Tribute to Hoàng Cầm
Thi sĩ
Hoàng Cầm đã ra đi lúc
9h sáng nay, ngày 6/5/2010
Những dòng thơ của Mandelstam, rõ ra, Hoàng Cầm, rõ ra, Về Kinh Bắc:
Ta
không muốn, như một cánh
bướm trắng kia,
Trả lại mặt đất chút tro than
vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này
Biến thành ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....
Bản
tiếng Anh:
I shall not return my
borrowed dust
To the earth,
Like a white floury
butterfly.
I will this thinking body –
This charred, bony flesh,
Alive to its own span -
To turn into a street, a
country.
[21
July 1935]
Je ne
veux pas, tel un
papillon blanc,
Rendre à la terre une cendre
empruntée.
Je désire que mon corps
pensant
Se transforme en rue, en
contrée,
Corps vertébré, corps
calciné,
De sa longueur conscient.
Người ta sống khá hơn, trước
đây
Thật ra, người ta không thể so sánh
Máu bây giờ
Và máu ngày xưa
Nó rù
rì khác nhau như thế nào.
On
vivait mieux auparavant
A vrai dire, on ne peut pas comparer
Comme le sang ruisselait alors
Et comme il bruit maintenant.
*
Bài thơ
“Theo đuổi” của Hoàng
Cầm được thầy giáo Nguyễn Tư Triệt ở Huế phổ nhạc thành bài hát mang
cùng tên.
Ðể tỏ lòng biết ơn nhà thơ, thầy Triệt đã nhờ tôi đưa tập nhạc mới in,
trong đó
có hai ca khúc được phổ theo thơ của Hoàng Cầm là “Lá diêu bông” và
“Theo
đuổi”, cùng một đĩa CD có bài hát “Theo đuổi,” do ca sĩ Thu Hiền ở Huế
trình
bày.
Gặp tôi, nhà thơ Hoàng Cầm rất vui vì dạo này
ông phải nằm một chỗ sau vụ tai nạn bị gẫy xương ống chân. Cầm tập ca
khúc, ông
mỉm cười nói: “Cậu có biết tại sao mình làm bài thơ ‘Theo đuổi’ này
không?”
Trước thái độ ngơ ngác của tôi, ông nói tiếp: “Khi làm bài thơ này,
mình có
nghĩ đến một bài thơ xem tướng phụ nữ của Trung Quốc. Ðó là mấy câu thơ
chữ Hán
mô tả thế nào là tướng mạo của một người đàn bà đa tình:
Hồng diện đa dâm thủy
Mi trường hộ tố mao
Chiết yêu chân cự huyệt
Trường túc bất tri lao.
(Dịch:
Mặt đỏ nước dâm nhiều
Mày dài lông kia nhiều
Lưng nhỏ đúng huyệt lớn
Chân dài không biết mệt)
Bài thơ nghiêm chỉnh, không mang tính chất tục, vì chỉ là một bài dạy về nhân tướng học. Nhưng không hiểu có anh chàng nào đã dịch ra tiếng Việt, mà chính bài thơ tiếng Việt đó khiến mình rất thú vị, vì nó mang đậm chất dân gian, lại hình tượng hóa một cách cường điệu mấy câu thơ chữ Hán rất sinh động. Nghe cứ như là ca dao Việt Nam vậy:
Những
cô má đỏ hồng hồng,
Nước lồn tát mấy gầu sòng cho
vơi.
Lại kìa mấy ả mi dài,
Lông lồn đốt được một vài thúng
tro.
Những cô lưng thắt tò vò,
Lồn kia có thể chở đò sang
ngang.
Những cô cao cẳng chân giang,
Một đêm đéo hết cả làng trai
tơ.
Source
Bỏ chạy
Bắc Kít vào năm 1954,
khi là đứa con nít mới lớn, nhưng GNV cũng có một mối tình "chị em" như
của
Hoàng Cầm.
Của ông đã thảm, của Gấu thảm hơn nhiều.
Đó là mối tình với Cô Hồng
Con, trên TV đã lèm bèm nhiều lần.
Hồi nhỏ ông cụ Gấu mất sớm, vì họa đảng phái hồi đầu "Kách Mệnh", chữ
của Bác Hồ, bà nội Gấu lúc
nào cũng nói vào tai lũ cháu, thế nào rồi con mẹ chúng mày cũng bỏ
chúng mày đi
lấy chồng!
Sợ mất mẹ quá, thằng cu Gấu cố
kiếm một cô gái thay cho mẹ, khi mẹ đi lấy chồng!
Cô Hồng
Con sau bị cả miền đất
Bắc Kít bỏ đói, trong căn nhà gạch của bố mẹ cô, là địa chủ, đã bị Cái
Ác Bắc Kít
làm thịt. Cô bị bịnh sốt thương hàn, khát nước quá, nửa đêm lén bò ra
cái ao
ngay ngoài cổng nhà, và vừa đến mé ao, thì gục chết.
Làm sao mà Gấu không thù cái
xứ sở khốn kiếp đó cho được!
Hà, hà!
Tính
lèm bèm thêm về cái vụ Hoàng
Cầm nhận giải thưởng của nhà nước, nhưng kiếm chưa ra câu nói của ông,
đành để
tạm đó, tính sau!
*
Trên Blog NL, tưởng nhớ Hoàng
Cầm bằng bài thơ của Mai Thảo:
Đặt tay
vào chỗ không thể đặt
Mà đặt được thôi có làm sao
Mười năm gặp lại trên hè cũ
Cười tủm còn thương chỗ đặt
nào (1)
(1) Nguyên văn, trong tập thơ Ta thấy hình ta những miếu đền
Cái chỗ
không thể đặt, được
Henry Miller đặt tên cho nó, mới bảnh làm sao:
Nơi chốn âm u và ẩm ướt, Thượng
Đế thường xuyên lẩn trốn loài người, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và
tôn giáo.
Tuyệt.
Đọc Miller, là thể nào cũng mò
tìm những xen ông tả cuộc cực khoái, đốt đuốc chơi… Em đó!
*
Bùi Giáng thích nói đến cái
giống của đàn bà.
Ông than khóc Marilyn Monroe:
Giữa hư
vô nếu ta còn
Nhớ ta em gửi cái hồn cho ta
Úp môi ôm mặt khóc òa
Cồn lê lên miệng là ba bốn
lần
Ông
thích dùng chữ lá cồn
[lại nói lái]. Một tập thơ của ông có tên là Lá Hoa Cồn.
Bài Em Là:....
Quên
luôn cả lá cồn
Quên nước nguồn nước suối
Vì nhớ em luôn luôn.
Lá, lá diêu bông, lá đa:
Sáng
trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự
đời.
Nhưng,
tuyệt nhất, theo Gấu,
là những dòng ca dao sau đây, khi lá không còn là lá, mà trở thành một
cái gì
thật trong, thật sạch, thật gần gũi. Và thật thèm.
Anh đi,
em ở lại nhà
Cái dưa thời khú
Cái cà thời thâm.
[Note: Một cái lá dưa thì
khú, hai cái cà thì thâm, vì thiếu bàn tay anh chăm sóc!]
Nghe lời nhạc TCS, có lẽ cũng nên liên tưởng tới những câu ca dao trên thì mới thật đã.
Lá khô
vì đợi chờ mà đi với Cái dưa
thời khú,
mới thật là tuyệt cú mèo!
Đang trừu tượng bật sang liền
cụ thể, thế mới tài tình!
*
Cũng như đời mình quá âm u...
làm nhớ tới Henry Miller:
Nhắc
tới Henry Miller, Gấu
chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ" của một nhà văn nhà thơ
Việt Nam,
Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư phụ, nhưng chưa hề nhắc tới những
đoạn
tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những đoạn viết về lá.
Và đây là một thiếu sót rất
lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John Updike, trong một bài viết,
đã thẳng
tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện, làm một cái tổng kê, vậy mà
bỏ qua
một xen thật là tuyệt vời của Miller!
Xen đó mà bỏ qua thì thật là
quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!
Đó là xen Henry Miller hồi
nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo dậy dương cầm, không biết
làm sao
tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ phải cầm tay chú, bắt đập đàn,
bèn kín
đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ phóng ra ngoài, dương oai diệu
võ, và
đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm tay thằng học trò, thì thằng
con nít
bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.
Cô giáo giật nẩy mình, tát
cho thằng học trò một cái.
Nhưng ngay buổi chiều hôm
sau, thằng bé lén đi theo cô giáo về nhà, và đè được cô giáo ra trên
thảm cỏ
trước nhà cô.
Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!
Source
Hút vậy hại sức khoẻ lắm.
Câu ấy ai cũng nói. Nhưng nó
theo cả đời rồi. Mình phải cầm đóm lấy mới ngon. Để người châm hộ không
ngon.
Thật ra sống đủ rồi, không
muốn sống đau ốm, thế nên cho trách giời một tí.
Để
người châm hộ không ngon:
Tuyệt!
Gấu về Kinh Bắc hai lần, chưa từng điếu đóm ai là vậy!
Câu của
Hoàng Cầm, sự thực không
có nghĩa ẩn dụ, mà là kinh nghiệm của dân ghiền hít thuốc lào. Bạn phải
cầm cái
khẩu súng ba dô ka, rồi lấy tấn, rồi hít, đến lệch người qua một bên,
thì mới đã,
thật đã.
Hồi đi cải tạo tại nông trường Đỗ Hòa, có tay trưởng Đội, tên Sơn, vì
có nhiều Sơn, nên ông này có thêm cái đuôi, Sơn Mê Ô. Gấu lúc đầu cứ
nghĩ ông dân
Tây, chỉ đến khi thấy ông kéo pháo mới vỡ ra đây là ông Sơn Méo!
Kéo pháo đến lệch
cả mồm qua một bên, mắt nhắm tít, mà chỉ được kéo có một nửa “ao”
thuốc!
Thế mới
tài tình!
*
Trong cuốn tự
thuật
'Sống để kể chuyện', Garcia Marquez kể, lần đầu ông viết "Bão Lá", và
đưa bản thảo cho một người bạn, anh bạn liếc qua, rồi trề cái môi,
thuổng Antigone
của Sophocles. Ngớ người, GM đọc lại bản thảo, vừa sướng như điên vì tự
hào,
vậy là ta đâu có thua gì Sophocles, vừa đau khổ vì cái chuyện thuổng mà
không
biết là mình thuổng đó, và trước khi đưa in, chàng o bế ‘tút tít’ lại
nó, sao
cho bớt mùi Sophocles, và đi thêm một đường đề từ, nhắc tới món nợ này.
Nhưng đâu phải chỉ có Sophocles. Những bản văn đầu tay của ông đầy mùi
Faulkner,
đến nỗi, có thể nói, ông là tên đệ tử y bát của Faulkner!
Trong trường hợp Nhớ Bướm Buồn, món nợ Kawabata thật dễ nhận.
Vào năm 1882
Garcia Marquez viết Người đẹp ngủ trên máy bay, trong đó ông có
nhắc tới
Kawabata. Ngồi ghế hạng nhất trên chiếc phản lực jet bay qua Atlantic
bế bên một
em đẹp ơi là đẹp, ngủ suốt chuyến bay, “nàng ngủ đẹp đến nỗi có những
lúc tôi
nghĩ, nàng chơi mấy viên thuốc không phải để ngủ mà để chết”, [ J'ai
toujours
cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle. De
sorte
qu'il me fut impossible d'échapper même un instant à l'envoûtement de
cette
créature fabuleuse qui dormait à mon côté. C'était un sommeil si égal
qu'à un
certain moment je craignis que les pastilles qu'elle avait prises ne
soient pas
pour dormir, mais pour mourir].
Và trong lúc ngắm người đẹp ngủ, nhân
vật kể chuyện
của ông nhớ tới Những người đẹp ngủ của Kawabata, câu chuyện
những anh
già, giầu, mất nết, trả tiền cho một má mì, để được nhìn ngắm mấy em
nhái bén
khoả thân, bị thuốc, ngủ nằm phơi chim còn dzin, suốt đêm.
Nhân vật chính trong Những người đẹp ngủ, của Kawabata, là một
anh già chỉ rình
dịp phá luật
chơi, [chỉ được quyền ngắm mà không được quyền sờ hàng,] anh già muốn
làm thịt một
em, làm cho em có bầu, hoặc ngạt thở rồi ngất đi vì bị trấn lột cái
nguyên sơ
trinh trắng, hoặc chính mình được nằm chết trong vòng tay trinh nữ!
*
Nhớ Bướm Buồn được mặc khải từ Những
Người Đẹp Ngủ của Kawabata. Nhưng
trước khi
viết nó, GM thử tay nghề của mình bằng truyện ngắn sau đây: Người đẹp ngủ
trên phi cơ.
Câu
này thật tuyệt: Tôi luôn
luôn tin rằng, trong thiên nhiên chẳng gì đẹp bằng người đẹp.[ J'ai toujours cru qu'il n'y a
rien de plus
beau dans la nature qu'une femme belle].
Gấu đã trải qua cái thú y chang
GM, nhưng tục hơn nhiều, và do đó,
sướng hơn nhiều.
Gấu đã kể chuyện này một lần rồi, để thủng thẳng kiếm, trình cho độc
giả Tin
Văn đọc chơi!
Khác với GM, người đẹp ngủ trên phi cơ, với Gấu thì là người đẹp ngủ
trên xe đò
suốt chặng đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn.
*
Chuyến đi từ Tiểu Sài
Gòn lên San Jose
thăm gia đình bạn C, khi nghe tin ông anh mất, không ngờ làm nhớ tới
một chuyến đi, ngày nảo ngày nào, từ Sài Gòn về Vĩnh Long
Lần đó, Gấu Cái đang học trường nữ sư phạm.
Kêu Gấu xuống đóng học phí nội trú, hình như vậy.
Thường, Gấu chạy xe tới nhà HPA, ở khu Chợ Đũi. Gửi xe tại đó, lấy xích
lô ra bến
xe đò Miền Tây.
Lần về, ngồi cạnh một em nhà quê lên thành phố. Hỏi, cô nói, muốn lên
khu Xóm Dệt
Hoà Hưng, để tìm cô bạn.
Trên đường, cô để cái nón lên che đùi, và khi Gấu ‘vô tình’ đưa tay
xuống bên dưới
cái nón, thì cô lại để yên, thế là Gấu hiểu liền, cô để cái nón, để cho
Gấu dễ
bề làm ăn!
Và trong suốt chuyến xe, cô nằm lim dim ngủ, mặc cho bàn tay thằng cha
kế bên
muốn làm gì thì làm, ở bên dưới cái nón lá.
Tới bến xe, cô biểu, chiều rồi, lên Hoà Hưng chắc cũng không đủ thì giờ
tìm địa
chỉ người bạn, hay là anh cho về nhà anh ngủ đỡ một đêm, sáng mai anh
đưa em
lên trên đó.
Thế thì còn gì bằng. Thế là Gấu dặn cô đứng chờ ngay tại bến xe, rồi
lấy cái xích
lô, tới nhà HPA, lôi xe Honda ra, chạy ra bến xe đò lấy hàng, đưa về
nhà, ở
chung cư Bưu Điện số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Sáng hôm sau, cô nói, thôi, anh cho em ở đây thêm vài bữa nữa.
Nhưng anh phải đi làm.
Thì anh cứ đi làm. Anh khóa cửa lại, nhốt em ở trong nhà, trưa về nhớ
mang cho
em cái gì ăn nhé!
Chuyến
đi San Jose, Gấu
cũng gặp
một cô gái như vậy.
Chán nhất, là, tới bến xe gặp bạn C. đứng đợi, Gấu chẳng làm ăn gì
được.
Hơn nữa, cô gái có cô em đem xe tới rước. Gấu chỉ hỏi vội được số phôn.
Khi Gấu phôn, tính gặp lại, kiếm tí cháo, số phôn dởm!
Cái cô
gái đi cùng chuyến xe đò ở nhà Gấu đến cả chừng tuần lễ. Có vẻ như cô
không vội rời Gấu, còn Gấu thì hoảng quá, nhất là những lần mang đồ ăn
trưa về
cho cô, mi một cái, rồi bye bye, khoá cửa, đi làm, nhìn quanh, cảm thấy
hình
như hàng xóm bắt đầu nghi Gấu có chuyện mờ ám gì đó!
Thế là một buổi sáng Thứ Bẩy đẹp trời, lấy Honda đưa nàng lên Hòa Hưng,
Ngã Tư Bẩy
Hiền, nơi em nói có cô bạn cùng quê đang làm nghề dệt vải, và trong khi
em đang
ngơ ngác tìm số nhà, Gấu phóng xe chạy như bay, chẳng hề nhìn ngoái lại!
Khốn nạn thật!
Cái tay nhà văn Nhật, Mishima, sau tự sát theo kiểu kiếm sĩ, cũng
có một xen, tả một anh lính bị thương
nặng,
muốn đi mà không làm sao đi được, mắt cứ ngước nhìn mấy bà, khẩn khoản
cầu xin
một điều gì đó, và một bà hiểu ra, bèn vạch vú, cố nặn ra một giọt sữa
nhỏ
vô miệng liệt sĩ, và thế là liệt sĩ mỉm cười thanh thản ra đi!
Sến cô nương kể huyền sử Chống
Mỹ Cứu Nước, về những chàng trai Bắc Kít, sau
khi nhỏ máu viết huyết thư tình
nguyện vô Nam, thì, đúng vào buổi tối, sáng hôm sau xuất
quân, được Đảng cho gặp một 'thánh nữ', chuyên giữ nhang khói ngôi đền
thờ của Đảng, và được “khai sáng”!
Thành thử một
đấng đàn ông, khi ra đi, là chỉ muốn nhớ lại, hoặc là cái vú của bà mẹ,
hoặc là
cái bướm của một em!
Bạn chọn thứ nào?
Ta
không muốn, như một cánh
bướm trắng kia,
Trả lại mặt đất chút tro than
vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này,
Biến thành ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....
Theo GNV, để vinh danh Hoàng Cầm - và cả nhóm của ông, những con người làm nên dòng văn chương Nhân Văn Giai Phẩm, trước khi Miền Bắc qui hàng chế độ toàn trị, đành để cho nhà nước "pha lê hóa"- là phải đọc họ song song với những nhà thơ Nga, không phải Mayakovsky, mà là Mandelstam, theo đúng tinh thần Brodsky:
Có một
giả tưởng quái đản cho
rằng có đau khổ mới có nghệ thuật lớn, Đau khổ làm cho người ta mù lòa,
điếc
lác, tàn hại, và thường khi, sát nhân. [It’s an abominable fallacy that
suffering makes for great art. Suffering blinds, deafens, ruins, and
often
kills]. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng. Cũng vậy,
là
Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến
cái
cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu
dân
Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm [gifted].
Cơ bản mà nói, tài năng đếch
cần lịch sử.
Joseph Brodsky: Ai điếu
Nadezhda Mandelstam [1899-1980].
Cơ bản,
tài năng đếch cần
lịch sử. [Basically, talent doesn’t need history].
Hãy nhớ lại những tài năng
tiền chiến, đếch cần tới Mùa Thu Lịch Sử sau đó. Thê thảm hơn, họ bị nó
nghiền
nát bấy, biến thành, hoặc đao phủ hoặc nạn nhân. Người đọc chẳng đã
sửng sốt vì
những cái độc cái ác đầy rẫy ở trong sổ Ghi của Trần Dần, chúng đâu làm
cho tài
năng của ông lớn thêm lên đâu? Một cách nào đó, phải coi hành động tiêu
diệt
nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như là một hành động sát nhân.
*
La part de l'élément
personnel est, en effet, dans le Bruit du temps, réduite à l'extrême.
Certes, Mandelstam
décrit les lieux de son enfance, sa famille (là Mandelstam a un compte
personnel à régler avec son milieu familial trop provincial, trop en
dehors de
l'histoire), les livres qui l'ont formé, l'école qui l'a policé, les
visages et
les visions qui l'ont marqué. Mais l'enfant ou l'adolescent
n'intervient
presque jamais, ne disscourt pas, ne s'analyse pas: il se contente
d'être le
regard qui se pose sur les objets et les hommes pour laisser agir et
parler
l'époque. Car Mandelstam ne cherche pas, comme il nous le dit, à
reproduire le
temps, mais à le scruter, à rendre compte de sa cassure, à comprendre
pourquoi
sa beauté était triste, sa force impuissante, ses jours condamnés.
La clé
historiosophique de ces mémoires intérieures doublées d'un véritable
encyclopédie de la vie russe, nous la trouvons de nouveau dans
l'avant-dernier
fragment. Le XXe siècle était tout entier sous le signe de “l'être”,
mais “les
sources de l'être” auxquelles il s'abreuvait, ne coulaient que pour
elles- mêmes,
sans pouvoir constituer une force historique. “Pour moi, pour moi, pour
moi dit
la revolution; tout seul, tout seul, tout seul répond le monde ".
Nikita Struve, trong bài giới
thiệu tản văn của Mandelstam, Tiếng động thời gian, bản tiếng Pháp, Le
Bruit du
Temps. [Trích đoạn]
Hoàng
Cầm cũng nói như vậy, về
thơ của ông:
Về Kinh Bắc bài nào cũng buồn
(Tâm tình với bạn đọc
talawas)
Hoàng Cầm
Tập thơ
Về Kinh Bắc (NXB Văn
học 1994) không được nêu tên trong danh mục những tác phẩm được Giải
thưởng của
Nhà nước Việt Nam lần thứ V, nhưng trong các tập thơ Bên kia sông Đuống
(NXB
Văn hoá 1993), Lá Diêu bông (NXB Hội Nhà văn 1993), 99 tình khúc (NXB
Văn học
1999) được nêu trong giải thưởng, có rất nhiều bài nằm trong bản thảo
Về Kinh
Bắc, trong đó có đủ những bài thơ chủ yếu bị quy kết là phản động hồi
những năm
đầu thập kỷ 1980 (“Cây tam cúc”, “Lá Diêu bông”, “Quả vườn ổi”…). Để
bạn đọc có
dịp đọc toàn bộ tập thơ đã trở thành một di sản văn hoá nước nhà trong
bản
chính thức của nó, chúng tôi đã đề nghị chính tác giả Hoàng Cầm cung
cấp tài
liệu. Nhà thơ đã vui vẻ nhận lời và nhân dịp này, có đôi lời tâm sự với
bạn
đọc.
talawas
Về Kinh
Bắc ra đời trong một
hoàn cảnh rất đặc biệt. Vào cuối những năm 1950, bốn anh em chúng tôi
(Hoàng
Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng) sau khi đi lao động cải tạo về,
vẫn nằm
trong thời kỳ bị kiểm soát chặt chẽ. Nói cho đúng thì riêng tôi không
phải đi
lao động, (không biết vì lý do gì mà những nơi Hội Nhà văn liên hệ để
đưa tôi
đến lao động đều không nơi nào chịu nhận, thế là tôi thoát!) trong khi
Lê Đạt
thì đi Phú Thọ, Trần Dần đi Thái Nguyên. Và nói về sự kiểm soát thì tôi
cũng
được thoải mái hơn hai anh ấy. Tôi cứ việc ở nhà trong khi Lê Đạt và
Trần Dần
thì tất cả các buổi sáng phải đến ngồi ở Hội Nhà văn. Chỉ uống nước
chè, tán
chuyện, cười ha hả thôi, nhưng vẫn phải đến. Nhưng việc in ấn thì dứt
khoát là
không được phép. Trong tình cảnh ấy, tôi đề xướng với các bạn: lúc này
chính là
lúc bọn mình phải để tâm vào việc phá ra về thi pháp, phải phá ra khỏi
kiểu thơ
Tố Hữu, hay nói rộng ra là kiểu thơ cũ mà mình đã chán ngấy. Thế là bốn
anh em
thống nhất về đường lối sáng tác. Từ đấy hai anh Trần Dần, Lê Đạt ở Hội
Nhà văn
sáng sáng chỉ tán chuyện một lúc rồi mỗi người yên lặng cắm cúi viết
lách. Trần
Dần viết Cổng tỉnh dựa vào những kỷ niệm thời thanh niên ở Nam
Định. Lê
Đạt thì những kỷ niệm ở Yên Bái (thân phụ của anh làm xếp ga ở đó) cho
anh loạt
thơ sau in trong Bóng chữ. Đặng Đình Hưng, với sự "đỡ đầu" (dùng đúng
từ anh nói) của Trần Dần, cũng viết được những bài thơ mới hẳn, lâu lâu
anh lại
đến khoe, rất hào hứng. Tôi rất thích những bài thơ ấy của Hưng, và học
tập
được khá nhiều ở tinh thần mới mẻ của anh.
Riêng tôi, như đã nhiều lần
tự bạch, tôi viết Về Kinh Bắc hoàn toàn nhờ chìm đắm vào những kỷ niệm
thời thơ
ấu. Tôi luôn nghĩ rằng: với bất cứ anh thi sĩ nào, cái thời kỳ từ 5 đến
15 tuổi
là thời kỳ quyết định hơi thơ, cốt cách thơ của cả đời anh ta. Từ năm 4
tuổi
đến 14 tuổi (lúc đỗ certificat [1] ), tôi sống ở một phố nhỏ trên đường
quốc lộ
1, cách thị xã Bắc Giang 6 km. Mười năm ấy ăn vào mình nhiều nhất. Chỗ
tôi ở là
một con phố đìu hiu, lèo tèo vài hàng quán, ông thân sinh tôi mở hàng
thuốc bắc
ở đó, còn mẹ tôi thì có gánh hàng xén. Cái phố ấy vẫn có phong vị nông
thôn với
rặng tre, cây đa, con đường đất nhỏ, lại có tí văn minh với cảnh ô tô,
tàu hoả,
tôi hay ra ga xem khách lên khách xuống, tàu đến tàu đi. Những đêm
trăng cô
hàng xóm thích hát xướng tập họp bọn trẻ trong phố ra giữa đường hoặc
cái bãi
rộng sau ga hát trống quân, cò lả…
Có lẽ vì thế mà
toàn bộ tập
Về Kinh Bắc chìm trong cái buồn, cái buồn của sự hoài vọng quê hương,
bài nào
cũng buồn, câu nào cũng buồn. Hồi trong Hoả Lò [2] bị buộc phải
viết kiểm điểm
về tập thơ này, tôi cũng dễ dàng thừa nhận là tập thơ buồn quá. Nguyên
cái buồn
ấy hình như đã là chống lại đường lối văn nghệ của Đảng rồi, vì Đảng
yêu cầu
văn nghệ phải khấn khởi tươi vui. Nhưng ngoài cái đó ra, tôi
còn phải nhắm mắt
tự nhận tội với những từ nặng nề nhất như phản động, chống Đảng. Có
điều tôi
cũng viết rất khéo sao cho nếu bản kiểm điểm sau này được công bố thì
bạn bè và
công chúng cũng thấy đó là sự nhận tội không tự nguyện, nhận mà là
không nhận.
Thí dụ như tôi dẫn chứng câu thơ "Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa" là
rủa Đảng, bài thơ “Lá Diêu bông” và một số bài khác là mang tính chất
tư sản,
than thở số phận con người, qua đó thấy cuộc sống thất vọng quá, buồn
quá,
những ước nguyện đẹp nhất đều không thực hiện được.
Sau khi tôi ra tù, không ít
bạn trách tôi vì sao lại nhận tội như thế? Có phải là hèn quá chăng?
Nhưng thực
tế hoàn cảnh tôi trong tù rất khốn đốn, sau ba tháng là sức khoẻ suy
sụp, nếu
kéo dài thêm hai tháng nữa thì có thể chết trong tù. Vì vậy, trước sức
ép ngày
đêm của những người công an thụ lý và những hứa hẹn của họ, tôi suy
nghĩ: phải
giữ cái mạng của mình cái đã, phải tồn tại, phải sống, còn tác phẩm của
mình
chẳng đi đâu mà mất, nó còn hay không là do nó, nó có giá trị thì nó sẽ
tồn tại.
Cho nên tôi quyết định nhận tội. Khi tôi viết xong bản kiểm điểm (dài 6
trang
giấy thếp thì phải), anh công an thụ lý tên N. đọc ngay, và bảo "Tốt
quá
rồi!". Hôm sau, anh đem đến một cái cassette mới toanh, bảo tôi tự đọc
bản
kiểm điểm vào máy. Anh cẩn thận dặn tôi phải đọc hết sức tự nhiên,
không phải
như người bị ép buộc hoặc như đọc dictee [3] . Là một diễn viên kịch,
tôi thừa
sức để "diễn" theo đúng ý anh. Tôi muốn tỏ ra hết sức ngoan ngoãn,
cốt để được về. Tôi vừa đọc xong, anh ta chồm dậy, bắt tay tôi rối rít
và cảm
ơn cảm ơn hai lần liền, sau đó cho người đi mua phở cho tôi ăn. Anh còn
tuyên
bố: "Chúng tôi sẽ đề nghị để Tết này anh được về". Tôi mừng quá, viết
thư về cho bà Yến [4] báo tin vui. Thế là suốt những ngày gần Tết năm
ấy tôi cứ
khấp khởi đợi chờ. Sau này tôi biết bà Yến nhà tôi cũng trong tâm trạng
ấy.
Sáng 30 Tết bà bắt anh con rể mang xe đến chờ ở cổng Hoả Lò suốt từ
sáng tới
tối. Nhưng thực tế là tôi không được thả như lời hứa của công an mà
ngay mồng 4
Tết thì bị chuyển tới "xà lim bộ" [5] và tiếp tục bị giam, tổng cộng
là 18 tháng.
Vì sao lại có chuyện thay đổi
như thế? Có phải anh công an tên N. đã nói lừa tôi cốt để tôi nhận tội
cho được
việc của anh ta? Tôi cũng không rõ sự thực thế nào, cho đến một hôm sau
khi đã
ra tù, tôi tình cờ gặp một anh công an thụ lý khác (xin phép không nêu
tên) ở
quán bia Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (đường Trần Hưng Đạo, Hà
Nội). Trông
thấy tôi anh mừng lắm, anh mời tôi vào uống bia để tâm sự. Anh nói là
anh đã ra
khỏi ngành, và anh kể cho tôi một chuyện khá bất ngờ. Chuyện đại ý như
sau: Sau
khi tôi nhận tội, công an đã định cho tôi về thật. Nhưng trong thời
gian chờ
đợi giải quyết, thì một hôm ông Lê Đức Thọ [6] gọi công an lên hỏi về
vụ Hoàng
Cầm ra sao rồi, và thông báo rằng có một số trí thức Pháp, những người
quen
biết nhiều với ông, đã giúp đỡ ông và đoàn đại biểu Việt Nam ở Hội nghị
Paris,
vừa gửi thư cho ông yêu cầu nếu xét Hoàng Cầm không có tội trạng gì cụ
thể thì
hãy thả ngay nhà thơ ra. Ông còn nhắc nhở: "Các cậu xem thế nào thì
giải
quyết đi, không có thì mang tiếng lắm". Sự việc trên được công an báo
cáo
với Tố Hữu [7] . Ông lập tức hạ lệnh: "Ngoại quốc can thiệp hả? Đã thế
thì
cho thêm một năm nữa!"
Thái độ cứng rắn đến nghiệt
ngã của Tố Hữu với riêng tôi cũng như với các anh em Nhân văn-Giai phẩm
rất
nhất quán. Ngay cả đối với những sáng tác mà anh em chúng tôi tìm lối
mới vào
cuối những năm 1950 nói trên, ông cũng rất ghét, mặc dù không biết ông
có đọc
hay không. Lại nói là sau khi bốn người chúng tôi bật ra được thứ thơ
ấy, ai
cũng mãn nguyện vì đã lộ rõ cốt cách từng người. Riêng tôi thì ngay từ lúc viết
xong Về Kinh Bắc, tôi đã tin là nó có giá trị, có đóng góp cho văn học
nước
nhà. Tuy tôi không dám truyền đi rộng rãi, chỉ cho vài người
bạn đọc, nhưng rồi
nó được tự động lan truyền, đặc biệt có những bạn sinh viên trẻ say mê
nó lạ
lùng. Phải nói tình yêu đối
với Về Kinh Bắc có cái gì đó rất đặc biệt. Tôi
không tin là tập thơ dễ hiểu chút nào, đặc biết là phần Nhịp một với
"những đêm ngũ hành" kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Ngay nhà thơ Lữ Huy
Nguyên, cố giám đốc NXB Văn học, cũng thú thực với tôi rằng: "Em in cho
anh thì cứ in chứ nói thật là em chỉ hiểu được 1/4 tập thơ". Đến anh
công
an thụ lý N. sau khi tôi nhận tội cũng thú nhận: "Thực tình tôi chẳng hiểu
anh nói gì, bây giờ anh khai ra tôi mới biết ý đồ chống Đảng của anh,
thì ra
anh thâm thuý thật!"
Việc chúng tôi sáng tác những
tác phẩm mới nhanh chóng được báo cáo với Tố Hữu. Một người bạn được
tham dự
buổi họp tuyên giáo mở rộng kể với tôi rằng trong cuộc họp Tố Hữu đã
cảnh báo:
"Tụi Trần Dần Hoàng Cầm… bây giờ đang thực hiện đúng khẩu hiệu phục
xuống
sáng tác mà Văn Cao đã khởi xướng. Phải canh chừng và dập tắt ngay."
Đây là lần đầu tiên tôi nói
rõ một số chuyện liên quan đến Về Kinh Bắc, nói ra để khép lại những cái đau
buồn ấu trĩ của một thời. Bây giờ, tôi xin các bạn thưởng thức
nó vượt qua mọi
bối cảnh chính trị xã hội, thưởng thức nó như một tác phẩm nghệ thuật
mà đến
hôm nay tôi vẫn thấy hài lòng.
Hoàng Cầm
Nguồn
Phải nói tình yêu đối
với Về Kinh Bắc có cái gì đó rất đặc biệt
Nikita
Struve giải thích, với
trường hợp Mandelstam: Tản văn của ông như một cơn mưa bui, une pluie
de
graines, phải mọc mầm trong tinh thần sáng tạo của độc giả.
Hãy học với Mandelstam nghệ thuật khó khăn, lắng nghe tiếng động của
thời gian.
*
Về cái sự nhận tội, và sau này,
nhận giải thưởng nhà nước, của Hoàng Cầm và “đồng bọn”, những người còn
sống,
như Lê Đạt, Gấu đọc trên TLS một cái thư độc giả, giải thích trường hợp
Solz về
nước, nhận giải thưởng của Putin, mời ông tới nhà uống trà… Thư thật
tuyệt, độc
giả thật hách, tiện đây post lại, và dịch… sau:
Solzhenitsyn's return
[letters@the-tls.co.uk]
Sir, - Zinovy Zinik (Letters, December 5, 2008) asserts that the BBC
documentary chronicling Alexander Solzhenitsyn's return to Russia from
exile
left a brief but important 1[?] exchange between the writer and his
wife
un-translated. As the director of The Homecoming, I find this
baffling.
It's May 27, 1994, and '" Solzhenitsyn is about to step on to Russian
soil
for the first time in two decades. "It's not the time or place to
smile" he says to Natalya Dimitrievna in a murmur caught on y his radio
mic and clearly subtitled in English. "But don't be too gloomy
either" she advises. He replies "no a girl, a strong, thoughtful
expression!" before heading down the aircraft steps. One can interpret
these very private remarks sympathetically or not. One can question
whether we
to should have included them in the finished film. I felt they were
relevant
and in some small way an insight into a historic moment. What one can't
claim
is that English viewers were in any way short-changed.
In accepting, shortly before he died, a top award from Vladimir Putin,
Solzhenitsyn was, in Zinik's eyes, guilty of a "heartbreaking betrayal
of
everything that he said he stood for". I spent more than two months
with
Solzhenitsyn crossing Siberia by train en route to Moscow. On many occasions, he and his
family
boiled over with frustration at the fact that he was cocooned by be
apparatchiks from real encounters with former zeks or ordinary
citizens
who had followed Solzhenitsyn’s dictum "not to live by the lie" and
were desperate to meet their a hero. The Solzhenitsyns were far from
unaware of
the dark irony - at low points we all wondered whether the journey,
despite the
family's h best efforts, was turning into a visit a to a Potemkin's
village.
One zek, Vladimir Shatkov, was so disappointed at Solzhenitsyn
succumbing to the phoney blandishments of former KGB men that he
accused him of
"having lost his sense of smell". When I put this accusation to the
author, he told me that evolution not revolution was the way forward. "There
was a time", he said, "when it would have been right to stage trials
as they did in Germany.
But I'm realist enough to see from the way the winds of history are
blowing
that no one will ever bring the communists and socialists to trial no
matter
how many people they might have slaughtered. Those are the winds of
history." Instead he believed his job was to help "re-educate people.
What they hear flies t- in the face of all they've learnt. Yet still
they smile
and welcome me and hear me out. So I can't possibly adopt an abusive
tone. It
wouldn't help to be rude."
For what it's worth, I think that Solzhenitsyn would have regarded it
as a
betrayal not to have engaged with Putin. He had a duty which he would
not
shirk, regardless of the criticism or occasional ridicule, to shine a
light on Russia's
terrible past and those values which he believed might deliver for it a
better
future.
As always with Solzhenitsyn, accepting the prize was highly considered
- the
product if you like of "strong thoughtful expression". As the writer
told Der Spiegel in one of his last interviews, "in
accepting
the award I expressed the hope that the bitter Russian experience,
which I have
been studying and describing all my life, will be for us a lesson that
keeps us
from new disastrous breakdowns".
The Gulag was an absolute evil. Rebuilding Russia
is a real and practical
task. The one required outright opposition whatever the appalling cost.
The
other needs participation to and engagement. When Solzhenitsyn
accepted the
State Prize from Putin, it's possible that, even for a moment, Russia
was
indeed reminded of past horror, present to moral jeopardy and the need
for
conscience to guide its future.
ARCHIE BARON
Wingspan Productions,
32-34 Gordon
House Road,
London NW5
TLS 2.1.2009
Một
độc giả TV, sau khi đọc thư tiếng Anh trên, phán:
Bài trong TLS về chuyện
Solz.
nhận giải thưởng rất hay, đó là thái độ của người quân tử. Dù sao trước
khi
trao giải thì nhà cầm quyền cũng đã hỏi trước đương sự, trao giải là
công nhận
ông đúng, tui sai. Cả hai đều có danh dự.
"There
was a time", he said, "when it would have been right to stage trials
as they did in Germany.
But I'm realist enough to see from the way the winds of history are
blowing
that no one will ever bring the communists and socialists to trial no
matter
how many people they might have slaughtered.”
Có
thời, phải đưa ra tòa, như họ đã làm ở Đức, nhưng tớ thì thực tế đủ để
mà nhận
ra, gió lịch sử đã xoay chiều, chẳng hề có chuyện đem mấy ông VC ra tòa
cho dù
chúng làm thịt bao nhiêu mạng.
Liệu có
thể coi Mandelstam là…
‘đại ca” của những Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, những tinh anh của Miền
Bắc
sau đều
gục ngã trước nhà nước VC?
GNV nghĩ, được!
Cái chết của Mandelstam ở Cổng
Trời Sibérie bảo đảm điều đó.
Ngay cả cõi thơ Acmeism, 1913,
của Mandelstam và đồng bọn, gồm Gumilev, Anna Akhmatova, nữ thần thi ca
Nga
[phu nhân của Gumilev, ông này sau bị Stalin xử bắn năm 1921] cũng có
gì tương
tự với của nhóm Nhân Văn, với những Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt.
Cái từ Acmeism, và ý thức hệ của nhóm, tự thân chúng, chẳng có ý nghĩa: Acmeism đối với họ, là một ‘vọng tới văn hóa thế giới’ [‘a yearning for world culture’], đặt nặng ưu thế truyền thống thơ lên cái tôi thơ thẩn cá nhân, individual lyrical ego, phản ứng chống lại chủ nghĩa Symbolism, Tượng trưng – tìm kiếm tối tăm, tính nhạc trống rỗng, thờ phụng một cuộc sống sa đọa, thoái hoá, là tiểu sử của nhà thơ. [Donald Rayfield, trong bài giới thiệu tuyển tập thơ Osip Mandelstam: Selected Poems, nhà xb Penguin]. Những nhà thơ đàn anh của họ, thì cũng vẫn những nhà thơ Pháp đã từng ảnh hưởng lên Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt: Những Verlaine, Rimbaud.
Nói gục ngã
trước nhà nước VC có vẻ “cường điệu”.
Tất cả bọn họ gục ngã trước anh nhà thơ nhà quê, đố kỵ, ti tiện Tố Hữu.
Một Tố
Hữu với thứ thi ca đại chúng, viết cho đám đông, với cái trái đen thui
thù hằn
những kẻ có tài hơn ông, đã cản đường cả một cõi thơ tưng bừng nở rộ
cùng với
chiến thắng 1954 trước thực dân Pháp, trước hoà bình vừa được tái lập.
Đọc bài
của Hoàng Cầm viết về Nguyễn Đình Thi, đọc những gì Tố Hữu nhân danh
Đảng hành
hạ nhóm Nhân Văn, mới thấy đau. Chẳng dính dáng gì tới chủ nghĩa này
nọ, mà chỉ
do lòng đố kỵ, ghen tuông của một nhà thơ nhà quê, mà tiêu tan cả một
thời đại
thơ ca. Kinh thật
Đó là
cái giá mà chúng ta phải
trả, để có sự ổn định. Chúng ta phải chọn lựa giữa hạnh phúc và điều mà
dân chúng gọi là nghệ thuật cao.
Chúng ta hy sinh nghệ thuật
cao.
Aldous Huxley, Brave New World
[Manguel trích dẫn, trong Thư
viện về đêm, The library at night]
Tôi
không tin là
tập thơ dễ hiểu chút nào, đặc biệt là phần Nhịp một với "những đêm ngũ
hành" kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Ngay nhà thơ Lữ Huy Nguyên, cố giám đốc
NXB
Văn học, cũng thú thực với tôi rằng: "Em in cho anh thì cứ in chứ nói
thật
là em chỉ hiểu được 1/4 tập thơ". Đến anh công an thụ lý N. sau khi tôi
nhận tội cũng thú nhận: "Thực tình tôi chẳng hiểu anh nói gì, bây giờ
anh
khai ra tôi mới biết ý đồ chống Đảng của anh, thì ra anh thâm thuý
thật!"
Việc chúng tôi sáng tác những tác phẩm mới nhanh chóng được báo cáo với
Tố Hữu.
Một người bạn được tham dự buổi họp tuyên giáo mở rộng kể với tôi rằng
trong
cuộc họp Tố Hữu đã cảnh báo: "Tụi Trần Dần Hoàng Cầm… bây giờ đang thực
hiện đúng khẩu hiệu phục xuống sáng tác mà Văn Cao đã khởi xướng. Phải
canh
chừng và dập tắt ngay."
Đây là lần đầu tiên tôi nói rõ một số chuyện liên quan đến Về Kinh Bắc,
nói ra
để khép lại những cái đau buồn ấu trĩ của một thời. Bây giờ, tôi xin
các bạn
thưởng thức nó vượt qua mọi bối cảnh chính trị xã hội, thưởng thức nó
như một
tác phẩm nghệ thuật mà đến hôm nay tôi vẫn thấy hài lòng.
Hoàng Cầm
*
V/v nhân vật Tố Hữu này,
Melville có một câu thật thú: “Chỉ cần một thằng cà chớn, là những
kẻ khác
trở thành cà chớn, và cả vũ trụ, cà chớn.”
[Il suffit qu’un seul homme
soit irrationnel pour que les autres le soient et pour que l’univers le
soit.
Borges trích dẫn, trong bài viết Herman Melville: Bartleby (1944),
trong Livre
de préfaces, cuốn sách của những lời tựa].
Ui chao, không lẽ chỉ một Tố
Hữu mà cả một miền đất Bắc Kít trở thành như xừ lúy ư?
*
Đọc những gì gì viết về Hoàng
Cầm của những đấng tài ba, mới nhận ra một điều, thật khó mà sờ vô cõi
thơ của
ông, nếu không đặt ông vào trào lưu chung của thi ca nhân loại, nhất
là, vào
cùng dòng những nhà thơ Nga bị Đảng bách hại. Cả hai cõi thơ có rất
nhiều nét
giống nhau đến lạ lùng. "Nỗi buồn trong thơ hôm nay”, đúng như TTT đã
từng
viết:
Ít nhất, chúng có chung một
nỗi buồn.
La part
de l'élément
personnel est, en effet, dans le Bruit du temps, réduite à l'extrême.
Certes,
Mandelstam décrit les lieux de son enfance, sa famille (là Mandelstam a
un
compte personnel à régler avec son milieu familial trop provincial,
trop en
dehors de l'histoire), les livres qui l'ont formé, l'école qui l'a
policé, les
visages et les visions qui l'ont marqué. Mais l'enfant ou l'adolescent
n'intervient presque jamais, ne disscourt pas, ne s'analyse pas: il se
contente
d'être le regard qui se pose sur les objets et les hommes pour laisser
agir et
parler l'époque. Car
Mandelstam ne cherche pas, comme il nous le dit, à
reproduire le temps, mais à le scruter, à rendre compte de sa cassure,
à
comprendre pourquoi sa beauté était triste, sa force impuissante, ses
jours
condamnés. (1)
Nikita Struve, trong
bài giới thiệu tản văn của Mandelstam, Tiếng động thời gian, bản tiếng
Pháp, Le Bruit du Temps.
[Trích đoạn]
Có một điều khiến tôi lạ lùng, là thơ Hoàng Cầm và thơ Quang Dũng luôn nhắc nhở về một quê hương trong mù sương nào đó, luôn u ẩn một nỗi hoài nhớ nào đó không thể gọi tên. Phải chăng, tự xa xưa, xứ Đoài của Quang Dũng và Kinh Bắc của Hoàng Cầm từng là nơi những người lính và những nghệ sĩ Chàm lưu lạc đã chọn làm quê hương thứ hai ? Trong thơ Quang Dũng rắn rỏi một nỗi niềm chiến sĩ, còn trong thơ Hoàng Cầm tha thướt những nét hoa văn những dải lụa đào nghệ sĩ. Họ như từ quá khứ đến với ta, họ vừa thân thuộc vừa xa lạ, vừa đắm đuối yêu thương vừa không tương hợp với thế giới này. Tất cả những mâu thuẫn ấy đã hiện rõ trong thơ Hoàng Cầm. Và chính nó đã làm nên sự khác biệt của thơ ông.…
Có
người nói thơ Hoàng Cầm
như những lẩm nhẩm bùa chú, lại như một nghi lễ thờ cúng, nó kính cẩn
mà hoang
sơ. Với một thế giới thơ như thế, người ta chỉ nên chấp nhận chứ không
cần giải
mã. Và theo tôi, cách đọc thơ Hoàng Cầm là bất chợt đọc một đoạn thơ
nào đó
trong một bài thơ nào đó của ông. Rồi ngớt. Rồi lại đọc ở một lúc khác.
Đó là
cách đọc những cơn mưa rào, là sự đồng cảm tự nhiên và thốt nhiên với
chính thế
giới mà mình đang sống cùng với thế giới mà mình chưa biết nhưng có thể
sống.
Thơ Hoàng Cầm kết nối được những thế giới khác nhau như thế để cho ta
cảm giác
vừa mơ hồ vừa rõ rệt về một giấc mơ.
Thanh Thảo
(1)
Phần cá
nhân, riêng
tư cực kỳ giản trừ, trong Tiếng động
thời gian. Tất nhiên, nhà thơ miêu tả
những nơi chốn tuổi thơ, gia đình, những cuốn sách tạo nên ông, ngôi
trường rình
mò ông, những khuôn mặt, những viễn ảnh ghi dấu ông. Nhưng đứa bé và
chàng thanh
niên vừa mới lớn vờ hết, nó hài lòng, là cái nhìn đặt lên sự vật, con
người, và
cứ để cho chúng loay hoay cử động, nói lên thời đại.
Bởi vì Mandelstam không tìm
cách tái tạo thời gian, nhưng mà là chăm soi, tìm hiểu, nhận ra bể vỡ,
tan
hoang, hiểu ra tại sao cái đẹp của nó thì buồn, cái sức mạnh của nó thì
bất lực,
những ngày của nó, bị kết án.
Riêng
tôi, như đã nhiều lần
tự bạch, tôi viết Về Kinh Bắc hoàn toàn nhờ chìm đắm vào những kỷ niệm
thời thơ
ấu. Tôi luôn nghĩ rằng: với bất cứ anh thi sĩ nào, cái thời kỳ từ 5 đến
15 tuổi
là thời kỳ quyết định hơi thơ, cốt cách thơ của cả đời anh ta. Từ năm 4
tuổi
đến 14 tuổi (lúc đỗ certificat [1] ), tôi sống ở một phố nhỏ trên đường
quốc lộ
1, cách thị xã Bắc Giang 6 km. Mười năm ấy ăn vào mình nhiều nhất. Chỗ
tôi ở là
một con phố đìu hiu, lèo tèo vài hàng quán, ông thân sinh tôi mở hàng
thuốc bắc
ở đó, còn mẹ tôi thì có gánh hàng xén. Cái phố ấy vẫn có phong vị nông
thôn với
rặng tre, cây đa, con đường đất nhỏ, lại có tí văn minh với cảnh ô tô,
tàu hoả,
tôi hay ra ga xem khách lên khách xuống, tàu đến tàu đi. Những đêm
trăng cô
hàng xóm thích hát xướng tập họp bọn trẻ trong phố ra giữa đường hoặc
cái bãi
rộng sau ga hát trống quân, cò lả…
Có lẽ vì thế mà toàn bộ tập
Về Kinh Bắc chìm trong cái buồn, cái buồn của sự hoài vọng quê hương,
bài nào
cũng buồn, câu nào cũng buồn. Hồi trong Hoả Lò [2] bị buộc phải viết
kiểm điểm
về tập thơ này, tôi cũng dễ dàng thừa nhận là tập thơ buồn quá.
Bạn đọc
hai đoạn trên, mà
chẳng thấy tâm trạng của hai nhà thơ có gì tương tự?
*
Tưởng nhớ Hoàng Cầm, với GNV là
tưởng nhớ miền đất mà ông không thể rời bỏ, và cứ coi đó là may mắn của
ông, mà
cũng còn là tưởng niệm những nhà thơ ở một xứ sở khác, giống như ông,
mà cũng
khác ông, khi dám nhìn thẳng vào một tên khốn nạn mà Tố Hữu đã từng
nâng bi,
thổi kèn đồng, là Stalin, và chấp nhận đi tù, và chết. Thái độ của
Mandelstam
bảnh hơn Hoàng Cầm nhiều, và trong cái thái độ chấp nhận, cam chịu của
Hoàng Cầm,
có cái phần giải thích tương lai khốn nạn của đất nước Mít bây giờ.
Mandelstam
chết vì bài thơ sau
đây, vẽ chân dung Stalin: (1)
Mandelstam's poem on Stalin (November 1933)
We
live, deaf to the land
beneath us,
Ten steps away no one hears
our speeches,
But where there's so much as
half a conversation
The Kremlins mountaineer will
get his mention.
His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead
weights, fall from his lips,
His cockroach whiskers leer
And his boot tops gleam.
Around him a rabble of
thin-necked leaders—
fawning half-men for him to
play with.
They whinny, purr or whine
As he prates and points a
finger,
One by one forging his laws,
to be flung
Like horseshoes at the head,
the eye or the groin.
And every killing is a treat
For the broad-chested Ossete.
(1)
(1) "Ossete." There were persistent stories that Stalin had Ossetian blood. Osseda is to the north of Georgia in the Caucasus. The people, of Iranian stock, are quite different from the Georgians.
Mandelstam: Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]
Chúng
ta sống, điếc đặc trước
mặt đất bên dưới
Chỉ cần mười bước chân là
chẳng ai nghe ta nói,
Nhưng ở những nơi, với câu
chuyện nửa vời
Tên của kẻ sau cùng trèo tới
đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.
Những ngón tay của kẻ đó mập
như những con giun
Lời nói nặng như chì rớt khỏi
môi
Ánh mắt nhìn đểu giả, râu
quai nón-con gián...
Trong
cái nhục nhã hèn hạ của
sĩ phu Bắc Hà, có cái đẹp nhất, và khốn nạn nhất, của giấc đại mộng,
nhập Đàng
Trong với Đàng Ngoài làm một.
Trong
cuốn Koba The Dread [còn có tiểu tít, Tiếng cười
và hai chục triệu, Koba là nick của Stalin, khi làm gián điệp trong
lòng cách mạng
cho mật vụ Nga Hoàng], Martin Amis cho biết Osip Mandelsatm chết trên
con đường đi
đầy tới Kolyma, trại tù khủng khiếp nhất trong những trại tù, tại một
trại tù
chuyển tiếp ở Vtoraya Rechka, vì đói và điên loạn [he died of hunger
and
dementia].
Varlam Shalamov, tác giả
Koluma Tales, những câu chuyện về trại tù Kolyma, nói với Nadezhda,
vợ của
Osip Mandelstam, về trại tù của Solz, như được mô tả trong Một
ngày trong cuộc đời Ivan Denisovich, tôi thèm được sống cả đời ở
đó [that he could spent a lifetime ‘quite happily’ in the camp
described in One day..]
*
Lại nói về giấc đại mộng của
Mít, của Bắc Kít đúng hơn. Dân Nga cũng có một giấc đại mộng tương tự,
và được
cả thế giới háo hức theo dõi, như Amis kể lại sau đây.
Vào giữa thập niên 1960, ông
có tham dự một cuộc trò chuyện, trong số những người tham dự có ông via
của ông,
cũng nhà văn, và một ông bạn của ông via, A.J. Ayer:
-Ở Liên
xô ít ra họ đang xây
dựng một cái gì đó, mang tính hướng thượng.
-Hướng thượng, positive, chưa
thấy, nhưng họ đã tàn sát 5 triệu người.
-Sao ông cứ trở lại với con số
5 triệu.
-Nếu bạn quá chán con số 5
triệu đó, thì đây, có thêm 5 triệu mới!
Đúng là
chuyện xẩy ra ở xứ Mít.
Mất toi 5 triệu vào cuộc nội chiến, 30 Tháng Tư, tưởng yên tâm xây cái
nhà Mít,
mất thêm 5 triệu nữa, vì các cú tư sản mại bản, kinh tế mới, tù cải
tạo, và làm
mồi cho cá!
For someone
a fresh breeze
blows.
For someone the sunset
luxuriates
"Requiem" (Anna
Akhmatova)
Sông
Ðuống trôi đi
Một giòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong
kháng chiến trường kỳ
Hoàng Cầm
You
will write about us on a
slant
[Bạn sẽ viết, nghiêng nghiêng, về chúng
tôi]
Joseph Brodsky
*
Sau khi tôi ra tù, không ít
bạn trách tôi vì sao lại nhận tội như thế? Có phải là hèn quá chăng?
Nhưng thực
tế hoàn cảnh tôi trong tù rất khốn đốn, sau ba tháng là sức khoẻ suy
sụp, nếu
kéo dài thêm hai tháng nữa thì có thể chết trong tù. Vì vậy, trước sức
ép ngày
đêm của những người công an thụ lý và những hứa hẹn của họ, tôi suy
nghĩ: phải
giữ cái mạng của mình cái đã, phải tồn tại, phải sống, còn tác phẩm của
mình
chẳng đi đâu mà mất, nó còn hay không là do nó, nó có giá trị thì nó sẽ
tồn
tại. Cho nên tôi quyết định nhận tội. Khi tôi viết xong bản kiểm điểm
(dài 6
trang giấy thếp thì phải), anh công an thụ lý tên N. đọc ngay, và bảo
"Tốt
quá rồi!". Hôm sau, anh đem đến một cái cassette mới toanh, bảo tôi tự
đọc
bản kiểm điểm vào máy. Anh cẩn thận dặn tôi phải đọc hết sức tự nhiên,
không
phải như người bị ép buộc hoặc như đọc dictee [3] . Là một diễn viên
kịch, tôi
thừa sức để "diễn" theo đúng ý anh. Tôi muốn tỏ ra hết sức ngoan
ngoãn, cốt để được về.
Hoàng Cầm [talawas]
Thật khó mà phản biện lại được.
Tuy
nhiên, cũng xin post kèm đây,
trường hợp Brodsky đi tù.
Trong bài viết về ông, Tôi
hết
còn tin vào nơi chốn ấy, ký giả
Mỹ David Remnick viết:
“Có nhiều nhà thơ có tài, có thể
ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng
anh ta,
và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là
một con
người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở
thành một
biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa
hàng
trăm nhà thơ, để mà bị trừng phạt, vào năm 1946. Thật quá nặng cho
Brodsky. Ông
có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án
một
cách tuyệt vời, với phẩm giá cao, không cần lên gân thách đố nhà nước,
và
với sự
tha thiết, sôi nổi, nhưng cũng thật trầm tĩnh, hiểu rất rõ ra rằng,
cách mà ông
trả lời sẽ làm dấy lên niềm kính trọng sâu xa, không chỉ từ bạn bè của
ông, mà
còn từ những người đã từng dửng dưng, và có thể, còn tỏ ra thù ghét
ông." (2)
Ui chao, tuyệt, tuyệt, tuyệt!
(2)
The lot had fallen on him by
chance. There were many other talented poets at the time who might have
been in
his place. But once the lot fell upon him, he understood the
responsibility of
his position-he was no longer a private person but had become a symbol,
the way
Akhmatova had been in 1946, when she was picked out of hundreds of
possible
poets to be punished, and became a national symbol of the Russian poet,
as
Brodsky had become that day. It was hard for Brodsky-he had bad nerves,
a bad
heart. But he played his role in the trial impeccably, with great
dignity,
without challenge, and with fervor, calmly, understanding that by the
way he
answered he evoked deep respect not only from his friends but from
those who
once had been indifferent to him or even hostile.
Etkind: Protsess
Roberta Reeder trích dẫn,
trong Anna Akhmatova: Poet and Prophet
Thi sĩ Hoàng Cầm của chúng ta không làm được như Brodsky, như suốt đời,
ông chọn làm nhà thơ tình yêu.
*
Miền Nam
cũng có, hơn
một nhà thơ, chọn cho mình cái thương hiệu, “thi sĩ của tình yêu”.
Nhà thơ N.S, “kẻ thù”, và D.T.L,
“bạn thân” của GNV!
Cái nick ông cho GNV, tên sa đích
văn nghệ, phải đến lúc Gấu đọc Steiner, mới ngộ ra được, đúng như một
độc giả
TV, ngay mới đây, cũng nhận ra:
Vừa đọc
bài của Jean-Claude
Guillebeaud viết về nữ ký giả Anna Politkovskaia, trong quyển sách Sont-ils
morts pour rien?, (1) của Jean Lacouture và Jean-Claude
Guillebeaud.
Bà Anna Politkovskaia bị bắn
chết lúc 4 giờ chiều ngày 7-10-2006 tại Moscou, bà viết những chuyện
trái khoáy
ở Nga. Câu cuối của bài viết này là :
Một vài người bạn của Ania,
thích nêu câu hỏi mà Aliocha đặt trong quyển
Anh em nhà Karamazov của Dostoievski, một câu
hỏi đúng lúc hơn bao
giờ hết: “Làm sao sống với bao nhiêu là
điạ ngục trong đầu?”
(Ania - tên thân mật của bà)
Certains des amis d’Ania
aiment citer cette question posée par Aliocha dans Les Frères Karamazov
de
Dostoievski, une question plus opportune que jamais : « Comment vivre
avec tant
d’enfer dans la tête? »
Bây giờ tạm hiểu vì sao Tin
Văn ưa chửi, nếu không thì làm sao sống với những «Nhân Văn Giai Phẩm»
trong
đầu!
Vấn nạn này, [vì sao TV ưa
chửi], GNV sẽ khai triển lớn lao mãi ra, trong những kỳ tới!
Hà, hà!
Tks. NQT
(1) Sont-ils morts
pour rien? [Không lẽ họ chết uổng ư?]
Ui chao, cái tít
này, dịch ra tiếng Mít, thành câu thơ hách xì xằng của TTT, đã từng bị
chúng
thuổng:
“Những người đã
chết đều có thực”.
Cái tay thuổng này,
ông Trời ban cho đủ thứ, không thiếu chi hết, trừ cái tít một bài viết,
là câu
thơ trên!
Quái đản thật.
Nếu không, thì chôm
làm gì?
Bức
hình Anna Akhmatova là từ
số báo The Paris Review,
Winter 1995, một trong những số báo đầu tiên Gấu có được,
trong có bài phỏng vấn Steiner, và dịch liền, với số vốn tiếng Anh ăn
đong, sau kinh nghiệm đọc Steiner lần
đầu tại một thư viện Bắc Mỹ.
Còn vài tấm nữa, của một số
nhà văn Nga, mỗi hình kèm bài viết hết sức là đặc biệt. TV sẽ đăng từng
tấm hình,
kèm bài viết.
Hình và bài về Gorky
bật mí chi tiết, ông
bị trùm mật vụ Nga Yagoda làm thịt.
Lạ một điều, nhờ đọc văn học
Nga, thứ dưới hầm, mà Gấu hiểu ra văn học Bắc Kít, và càng hiểu thêm ra
được về
cái miền đất mà Gấu đã từng bỏ chạy!
The portraits that follow are from a large number of photographs recently recovered from sealed archives in Moscow, some-rumor has it-from a cache in the bottom of an elevator shaft. Five of those that follow, Akhmatova, Chekhov (with dog), Nabokov, Pasternak (with book), and Tolstoy (on horseback) are from a volume entitled The Russian Century, published early last year by Random House. Seven photographs from that research, which were not incorporated in The Russian Century, are published here for the first time: Bulgakov, Bunin, Eisenstein (in a group with Pasternak and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov (with mother and sister), Tolstoy (with Chekhov), and Yesenin. The photographs of Andreyev, Babel, and Kharms were supplied by the writers who did the texts on them. The photograph of Dostoyevsky is from the Bettmann archives. Writers who were thought to have an especial affinity with particular Russian authors were asked to provide the accompanying texts. We are immensely in their debt for their cooperation.
Daniil Kharms
Jennifer xin cống hiến bạn đọc bài viết của Ian Frazier (nhà văn Mỹ, thường viết văn "u mặc", humor, và "không-giả tưởng", non-fiction, hiện sống ở Missoula, Montana), về bức hình nhà văn Daniil Kharms
Trong
số hàng triệu con người
bị Stalin sát hại, có một nhà văn tức cười nhất, uyên nguyên nhất, của
thế kỷ:
Daniil Kharms. Sau khi ông chết ở trong tù, vào năm 1942, khi 37 tuổi,
tên và
tác phẩm của ông hầu như biến mất, và chỉ còn sống dưới dạng chép tay,
lưu
truyền giữa những nhóm nhỏ, ở một nơi có tên là Liên Bang Xô Viết.
Thực tình là, không có một
độc giả Anh ngữ nào biết về ông. Tôi (Ian Frazier) cũng vậy, cho tới
khi đi
Nga, trở về, đọc những cuốn sách về nó, và cố gắng học tiếng Nga. Cô
giáo của
tôi, một người đàn bà trẻ chỉ ở Mỹ được vài tháng, đã ra bài làm ở nhà
cho tôi
như sau: hãy dịch một đoản văn của Daniil Kharms ra tiếng Anh. Đoản văn
"Những mẩu chuyện từ Cuộc Đời Puskhin", (Anecdotes from the Life of
Puskhin) là ở trong CTAPYXA (Bà Già), một tuyển tập nhỏ tác phẩm của
Kharms, đã
được xuất bản ở Moscow vào năm 1991. Tiếng Nga, hai cuốn từ điển, và
một cuốn
sách văn phạm, tất cả đều quá mới, lần đọc Kharms đầu tiên của tôi thật
là chậm
như sên. Cùng với sự mầy mò từng từ, từng câu, niềm hân hoan của tôi
gia tăng,
khi ý nghĩa của chúng lộ dần ra. Mỗi câu là một tức cười, hơn cả dự
đoán của
tôi về nó. Một đoạn văn bắt đầu như thế này: "Puskhin mê ném đá".
Những mở đầu như vậy làm cho tôi nghẹt thở: làm sao đoán ra nổi cái gì
sẽ tới
liền sau đó.
Giữ được chất tiếu lâm, khi
chuyển dịch ngôn ngữ, là một điều khó khăn vô cùng, ai nấy đều biết.
Nhưng có
một hệ quả, ít được biết: đôi khi, trong tiến trình dịch thuật, câu
chuyện có
vẻ tếu hơn là lúc thoạt đầu chúng ta nghĩ về nó. Trong khi dịch, tôi
nghĩ
Kharms là một nhà văn tức cười nhất mà tôi đã từng đọc.
Ian Frazier, qua cuốn Văn
Chương Phi Lý Đã Mất của Nga (Russia’s
Lost Literature of the Absurd), được biết, Kharms ra đời với tên
Daniil Ivanovich
Yuvachev, tại Petersburg
vào năm 1905. Cha ông, một nhà trí thức cách mạng bị cầm tù và đầy đi Siberia. Ông thừa hưởng từ người cha, đam mê
chuyện kỳ
quái. Ông đau khổ vì "buồn" (that he suffered from melancholy). Mê
Gogol, Knut Hamsun và Bach. Một bạn đồng học nói về ông: "Kharms là
nghệ
thuật" (Kharms is art). Cùng với sự lên ngôi của "nhà vô sản",
và sự vào tù của "nhà quí tộc", Kharms cảm thấy thích thú trong bộ
dạng một nhà quí phái, cộng thêm hàng ria mép giả thỉnh thoảng lại
nhinh nhích,
hinh hỉnh, cộng thêm chiếc cặp da kè kè bên mình, trong là những… chiếc
ly uống
rượu bằng bạc! Để lôi kéo khán thính giả cho một buổi trình diễn kịch
của nhóm
OBERIU, ông di dạo ở chót vót phía bên trên thành phố Saint Petersburg,
miệng
ngậm ống vố, và la lớn, thông báo cho những bộ hành qua lại phía bên
dưới, về
"biến cố quan trọng" kể trên!
Nói tóm lại, một gã vui nhộn,
quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với bất cứ một ấn bản nào
của
Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản. Sau thành công của vở kịch "Elizabeth
Bam", một hài kịch về một người đàn bà chờ… "được bắt và được
giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch của ông là… "trò múa may
phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền chuyên chính vô sản".
Ông bị bắt
ở ngay trên đường phố, vào năm 1941. Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm
1942, bà
được thông báo, ông chết hai ngày trước đó. Mười bốn năm sau khi mất,
tên tuổi
của ông được phục hồi. Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông vào danh
sách:
viết chuyện cho nhi đồng.
Ian Frazier
Nguồn
Nhạc sĩ Phạm Duy: 'Tình yêu nước
tôi học từ Hoàng Cầm'
Làm
người, là khó. Khổng Tử
nói vậy
Làm người Việt Nam,
còn khó
hơn nữa.
Làm người Việt, mà lại có
thực tài gần như là ...bất khả.
Mà cũng có người làm được đó
ông ơi !!!!
HC qua đời tôi đọc lại thơ
ông ấy, thấy quá hay.
Subject:
Về: Hoàng Cầm
Ông Thiệu có một câu rất hay
mà người di tản hải ngoại không học được. Những gì Hoàng Cầm khai trước
CA là
HC nói, đừng nên nghe. Chỉ những gì HC dồn vào ngòi bút sáng tạo đó mới
là HC
làm. Cái ấy thì để đời còn gì. Sao bà con ta hẹp bụng đến thế. Nếu
không nhận
thì HC chết mất rồi, đâu còn để lại được Men đá vàng, Lá diêu bông, chỉ có
độc Về Kinh Bắc thôi.
Còn trong số những người ở trong cơn sóng gió ấy thì HC là
người khổ và nhục hơn cả, vì HC có tài thực, lại phê TH rất đau, nên HC
bị TH
căm, muốn loại trừ cho bằng được. Rõ là người VN đi đến đâu cũng khắt
khe với
nhau, sự nhân từ sao mà hiếm đến vậy! Khi PD về nước thì họ đua nhau
chửi PD
đến kinh hoàng mà chẳng hiểu cái sản phẩm để đời của PD đâu phải là vài
ba cái
chuyện "ứng phó" nhất thời ấy. Họ không đọc nên không biết nghệ sĩ
xưa nay đều thế cả chứ có phải anh nào cũng cứng cổ được đâu. (1)
Cảm ơn
ông đã thông tin.
Ở ngoài nước, dzư luận vẫn
chia rẽ, một số người vẫn hẹp hòi, kỳ thị ông ấy.
Hoàng Cầm là một hình ảnh
khốn khổ, điêu linh của dzân tộc mà chúng ta phải ghi nhớ và kính trọng.
Chưa kể những đóng góp lớn
lao về nghệ thuật.
PS : Cái bìa Men Đá Vàng là
HC vẽ.
Note:
Những cái mail trên,
GNV nhận được, từ bạn văn, trong mailing list.
Có thể vì bài viết của TV về
Hoàng Cầm, cho nên mấy ông bạn này mới gửi kèm cho GNV.
TV delete tên người gửi nhận.
Chỉ giữ nội dung, và sẽ lèm bèm… trong những kỳ tới
Trân trọng
NQT
(1)
TV đang cố gắng dịch bài viết
của Steiner, Dưới con mắt Đông Phương,
để chiếu sáng thêm, về điều mà một tác
giả mail trên viết:
Họ không đọc
nên không biết nghệ sĩ xưa nay đều thế cả chứ có phải anh nào cũng cứng
cổ được
đâu.
*
Họ không
đọc
nên không biết nghệ sĩ xưa nay đều thế cả chứ có phải anh nào cũng cứng
cổ được
đâu.
GNV sợ rằng, chính cái tay viết câu này, không đọc,
nên không biết, gần
đây thôi, có đến hai tay nghệ sĩ không ‘đều thế cả’, và thật ‘cũng cứng
cổ’; một
ông, độc một ông, đạp đổ đế quốc Liên Xô, là Solzhenityn, và một ông,
đánh dấu
chấm hết cho thứ văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa, là Brodsky.
Và còn điều này mới thật…căng:
Giả như cố sống để mà viết văn làm thơ, có tác phẩm này nọ, thì tác
phẩm
như thế có xứng đáng hay không, cho dù đều là thứ tuyệt tác cả!
Hình như Đông phương có nói
về
cas này:
Lập thân tối hạ thị văn chương.
GNV có
biết một tay, ở Miền Nam,
tất nhiên,
nói ‘không’ với cuộc chiến, nhất định không chịu đi lính cho Ngụy, vì
lý do:
Một
đứa bảnh như tao, làm sao có thể chết bèo như thế?
Những tay bỏ chạy bợ đít VC, thì
cũng thế.
Tay nào mà chả bảnh: Phải
đậu cái bằng Tú Tài
hạng Bình, hoặc Ưu thì mới có lý do xin đi du học.
Nói ra thì lại chửi Gấu này tự thổi, nhưng đây chính là lý do Gấu đi
thi chỉ
cần đậu, đếch cần đậu cao, sợ lại phải bỏ chạy bợ đít VC!
Đậu sớm, ra trường sớm, đi làm sớm, có khá nhiều cơ may bỏ chạy, vậy mà
cứ
đến phút chót lại ngãng ra. Cái tay sếp UPI của Gấu có lần đề
nghị để tao
lo cho mày đi Tokyo,
chịu không, lắc đầu! Rồi RCA Manila cũng gạ, cũng lắc đầu!
Ui chao bảnh thật. Mãi về già, mới hiểu ra, sợ hụt cái suất tù cải tạo!
Không
ai trách họ, con giun, cái kiến, thì cũng còn sợ
chết nữa là
con người. Nhưng, khó nói lắm. Đây là vấn nạn mà GNV này đã từng lèm
bèm, nhân
chuyện PD hồi chánh.
*
Trong kỳ trước, Hai Lúa có viết,
PD làm nhớ tới Milosz - một người đi, một người về - và bài viết
ngắn của
ông, về nhà thơ "bửn" của thế kỷ. (1)
Nay, nhân đọc Steiner, Những Bài Học của những Sư Phụ, Lessons of
the
Masters, bỗng nẩy ra một ý nghĩ như sau đây, cũng liên quan tới 'vụ
án' PD.
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng,
2005], ông 'nghiên cứu sinh', "NSUTND" [Nghệ Sĩ Ứu Tú của Nhân Dân]
Steiner vinh danh Alain, một trong những
Vị
Thầy Suy Tưởng, Maitres à Penser. Steiner viết, Alain - thầy
của
Simone Weil, André Maurois - dậy học trò một câu thật quái dị:
đừng thành
công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo
đức, the
supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải... bẩn! Phải chiều theo
luật
"ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải thỏa
hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính
là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ
sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì
rất ư là thành công, nhưng không... sống sót! (1)
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza
[Thầy
đọc Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của Con
Người,
[man's highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc
Thiên. Tha
thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
NQT
Vụ Án PD
"Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives'".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
Để
tưởng niệm thi sĩ HC,
chúng ta hãy đọc ông song song/qua một số thi sĩ Nga, người nào cũng có
một số
phận bi đát, thê lương, có người phải trả giá bằng cái chết, khi dám
đối đầu
với nhà nước Liên Xô.
Cũng là một cách vinh danh Hoàng Cầm, khi ông dám viết ra điều sau đây,
không
hề ngụy biện về cái sự yếu đuối của ông:
Sau khi tôi ra tù, không ít bạn trách tôi vì sao lại nhận tội như thế?
Có phải
là hèn quá chăng? Nhưng thực tế hoàn cảnh tôi trong tù rất khốn đốn,
sau ba
tháng là sức khoẻ suy sụp, nếu kéo dài thêm hai tháng nữa thì có thể
chết trong
tù. Vì vậy, trước sức ép ngày đêm của những người công an thụ lý và
những hứa
hẹn của họ, tôi suy nghĩ: phải giữ cái mạng của mình cái đã, phải tồn
tại, phải
sống, còn tác phẩm của mình chẳng đi đâu mà mất, nó còn hay không là do
nó, nó
có giá trị thì nó sẽ tồn tại. Cho nên tôi quyết định nhận tội. Khi tôi
viết
xong bản kiểm điểm (dài 6 trang giấy thếp thì phải), anh công an thụ lý
tên N.
đọc ngay, và bảo "Tốt quá rồi!". Hôm sau, anh đem đến một cái
cassette mới toanh, bảo tôi tự đọc bản kiểm điểm vào máy. Anh cẩn thận
dặn tôi
phải đọc hết sức tự nhiên, không phải như người bị ép buộc hoặc như đọc
dictee
[3] . Là một diễn viên kịch, tôi thừa sức để "diễn" theo đúng ý anh.
Tôi muốn tỏ ra hết sức ngoan ngoãn, cốt để được về.
Hoàng Cầm [talawas]
*
Subject:
Về: Hoàng Cầm
Ông Thiệu có một câu rất hay mà
người di tản hải ngoại không học được. Những gì
Hoàng Cầm khai trước CA là HC nói, đừng nên nghe. Chỉ những gì HC dồn
vào ngòi
bút sáng tạo đó mới là HC làm. Cái ấy thì để đời còn gì. Sao bà con ta
hẹp bụng
đến thế. Nếu không nhận thì HC chết mất rồi, đâu còn để lại được Men
đá
vàng, Lá diêu bông, chỉ có độc Về Kinh Bắc thôi. Còn trong
số những
người ở trong cơn sóng gió ấy thì HC là người khổ và nhục hơn cả, vì HC
có tài
thực, lại phê TH rất đau, nên HC bị TH căm, muốn loại trừ cho bằng
được. Rõ là
người VN đi đến đâu cũng khắt khe với nhau, sự nhân từ sao mà hiếm đến
vậy! Khi
PD về nước thì họ đua nhau chửi PD đến kinh hoàng mà chẳng hiểu cái sản
phẩm để
đời của PD đâu phải là vài ba cái chuyện "ứng phó" nhất thời ấy. Họ
không đọc nên không biết nghệ sĩ xưa nay đều thế cả chứ có phải anh nào
cũng
cứng cổ được đâu.
Một tác giả ở trong nước.
Chúng ta hãy đọc hai nhận định
trên song
song với nhận định của Brodsky:
Đừng nghe HC nói mà hãy nhìn HC làm ư? Quan điểm của tôi là, mọi
chuyện phải là Có hay Không, Yes or No. Một khi mà bạn viện đến hoàn
cảnh, lúc đó
tôi yếu quá, bịnh quá, một khi mà bạn bắt đầu tính đến chuyện biên tập
đạo hạnh, là bạn
đang đùa với lửa, đang tán tỉnh thảm họa. (1)
(1)
Volkov. The trial against you
became a
major event in Russian intellectual life of the 1960s. Speaking in your
defense
were many prominent figures of Russian culture. Akhmatova, of course,
to whose
circle you belonged during that period, but also Chukovsky, Paustovsky,
and
Marshak. Several of the reigning personalities of the period refused to
be
drawn into this affair. They tell the story that Solzhenitsyn, when
they went
to him for support, replied that he was not going to get involved,
since
persecution had never hurt a Russian writer. I am particularly
interested in
Dmitri Shostakovich's position in this affair, inasmuch as we worked
together
on his memoirs. Did Shostakovich sign the statement or letter to the
authorities in your defense?
Brodsky. You know, I have no idea what Shostakovich did or didn't sign,
but he
certainly did stand up for me in a very active way. I don't know
exactly how
many times and in what form, but this was definitely the case.
Volkov. I remember, back in Moscow,
Nayman told me about going to see Shostakovich in connection with your
case.
Nayman came with Akhmatova. Shostakovich's first question was, "Did he
meet with foreigners?" When Nayman confirmed that fact, Shostakovich
became very gloomy. For him, during that period, contact with
foreigners that
was not sanctioned by the authorities was a serious infraction of the
rules of
the game. Later his views changed, but at that point Shostakovich
proceeded
from a presumption of guilt in a situation like that.
Brodsky. Lord! That we should be discussing these categories now what
Shostakovich did or didn't proceed from. This is all absolute drivel.
The
trouble with the state of morals in our homeland is precisely this
endless
analysis of all the nuances of virtue or the lack thereof. In my
opinion,
everything has to be either-or. Yes or no. I realize that circumstances
have to
be taken into account, and so on and so forth, but all this is utter
nonsense
because when you start taking circumstances into account, it's already
too late
to talk about virtue and just the right time to talk about the lack
thereof. I
think the individual should ignore circumstances. He should proceed
from more
or less timeless categories. When you start editing your ethics, your
morality
-according to what is or isn't allowed today-then you’re ready courting
disaster.
Volkov: Conversations with Joseph Brodsky
*
Hoàng Cầm, thi sĩ hoàng tử
của
tình yêu ư?
Hãy nghe Akhmatova phán:
Để ta ban cho thế giới một món
quà
Bảnh hơn tình yêu
Liêm khiết hơn tình yêu
Vì không thể nào bị mua chuộc.
(1)
(1)
SONG ABOUT SONGS
It will burn you at the
start,
As if to breezes you were
bare,
Then drop deep into your
heart
Like a single salty tear.
And a heart full of spite
Will come to know regret.
And this sorrow, although
light,
It will not forget.
Others will reap. I only sow.
Of course! When the
triumphant horde
Of scythers lays the grain
low,
Bless them, O Lord!
And so that I may lift
My eyes in thanks to You
above,
Let me give the world a gift
More incorruptible than love.
1916
Nếu không nhận thì HC chết mất rồi, đâu còn để lại được Men đá vàng, Lá diêu bông, chỉ có độc Về Kinh Bắc thôi.
Đây là câu trả lời, của Brodsky, khi viết về ‘chỉ có Về Kinh Bắc thôi’, qua trường hợp Akhmatova:
“Anno
Domini MCMXXI” là tuyển tập thơ sau cùng của Bà: trong 44 năm tiếp
theo,
Bà chẳng có cuốn sách nào của riêng Bà. Thời kỳ sau chiến tranh, nói về
mặt kỹ
thuật, thì có hai cuốn sách mỏng của Bà, gồm một số bài thơ trữ tình
thuở thoạt
đầu được in lại, cộng một số bài thơ thực sự ái quốc, cộng một dúm thơ
tồi ca tụng,
đón chào hòa bường. Dúm thơ tồi sau cùng này, được làm ra để đổi mạng
cho con trai,
nhờ nó mà anh được thả ra khỏi trại tập trung cưỡng bách lao động cải
tạo, nơi anh đã trải
qua 18 năm. Ba thứ xuất bản đó không thể coi là tác phẩm của riêng Bà,
bởi vì những
bài thơ thì đều được nhà nước tuyển lựa, mục đích của nó, là để bố cáo
với thiên
hạ Bà vưỡn còn sống, khỏe mạnh và trung thành với Đảng và Nhà nước. Tất
cả gồm
chừng 50 bài, và chẳng mắc mớ gì tới những tác phẩm được Bà sáng tác
trong 4 thập
niên đó.
Bởi vì với một nhà thơ thế giá
như Bà, việc in ấn như thế có nghĩa, chôn sống Bà, với vài miếng ván
đánh dấu
ngôi mộ.
Joseph Brodsky [Bài giới thiệu
tập thơ của Anna Akhmatova, do Lyn Coffin tuyển chọn và dịch thuật, nhà
xb
Norton, New York, London]
THE
LAST TOAST
I drink
to the house, already
destroyed,
And my whole life, too awful
to tell,
To the loneliness we together
enjoyed,
I drink to you as well,
To the eyes with deadly cold
imbued,
To the lips that betrayed me
with a lie,
To the world for being cruel
and rude,
To God who didn't save us, or
try.
1934
Akhmatova
Bữa nhậu chót
Mừng trọn đời ta, thật dễ sợ nếu phải kể ra
Mừng nỗi cô đơn mà ta và mi cùng chia sẻ
Mừng mi nữa chứ, làm sao không?
Mừng đôi mắt lạnh lùng chết người
Mừng cặp môi thốt lời dối trá
Mừng thế giới quá tàn nhẫn, thô bạo
Mừng Ông Trời đếch thèm cứu vớt,
và cũng chẳng thèm thử cứu vớt,
chúng ta.
Những gì Hoàng
Cầm khai trước CA là HC nói, đừng nên nghe. Chỉ những gì HC dồn vào
ngòi bút
sáng tạo đó mới là HC làm. Cái ấy thì để đời còn gì. Sao bà con ta hẹp
bụng đến
thế. Nếu không nhận thì HC chết mất rồi, đâu còn để lại được Men đá
vàng, Lá
diêu bông, chỉ có độc Về Kinh Bắc thôi.
*
26/05/2010
26/05/2010
Thư gửi Hà Sĩ
Phu
Hoàng Hưng
Cái sự hoành hành của VC bây giờ, là hậu quả cái việc, ‘đừng nghe HC
thú tội
trước CA’ ngày nào!
Đó là ý của câu của Brodsky, một khi bạn mà cả với Cái Ác, là bỏ mẹ!
When you start editing your ethics, your morality -according to what is
or
isn't allowed today-then you’re ready courting disaster.
Volkov: Conversations with Joseph Brodsky
Trong thế giới CS trên toàn thế giới, chưa hề có một trường hợp như vậy. Ông Trùm Mác Xít Lukacs phải khai tử cuốn Tân Thánh Kinh của chủ nghĩa CS, là cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, Nguyễn Tuân phải bye bye Vang Bóng Một Thời, Nguyễn Đình Thi phải từ bỏ thơ tự do, còn nhiều nữa…
*
Những gì Italo Calvio viết về Conrad xem ra có thể áp dụng vào trường hợp Hữu Loan, theo nghĩa này:
Chính cái sự nói không với chế độ, và cùng với nó, cuộc sống cực kỳ khó khăn sau đó, “bảo đảm” thơ của ông.
Thơ của tao đẹp như thế, vì đời của tao còn đẹp hơn thế.
Tao bận làm người đến quên làm thơ!
NKTV
Plus heureux que moi, vous vous
êtes
résignés à notre poussière natale.
Hạnh phúc hơn ta, tụi mi đành ôm mớ bụi quê hương.
Vous avez, en outre , la faculté de supporter tous les régimes, y
compris les
plus rigides.
Ngoài ra, tụi mi có tài, chế độ nào cũng bợ đít được hết, ngay cả thứ
khốn kiếp
nhất.
Ciroran: Sur deux types de société [Về hai thứ xã hội]
trong Histoire et Utopie [Lịch sử và Không tưởng]
*
"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky
[Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: Những Ngày Ở Sài Gòn.
Và bây giờ: Istanbul ở Hà Nội!].
*
"A real 'wasteland' is much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on Poetry
Một "hoang địa" thật, thì khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng
tượng nào.
*
L’individu ne vit pas une tragédie en perdant sa culture d’origine à
condition
qu’il en acquière une autre; c’est d’avoir une langue qui est
constitutuif de
notre humanité, non d’avoir une telle langue.
[Tạm dịch: Cá nhân không sống bi kịch, khi mất văn hóa gốc, nếu có được
một văn
hóa khác. Có được một tiếng nói khác, để tiếp tục làm người]
Todorov: Kẻ Bán Xới [L’homme dépaysé]
Note: Không biết
nhà phê bình đọc câu này chưa?
Người phán nhảm, cái gì gì: Lưu vong thường được
mở đầu
bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng
một bi kịch
văn hoá.
Ui chao
mới đọc bài viết “Tại
sao NHQ?” mới thấy tội cho nhà phê bình!
Ông trần tình với Cái Ác VC, tớ đâu
có muốn ‘hưng cuốc’ như bác Hồ muốn ‘ái cuốc’ đâu! Khi phịa ra cái nick
đó,
Cuốc tôi quên mất là đã phạm thượng!
Tại sao
Gấu?
BHD ban cho!
Tại sao Hai Lúa?
Thì cù lần như Hai Lúa chứ sao nữa!
Viết
như thế để cho ông Cuốc thấy, bất cứ cái nick nào thì cũng có một lý do
‘tiềm ẩn, riêng tư’ nào đó.
Thật tội nghiệp, chỉ một mình ông Cuốc là không có.
Vậy mà nghe “bạn văn” xầm xì, khi mới qua, ông muốn kiếm điểm
với hải
ngoại.
Mà chắc thế thật. Nào là văn học dưới chế độ CS, nào là cả nước mù chữ,
nào là
sao chúng ngu thế...
*
Tzvetan Todorov gốc Bulgarie. Ông kể chuyện những ngày đầu bỏ chạy quê
hương,
qua Pháp: Tôi tìm đủ mọi cách để hội nhập tối đa. Chỉ nói tiếng Tây,
tránh hết
mọi bạn quí cũ, đồng hương, đồng bào, tôi có thể nhắm mắt, mà vẫn nhận
ra đủ
thứ mùi rượu vang, đủ thứ phó mát khác nhau, của Tây, tôi mê toàn Đầm…
cuối
cùng, có một thằng Bulgarie mất đi, và thêm một thằng Pháp, nhân loại
thì vẫn
vậy: il y aurait eu à là fin de l’opération, un Bulgare de moins et un
Francais
de plus. La solde aurait été nul, sans perte ni gain pour l’humanité….
It
seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova
Có
vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc
Thai đố
Lá Diêu Bông, hóa ra
lại là thai đố mà viên y sĩ phải giải, khi nghe tiếng gọi cấp cứu của
con bệnh ờ
mãi tít Miền Nam.
Muốn tới được, thì cần phải có cặp ngựa cho chiếc xe, kiếm hoài kiếm
huỷ, điên
tiết đá tung cái cửa chuồng lợn bỏ hoang, con quỉ xuất hiện với cặp
ngựa. OK muốn
cặp thì đổi nó lấy người làm Rose.
Giá đó nặng quá!
Bởi vậy viên y sĩ mới than,
ta đã bị lừa!
Đúng vào lúc anh chiến sĩ VC,
trong cuộc tử chiến với thế giới, cần hỗ trợ thế giới, thì bèn hỗ trợ
Cái Ác Bắc
Kít!
Strongman
MICHA LAZARUS
đọc
Robert Littell
THE STALIN EPIGRAM
304pp. Duckworth Overlook.
£14.99. 9780715639030
In
November 1933, Osip
Mandelstam composed what would become known as "The Stalin Epigram",
a sixteen-line poem openly critical of the "Kremlin mountaineer", the
"murderer and peasant slayer", Joseph Stalin. In May 1934, Mandelstam
was arrested for "counter-revolutionary activity" and interrogated
for two weeks, but was miraculously spared execution or imprisonment
following
an edict from on high to "isolate and preserve". He and his wife,
Nadezhda,
spent three years sentenced to exile from major cities, and lived
peripatetically among friends and around Moscow
for a further year on their return. In May 1938, however, Osip was
arrested
once more, and sentenced to a camp for five years. Shipped to Vladivostok, he
was able to send a single
note to his brother requesting "proper clothes"; he did not survive
the winter. Nadezhda outlived him by forty-two years, eventually
reconstructing
much of his poetry from memory.
Such details became known in
the West largely thanks to Nadezhda's magnificent memoir, Hope
Against Hope (1970). An admirer of that book, Robert Littell
met Mrs Mandelstam in 1979, towards the end of her life, a meeting he
describes
in the epilogue to The Stalin Epigram. The novel reconstructs the
events of the
four years from Mandelstam's composition of the "epigram" to his
death by means of a fictionalized version of the contemporary voices of
Osip
and Nadezhda and their close friends Anna Akhmatova and Boris
Pasternak, and
the wholly fictional voices of Stalin's chief bodyguard, a beautiful
young
actress connected to the Mandelstams, and a sweet-natured weightlifting
champion and circus strongman whose experiences of Stalinist criminal
justice
are compared to those of the highly strung and sensitive Osip.
Most of the story takes place
around the time of Mandelstam's first arrest. The couple's poetic
creativity
and sexual liberality are set against the destructive and repressive
Soviet
bureaucracy, driven by a Stalin who is more physically decayed each
time he
appears. Littell doesn't stray far from the memoirs: his embroidery
adds color
and pace to a story much of whose imperturbable horror derives from the
banality of the state machinery.
Color and pace, however,
oddly lessen that horror. In order to translate from memoir to novel,
Littell
situates at the thematic centre of the novel a conflict between the
sword and
the pen, Stalin's steel mortality and Mandelstam's poetic immortality.
The connection between the two,
who in reality never met, is elaborated in fictional sequences of
half-lucid
delusions experienced by Mandelstam under duress. This is all very well
for a
story familiarly structured around agency and personality, protagonist,
antagonist, tragic arc and fatal flaw; as such, Littell' s version is a
swift
and engaging piece of fiction. But the macabre pressure of the times is
lifted
in ills account, as the bureaucratic impersonality of events is
transformed
into a straightforward battle of wills.
The novel thus squanders the
opportunity offered by historical fiction to vivify the past and
populate its
silences. The "voices" here shift uncomfortably between intimacy and
expository formality, and sound artificial; the fictional characters
imaginatively recreate the events from multiple perspectives, but (with
the
exception of Fikrit, the strongman) are too typical to add much. "You
have
to have lived through the thirties to understand", says Akhmatova in
the
novel, "and even then you don't understand." Perhaps this is true,
although Nadezhda Mandelstam's retelling was both incisive and
articulate. The Stalin
Epigram is an entertaining, well-researched introduction, but the real
story is
in the· memoirs.
TLS JUNE 4 2010
Comments
Post a Comment