Thơ Mỗi Ngày




MILONGA OF THE DEAD MAN

I dreamed it inside this house
in between walls and doors.
God allows man to dream
things that are surely true.

I dreamed it out at sea
among floating islands of ice.
May we be told the rest
by hospitals and tombs.

One of so many provinces
of the interior was his land.
(It is not worth our knowing
that people die in war.)

They took him out of the barracks,
put weapons in his hands
and then gave him the order
to die among his brothers.

He acted with great discretion,
he talked to himself at length.
At one and the same time
they gave him a gun and a cross.

He heard the vain harangues
of the vain generals.
He saw what he'd never seen,
blood on the sandy ground.

He heard the people shouting
Long live! and Let them die!
All he wanted to know
was whether or not he was brave.

He knew it the very instant
the bullet entered his body.
He said I wasn't afraid
as life abandoned him.

His death was a secret victory.
No one should be surprised
that I feel envy and sorrow
for that man's destiny.
-S.K.

J.L. Borges: Poems of the Night

The milonga is a forerunner of the tango, dating from the 1870's. According to one authority, Ventura R. Lynch, it was invented by Buenos Aires hoodlums (compadritos) as a parody of Negro dances; Vicente Rossi, in his book Cosas de negros, claims the milonga originated out on the edges of Montevideo. The first milongas were danced.
[in Jorges Luis Borges Selected Poems 1923-1967]
[Milonga là 1 điệu nhảy đàn anh của tango]
Milonga của người đàn ông đã chết
Tớ mơ nó ở bên trong căn nhà này
Giữa tường, giữa cửa
Chúa cho phép con người mơ
Những điều có thực

Tớ mơ nó ở ngoài biển
Giữa băng giữa đảo
Cầu cho cái còn lại
Thì được kể
Ở nơi nhà thương
Hoặc bên những nấm mồ

Một trong rất nhiều tỉnh lỵ
Là đất cát của hắn ta
(Rằng, cái sự hiểu biết của chúng ta,
Làm người thì phải chết ở nơi trận tiền
Đường ra trận mùa này đẹp lắm cái con mẹ gì đó,
Cái đó chẳng đáng kể)

Chúng tóm hắn ta ra khỏi Trung Tâm Ba Quang Trung
Nhét khí giới vào tay
Ra lệnh mi phải chết
Cùng những kẻ đồng hội đồng thuyền
Tức lũ Ngụy

Hắn hành động 1 cách rất ư là nghiêm túc
Hắn lèm bèm với chính hắn
Cùng lúc đó
Chúng trao cho hắn 1 khẩu súng và 1 cây thánh giá

Hắn nghe lũ tướng tá Ngụy la lối om xòm
Lũ vô ích, vô tích sự
Hắn nhìn những gì chưa từng nhìn
Máu chảy dài trên cát

Hắn nghe người ta hô, muôn năm, muôn năm, muốn nằm!
Và, hãy để cho chúng chết!
Tất cả những gì hắn muốn biết
Là,
Mình can đảm
Hay là hèn nhát
Hà, hà!

Thế rồi vào đúng lúc, đúng lúc, đúng lúc đó
Viên đạn đợp hắn 1 phát
Hắn phán, nè, tao đéo có sợ, nghe chưa!
Và đời bèn rời bỏ hắn ta.

Cái chết của hắn là một niềm vinh quang bí mật
Đừng đứa nào làm ra vẻ ngạc nhiên
Rằng Gấu Cà Chớn
Thèm được như hắn ta
Thèm cái số phận được chết kịp
Ở trong cuộc chiến chó đẻ đó!



Về sau này, gần đây, Đặng Tiến rất tích cực quảng bá bài viết của mình về Thanh Tâm Tuyền. Nhưng, Đặng Tiến, đã chối bỏ tư cách nhà phê bình của mình, đâu có đủ tư cách để bàn về thơ Thanh Tâm Tuyền?
Blog NL
Bó thân về với triều đình




Bài của Thảo Trường về TTT có chi tiết sai: "Quán cháo lú" là truyện của Lê Văn Siêu in trên ST số 1, chứ không phải của Vũ Khắc Khoan.
NL .
Tks.
TT/NQT
*
Ngoài ông Đặng Tiến, có chị Thụy Khuê đã viết về "Cấu trúc thơ Thanh Tâm Tuyền", nhưng những ý tưởng cuả GNV thì khác hai người trên, ông nói về chất "nam tính", những "dự cảm" tai ương hay "báo bão" cho một sự sụp đổ... rất hay và rất đúng (theo cách nhìn của … [tôi]. Cũng như có độc giả đã cho rằng họ cảm ra được cái dự cảm, báo bão cho một toàn cầu hoá trong "Amers" của St. John Perse. Đó không chỉ là tài hoa văn chương, mà còn là cái tầm nhìn, cái mũi của loài... "cô độc" (chẳng biết dùng từ gì, nên tôi phang đại vậy), như Xuân Diệu "nghếch mũi lên trên trăm triệu năm / thở lại những mùa xuân cũ" chơi, những khi ông ta quá oải (tôi đoán mò vậy)…
[...]
Sau này, khi có ai học thơ TTT, muốn trích dẫn ông, họ không có nguồn để dẫn. Sách là nguồn dẫn, không ai lại nói "theo ông GNV ở trang web Tin Văn (nay đã không còn), Thanh Tâm Tuyền là một cánh chim báo bão", ví dụ.
Tks. NQT
 Tribute to Robert Walser

* *

TTT thực sự không có bạn. Trong đám ST, ông chỉ thân với Ngọc Dũng, nhưng ND không phải là nhà văn.
Sau này, ông thân với Đinh Cường, cũng họa sĩ, tuy viết lách làm thơ lai rai.
Khi DC nằm xuống, Gấu tính đi 1 đường thật dài về ông, cùng lúc đọc Walser, cuốn Nhìn Tranh, trên.
GCC cũng không có bạn.
Nhưng lại có những vị bằng hữu hiểu Gấu hơn cả Gấu hiểu Gấu, và đều là những vì nữ lưu, và đều dân Huế cả.
Chưa kể vị Dã Viên, đực rựa, Huế.
Vị này hiểu Gấu, khác hai vị kia.
Hai vị Huế hiểu Gấu, có gì tương tự với Bà Trẻ của Gấu.
Bà Trẻ của Gấu có lần nhận xét, mi tu được đấy, thực phẩm trần gian không màng, nhưng lại lụy vì tình!

Note: Nói tới Huế, tình cờ đọc mấy câu thơ của CTC

của những ngày mưa mọc lên từ đất
có ai buồn bỏ Huế ra đi
nghe dòng sông thở giữa đêm hè
nghe đá nổi rùa kêu trong từng khúc ruột.


Thương cả hai người, em với bóng
chiều vàng nghiêng nón lá qua sông
để giọng hò em mát mái xuôi dòng
người ta đã xây bến đò Thừa Phủ.

người ta đã xây bến đò Thừa Phủ.

Đây là câu thơ 'hiện thực', nhưng "không có không được", nó "đảm bảo" cho những hình ảnh ở trên.
Theo nghĩa của Lukacs, khi viết về "ý thức tiểu thuyết gia vượt ý thức nhân vật", để tìm lại đời sống thực, đời sống mất đi tìm lại được.
Đám "tiểu thuyết mới", theo đó, định nghĩa: Đọc, là treo lửng thời gian. Là "tạm ngưng" sống.
Cũng theo nghĩa đó, Nabokov gọi, mỗi cuốn tiểu thuyết, là một câu chuyện thần tiên.
Đọc, là lạc vào thế giới đó.
Đọc đến câu chót, là lúc Lưu Nguyễn về trần!
Câu thơ cuối, người ta đã xây bến đò Thừa Phủ, đẩy những hình ảnh, cảm xúc, "thương cả hai người", "chiều vàng nghiêng nón".... lên đến đỉnh cao của chúng.
*

Trong bài thơ Dạ Vũ Ký Bắc, chẳng hạn, ước muốn - gặp lại bạn, kể cho bạn nghe, về cái đêm mưa - đảm bảo bài thơ:

Hà đương cộng tiễn tây song chúc,
Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì

Dạ Vũ Ký Bắc

Theo nghĩa đó, câu kết thúc Bếp Lửa, nghe rất cải lương, nhưng lại rất ư thực, rất ư cảm động, ấy là vì, không gian, khí hậu, nội dung câu chuyện - 'miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết': Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù - đảm bảo nó:

Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.

Đây là phần đảo của "định lý" Lukacs.
Thuận: Nếu cả cuốn sách là ảo, thì câu cuối phải là thực.
Đảo: Câu chót ảo, cải luơng, thì cả cuốn sách phải thực.
Cái cải lương mùi mẫn này là 'evidence', chứng cớ, đảm bảo, những suy nghĩ, hành động, nỗi đau, cái ý thức khốn khổ...  của những nhân vật trong Bếp Lửa, là có thực.

Bài viết Bếp Lửa trong văn chương, trong số Văn đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền [1973], là dựa trên "định lý" Lukacs, trong Lý Thuyết về Tiểu thuyết, La Théorie du Roman, như được tóm tắt ở trên. (1)
Vào thời điểm đó, người viết không thể nào cảm nhận ra được, câu văn chót kết thúc Bếp Lửa, lại là tiếng nói của những người Việt lưu vong, vọng về trong nước:
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Câu nói đó, là của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng - vọng về Quê Nhà.
 -Nghe thấy rồi!
P.V. DỞM

(1) "Định lý" Lukacs: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Lưu vong và Tiểu thuyết




http://www.tanvien.net/Notes_2/souvenir_4.html


Sunday, January 11, 2009 11:43 PM
Re:
Cam
on anh Tru .
Sau mấy năm rồi, cũng vẫn câu hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói chuyện với bạn bè được, hay quá .K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều . Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi .
*

Chỉ có tình là vĩ đại thôi. Mà cứ phải mấy anh Tầu, mới vĩ đại. Tây Mẽo không bằng. Hồi ở VN tôi có đọc một cuốn sách dịch chuyện tình Tầu. Chuyện nào cũng hay. Có một chuyện, về một anh học trò nhà quê, lên thành đô học, mê một em trong xóm, chuộc em ra. Rồi bố mẹ bắt về, trên đường về đi ngang thuyền một anh lái buôn. Anh này thấy cô vợ đẹp quá bèn dụ anh chồng đánh bạc, thua, cho vay, thua tiếp, phải bán vợ. Cô vợ, vào lúc sang thuyền khác, bèn mở mấy cái rương bạn bè trong xóm tặng ra, hoá ra toàn kim cương, hột xoàn, và cứ từ từ thả xuống sông, rồi thả mình theo.
Có một lời bàn, đẹp thế, sao ngu thế, chọn đúng thằng cực kỳ khốn nạn mà theo!
Chuyện hơi giống chuyện nàng Tuấn Khanh [hay Thiếu Khanh?], trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Nhưng chuyện TK có hậu hơn, anh chồng hối hận, lo nuôi con, cô vợ sau thành thần, về gặp lại chồng, trong mộng, tất nhiên, khuyên theo phò Lê Lợi.
*
Chuyện tình Mít kể, đương thời, thì có NNT. Truyện số 1 của nữ văn sĩ “miệt vườn, đặc sản Miền Nam”, là Một Mối Tình. Truyện ngắn mới nhất,
Có con thuyền đã buông bờ Lâu rồi mới viết chuyện tình mà chẳng hay ư? Chuyện tình lồng trong chuyện tình, lồng trong chuyện tình. Cái cô Bê phải có một mối tình lớn, vì nó mà bỏ xứ mà đi, và mối tình trắc trở này chắc là mắc mớ tới một người đàn ông có vợ, và bị vợ bỏ chạy theo thằng khác [đây là "mô típ đặc sản" của NNT, như trong Một Mối Tình, trong Cánh Đồng Bất Tận]. nếu không, cô không để ý tới anh chàng có đứa con bị sốt], rồi còn mối tình thương hại anh học trò em trai cô chủ nữa.
Thú thực, viết như thế, thì Gấu này phải chịu là Thầy!
Đặc sản Miền Bắc thì có em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chửi anh Kiên, Yankee mũi tẹt, mày ngu quá, đâu còn đêm nào như đêm nay…. Hay em trong Trăng Goá, do sặc sụa mùi nước đái tại Ga Hàng Cỏ khi tiễn Yankee vào Nam chiến đấu mà nhận lời cầu hôn Thủ Trưởng, hay anh cu Sài của Nê Nựu, Đảng bảo lấy ai thì lấy người đó!

Truoc khi di cho+i thi cho hoi mot cau: "Vi sao giay phut uong ruou dau tien trong cuoc doi cua cac van si - nhat la van si VN - la giay phut quyet dinh cho cuoc doi ruou cua ho sau nay. Yeu to nao lam ho di vao con duong ruou: ban be, co^ do+n, thie^u hu+ng...?"
Being drunk is what separates us from the beasts 

Uống rượu là để phân biệt người khác thú.
Jeremy Clarkson
Sực nhớ chữ cổ nhân bỉnh chúc.
Cao Bá Quát
Take care. NQT
Trong bài viết tưởng niệm Koestler, La Morte d'Arthur, Steiner coi "drink", là 1 password khác, trong những "intimates" của ông, trong khi từ "friend", bị gạt bỏ.
Chess, cờ, OK. 
Nhớ, lần đầu tiên tới khách sạn Cửu Long, thăm Thanh Nam, khi còn độc thân. Đi với ông anh vợ hụt, anh của BHD. Mang theo chai cordon bleu. Thanh Nam hình như chỉ chạm môi 1 lần. Còn lại, là hai tên làm sạch. Bữa sau, cả Sài Gòn biết tài uống của GCC. Thanh Nam thực sự phục. Ông nói với TTT, rồi nói với Phạm Đình Chương. Ông này nói với Nguyễn Hoạt, ông anh rể của GCC. Ông nói lại với bà vợ, thằng em của bà bây giờ nổi tiếng "phong nhã" trong chốn giang hồ rồi!

* 

Nhập nước Pháp, như là một kẻ xa lạ chẳng ai mời, vào năm 1939, Koestler bắt đầu viết Bóng đêm giữa ban ngày, cuốn sách nổi cộm nhất của ông, và, mặc dù viết trên 30 cuốn sách, với đa số, ông chỉ là tác giả của chỉ một tác phẩm. Bóng đêm vén màn cho độc giả Tây Phương nhìn thấy thành đồng chế độ, những cây cột trụ tâm lý của độc tài CS. Vào năm 1944, Koestler hiểu rằng người Nga sẽ kiểm soát phía đông Âu châu của Berlin, sau chiến tranh. “Chỉ trong hai năm, nó sẽ là một diễn dịch tự nhiên,” ông viết trong nhật ký. “Nếu tôi la lớn lên điều này, chẳng ai tin, và tôi có thể bị tống vô nhà thương điên”. Ông trở thành cây trụ cột của Hội nghị vì Tự do Văn hóa được thành lập bởi bàn tay lông lá của Xịa, vào năm 1950, để chống lại tuyên truyền và ảnh hưởng của Xô Viết. Tranh cãi sau đó liên quan tới hội nghị, là, liệu đám trí thức, khi khởi sự có biết gì về nguồn tiền trợ cấp. Scammell, tay viết tiểu sử Koestler nghĩ, không. Washington, bằng mọi giá, sẽ không giúp Koestler. Vào lúc đó, Scammell nhận xét, như nhìn rõ tim đen của Mẽo, “Xịa không muốn Chống Cộng ra mặt. Kín đáo, OK”.
Mít chúng ta, đọc tới đây, là bèn nghĩ tới tờ Sáng Tạo, và nguồn tiền trợ cấp của Mẽo, trao cho Mai Thảo. Và cũng bèn tự hỏi, liệu mấy ông kia, có biết không?
Chắc không. Nguyên Sa, biết, nhưng không phải lúc thoạt đầu, mà sau đó, chắc là do MT xì ra, và khi xẩy ra đụng độ với TTT, NS tố nhóm Sáng Tạo nhận tiền của Xịa.
Cái sự kiện, TTT ‘không được ưa’ ở NS, và luôn cả ở MT, có thể là do ảnh hưởng của ông đối với đám viết lách liền sau ông, là HPA, NDD..., và Gấu.
Ông cùng đọc những cuốn sách với họ.
Hoặc hiểu họ.
Và, tất nhiên, cũng đi lính như họ.
Mai Thảo không đọc sách, nếu có, thì chỉ tới Sagan là hết. Đó là sự thực. Ông rành tiếng Tây, nhưng để đọc được đám hiện sinh, thí dụ, không phải cứ giỏi tiếng Tây. Gấu đã từng có kinh nghiệm này rồi, với ông anh Hiếu Chân. Một bữa, ông phán, mày đưa tao thử đọc cuốn La Nausée coi. Đọc chưa hết mấy trang đầu, ông đã vứt trả lại, phán, tao không hiểu được, tại sao tụi mày lại mê cuốn đó. Có ra cái gì đâu!
Mai Thảo đã từng dịch Sagan, Cô có thích Brahms? Đăng từng kỳ trên tờ Điện Ảnh, khi làm tổng thư ký cho tờ tuần báo này.
Mai Thảo không chịu nổi văn của Gấu. Chính ông đã từng nói ra, khi còn Sài Gòn, và sau này, khi ông đang nằm viện chờ đi, qua NMG cho biết, khi đem bài tạp ghi của Gấu viết về ông vô cho ông đọc, cũng là một cách "ai điếu". Người gật gù, "bây giờ nó viết, được!"
*
Trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường, Koestler dành một chương cho Hội nghị Tự Do Văn Hóa, và tiền tài trợ của Xịa. Nhưng, trước khi nói chuyện tiền bạc, chúng ta nói về cuộc tình chót đời của ông, với cô thư ký Cynthia Jefferies. Khi họ quyết định cùng chết, K 77 tuổi, đủ thứ bịnh tật; Cynthia 55, hoàn toàn khỏe mạnh.
Cái note của K. khi chết để lại mới thú:
To Whom It May Concern:
‘It is to her that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in the last period of my life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào khúc chót của cuộc đời  - trước đó, tôi chẳng hề có”
Đúng, như "K" phán, trên đời này, chỉ có tình là đáng kể, và tình thật đẹp là tình thật sến, theo Gấu!

Đẹp tới đâu sến tới đó.
Cái cảnh anh cu Gấu chạy theo em khóc nức nở nơi cổng trường Đại học Khoa học Sài Gòn mà chẳng sến ơi là sến sao?

C
ái chai cordon bleu cũng có nguyên uỷ của nó.
Của 1 anh Mẽo già, cực mê Dì Tám, của Cô Mai, trong Những Ngày Ở Sài Gòn. Dì Tám, thì là bồ nhí của ông trưởng đài VTD, số 5 PDP Saigon. Khi ông bị mìn VC, cùng với Gấu tại Mỹ Cảnh, cô khóc quá, mọi người mới biết. Anh Mẽo già, mê cô quá, vô PX Mẽo mua đủ thứ quà cho cô, nào thuốc lá, nào rượu, cô nhận, cho Gấu hết. Gấu mê cô lắm, nhất là tiếng cười của cô, trong vắt, không gợn một chút bụi. Thời gian cô hết còn làm trên Đài, và được đưa về Trung Tâm Bưu Điện ở công trường Kennedy, Gấu thường đợi cô tan sở rồi đi thương xá TAX, thường là để mua quà cho BHD.
Đầm đìa kỷ niệm, là vậy.

http://www.tanvien.net/New_Poems_Folder/NTST_Poems.html


Câu thơ "Có cô thiếu nữ qua Givral" thì lại làm nhớ, lần đưa "cô bạn" và mấy đứa em của cô vô đây.....
TAX, thì cũng đầm đìa kỷ niệm.... 

Phải mất 1 đêm trắng, thì Gấu mới nhớ ra được tên của Dì Tám của Gấu. Cô Phụng. Cuộc tình này cũng rất ư là thê lương, chấn động suốt 1 cõi Bưu Điện, hà hà!
Cái vụ cô, và tất cả nữ điện thoại viên trên Đài bị đưa xuống Trung Tâm BD ở quảng trường Kennedy, là do tay kỹ sư Phương đề nghị với Tổng Giám Đốc Bưu Điện, là Nguyễn Văn Điều, cũng 1 ông thầy dậy Gấu ở trường Quốc Gia Bưu Điện. Tay Phương này, kỹ sư học ở Tây về, chẳng biết 1 tí gì về kỹ thuật, mỗi lần lên Đài, là 1 lần ông truởng đài TBT, sếp trực tiếp của GCC tìm cách lánh mặt. Nhân cái vụ cô Phụng khóc, bèn xúc hết xuống Bưu Điện chính.
Gấu, nhớ cô quá, vừa mới tháo “platre” do vụ ăn mìn VC, nghe cô than, cái headfone của cô ở dưới đó quá tệ, thế là Gấu bèn đem cái cô vẫn dùng xuống.
Cũng đâu có dễ vô phòng làm việc của cả 1 binh đoàn nữ điện thoại viên. Và viên trưởng phòng xuất hiện, đích thân đưa Gấu vô, thì Gấu bèn ngồi kế bên cô, suốt 1 buổi, chỉ để ngắm cô, đếch thèm nhìn 1 ai!
Chúng bèn báo cáo với bà vợ của ông Thạch.
“Cas” tối bữa đó, ông Thạch gọi, này, mày nói chuyện với vợ tao, cho bà biết, tao đâu có kêu mày xuống gặp cô Phụng...
Ui chao, lần gặp lại vợ chồng ông trưởng đài ở Quận Cam, bả còn nhắc, về Sài Gòn, có gặp cô Phụng cả hai anh em cùng mê không...
Không gặp.
Tránh không gặp, đúng hơn, dù có dịp.
Hưỡn hưỡn, kể tiếp.


Poems July 6, 2009 Issue

A Dream

By

http://www.newyorker.com/magazine/2009/07/06/a-dream-3
In a deserted place in Iran there is a not very tall stone tower that has neither door nor window. In the only room (with a dirt floor and shaped like a circle) there is a wooden table and a bench. In that circular cell, a man who looks like me is writing in letters I cannot understand a long poem about a man who in another circular cell is writing a poem about a man who in another circular cell . . . The process never ends and no one will be able to read what the prisoners write.
(Translated, from the Spanish, by Suzanne Jill Levine.)
Tại 1 nơi hoang tàn ở Iran, có 1 cái tháp không cao cho lắm, không cửa ra vào, không cửa sổ. Ở căn phòng độc nhất (sàn tròn tròn, dơ dơ), có 1 cái bàn gỗ, 1 cái băng ghế. Trong cái xà lim tròn tròn đó, một người đàn ông trông giống Gấu, đang ngồi viết, bằng 1 thứ chữ Gấu không đọc được, một bài thơ dài về 1 người đàn ông ở trong 1 xà lim tròn tròn khác đang viết một bài thơ về một người đàn ông ở trong 1 xà lim tròn tròn khác… Cứ thế cứ thế chẳng bao giờ chấm dứt và chẳng ai có thể đọc những tù nhân viết cái gì.

DREAMS

My physical body may be in Lucerne, in Colorado or in Cairo, but each morning when I awake, when I once again take on the habit of being Borges, I invariably emerge from a dream which takes place in Buenos Aires. Whether the dream-images involve sierras, or swamps with stilt huts, spiral staircases sunk in cellars, sand dunes whose grains of sand I must perforce count, all of them are a particular cross street in Buenos Aires: in the Palermo or Sur quarter. When I am sleepless I am always at the center of a vague luminous haze, gray or blue in hue. Asleep, in my dreams, I see or converse with the dead. None of these things surprises me in the least. I never dream in the present but only of a past-tense Buenos Aires, and of the galleries and skylights of the National Library on Mexico Street. Does all this mean that beyond the limits of my will and consciousness I am, irreparably, incomprehensibly, a porteiio, a native-born descendant of the people of the port of Buenos Aires?
-A.K.
J.L. Borges: Poems of the Night


IN PRAISE OF DARKNESS
 
Old age (the name that others give it)
can be the time of our greatest bliss.
The animal has died or almost died.
The man and his spirit remain.
I live among vague, luminous shapes
that are not darkness yet.
Buenos Aires,
whose edges disintegrated
into the endless plain,
has gone back to being the Recoleta, the Retiro,
the nondescript streets of the Once,
and the rickety old houses
we still call the South.
In my life there were always too many things.
Democritus of Abdera plucked out his eyes in order to think:
Time has been my Democritus.
This penumbra is slow and does not pain me;
it flows down a gentle slope,
resembling eternity.
My friends have no faces,
women are what they were so many years ago,
these corners could be other corners,
there are no letters on the pages of books.
All this should frighten me,
but it is a sweetness, a return.
Of the generations of texts on earth
I will have read only a few-
the ones that I keep reading in my memory,
reading and transforming.
From South, East, West, and North
the paths converge that have led me
to my secret center.
Those paths were echoes and footsteps,
women, men, death-throes, resurrections,
days and nights,
dreams and half-wakeful dreams,
every inmost moment of yesterday
and all the yesterdays of the world,
the Dane's staunch sword and the Persian's moon,
the acts of the dead,
shared love, and words,
Emerson and snow, so many things.
Now I can forget them. I reach my center,
my algebra and my key,

my mirror,
Soon I will know who I am.
Borges: Poems of the Night

Ngợi Ca Bóng Đêm
Tuổi già (những người khác gọi như thế)
Có thể là lúc cực sướng của chúng ta
Con vật chết, hoặc hầu như chết.
Con người và tinh anh của nó, còn.
Tớ sống giữa những hình bóng lơ tơ mơ, mù mờ, sang sáng
Chưa phải là bóng đêm.
Buenos Aires
những vùng rìa của nó rã ra, lẫn vào đồng bằng vô tận
trở lại, trở thành Recoleta, Retiro,
những con phố khó tả, không thể phân loại, của Có Một Thời [Sài Gòn Của Gấu]
và những căn nhà cũ kỹ, ọp ẹp
mà chúng ta vẫn gọi là Miền Nam
Trong đời tớ, luôn có rất nhiều điều.
Democritus of Abdera móc mắt ra để suy nghĩ:
Thời gian là Democritus của tôi.
Vùng nửa tối thì chậm và không làm tớ đau;
Nó trườn xuống một triền dốc êm ái
giống như là vĩnh cửu,
Bạn bè của tớ thì không mặt
Đàn bà thì vưỡn là đờn bà như từ bao nhiêu năm,
những góc này cũng có thể là những góc khác
Chẳng có 1 con chữ nào trên những trang sách
Tất cả những trò đó có thể làm tớ sợ,
Nhưng đúng là 1 sự dịu dàng, một sự trở lại.
Về những thế hệ của những bản văn trên trái đất
Tớ sẽ chỉ đọc tí tí - những bản văn tớ đọc trong hồi ức của mình,
đọc và chuyển hóa.
Từ Nam, Đông, Tây, và Bắc
Những con đường tụ hội và dẫn tới trung tâm bí mật của tớ.
Những con đường đó là tiếng vang và tiếng bước chân,
đàn bà, đàn ông, những nỗi thống khổ chết chóc, những tái sinh,
những ngày và những đêm
những giấc mộng, và những chập chờn, nửa mộng nửa thức
mọi khoảnh khắc sâu thẳm của ngày hôm qua
và của tất của những ngày hôm qua của thế giới
cây gươm vững chắc của Dane và vầng trăng Persian
những hành động của những người chết
tình yêu chia sẻ, và những từ ngữ
Emerson và tuyết, rất nhiều thứ
Bây giờ tớ có thể quên chúng. Tớ tới trung tâm của tớ
môn đại số của tớ và chìa khoá của tớ,
tấm gương của tớ
Chẳng mấy chốc, tớ biết tớ là ai.          


*

Borges’ “In Praise of Darkness”








Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư