Vera Nabokov: Gấu Cái Nga

 


Vera Nabokov: Gấu Cái Nga


Note: Một trong hai lá thư, [chưa từng in ấn, bản tiếng Tây], Nabokov gửi cho Véra, là từ SAINT PAUL, MINNESOTA.

Ðây là thành phố TTT tới ở, và mất ở đây. Nabokov chê thành phố quá cỡ thợ mộc. Chính vì quá chán nó, mà ông thèm viết bằng tiếng Nga, 1 cuốn tiểu thuyết!

10 NOVEMBRE 1942, SAINT PAUL, MINNESOTA

La ville de Saint Paul est grande, froide, avec une cathédrale dans le style de Saint-Pierre-de-Rome sur la colline, et une vue assez morne du Mississippi (derrière lequel se trouve l'autre ville jumelle - Minneapolis). Aujourd'hui j'ai passé toute la journée à l'université, à flâner, à parler et à déjeuner avec les autres professeurs. Je fus horrifié de découvrir que j'avais oublié le texte de ma conférence sur le roman que l'on avait requise pour 10h30 - mais je décidai de parler sans notes et tout cela se déroula de façon agréable et sans accroc. Hier après le voyage à la campagne je suis allé, en proie à un ennui terrible, au cinéma, et suis rentré à pied - je marchai plus d'une heure et me couchai vers 20 heures. En chemin je fus traversé net par un éclair d'inspiration indéfinie - un désir passionné d'écrire, et d'écrire en russe. Et pourtant je n'y arrive pas. Je ne pense pas que quelqu'un qui n'a jamais fait l'expérience de ce sentiment puisse vraiment comprendre son tourment, sa tragédie. L'anglais en ce sens est une illusion et un ersatz. Dans mon état habituel, pris par mes papillons, mes traductions, ou mes articles universitaires, je ne mesure pas moi-même tout le chagrin et l'amertume de ma situation.

Thành phố SP thì lớn, lạnh, với 1 cái nhà thờ kiểu Saint-Pierre-de-Rome ở trên một ngọn đồi, và một cái nhìn khá rầu rĩ con sông Mississipi…

*

Thử gửi bạn ta, The Nabokov-Wilson Letters
1940-1971.

Lại nhớ đến 1 đấng ghé nhà Gấu [trang TV] tự xưng là bạn già, chửi chủ nhà đã đời vì cái vụ dám đụng đến Thầy Cuốc.
GCC chỉ biết vâng dạ, ghi nhận lời vàng ngọc của...  bạn già.
Sau, đọc 1 bài viết của 1 đấng đệ tử của Thầy Cuốc, thì mới hay, đếch phải bạn Gấu, bạn quí tất không, mà bạn già thì lại càng không!

Bợm già!

Một vị độc giả rất thân quí của TV, rất bực vì cái vụ "dơ dáy" [bây giờ đọc TV chán rồi!], này, phán, cho dù GCC đúng, thì cũng vẫn dơ dáy!

Ui chao, sao không hiểu cho Gấu. Vụ Thầy Cuốc làm cớm truy lùng có mấy tên NQT, xẩy ra khi Chợ Cá vừa xuất hiện ít lâu, Gấu đâu có trả lời trả miếng, mà còn viết mail xin lỗi, vì đã không nhớ đã từng viết về VP, trước 1975.
Chỉ mãi đến khi Gấu sống quá thời hạn mà Gấu nghĩ Ông Giời cho mình, tức là quá cái tuổi 70, "đại sự" cũng đã làm được tí ti, nào tố cáo trước nhân loại Cái Ðại Ác Bắc Kít còn khốn nạn hơn Cái Ðại Ác Nazi, nào xây dựng cái trang TV, dù bề bộn, dù như rừng, nhưng nếu một độc giả thực tình mê mẩn văn chương, thì cũng có tí hạnh phúc, khi lạc trong khu rừng đó!

Lúc đó, Gấu mới trở lại câu chuyện Thầy Cuốc.

Khi viết về Thấy Cuốc, Gấu cũng đâu có đao to búa lớn, thù hận đằng đằng, mà viết bằng cái giọng vui đùa, đến nỗi một độc giả còn bật cười khi đọc, dù không đồng ý với lập luận của Gấu!

Chỉ đến khi hacker xâm nhập mail của Thầy Cuốc, thì 1 vị độc giả rất thân quí của TV ra lệnh, cấm không được đụng tới Thầy Cuốc: vị này sợ Gấu cũng lâm tình trạng khốn khổ khốn nạn như Thầy Cuốc!

Hà, hà!

Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên.
Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].

Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]

Source

*

Gorky đi thăm tù Gulag

Maxim Gorky - bậc thày của nền văn học Nga Xô viết

Nếu bạn tò mò một chút, chắc là nhận ra, trong hầu hết những hồi ký của đám biệt động thành sống sót trong vụ Tết Mậu Thân, đều có chi tiết này: họ đều được dặn dò, hãy quyết tử, hãy bám trụ, đừng rút lui, đừng đầu hàng, sẽ có đại quân tiếp viện.
Nhưng, như "lịch sử" cho thấy, làm gì có đại quân tiếp viện.
Hai Lúa có đọc đâu đó, rằng thì là, vụ Tết Mậu Thân là một cú nướng người anh em giải phóng, của VC miền bắc. Có thể như vậy.
Nhưng, những nông dân miền bắc, những trai làng, liệu chính họ, cũng bị nướng? Và đó là lý do thực sự của cuộc chiến: Huỷ sạch, tẩy sạch đám nông dân ngu đần, để có giai cấp mới, con người mới?
Chuyện đã từng xẩy ra, tại Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Vô Sản.
"Bởi vì đối với Stalin, như Khrushchev cho chúng ta biết, nông dân chỉ là cặn bã, và đám cặn bã này, là 90% dân chúng Nga."
"Nhà nhân bản [The humane] Maxime Gorky, vào năm 1922, đã diễn tả niềm ao ước của ông, 'đám dân chúng không văn hoá, ngu đần, huênh hoang, bốc phét, ở trong những làng mạc Nga, sẽ chết sạch, tất cả cái đám dân ngu cu đen đáng khiếp, đáng sợ này.... và một giống mới, có học, biết đường hơn thiệt, có nghị lực, sẽ thế chỗ.'"
"Ao ước của ông đã được Stalin ngó xuống, chấp thuận, và biến thành hiện thực."
D.M. Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ trong ta. Chương 9: Một Con Sói đối với Con Người. Sự ngu xuẩn của cuộc sống làng xã [The idiocy of village life... Karl Marx] 

D.M. Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova. Trong khi tại Việt Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến. Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ phố phường.

 (1) Năm 1918, Blok xuất bản trường thi 12 Vệ Binh Đỏ, thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa.
Nơi Người Chết Mỉm Cười.

D.M. Thomas viết, ... đằng sau 12 Vệ Binh Đỏ là một con chó đói - hình ảnh cựu thế giới, trước khi có Cách Mạng Vô Sản. Đám vệ binh đỏ tính thọc cho con chó một mũi lê, nhưng quay qua chú ý tới lá cờ đỏ mờ mờ hiện ra trong màn tuyết dầy đặc. Người cầm lá cờ, dẫn đầu đám giết người, bước như bay trên mặt tuyết đó, là...  Chúa Giê Su.

*

Gorky và Trùm Mật Vụ Nga


Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].

Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn

Bức hình trên, từ cuốn Koba The Dread, của Martin Amis, nhà văn Tây phương đầu tiên viết về Gulag, theo Anne Applebaum. Đọc Solz, thì cũng nên đọc thêm Amis, nhất là cuốn Nhà Hội.
Một tuyệt tác viết về Gulag. Tay điểm sách trên tờ TLS, đọc Nhà Hội, mà ngửi ra được cái mùi của Gulag, thế mới thần sầu.

Amis nhận xét về sự khác biệt giữa Cái Ác Nazi với Cái Ác Đỏ:
Chủ nghĩa Nazi không huỷ diệt xã hội dân sự. Chủ nghĩa Bolshevism hủy diệt xã hội dân sự. Đó là một trong những lý do cho thấy "phép lạ" của sự hồi phục của nước Đức. Stalin không huỷ diệt xã hội dân sự. Lenin huỷ diệt xã hội dân sự.
*
Đọc, Gấu nhận ra, điều này quá đúng với Việt Nam sau 1975. Sự huỷ diệt xã hội dân sự bắt đầu cùng với chiến thắng của VC.
Chính vì lý do này, sẽ chẳng thể nào có sự hồi phục.
*
Chủ nghĩa Bolshevism có thể xuất cảng được, và sản xuất ra những hiệu quả gần như là đồng nhất với nguyên bản, ở khắp nơi. Chủ nghĩa Nazi không thể sao chép. So sánh với nó, những nhà nước phát xít khác chỉ là trò tài tử.
Amis: Koba The Dread



*

*

*

Mlle [Cô] Nabokov




*

Select four answers to the question what should a reader be to be a good reader:

1. The reader should belong to a book club.
2. The reader should identify himself or herself with the hero or heroine.
3. The reader should concentrate on the social-economic angle.
4. The reader should prefer a story with action and dialogue to one with none.
5. The reader should have seen the book in a movie.
6. The reader should be a budding author.
7. The reader should have imagination.
8. The reader should have memory.
9. The reader should have a dictionary.
10. The reader should have some artistic sense.

Quả có câu “Hãy chọn 4 câu trả lời”
Sorry bạn GM.
Nhưng bài viết không phải là 1 bài trắc nghiệm.
Gấu đã từng bị độc giả VHNT xài xể vì bài viết này 1 lần rồi. Bây giờ mới nhớ ra..

GM dịch câu số 6 "Người đọc là một tác giả mới vào nghề", sai. Bản tiếng Tây dùng un auteur en puissance mạnh hơn nguyên tác tiếng Anh, có nghĩa 1 tác giả đang nẩy nở thành 1 tác giả. Thì cũng mắm sốt, nhưng “en puissance” nghe sung mãn hơn nhiều!

To GM: Tks. NQT

… Như trong bài trích dẫn, "Người đọc tốt và người viết tốt" (trong Văn Chương tập I, bản tiếng Pháp, nhà xb Fayard, loại sách bỏ túi), Nabokov phân biệt giữa văn chương (giả tưởng, bịa đặt), và sự thực. Ông đã viết một cách thật là "nặng nề": Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là giả tưởng. Gọi câu chuyện là "chuyện thực", là làm nhục cả nghệ thuật lẫn sự thực. (La littérature est invention. La fiction est fiction. Appeler une histoire "histoire vraie", c'est faire injure à la fois à l'art et à la vérité.) Vì sự thực liên quan tới hiện thực cho nên ông giải thích thêm: Thiên Nhiên không ngừng đánh lừa. (La Nature trompe sans cesse). Ông viết: "Mọi nghệ sĩ lớn đều là ảo thuật gia lớn, và cũng thế, Thiên Nhiên là tổ sư đại bịp.... Nhà văn của giả tưởng chỉ việc đi theo con đường Thiên Nhiên đã vạch ra"  (Tout grand écrivain est un grand illusionniste, mais telle également est l'architrompeuse Nature.... L'écrivain de fiction ne fait que suivre la voie tracée par la Nature.)

Cả một cõi văn chương, giả tưởng, như thế, là 1 trò bịp bợm. Những lời dối trá thực, the true lies, tôi là lời dối trá nói lên sự thực. Tao là 1 tổ sư đại bịp.
Làm gì có thứ “tâm”, “thành thực và khiêm tốn”, ở đây”?
Viết nhảm như thế mà lại cứ muốn làm Thầy, Thầy Cuốc, khó [khó, không phải khổ] thật!

Cả đời GCC, chỉ có mỗi 1 giai đoạn thực sự muốn “thành thực và khiêm tốn”, là khi talawas ra đời, với bà chúa Sến, vị nữ thủ lĩnh trên không gian ảo. GCC mừng quá, nghĩ lúc này cố làm sao mà có được 1 nền văn học thực sự giao lưu hòa giải, gồm đủ thứ…  Kít, nào Bắc Kít, Nam Kít, Bắc Kí di cư… nó sẽ thành 1 sức ép lên VC trong nước, đòi hỏi đổi mới, thay đổi chế độ…
Thế là lơn tơn xung phong làm 1 tên cắp rổ đi chợ cho Sến!

Và, bị cả 1 lũ xúm lại đấm đá, đành ôm đầu máu chạy về núi Tản Viên!

*

Nabokov có mấy bài viết "tốt", kèm với hai cuốn Văn Học trên, Nghệ thuật dịch, Nghệ thuật văn và thiên lương, L’art de la literature et le bon sens, Ðộc giả tốt, nhà văn tốt. Ðộc giả tốt còn có cái tít khác, Nghệ thuật là độc giả.

Nếu là bài trắc nghiệm, thì GCC chọn hai câu, độc giả tốt phải nhập vào nữ nhân vật hoặc nam nhân vật, và câu, độc giả tốt là 1 tác giả đang trong thế hàm mô công, chỉ chờ dịp giút súng bắn pằng pằng! [mượn chữ của GM]
Vì đúng là như thế. Một độc giả luôn là 1 tác giả đang hung hãn trở thành tác giả, khác hẳn 1 anh phê bình gia, một hoạn quan mất mẹ súng, và trong khi xoa đầu hay nâng bi tác phẩm của 1 người khác, là, đi tìm một khẩu súng đã mất!

Giá có gặp một em còn trinh thì cũng thua thôi!

Không phải GCC, mà là Steiner phán nhe:
Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng của 1 viên hoạn quan!
























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư