Upstairs


 

Note: Upstairs at The Strand, Nhà văn lèm bèm về tiệm sách cũ. GCC mua, vì tính đọc cuộc trò chuyện giữa Téa Obreht & Charles Simic. 
 




*


Cái sự mất lương tri, hay đúng hơn cái sự bị liệt một nửa bộ óc của đám tinh anh trong nước, nó hiển hiện thực là rõ nét, qua “nghịch lý” này:
Một khi bạn vẫn coi cuộc chiến thắng Mỹ Ngụy là đỉnh cao, vẫn coi cái đám người chết uổng 3 triệu ở cả hai phía, là hy sinh cần thiết, thì bạn phải coi tình trạng sa đọa của đất nước VN như hiện nay, là thành quả của nó.
Rồi tôi lại đi mượn quyển sách về. Đọc mấy ngày nay vẫn chưa đến đâu. Tác giả (Téa Obreht) có nói về sự thiếu thốn hàng hóa (của xứ nào ấy nhỉ ? hình như một quốc gia Cộng Sản gần Nga như Yugoslavia) làm tôi nhớ đến đoạn văn của ông Bùi Ngọc Tấn trong Chuyện Kể Năm 2000. Thật là khổ cho một tác giả trẻ sống trong một xã hội thừa mứa khó lòng mà kể cho hay những điều tác giả không thật sự trải nghiệm. Đọc ông Bùi Ngọc Tấn, ông kể chuyện dân Việt  đi mua cá mè ở cửa hàng tổng hợp rồi so sánh với đoạn văn của quyển The Tiger’s Wife thì bạn sẽ thấy quyển Vợ của Cọp không hấp dẫn chút nào.
Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.
HH
Obreht, lên bẩy, khi rời Belgrade vào năm 1992, cùng mẹ và ông bà để chạy trốn những cuộc chiến ở Yugoslavia, và sống ở cả hai nơi, Cyprus và Cairo trước khi tới Mẽo, viết về những sự kiện ở nơi quê hương của cô, mà cô không trực tiếp kinh nghiệm, và về sự phân phối một số nhân vật giả tưởng. Cuốn tiểu thuyết của cô xẩy ra tại một xứ sở không có tên, thuộc vùng Balkans, trong những thành phố, làng mạc với những cái tên không thể kiếm thấy trên bất cứ một tấm bản đồ, và với một tình trạng địa lý thật hỗn độn, đến nỗi, ngay cả 1 người dân bản địa, thì cũng khó mà hình dung ra được, những sự kiện chủ yếu ở trong cuốn tiểu thuyết, đã thực sự xẩy ra ở những nơi chốn thực sự nào. Tôi tưởng tượng ra, đây là một cách chuyển hướng khác đi, thứ kinh nghiệm của người dân Czechs, khi họ đọc những ám dụ mờ đục của Kafka cho xứ sở của họ, trong những tiểu thuyết và câu chuyện kể của ông.
Tuy nhiên, rõ ràng là Obreht đang viết về Yugoslavia, trước và sau những cuộc chiến vào thập niên 1990, chúng làm xứ sở này tách ra thành 7 quốc gia độc lập. Một khi mà cuốn tiểu thuyết được dịch ra, tại xứ sở quê hương ngày nào của cô, thì độc giả sẽ phải có hai cái đầu, khi nghĩ về cái quyết định của cô, khi giữ riêng cho mình, những cái tên của những nhóm sắc dân khác nhau, những ông lãnh tụ nhà nước, và những tên tội phạm hình sự nổi tiếng, mà những hành động của họ mang tính quyết định trong cuộc tranh chấp tại vùng đất này.
Chất liệu viết thì cần một cái nền, và cần sự dẫn giải: những khó khăn như vậy khóa ngòi viết, mạch kể, và ngăn chặn tác giả viết cuốn tiểu thuyết mà cô muốn. Bằng cách làm u tối, mờ nhạt đi, tính địa lý của miền đất và, bằng cách sử dụng những sự kiện lịch sử “lệch pha” [chữ này thuổng của Thầy Cuốc] đi, Vợ Hổ quả có toan tính làm mờ nhạt đường ranh giữa cõi thực và cõi tưởng tượng. “Ngất ngư con tầu đi”, giữa thực tại và huyền thoại, nó [cuốn sách] sử dụng hai kỹ thuật kể tách biệt hẳn nhau, một, của cuốn tiểu thuyết, và một của chuyện kể dân gian; một cắm vào thời đại lịch sử, một “cho ra khơi”, cắm thuyền sông lạ, tách biệt ra khỏi 1 thời đặc biệt

Charles Simic
Cách đọc của HH, với của Simic thật khác xa nhau.
BNT khi viết, là sử dụng kỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông mô tả cái xã hội mà ông ta sống, khác hẳn em nhí, phải phịa ra cả 1 xã hội mà cô ta không hề sống, vả chăng, cô đâu có tính làm 1 nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa?
Nhưng quan trọng hơn hết, là lương tri của người viết. Khi ông BNT tả thực cái xã hội Miền Bắc, thì không phải để kết án nó, mặc dù nó bỏ tù ông, nhưng mà là để cám ơn nhà nước: Nhờ MB khổ như thế, nhờ chính sách "pha lê hóa" đưa những người Ðảng nghi có tì vết như ông đi tù, mà lấy được Miền Nam.
Còn em nhí khi viết, là để tẩy sạch cái ý tưng buông xuôi về Miền Balkans, và "the City", tức Belgrade của cô.
Luminous Fables in a Land of Loss

Những câu chuyện thần tiên chói lọi của một Miền Ðất Mất
By MICHIKO KAKUTANI
Published: March 10, 2011
Cô Obreht, sinh ra tại xứ xưa kia có tên là Yugoslavia, và lạ thường thay, viết, thật bảnh, thật hoạt, và còn trình ra một khả năng khác người, di chuyển thoải mái, liền lạc giữa cõi chai sạn của đời thực và thế giới của những câu chuyện cổ tích hoang đường của 1 thời hoang sơ khởi thuỷ của loài người. Truyện của cô không đậm chất hiện thực huyền ảo, theo truyền thống Gabriel García Márquez hay Günter Grass, nhưng mà là một cuộc khai triển rất đỗi mềm dẻo sự thành lập ám dụ và huyền thoại, và những đường hướng, qua đó những chuyện kể  (dù dị đoan, niềm tin văn hóa, hay giai thoại siêu nhiên) làm lộ ra – và phản chiếu lại - căn cước cá nhân, hay cộng đồng: những giấc mơ, nỗi sợ, thiện cảm và thù hận.
Ở khung của câu chuyện, một vị bác sĩ trẻ tên là Natalia Stefanovic làm một chuyến đi với một người bạn, tới một thành phố nhỏ quá biên giới để đem thuốc tới 1 trại mồ côi. Vị bác sĩ thì bị luẩn quẩn với những hồi ức về người ông thân thương của cô, một y sĩ nổi tiếng, vừa mới chết, trong một chuyến đi bí ẩn tới một làng khác chỉ cách nơi cô tới chừng một giờ chạy xe. Quyết định trở thành bác sĩ của cô, một phần là do tình yêu dành cho người ông, một phần là vì mặc cảm của cô về cuộc chiến - bằng ao ước cứu trợ, hàn gắn những tổn hại, thấy mình có lỗi khi qua cuộc chiến gần như chẳng có tí sẹo, trong thành phố có tên là “the City”, và quyết tâm cùng chia sẻ với bạn bè, ‘đánh bại những phóng chiếu của những tờ nhật báo, khi chúng cho rằng, thế hệ hậu chiến của ‘the City” thì coi như là vứt đi, vô phương cứu chữa”.
V/v Chuyện kể năm 2000. Ngay khi nó vừa mới nổi cộm ở hải ngoại, là Gấu đã đi 1 đường cảnh báo rồi. NTV là 1 trong số những người xb nó ở hải ngoại. Sau đó, anh có nhờ Gấu ghé thăm BNT, lần Gấu trở về lại đất Bắc. Nhờ vậy có chuyến đi Hải Phòng, tham quan Ðồ Sơn, và nhớ hoài câu của BNT, tả cảnh buổi sáng, bướm nhộn nhịp kêu réo nhau, như mấy em nữ sinh tới trường.
Nhớ những trang trác tuyệt tả cảnh đám tù đi làm trong CKN2000.
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)
Như thế, cái ngôn ngữ làm nên những trang trác tuyệt, thì cũng không thể ngây thơ vô tội được.
Cái Ðẹp nó, và Con Thú, cũng nó.


"Chuyện Kể Năm 2000":
Cái Đẹp và Con Thú


Đây là một tác phẩm văn chương trác tuyệt, như nhận xét của một tác giả. Lạ nhất, khó hiểu nhất, chính là từ "trác tuyệt". Với Đêm Giữa Ban Ngày, người đọc hải ngoại tá hoả vì những phát giác ghê tởm, về một ông Hồ và bà vợ của ông, về một Trần Quốc Hoàn… nên quên đi vẻ đẹp của một bông hồng khư khư cầm trong tay… Người đọc khóc cho những thân phận tù đầy, ra khỏi tù chỉ mong được trở lại, nên quên đi những dòng thơ cách mạng trác tuyệt ở trong CKN 2000. Nghịch lý là ở chỗ đó: đâu là cái đẹp, đâu là con vật? Người đọc có thể chịu đựng được những chi tiết độc, ác, những sự kiện tàn nhẫn trong văn Nguyễn Huy Thiệp; người đọc có thể thông cảm với giọng đanh đá, thái độ "dù có rũ bụi tôi cũng không dám làm quen", và khẳng định, "thế hệ tôi quả không uống giọt sữa nào, bút không chấm giọt mực nào của tiền chiến" của Phạm Thị Hoài. Người đọc trân trọng một giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một vầng trăng goá, như trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà; nhưng giọng văn đầy ắp yêu thương, quá khỏe mạnh, đầy niềm tin vào con người, ở CKN 2000, làm người đọc khựng lại: liệu vẫn có thơ, sau (trại tù) Tân Trào? Liệu vẫn có thơ sau những vần thơ, mà "cũng như hắn, Phương thích mấy câu thơ của Maia:
 Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
 Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm"?
 (CKN 2000, trang 106)

 Mayakovsky , nhà thơ, nhà tiên phong, người cổ võ lớn lao nhất cho chế độ mới tại Nga, đã tự sát bằng súng vào năm 1930. Lẽ dĩ nhiên, những ông thần Đỏ đã làm ông thất vọng, nhưng "có thể", ông nhận ra, cái phần trách nhiệm của ông, từ những vần thơ "hắn và Phương thích" ở trên. Như Kundera chỉ ra, cách mạng Nga cần cả hai: nhà thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky (xin xem bài "Mùa Thu, những di dân", đã đăng trên VHNT). Theo ông, đây là thời đại mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera nhớ lại những năm tháng sống dưới ánh sáng cách mạng tại xứ sở quê hương (Tiệp khắc, 1948), ông đã nhận ra sự mù lòa trữ tình và vai trò cao cả của nó (the eminent role played by lyrical blindness). Những "giơ cao thẻ Đảng-bài thơ," "mặt trời chân lý chiếu qua tim"… là không thể thiếu trong thế giới toàn trị. "Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là nhà tù khi trên tường nhà giam dán đầy thơ, và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó" (Kundera, Những Di Chúc Bị Phản Bội). Cây đa Tân Trào (biểu tượng cách mạng Mùa Thu) biến thành trại tù là vậy. Những cô trung sĩ béo, quân phục chật căng sẽ đọc gì cho bớt béo, cho bớt buồn những khi nhớ nhà, những khi rảnh rang không phải chăm sóc tù; nhà quản giáo ham học Thanh Vân sẽ đọc gì, nếu thiếu những vần thơ Maia, những dòng văn đẹp như mơ của "hắn":
 "Những giờ phút trí tuệ thăng hoa. Những đêm khuya, như một con ngựa kéo cày, đánh vật với ngôn ngữ. Và những chuyến ra khơi mê hoặc. Sóng cứ to lên mãi. Nước cứ xanh lên mãi. Biển đó. Lòa nắng…. Hắn lắp bắp như người nghẹn thở:

Rực sáng

Prospero

Không có công thức cho sự sớm ra hoa, ra trái. Sự xuất hiện một tài năng như Téa Obreht, 25 tuổi, với cuốn đầu tay Vợ Hổ, lại khiến người đời thèm, cố tìm cho ra một phương thuốc bí truyền thất truyền.
Một bí mật cắt nghiã sự thành công của cô bé đặc biệt này, có thể là ở tiểu sử. Trong khi nó không giải thích tài năng, tính “lang bạt kỳ hồ” về mặt địa lý ở vào cái tuổi mới lớn ưa tò mò đó hẳn nhiên là nguồn cảm hứng của cô.
Cô Obreht sinh tại Belgrade của Yugoslavia ngày nào. Trải qua tuổi thơ ở đó, cũng như ở Egypt, Cyprus, và sau cùng là America, bây giờ. Vợ Hổ tóm lấy 50 năm đầy âm khí của lịch sử xứ Balkan từ 1940s đến 1990s [bỗng nhớ đến Bóng Ðè của Ðỗ Hoàng Diệu, và 4 ngàn năm ‘đầy âm khí’ của lịch sử Bắc Kít, hà, hà!], và tưới vãi lên nó [“lên đó” thì cũng được] những kinh nghiệm cá nhân đã được nhào nặn, biến hóa, giả tưởng hóa.. của một tác giả trẻ tò mò, ưa tra hỏi. Kết quả, là câu chuyện của một vị bác sĩ trẻ, tên là Natalia, của gia đình cô, quê hương của cô, được kể một cách rất ư là uyên nguyên, tếu tếu, và đáng sợ, và là 1 đóng góp rất đáng mừng rỡ vào cái sự viết lách về miền này.

Natalia, sống trong hiện tại bi giờ, làm việc về một vùng đất không tên của 1 vùng mà bản đồ của nó tiếp tục thay đổi. Cô tóm lấy quá khứ: ông của cô, còn là 1 y sĩ, chết trong những hoàn cảnh bí mật. Những câu chuyện mà người ông kể cho cô cháu nghe về gia thế của họ sau cùng đã đưa ra những câu trả lời về cái chết của ông. Bằng cách trộn trạo, xen kẽ những kinh nghiệm của Natalia, với hai chuyện kể mê hoặc từ người ông - về 1 người đàn ông không thể chết và một con hổ trốn khỏi sở thú và đi lang thang, đói nẫu chờ bữa tới- cô Obreht trải dài mấy thập kỷ lịch sử vùng Balkan với tất cả sự tưởng tượng và đam mê của Gabriel García Márquez và Louis de Bernières. (1)
Như Mr de Bernières, Ms Obreht mang tới tính bè bạn, sự đùa dỡn rất cần trong những hoàn cảnh, tình thế bất ổn, ở một nơi mà con người không bao giờ tin cậy lẫn nhau. Những nhân vật ở trong cuốn sách không phải là những con người đầm ấm: họ yêu và muốn giúp người khác, nhưng tình yêu của họ thì được chuyên chở thông qua đồng hành, dí dỏm, la lớn thô lỗ, đặc biệt là trong trường  hợp người ông của Natalia. Khi người trông coi sở thú bị con hổ cắn bị thương nặng, ông ta cấp cứu, nhưng chỉ sau khi phán: “Trời đất, mi là 1 thằng điên, đúng không?”  Sau đó, khi lang thang trong thành phố vào lúc nửa đêm tìm một con voi xổng chuồng, người ông của Natalia cố làm vui cô cháu trong cảnh huống đó, nói, “Nói nhỏ thôi, con cháu khùng của ông… con không cảm thấy đáng yêu hay sao, khoảnh khắc này? Chẳng có ai còn thức ngoại trừ ông cháu ta.”
Một môi trường chẳng hề thiếu sự thô bạo, trơ trẽn, dung tục để chứa chấp những nhân vật như thế, và thời chiến, war time, chính là cái lỗi của tình trạng 1 vùng đất như vậy, ở trong cuốn tiểu thuyết. Nhưng, như 1 cách vinh danh Garcia Marquez, một trong những thần tượng của cô bé, “Vợ Hổ” trộn những hình ảnh thần kỳ với thực tại trần trụi.
Trên đây, có tới 4 cách đọc Vợ Hổ!






Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư