơ… tán gái?
&
Báo Văn, số 79
*
*
Note: Gửi PNN.
Sống thì ai mà chẳng sống, nhưng sống sót [như ta đây] mới [cực] khó!
Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.
Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”
Về những giọt lệ ở trong mắt tôi/Tôi đếch cần giữ chúng cho một ngày tháng nào khác.
*
*
Note: “nghe nói”, “Ông số 2” rất bực bức hình, và mẩu tin đi kèm, sau đây, “tác phẩm” của HKP.
Một bạn văn biểu Gấu, khi nhìn thấy tấm hình, đám khốn đó chưa bao giờ làm việc đó, trừ với băng đảng Cờ Lăng của chúng, vậy mà chúng lại "hoan hỉ" loan tin anh ghé Cali, lạ quá!
*
Little Saigon (NV 5.11.2003. Tin địa phương)
Chính là nhờ bức hình, và cái tin, mà Gấu gặp lại một số bạn, trong có Quyên, và anh bắt Gấu phải đi theo anh, chụp vài tấm hình, trên. Phải có 1 bức hình như thế, thì mày mới viết được!
Note: Cái bài viết của ông số 2 về chuyến đi thăm cái nôi của Cách Mạng Vô Sản, để tỏ lòng biết ơn sâu xa tới hai nhà văn Nga Xô, là Pạt và Xôn, cũng có gì là lạ.
Cả bài viết của Người xoáy vào câu phán nổi tiếng của vị Bác Sĩ “vô sản” [nên nhớ Zhivago bị VC Nga tóm được, bắt phải đi theo chúng], và được coi như là tuyên ngôn của Pạt, “con người sinh ra để sống, chứ không phải để sửa soạn sống”: Câu này, giả như “ông số 2” biết ơn Pạt, thì đã nhận ra, Vịt Nguyên, một trong những “cộng tác vin” của báo Người Vịt dịch thành quái thai, là, “con người sinh ra để sống, không sửa soạn trước cho cuộc đời”!
Chính vì dịch khủng như thế, mà Gấu phải lên tiếng, đồng thời tố cáo tay này chôm sự kiện về cái tên của tác phẩm của Xôn, Quần Ðảo Gulag, từ… Tin Văn

(1)
Gấu sợ rằng, vì cái bài viết của Gấu, mà ông số 2 bèn chôm lấy, để viết ra bài tiếp theo về lòng biết ơn của ông, "cũng nên", nhưng thay vì “sửa soạn” sống, thì ông đổi thành “chuẩn bị” sống!
Vả chăng, giữa Pạt và Xôn, là 1 khoảng cách vời vợi thật khó “đánh đồng” như trong bài viết của “ông số 2” được. Nabokov coi Pạt là nhà văn của nhà nước Xô Viết, là cũng có ý nghĩa, vì cuốn sách của ông, vẫn là đề cao chủ nghĩa CS, khác hẳn Xôn, Chúa cho ta ra đời, để huỷ diệt chế độ CS, sau khi Chúa cho Lenin ra đời, để xây dựng nó.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư