Người Mẹ trong tác phẩm của Kincaid
Người Mẹ trong tác phẩm của Kincaid
Bài dịch này, cũng là từ hồi mới qua Canada, 1997. Ng. Tuấn Anh cũng là bút hiệu của Gấu Cà Chớn
Đọc
bản tiếng Anh 1 phát, là trúng đòn liền, vì Gấu cũng 1 thứ không thương
Mẹ
mình, và đây là độc hại di truyền từ bà nội Gấu.
Bà rất thù cô con dâu, và đổ diệt cho mẹ Gấu, vì ngu dốt quá, khiến
chồng bị
chúng giết.
Bà cụ
Gấu do tham phiên chợ cuối năm 1946, tại Việt Trì, và khi trở về làng
quê
bên kia sông, tay thủ lãnh băng đảng chiếm Việt Trì lúc đó, là 1 tên
học trò
của ông cụ, đã đưa cái thư mời dự tiệc tất niên, nhờ bà đưa cho chồng.
Nhận được thư, đúng bữa ba mươi Tết, ông cụ đi, và mất tích kể từ đó.
Gấu đã
viết về chuyện này trong Tự Truyện.
Lần trở lại đất Bắc, Gấu muốn tìm hiểu coi
cụ mất đích thực ngày nào, và thắp 1 nén hương cho bố mình.
Bà chị Gấu không xuống xe. Hình như Bà chưa lần nào cúng Bố.
Cúng Mẹ thì lại càng không.
Note: Bản trường ca, hoá ra là trang Tin Văn, chỉ để tố cáo Cái Ác Bắc Kít.
Kincaid viết về quê hương của Bà:
Bạn cứ tới những nơi chốn, nơi cái xiềng thuộc địa thật sự bằng thép, và tỏ ra hết sức hữu hiệu: Phi Châu, vùng Caribbean, hay một nơi nào khác trên địa cầu. Phi Châu là một thảm họa. Tôi không hiểu đất đai con người ở đây rồi có ngày lành mạnh trở lại, hay là không. Thật khó có chuyện, những ông chủ thuộc địa bỏ qua, không đụng tới cái phần tâm linh của con người Phi Châu. Bởi vậy, chuyện tiểu thuyết hóa là đồ dởm. Những người Phi Châu đối xử với nhau thật là độc ác; bạn chỉ việc nhìn tất cả những con người đói khát đó thì thấy. Làm sao có chuyện những ngài thủ lãnh Phi Châu nhìn vào mặt con dân của họ, và rớt nước mắt? Họ cứ tiếp tục duy trì, theo một con đường tệ mạt khốn kiếp, cái điều đã xẩy ra khi còn chế độ thuộc địa. Sự thực, là bất cứ đâu đâu, cái gọi là di sản của chủ nghĩa thuộc địa, đó là: độc ác, tàn nhẫn, trộm cướp. Cách những tên thực dân đối xử: mild way, nhẹ nhàng thôi, đôi lúc có xoa đầu những người dân cô lô nhần, bây giờ chúng ta đối xử với nhau, theo một cách cay độc hơn, khốn kiếp hơn. Và bạn biết không, chúng ta cứ mắm môi mắm lợi, lấy hết sức lực ra, full force, để mà "chơi" nhau. Bởi vậy, có thể dưới luật thuộc địa, người Phi Châu ăn rất ít; dưới luật của người Phi Châu, họ chẳng ăn gì hết - và cứ như thế.
Có 1 cái gì đó, y chang xứ Bắc Kít, thời Pháp Thuộc.Khi vô Nam, là Gấu nhận ra liền, xứ này không giống xứ Bắc Kít, và Gấu mơ hồ hiểu ra, sự khác biệt là do đâu.
Gấu nhớ, hồi
mới vô Sài Gòn, lần đầu vô 1 quán ăn xã hội, chỉ phải mua đồ ăn, cơm
tha hồ ăn,
khỏi trả tiền, thằng bé Bắc Kít sững người, ú a ứ ớ…. Rồi những lần đi
chơi Bình
Dương, vào vườn chôm chôm, cũng tha hồ ăn, nhưng đừng mang về, rồi,
rồi, chỉ đến
khi vô tù VC, thì mới gặp lại xứ Bắc Kít ngày nào.
Đây là lúc
để thừa nhận -
để rú
lên, hay để gào khóc -
Ta đã
sống đời ta như một con chó...
Ilya
Ehrenburg
Người Mẹ trong tác phẩm Jamaica Kincaid
Lời người dịch:
Cùng với hiện tượng nhà văn nữ "lấn át" nhà văn nam ở hải ngoại, người đọc dễ nhận ra, đằng sau những bóng dáng lớn lao đó, có một người mẹ, và đây có thể sẽ là nhân vật biểu tượng của văn chương hải ngoại trong tương lai.
Khi còn ở trong Trại Cấm Thái Lan, người viết đã hơn một lần phải nghe những lời than phiền của nhân viên Cao Uỷ, về hiện tượng những em nhỏ được gia đình cho vượt biển một mình. Họ hỏi: tại sao có những bậc cha mẹ nhẫn tâm như vậy?
Đúng là một câu hỏi đau đớn, và cũng thật khó trả lời, và cũng không giản dị buông ra từ "nhẫn tâm"!
Nhân lễ Vu Lan năm nay (1999), xin giới thiệu ở đây, bài phỏng vấn một nhà văn nữ nước ngoài: Jamaica Kincaid. Đề tài "ruột" của bà, người mẹ: như nhân vật của một miền đất cựu thuộc địa, Antigua.
Hy vọng qua hình tượng người mẹ của bà, chúng ta có được một lời giải thích cho câu hỏi của nhân viên Cao Uỷ kể trên.
Bài phỏng vấn do Eleanor Wachtel thực hiện (in trong More Writers & Company, nhà xb Vintage Canada, 1997).
Lời người phỏng vấn:
Tôi làm quen lần đầu với Jamaica Kincaid trên tờ The New Yorker: những câu chuyện mãnh liệt, cảm động về người con gái trẻ và bà mẹ tại Antigua, vùng Caribean Island. Một liên hệ thật căng thẳng; chuyện tiếp chuyện, qua đó, Kincaid chỉ ra sức mạnh, sự mong manh của tình mẹ con, và cùng với nó là nỗi rối rắm sâu thẳm của riêng bà.
Đề tài mẹ và con gái chúng ta thường gặp, nhưng ở trong những câu chuyện của Kincaid, nỗi ám ảnh, chất trữ tình, và cơn đau buốt làm cho chúng vỡ vụn ra. Như một cô gái trong một câu chuyện, nói về bà mẹ ngoảnh mặt đi (lấy đi lòng yêu thương trìu mến, withdrawal of affection): "Trọn mười năm của đoạn đời 19 tuổi, tôi đã khóc than đoạn cuối câu chuyện tình, có lẽ là mối tình thực sự trọn đời tôi hiểu được".
Những câu chuyện lúc trưởng thành được nối kết thành một tiểu thuyết nhan đề Annie John (1985), là một trong ba cuốn lọt vào danh sách chót của giải thưởng văn học quốc tế Ritz Hemingway Award. Cuốn tiếp, Lucy (1990) theo hóa thân của mình (her alter ego) lên New York, ở đây cô giúp việc cho một gia đình phóng khoáng. Kincaid cũng đã rời Antigua khi 17 tuổi (vào năm 1966). Cô lớn lên trong một căn nhà không điện nước; cũng vậy, cô khởi đầu bằng cách đổi công sức ra làm để được nuôi ăn ở (au pair), tại New York. Như Kincaid mới đây tâm sự: Mọi điều tôi viết đều là tự truyện, một trăm phần trăm (down to the punctuation).
Bà chọn bút hiệu Jamaica Kincaid khi bắt đầu tuổi đôi mươi. Tên khai sinh là Elaine Potter Richardson, nhưng cô gái đã đổi đi, khi bắt đầu viết, bởi vì cô nghĩ rằng một cái tên mới sẽ giải phóng cho cô, để nói những điều sắc bén về những người chung quanh. Kincaid vẫn viết những điều sắc bén, nhưng bà không thèm để ý đến chuyẹn người khác nhận ra chính họ, qua đó. Cuốn mới nhất của bà, Tự thuật của Mẹ tôi (1996), được kể bởi cô gái 17, Xuela Claudette Richardson, tuy vẫn là những đề tài quen thuộc nhưng được đẩy xa hơn, qua chân dung một bà mẹ không khoan nhượng, thà chấm dứt đời mình, thay vì một cuộc đời nhiều ước lệ với đầy đủ tiện nghi.
Jamaica Kincaid kết hôn với Allen Shawn, một nhà soạn nhạc, và là con trai của người chủ bút đã quá cố của tờ The New Yorker, William Shawn. Bà kể, khi bắt đầu làm việc tại tờ báo này, bạn bè gặp gỡ trong những parties hỏi, làm sao có cái job đó; bà nói đùa: "Oh, cha tôi là chủ bút tờ báo". Hai vợ chồng và con cái sống tại Bennington, Vermont. Bà có viết về căn nhà, khu vườn, nghệ thuật làm vườn, vườn giao lưu văn hoá (cross-cultural gardens), vuờn lịch sử, trên tờ The New Yorker, sau được in thành sách vào năm 1997.
Cuộc phỏng vấn
được thực hiện hai lần, đều qua điện thoại. Lần đầu, Tháng Sáu, 1993,
lần sau
Tháng Hai, 1996. Qua cách bà trả lời, đây không chỉ là một người ăn nói
thẳng
thừng, mà còn như một người nào đó, nói về bất cứ một điều gì.
Wachtel: Bà
sống ở Mỹ nhiều hơn là sống ở Antigua, nhưng kinh nghiệm viết đều từ đó
mà ra,
những kinh nghiệm đầu đời. Liệu có thể nói: bà có một cuộc sống Mỹ, và
trí tưởng
tượng Antigua?
Kincaid: Bà có thể nói như vậy. Có vẻ như tôi có nhiều giá trị để coi như là Mỹ; và thí dụ, ngay cả chuyện, tôi không ủng hộ Cuộc Chiến Vùng Vịnh - mà tôi không ủng hộ thực - tôi vẫn khoái hưởng những thành quả của cuộc chiến đó, như một người nào đã vì cuộc chiến. Bởi vậy, cứ giả dụ như tôi có một cuộc đời Mỹ, xấu cũng vậy, mà tốt cũng xong, và rồi tôi vẫn viết về một miền đất tôi từ đó tới. Nhưng tôi muốn nói, đây là một cuộc sống lưu vong, ở một nơi nào đó, và Mỹ là một nơi chốn tuyệt vời bạn "dừng bước giang hồ", làm một kẻ ăn đậu ở nhờ. Bạn có thể sống trọn cuộc đời còn lại của bạn ở đó, và vẫn là con người mà bạn đã là (remain the person you were). Mỹ cho phép bạn điều này. Thực sự không "chỉ có một căn cước Mỹ" tất cả mọi người Mỹ cùng đồng ý. Ngoại lệ, là Bill of Rights. Nhưng đây không phải là căn cước. Nó là cái khung của tâm hồn, bất cứ ai cũng có, ở đâu cũng vậy thôi.
Wachtel: Điều bà nói khác với Mỹ như người ta thường nói: một chốn hỗn cư, nơi trộn trạo đủ thứ người (a melting pot).
Kincaid: Một huyền thoại, luôn luôn là vậy. Vả chăng khi nói lò trộn, là để thành một Người Âu Châu. Một Người Mỹ gốc Anh. Nhưng càng ngày càng có nhiều người thách thức huyền thoại đó. Rằng nó hết còn quyến rũ, và thực sự nó không phải như vậy. Ngay cả chuyện tôi sống ở Mỹ, tôi có thể đi bầu, và làm đủ thứ chuyện người Mỹ có thể làm, tôi vẫn không cảm thấy mình là Mỹ, theo một cách nào đó. Tôi cảm thấy trên người tôi lằng nhằng đủ thứ đồ Mỹ, như củi rều hay một thứ gì ở biển.
Wachtel: Như vậy bà là một lưu vong với những con ốc Mỹ bám trên người.
Kincaid: Đúng như vậy, với những con ốc Mỹ.
Wachtel: Bà viết về làm vườn trên tờ The New Yorker - sau in thành sách - Trong một bài, bà phân tích cách thức theo đó, hoa và cây ở Antigua phản ảnh lịch sử thuộc địa của vùng đất này, nhưng cùng lúc bà thú nhận thích thưởng thức hầu hết mọi mùa ở New England và trồng cây trong vườn nhà ở Vermont. Bà có cảm thấy một sự cân bằng giữa hai nơi chốn, giữa nhà quá khứ và nhà hiện tại?
Kincaid: Cân bằng (balance) hàm chứa một cách hài lòng, thỏa mãn. Không, tôi chẳng thấy cân bằng. Tôi sống cuộc sống trái ngược, mâu thuẫn. Tôi là một con người tới từ dưới đáy thế giới. Và bây giờ tôi thấy mình đang ở trên đỉnh thế giới, tôi lấy chỗ của tôi một cách thoải mái, không hối tiếc ân hận, và tôi hy vọng tôi (cũng) có một lương tâm, nhưng nó không đủ để ngăn cấm tôi xâm phạm quá phần chia ở trên đời. Tôi có quá nhiều thứ. Tôi lấn lướt quá! Tôi sống trong một căn nhà lớn, tôi có đất, có vườn, tôi trồng mọi thứ theo đúng phương pháp hữu cơ, và tôi tin chắc một trái cà tô mát của tôi giá mười đô, theo cách trồng như vậy. Tôi đang bàn tính với tôi, có nên trồng những thức ăn "diet" cho một số người da đỏ nghèo đói ở Peru. Nhưng tôi cứ thế mà tiến, và làm đủ thứ ghê tởm. Tôi thích đời tôi; tôi chỉ mong có thêm nhiều hơn nữa.
Cân bằng? Không, tôi hy vọng chẳng bao giờ có cân bằng. Tôi nghi rằng nếu tôi quá nhiều cái gọi là cân bằng, điều tiếp theo đó, là tôi sẽ bỏ phiếu cho một người của đảng Cộng Hòa, hay một thứ tội phạm hình sự giống như thế! Không, tôi hoàn toàn mất cân bằng.
Wachtel: Antigua xưa là thuộc địa nô lệ, và nó ở trong tay người Anh cho tới năm 1981. Bà đã viết, rằng tính tình người Antigua đã bị ảnh hưởng, và được thừa hưởng từ người Anh, do chiến thắng của họ. Bà có thể diễn tả di sản tính tình đó.
Kincaid: Tôi nghĩ tôi thuộc thế hệ cuối cùng bị ảnh hưởng. Trong thế hệ của tôi, chúng tôi quá Anh, theo một cách nào đó, chắc chắn là qua văn chương, và chúng tôi nhìn thế giới không phải theo kiểu người Âu Châu, mà theo cách của người Anh. Di sản chiến thắng, chinh phục hầu hết là hình dạng của sự độc ác: không phải tình yêu, tình thân ái, lòng từ thiện, nhưng sự độc ác. Một phần của di sản đó, nằm trong cách con người ở đây bỏ rơi con cái của họ và tếch đi thẳng.
Wachtel: Bỏ rơi con cái và tếch đi thẳng, như vậy nghĩa là gì?
Kincaid: Con người ở đây bỏ rơi con cái, đi làm việc ở Canada hoặc ở Anh. Đây là đề tài khá ăn khách trong nhiều sáng tác - không phải của tôi, bởi vì tôi có một bà mẹ tuy không bình thường nhưng tôi biết bà chẳng bao giờ bỏ rơi tôi. Nhưng bỏ rơi con cái nở rộ trong văn chương và trong đời sống West Indian. Trong cuộc sống ở Antigua, họ cứ thế bỏ nhau, ngay cả những người mà bạn nghĩ họ yêu thương nhau, cũng anh đi đường anh, tôi đường tôi. Di sản là sự độc ác giữa những con người bình thường. Tôi có thể nói đây là đúng kiểu, cho tất cả mọi cuộc sống thuộc địa, hay hiện hữu thuộc địa. (Người dịch nhấn mạnh). Đó là di sản về cái điều: không thèm để ý đến bạn là ai, bạn có thể là ai, bởi thế, tất cả những điều mà bạn thường nghĩ tới như là văn hóa - một sự quan tâm giữa người này với người khác, hay bạn sống như thế nào... - văn hóa như thế thực sự chưa có. Nói ngắn gọn, độc ác là di sản của kinh nghiệm này.
Wachtel: Tôi ngạc nhiên khi nghe như vậy, bởi vì thường ra, khi viết về xã hội của riêng họ - độc lập so với chế độ thuộc địa - người ta thường tiểu thuyết hóa những con người của nó hơn là chỉ ra một điều gì khó chịu, không thoải mái, như sự độc ác chẳng hạn.
Kincaid: Có như vậy, nhưng không thực, ít ra là theo kinh nghiệm của riêng tôi. Bạn cứ tới những nơi chốn, nơi cái xiềng thuộc địa thật sự bằng thép, và tỏ ra hết sức hữu hiệu: Phi Châu, vùng Caribbean, hay một nơi nào khác trên địa cầu. Phi Châu là một thảm họa. Tôi không hiểu đất đai con người ở đây rồi có ngày lành mạnh trở lại, hay là không. Thật khó có chuyện, những ông chủ thuộc địa bỏ qua, không đụng tới cái phần tâm linh của con người Phi Châu. Bởi vậy, chuyện tiểu thuyết hóa là đồ dởm. Những người Phi Châu đối xử với nhau thật là độc ác; bạn chỉ việc nhìn tất cả những con người đói khát đó thì thấy. Làm sao có chuyện những ngài thủ lãnh Phi Châu nhìn vào mặt con dân của họ, và rớt nước mắt? Họ cứ tiếp tục duy trì, theo một con đường tệ mạt khốn kiếp, cái điều đã xẩy ra khi còn chế độ thuộc địa. Sự thực, là bất cứ đâu đâu, cái gọi là di sản của chủ nghĩa thuộc địa, đó là: độc ác, tàn nhẫn, trộm cướp. Cách những tên thực dân đối xử: mild way, nhẹ nhàng thôi, đôi lúc có xoa đầu những người dân cô lô nhần, bây giờ chúng ta đối xử với nhau, theo một cách cay độc hơn, khốn kiếp hơn. Và bạn biết không, chúng ta cứ mắm môi mắm lợi, lấy hết sức lực ra, full force, để mà "chơi" nhau. Bởi vậy, có thể dưới luật thuộc địa, người Phi Châu ăn rất ít; dưới luật của người Phi Châu, họ chẳng ăn gì hết - và cứ như thế. Tại vùng West Indies, tình hình không đến nỗi quá tệ, con người ở đây cũng không bị cai trị một cách độc ác như ở Phi Châu, nhưng thật sự ra là chẳng còn chi để mà khai thác, bóc lột. Vậy mà sau khi hết chế độ thuộc địa, con người ở đây vẫn bị đối xử tàn tệ hơn trước. Có những điều con người ở đây được bảo đảm, thí dụ như chế độ health care, học vấn, những gì mà bạn gọi là hạ tầng cơ sở... chúng có thực, tuy không bằng ở Anh. Dưới chế độ tự cai trị, chẳng còn gì hết. Nhà thương, nếu có, thì thật tệ, rất tệ. Tôi chưa hề thấy cảnh suy dinh dưỡng, thiếu ăn khi còn bé. Bây giờ có, ở Antigua. Bởi vậy chẳng có lý do gì để mà tiểu thuyết hóa (quê hương), ngoại trừ một điều: bạn cứ muốn nó tiếp tục khốn kiếp như vậy.
Wachtel: Bà có thể nhớ lại, một sự kiện, một thời điểm đặc biệt nào đó, lần thứ nhất trong đời, bà nhận ra, rồi chối từ di sản thuộc địa.
Kincaid: Tôi nhớ, và không hiểu tại sao, rằng "Rule Britania" thật kỳ kỳ khi hát, vì những từ như vầy: "Britons never shall be slaves" (Người Anh sẽ chẳng bao giờ là nô lệ). Tôi nhớ lại, tôi thấy nó kỳ kỳ, và đây là khởi đầu của một điều gì đó. Rồi còn cái chuyện nàng công chúa Princess Magaret viếng thăm vùng West Indies làm cỏ cây con người ở đây gần như phát rồ. Tất cả là do Hoàng gia không muốn nàng công chúa quấn quít bên một người đàn ông đã có vợ. Tôi nhớ cái cảnh mẹ tôi cứ cuống lên, và khi nàng công chúa tới, tôi bị bắt buộc phải trở thành một Brownie, hay một thứ gì đó. Tôi nghĩ đây đúng là lúc tôi bắt đầu nhận ra, có một cái gì sai. Ngay từ lúc tôi cảm thấy mình như là một con người, một cá nhân, là tôi có những tình cảm bài-thuộc địa, và rất bài-Anh (anti-Bristish feelings). Nhưng còn một điều "kỳ kỳ" nữa: ngôn ngữ độc nhất mà tôi có thể diễn tả điều đó, là tiếng Anh, tức ngôn ngữ của những kẻ hành hạ tôi. Có một điều chi thật tuyệt vời, ở đây.
Wachtel: Như những nhân vật của bà, Annie John và Lucy, bà đã rời Antigua khi mười mấy tuổi, để kiếm đường vào đời; khi đó bà 17 tuổi. Bà có cảm thấy đây là một cuộc trốn chạy?
Kincaid: Không, bởi vì tôi không thể cáng đáng (handle) được chuyện đó. Để nhận ra, đây là một cuộc trốn chạy, như vậy có nghĩa là, tôi đã biết được, chỗ mình muốn tới. Tôi muốn nói thêm ở đây, như vậy có nghĩa, tôi đã hiểu một điều gì đó về mình, mà tôi không thể chịu nổi một sự hiểu biết như thế. Bây giờ nhìn lại, nó là một cuộc trốn chạy, đúng như vậy. Như thể tôi biết rằng, thà chết còn hơn, nếu trở lại. Thế giới đầy rủi ro, bạn biết đấy. Tôi tới xứ sở này chẳng hề biết một ai, sống ở những nơi chốn cũng chẳng biết một người nào. Tôi quyết định trở thành một nhà văn, mà chẳng có gì lận lưng (no credentials). Tôi cứ nhắm mắt mhắm mũi nắm lấy tất cả những cơ may vận rủi như thế, và chẳng cần biết rồi sẽ ra sao. Cái mà tôi không có, đó là tự ý thức về mình. Tôi không muốn biết cái điều tôi đang làm. Chính vì thế mà tôi không muốn biết, rằng tôi đang trốn chạy, bởi vì tôi không thể chịu nổi, tôi chỉ có thể hành động theo bản năng. Cứ thế húc đầu lao tới, nếu ngừng lại để suy nghĩ, là rơi xuống vực thẳm.
Wachtel: Theo bà, tại sao lại như vậy?
Kincaid: Đây là việc lớn. Quá lớn đối với một cô gái 17 tuổi, tôi nghĩ vậy. Tôi lớn lên với yêu thương, và mọi người đặt nhiều tin tưởng ở nơi tôi. Ai cũng giúp đỡ tôi, và tôi thấy nếu tôi rút ra, cuối cùng là tang tóc, hủy diệt. Tôi không thể mở miệng với bất cứ người nào, theo cách như tôi đang nói với bà bây giờ. Lại càng không thể nói với tôi. Ngay bây giờ, khi nhìn lại, đôi lúc tôi muốn xỉu, như thể ai đó đưa cho tôi coi tấm hình một người đang vượt qua thác Niagara Falls trên một sợi dây mỏng manh. Tôi không hiểu làm sao tôi hành động như vậy. Tôi không dám hiểu. Tôi không thể đối mặt với nó, để mà hiểu.
Wachtel: Trong cuốn tiểu thuyết Lucy của bà, người kể chuyện là một người đàn bà trẻ người Antigua, làm vú em cho một gia đình giầu có người Mỹ. Ở đây, có một ý nghĩa: người đàn bà đang lột da. Bà ta rời bỏ gia đình, quê hương, và nhận thấy mình đang bị tha hóa bởi những giá trị Mỹ trắng. Bà có cảm thấy ở giữa những căn cước, như Lucy?
Kincaid: Một kinh nghiệm như thế thật nhức nhối, và tôi phải nói, tôi không phân biệt giữa Mỹ trắng và Mỹ đen. Tôi có thể phân biệt giữa đặc quyền và quyền lực, giữa không đặc quyền và không quyền lực (no privilege and no power). Những từ Mỹ trắng Mỹ đen không phải là những từ đúng để diễn tả chuyện gì đang xẩy ra. Mầu da sau cùng không quan trọng. Theo tôi, không có những điều như là giá trị trắng, hay giá trị đen: người ta làm điều họ có thể làm, khi có thể. Trong Lucy, không một lần, những từ "trắng" hay "đen" được sử dụng để xác định mầu da. Đối với một người như Lucy, với một nền tảng như thế, sẽ là sai lầm nếu ý thức về mầu da, nhưng lại không sai lầm khi ý thức về quyền lực bất đồng đều
Wachtel: Đúng thế. Có một xen trong truyện, khi Lucy đi du lịch với người chủ trên xe lửa, và cô nhận xét: tất cả những người trên toa xe ăn đều giống như người chủ và bà con của người đó; tất cả những người phục vụ họ đều giống như cô, và bà con của cô.
Kincaid: Tôi nghĩ, người ta nói giá trị trắng (white values) theo nghĩa vật chất (material things). Tôi chẳng thấy có gì sai trái nếu có một cái tủ lạnh thật ngon - tôi hiện đang có một cái. Và tôi không ủng hộ những phương tiện có nó bằng cách đàn áp người khác trên thế giới, nhưng một khi chúng ta thành công trong việc làm đó, tôi chỉ còn việc bật nó lên, khoan khoái hưởng cái phần chia của mình.
Tôi thực sự không quan tâm về mầu da. Khi bạn bắt đầu nghĩ về nó, lập tức cái đầu của bạn bị loãng ra và không còn biết đâu là giải pháp thực (real issue) của vấn đề. Bởi vì khi bạn nói về mầu da (race), thực chất bạn đang nói về chuyện: có một nhóm người có quyền lực đang "bảo vệ" ý tưởng mầu da, và có một nhóm người có không quyền lực phải "chấp nhận" ý tưởng đó. Nhưng thường ra, khi bạn thức giấc, bước ra khỏi giường ngủ, việc đầu tiên tới với bạn chắc chắn không phải là mầu da của tôi. Việc đầu tiên bạn nghĩ tới, chắc là một cảm giác chán ngán về cái nóng cái lạnh của thế giới chung quanh. Chán quá! Chịu không nổi! Đó là cảm giác đầu tiên, khi bước ra khỏi giường, ở bất cứ hoàn cảnh nào. Thành thử, ngoại trừ cái đầu của bạn bị trục trặc, điều đầu tiên bạn nghĩ đến đâu phải là vấn đề mầu da. Bạn nghĩ đến cái thân phận con người, làm sao nó khốn khổ, cực nhọc như vậy...
Wachtel: Nhưng có thể, điều thứ nhì, thứ ba mà bà bắt buộc phải nghĩ tới, là mầu da của bà.
Kincaid: Well, "giờ phút của sự thực":"bắt buộc" phải nghĩ tới. Trong cõi "chuyện thường ngày ở huyện", cõi đời thường, bạn không nghĩ về nó. Trong cõi mà tôi lớn lên, nó là đời thường: mọi người đều đen. Với tôi, "đen" là đời thường. Bây giờ, tôi sống ở một nơi chốn gần như hầu hết mọi người không đen, nhưng, kể từ khi họ không nhắc nhở gì đến chuyện đen của tôi, tôi không nói gì đến chuyện họ không đen, (và thế là)ợ tôi quên: rằng chúng tôi khác nhau. Có thể, khi nhìn thấy tôi, họ nghĩ ở trong đầu: "Boy, con bé đen", nhưng họ không nói ra, thế là tôi quên béng chuyện đó.
Tôi luôn luôn sững sờ về điều: chuyện gì sẽ xẩy ra cho những người Phi Châu, nếu họ không chấp nhận những niềm tin (beliefs) của những kẻ đã chiến thắng họ. Ngay cả một điều giản dị, thí dụ như, ai làm (ra) bạn? (who made you): nó là một khí giới. Khi người ta nói, người đó quá chính trị, có nghĩa là người đó quá để ý đến chuyện mỗi ngày.
Trở lại với vấn đề: chuyện gì sẽ xẩy ra với những người Phi Châu ở đây nếu họ không tin vào Ky-tô giáo, nếu họ cứ giữ mãi cảm quan về thực tại của họ, và đòi quyền hiện hữu của nó.
Wachtel: Nhưng đâu phải chuyện nào cũng giống như chuyện nào; điều có thể xẩy ra, sẽ xẩy ra.
Kincaid: Tôi thực sự không hiểu, nhưng tôi nghĩ hoài đến chuyện đó. Lẽ dĩ nhiên, còn có những người Do-thái vẫn tiếp tục tin vào những điều họ đã tin tưởng. Như vậy rồi sẽ ra sao? Tôi không biết. Tất cả chúng ta đều đi tới một câu đố: làm sao sống, sống thế nào (how to live). Thật là một điều lớn lao khi nhìn thấy những con người bạn làm nhục, đánh bại, huỷ diệt, họ trở nên có cùng một niềm tin như bạn, về tha thứ và cứu chuộc. Thật là tuyệt vời!
Wachtel: Nhân vật Lucy đã tỏ ra thật lạnh lùng, tàn nhẫn, khi cố tạo một căn cước cho riêng mình. Cô không để cho quá khứ đánh gục, không cần đến gia đình bạn bè, hay người yêu: nói theo nghĩa đen, cô ta đã không trả lời thư từ của chính người mẹ của cô. Liệu như vậy là cần thiết, để có được tự do, cho chính mình (to free oneself)?
Kincaid: Tôi nghĩ đúng như vậy. Ngoại trừ bạn muốn là một vị thánh. Tôi không nghĩ người ta cứ phải tiếp tục sống trọn đời, chỉ một cách sống. Và cách sống như trên có thể hiểu được, và tha thứ được, khi bạn còn trẻ. Nếu bạn cứ tiếp tục sống như thế, rồi sẽ một ngày nó phản lại bạn, nhưng nó thật hữu ích, lúc bắt đầu đời mình; ít ra đây là kinh nghiệm riêng của tôi.
Wachtel: Đó là điều bà cảm thấy phải làm?
Kincaid: Vâng. Tôi cảm thấy phải lạnh lùng tàn nhẫn để chiếm riêng cho mình một không gian. Nhưng điều này không còn thực nữa. Thật thê thảm nếu cứ sống mãi như thế.
Wachtel: Ngay cả bây giờ, khi nghe bà nói, tôi vẫn còn cảm thấy hơi bị "sốc", rằng có một cái gì thái quá ở đây.
Kincaid: Well, nó làm sốc, nhưng thực. Tôi cố gắng trung thực với hồi ức, và với chính tôi, như là tôi có thể.
Wachtel: Bà sinh ra với tên Elaine Potter Richardson, hai chục năm trước đây, bà chọn tên Jamaica Kincaid, tại sao bà đã chọn tên đó?
Kincaid: Tôi muốn viết văn, và tôi sẽ nói những điều tàn bạo về chính tôi, và gia đình tôi, và tôi không muốn họ biết (tôi là người viết). Nhưng lẽ dĩ nhiên là họ nhận ra ngay chính họ, không cần tôi phải nói ra. Họ nói: Phải chăng Elaine? Thế là tôi đổi luôn tên theo đúng pháp luật. Thật kỳ kỳ khi nghe chính mình nói với mình, như là Elaine. Tôi luôn luôn cảm thấy rùng mình mỗi lần gặp một người có tên đó. Tôi không thể tưởng tượng, đó là một con người dễ chịu (a nice person).
Wachtel: Làm sao bà kiếm ra tên Jamaica Kincaid?
Kincaid: Qua thí nghiệm, như chuyện xẩy ra ở trong văn chương. Tôi đang cùng một số bạn bè quây quần, trò chuyện, gọi nhau bằng đủ thứ tên khác nhau. Tôi nghĩ đến cái tên đó, và nói: Đây là tên tớ. Còn những cách giải thích khác nữa, liên can tới những hòn đảo, nhưng cái tên đã bám lấy tôi. Bạn biết đấy, nó còn có nghĩa là Mỹ. Thế là từ đó bạn bè gọi tôi như vậy. Chẳng ai nhắc nhở với tôi về nó, họ cứ thế chấp nhận. Nó là Mỹ: bạn chỉ tự bịa đặt ra, chính bạn.
Wachtel: Giọng nói trong tác phẩm của bà, trong Annie John, trong Lucy, và trong những tác phẩm không phải giả tưởng (non-fiction), nó thật là rõ rệt, thật là phân biệt (distintive). Mạnh, mang chất thơ, và độ chân thành (honesty) gần như không hề qua kiểm duyệt. Tôi nghĩ Susan Sontag đã có nói về tính thực xúc cảm (emotional truthfulness) trong giọng nói của bà. Làm sao nó bật ra, ở trong bà?
Kincaid: Tôi mong tôi hiểu (nó là như vậy). Nó thực đối với tôi, như tôi đang chân thành, lúc này. Tôi nghĩ trong đời, tôi đã học được một điều gì đó, về sự tủi hổ, nhục nhã. Tôi nghĩ nếu bạn cảm thấy nhục nhã về một điều gì, bạn phải nói ra, nếu không, người khác sẽ dựa vào đó, để hiếp đáp bạn. Ở đây, lại thấy ám ảnh về vấn đề có quyền lực hay không có quyền lực. Tôi cứ lục lọi trong tôi, về những điều mà tôi sẽ cảm thấy nhục nhã, và rồi nói chúng ra.
Wachtel: Thật là thú vị, bởi vì trong Annie John, có một đoạn, cô gái đang viết luận ở trường, và cô lược bỏ nó, bởi vì cô không chịu nổi chuyện đưa cho mẹ coi trong một tình huống bất thuận lợi, không muốn bất cứ ai có nhận xét không tốt về bản thân cô. Cô gái giữ lại cái điều mà bà - như là tác giả của cuốn sách - sửa soạn nói ra.
Kincaid: Có thể cô không muốn người khác nhìn thấy, nhưng "cô nhìn thấy" nó. Trong giả tưởng tôi nói ra mọi chuyện. Đôi lúc, chính tôi ngạc nhiên về một số điều ở trong đó. Trong một vài điều tôi đang viết, tôi nói thẳng thừng về gia đình tôi, về chồng tôi. Anh đọc tất cả những gì tôi viết, và nói: "Oh, darling, em chắc chắn muốn nói ra điều này?". Nhưng tôi là như vậy, luôn nói thẳng. Có những điều thật sự riêng tư, những bí mật gia đình, nhưng khi rời bàn viết, tôi không còn là người đó nữa. Tôi đâu có cà kê dê ngỗng về mình, ở bất cứ chỗ nào. Tôi cố gắng viết những điều đã xẩy ra cho tôi. Tôi nghĩ, khi còn là một đứa trẻ tôi đã đau khổ rất nhiều về sự nhục nhã. Lớn tuổi, tôi bắt đầu cảm thấy nhục nhã về di sản của tôi, về cuộc sống gia đình. Tôi được biết cha tôi không phải là cha tôi, tôi phải hiểu điều đó, nhưng tôi đã không hiểu, vì như thế nhục nhã quá. Bởi vậy, bây giờ tôi viết hết những điều đó ra.
Wachtel: Chúng ta đã nói ở trên, chuyện cô gái Lucy và sự cần thiết phải có sự độc lập tình cảm của cô. Trong hầu hết những tiểu thuyết của bà, những tình cảm mãnh liệt nhất, về yêu thương và thù hận, đều xoáy vào liên hệ giữa người mẹ và cô con gái. Làm sao giữ mãi được như thế?
Kincaid: Càng lớn lên, ảnh hưởng giữa mẹ tôi và tôi càng giảm dần dần, và tôi nghĩ, đó là do tôi cũng trở nên một bà mẹ. Tôi có những lo toan khác, chồng và hai con, không còn chỗ cho mẹ tôi và tôi nữa.
Wachtel: Cách bà tả liên hệ với bà mẹ, như được trộn lẫn, và tự quay quanh nó. Khởi thuỷ giống như ở Thiên đàng, rồi bị đẩy ra, rồi có thù hận khủng khiếp, có ước mong nhìn thấy bà chết. Liệu bà có lo, mọi chuyện lại tiếp diễn giữa con gái, và bà?
Kincaid: Tôi chẳng lo gì hết. Những tình cảm hận thù với mẹ của tôi là do một số sự kiện mà ra. Nhưng còn một điều khác nữa, đó là vấn đề liên quan đến tâm lý con người. Tôi đọc Paradise Lost ngay từ khi còn nhỏ, và nhập ngay vào một với Satan. Gần như mọi chuyện của tôi là bắt đầu bằng thiên đàng, rồi bị tống ra khỏi, hết đường trở lại. Có thể, nếu hồi nhỏ, tôi đọc một thứ hoàn toàn khác hẳn với Paradise Lost, tôi sẽ có những mẫu mã khác. Còn một điều này nữa, khi bị điểm xấu, cô giáo bắt tôi chép phạt, lại vẫn những dòng từ Paradise Lost.
Wachtel: Bà đã không gặp mẹ trong 19 năm, sau khi rời nhà. Khi trở về, bà là một người khác, bà thấy sao?
Kincaid: Tôi có già đi, nhưng đâu khác hẳn. Nếu không có con cái, có thể tôi không gặp lại mẹ tôi. Tôi không muốn lập lại những lỗi lầm. Rời Antigua lần đầu tiên, tôi nặng 130 pounds, và khi trở về gặp mẹ, tôi nặng 170 pounds, cộng thêm hai cuốn sách. Những tôi đâu có khác biệt hẳn. Thời gian lúc đó, và bây giờ là một chuyện đáng nói nữa. Bây giờ tôi không còn là con gái của mẹ tôi nữa, thực sự như vậy.
Wachtel: Dòng cuối truyện Annie John, là lời người mẹ nói: "Con đi đâu, con làm gì, cũng vậy thôi. Mẹ vẫn luôn luôn là mẹ của con, và nhà vẫn luôn luôn là nhà của con".
Kincaid: Đúng là một điều thật đễ thương mà một đứa bé thích nghe. Bạn không bao giờ được ruồng rẫy con nhưng bạn phải cho con được quyền ruồng rẫy bạn.
Ng. Tuấn Anh chuyển ngữ.
Comments
Post a Comment