BG & TTT vs VC
BG & TTT vs VC
Tôi có dịp
được gặp ông một lần, một lần duy nhất. Chả là nhà thơ Huy Cận ở Hà Nội
có gởi
tôi quà mang về cho Bùi Giáng. Huy Cận có kể là Bùi Giáng rất yêu thơ
Huy Cận.
Nếu có ai đó chê, nói không tốt về thơ Huy Cận là Bùi Giáng “choảng”
ngay (Huy
Cận ra hiệu là đánh bằng tay!). Hồi đó, trước 1945, Bùi Giáng học
Trường Trung
học tư thục Thuận Hóa, mà ở đó có cụ Cao Xuân Huy thầy tôi dạy. Và Hoài
Thanh,
Lê Trí Viễn, Đào Duy Anh cũng dạy ở đấy. Đó là thời mà thơ Huy Cận -
Xuân Diệu…
đang “hớp hồn” thanh niên thành thị. Nhưng kể ra mê thơ Huy Cận đến thế
thì có
lẽ cũng chỉ có một Bùi Giáng!
Tôi tìm ông đưa quà, không khó. Có chuyện trò với ông chừng mươi phút, ông rất tỉnh. Nhưng sau đó thì nổi cơn…
Tôi tìm ông đưa quà, không khó. Có chuyện trò với ông chừng mươi phút, ông rất tỉnh. Nhưng sau đó thì nổi cơn…
Giai thoại của
anh đầu nậu VC liên quan tới Bùi Giáng và Huy Cận, Gấu đếch tin. Vì Huy
Cận không
thể nhờ 1 tên khốn kiếp đếch biết 1 tí gì về thơ, và càng đếch làm sao
đọc được
thơ Bùi Giáng, để mà nhờ, bất cứ 1 việc gì.
Còn nữa, BG
mê thơ HC đến như thế, thì… có thể, nhưng
“choảng”, thì thằng cha này – tên đầu nậu VC - chắc là khùng rồi.
BG mà choảng ai!
BG mà choảng ai!
Để Gấu kể
chuyện liên quan tới Gấu, và độc giả có thể từ đó, suy ra, đếch có
chuyện trên.
Lần đó, Gấu
về Hà Nội và được 1 anh bạn nhờ ghé gặp Dương Tường. Đỗ Minh Tuấn đèo
xe đưa tới.
Nói vài câu, Dương Tường phán, ông chờ tôi 1 tí, và lên lầu, đem xuống
1 cuốn sách,
loáy hoáy viết vài dòng, nhờ Gấu mang về Canada cho người bạn trên.
Về, đưa, anh
bạn nói, phải là ông tới, thì DT mới nhờ mang sách về Canada đấy. Lần
trước tôi
nhờ 1 người rồi, Dương Tường không đưa sách.
Đâu có phải đụng ai cũng nhờ, cũng đưa đâu. Sách quí lắm, đâu phải thứ quà thường.
Dương Tường mà đã kỹ như thế, Huy Cận làm sao cẩu thả được.
Đâu có phải đụng ai cũng nhờ, cũng đưa đâu. Sách quí lắm, đâu phải thứ quà thường.
Dương Tường mà đã kỹ như thế, Huy Cận làm sao cẩu thả được.
Hai
bài thơ mới tinh
Souvent, pour
s'amuser, les hommes d'équipage
Prennent des albatros, vastes oiseaux des mers,
Qui suivent, indolents compagnons de voyage,
Le navire glissant sur les gouffres amers.
Prennent des albatros, vastes oiseaux des mers,
Qui suivent, indolents compagnons de voyage,
Le navire glissant sur les gouffres amers.
À peine les
ont-ils déposés sur les planches,
Que ces rois de l'azur, maladroits et honteux,
Laissent piteusement leurs grandes ailes blanches
Comme des avirons trainer à côté d'eux.
Que ces rois de l'azur, maladroits et honteux,
Laissent piteusement leurs grandes ailes blanches
Comme des avirons trainer à côté d'eux.
Ce voyageur
ailé, comme il est gauche et veule!
Lui, naguère si beau, qu'il est comique et laid!
L'un agace son bec avec un brule-gueule,
L'autre mime, en boitant, l'infirme qui volait!
Lui, naguère si beau, qu'il est comique et laid!
L'un agace son bec avec un brule-gueule,
L'autre mime, en boitant, l'infirme qui volait!
Le Poète est
semblable au prince des nuées
Qui hante la tempête et se rit de l'archer;
Exilé sur le sol au milieu des huées,
Ses ailes de géant l'empêchent de marcher.
Qui hante la tempête et se rit de l'archer;
Exilé sur le sol au milieu des huées,
Ses ailes de géant l'empêchent de marcher.
Charles
Baudelaire
THE
ALBATROSS
L'Albatros
Ofttimes,
for diversion, seafaring men
Capture albatross, those vast birds of the seas
That accompany, at languorous pace,
Boats plying their way through bitter straits.
Capture albatross, those vast birds of the seas
That accompany, at languorous pace,
Boats plying their way through bitter straits.
Having
scarce been taken aboard
These kings of the blue, awkward and shy,
Piteously their great white wings
Let droop like oars at their sides.
These kings of the blue, awkward and shy,
Piteously their great white wings
Let droop like oars at their sides.
This winged
voyager, how clumsy he is and weak!
He just now so lovely, how comic and ugly!
One with a stubby pipe teases his beak,
Another mimics, limping, the cripple who could fly!
He just now so lovely, how comic and ugly!
One with a stubby pipe teases his beak,
Another mimics, limping, the cripple who could fly!
The Poet
resembles this prince of the clouds,
Who laughs at hunters and haunts the storms'
Exiled to the ground amid the jeering pack,
His giant wings will not let him walk.
Who laughs at hunters and haunts the storms'
Exiled to the ground amid the jeering pack,
His giant wings will not let him walk.
KATE FLORES
Hải Âu
Để vui đùa, đám
thuỷ thủ
Bắt hải âu bỏ lên sàn tầu.
Loài chim biển lớn
Thường là từ trên cao
Uể oải nhìn những con tàu vượt vực sóng
Bắt hải âu bỏ lên sàn tầu.
Loài chim biển lớn
Thường là từ trên cao
Uể oải nhìn những con tàu vượt vực sóng
Liền khi bị
bỏ lên sàn tầu
Là những vì vua của biển cả trở thành lọng cọng
Chúng xấu hổ, nhục nhã làm sao
Những cánh chim khổng lồ lúc này
Như mấy cây chèo thuyền.
Là những vì vua của biển cả trở thành lọng cọng
Chúng xấu hổ, nhục nhã làm sao
Những cánh chim khổng lồ lúc này
Như mấy cây chèo thuyền.
Ui chao người
lữ khách với đôi cánh vĩ đại
Lúc này chẳng khác một tên hề
Quệt quệt cái mỏ,
Hay, như 1 tên què, chập choạng tính bay!
Lúc này chẳng khác một tên hề
Quệt quệt cái mỏ,
Hay, như 1 tên què, chập choạng tính bay!
Thi sĩ thì đâu
khác
Những con chim khổng lồ của biển cao trời rộng
Vốn khinh thường giông bão, hay cung thủ
Một khi bị thế nhân bỏ lên sàn thuyền
Chính những cái cánh vĩ đại kia làm chàng không làm sao đi.
Những con chim khổng lồ của biển cao trời rộng
Vốn khinh thường giông bão, hay cung thủ
Một khi bị thế nhân bỏ lên sàn thuyền
Chính những cái cánh vĩ đại kia làm chàng không làm sao đi.
Note: GCC đọc
bài viết của tên đầu nậu VC, (1) đã có lần chiêu hồi NMG đem sách
về cho hắn in, viết
về hai thiên tài thi ca Bùi Giáng và Thanh Tâm Tuyền, được tên bỏ chạy
bợ đít
VC đánh mấy "sao", khen nức nở, bèn đi bài thơ trên.
Tởm nhất là
cái tiểu chú, chứng tỏ chúng đâu có hết hận thù.
(2) Gần đây,
một số vị cũng đề cao thơ Thanh Tâm Tuyền quá mức. Thơ không có gì hay
đã đành,
mà ông ta đâu phải cách tân thơ Việt hiện đại đầu tiên (đầu tiên phải
kể Trần
Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi...). Thơ ông cũng như con người ông (vốn là
một sĩ
quan quân đội Sài Gòn, làm báo Tiền Tuyến, báo quân đội) là
chống lại
cuộc chiến đấu của dân tộc ta chống ngoại xâm, rất sâu độc trắng trợn,
có gì
đáng đề cao?
TTT bị động viên, như mọi
thanh niên cùng lớp tuổi của Miền Nam, rồi được biệt
phái về Tiền Tuyến, nhờ tí
viết lách, chính ông cũng đã từng "tự hào",
chưa từng bắn phát súng, viết cái gì thì cũng phải
cho đúng, "rất
sâu độc trắng trợn" ở chỗ nào?
“Rất sâu độc
trắng trợn”, thực ra phải dành cho VC. Lịch sử ngày càng lộ rõ, Mẽo
thực sự
không muốn dính vô Miền Nam, nhưng quá sợ mất nó, và chính VC đã tìm đủ
mọi
cách để nhử Mẽo vô, thí dụ cú đầu độc tù Phú Lợi.
“Vẫn được đi”,
theo GCC, nếu thực sự có giải phóng thống nhất, chấm dứt cuộc chiến.
Bởi thế mà
GCC phán, tội ác của VC là sau 30 Tháng Tư 1975. Một xứ Mít như hiện
nay, là 1
cái nhục nhã quá lớn, so với bất cứ 1 “sâu độc trắng trợn” nào của Ngụy.
Tên khốn VC
đã khốn nạn, nhưng tên trí thức Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, khốn nạn
hơn nhiều.
Hắn phải biết, những người như BG, TTT là như thế nào chứ.
Thơ Bùi
Giáng,
phải là người thực sự yêu thơ, và đã từng làm thơ, thì mới cảm được.
Bởi là vì,
có những câu thơ của ông, nếu không phải là thiên tài, không làm nổi,
đúng cái ý
mà Borges phán, thơ là để trao cho thi sĩ. Trường hợp Bùi Giáng chứng minh nhận định của Michel Foucault, về Le Même và L’Autre, thi sĩ ở giữa hai kẻ này, như Gấu đã từng viện dẫn, trong bài viết về TTT:
Cái sự tìm đọc
lại văn học Miền Nam 1 cách nào đó, là cố tìm cách giải thích khác đi,
về cuộc chiến
thần thánh, đỉnh cao thời đại, bước ngoặt vĩ đại, bởi là vì nếu đúng
như thế,
thì sẽ có 1 nước Mít khác, không như hiện nay. Tên khốn kiếp bỏ chạy bợ
đít VC,
khi đánh dấu “sao” bài viết, là làm lộ ra cái thâm độc khốn kiếp của
hắn. Rõ ràng
là nhờ chế độ Ngụy, thương tiếc những nhân tài tương lai, không để chết
uổng
trong cuộc chiến, mói đẻ ra chế độ hoãn dịch vì lý do học vấn, và cho
đi du học,
vì có bằng cấp, thứ hạng cao, “ưu”, “bình”, hoặc “bình thứ”. Thằng khốn
du học
xong xuôi, chiến tranh chấm dứt, hy vọng VC hồ hởi đón về, chức cao nhà
rộng… thay
vì vậy, chúng đếch cho về, bèn làm trang net, chửi cái chế độ, những
con người
mà nhờ họ, hắn sống sót cuộc chiến.
Thanh Tâm
Tuyền
Đối với đa số,
Bùi Giáng là một nhà thơ điên. Không nhắc đến bọn tục, bọn tỉnh, bọn
khôn suốt
cả đời chẳng một giây nào thèm "thơ" đến tuyệt vọng, nói ngay những
người quí ông - nhìn được ông như một thiên tài, thiên tài tự huỷ ghê
gớm nhất
của thi ca Việt nam hiện đại - nhiều khi cũng né tránh, chẳng dám bước
hẳn vào
cõi thơ ông, hoặc có bước vào thì cũng theo cái lối "chân trong chân
ngoài", "mắt trước mắt sau", cười cợt vui đùa hay nghiêm trọng lố
bịch, tưởng như thế là làm thuận ý, vui lòng nhà thơ - người bầy trận
nghiêm trọng
và ta nên chiều người.
Chính
thái độ của những kẻ yêu ông, những kẻ ghét ông chẳng đáng nói, càng
khiến ông
phát "bẳn", càng khiến ông phát "điên" (điên tiết), càng
khiến nhà thơ thêm lạc lõng, "một mình một cõi", càng đẩy ông tới chốn
hoang vu bờ bãi, chơi với mọi với beo, với gấu, với châu chấu, chuồn
chuồn.
Không.
Bùi Giáng không điên. Ông là một nhà thơ sáng suốt, cực kỳ. Ông là một
nhà thơ
"ngộ". Đừng hiểu chữ "ngộ" trong cái nghĩa đơn giản của đạo
giáo, Bùi Giáng sẽ nhăn mặt nổi quạu, ông có thể sẽ tông cửa chạy tuốt
xuống
Biên Hoà ngay lập tức. Hãy để cho tiếng ấy "phiêu bồng" từ Nam chí Bắc
qua mọi nghĩa có thể có: (ngộ dại, giả ngộ, ngộ quá ta, ngồ ngộ, ngộ
không, ngộ
nhận, ngộ độc...)
Bùi Giáng
Auden: Gì nữa đây?
Ký giả: Tôi tự hỏi, nhà thơ số một hiện đang còn sống được coi là người bảo vệ sự vẹn toàn tiếng Anh của chúng ta, là ai theo ông?
Auden: Tại sao (không phải là) tôi, lẽ dĩ nhiên!
(Chuyện trò, Mùa Thu 1972).
Ký giả: Tôi tự hỏi, nhà thơ số một hiện đang còn sống được coi là người bảo vệ sự vẹn toàn tiếng Anh của chúng ta, là ai theo ông?
Auden: Tại sao (không phải là) tôi, lẽ dĩ nhiên!
(Chuyện trò, Mùa Thu 1972).
Wilfrid Sheed, trong một bài
giới thiệu tuyển tập Nhà văn khi
viết, Writers at work của tạp chí The Paris Review, (Penguin Books,
4th series,
1979) đã coi đây như một dịp "xin lỗi người đọc", về một định kiến
của ông đối với những bài phỏng vấn nhà văn/nhà thơ tạp chí này thường
thực
hiện. Bởi vì có lần tác giả viết: những thông tin ở trong đó chẳng khác
gì
chuyện ngồi lê đôi mách, làm xàm, bá láp về giới viết lách. Chuyện
những cây
viết chì-số hai của Hemingway, hay Aldous Huxley mặc áo ngủ loại nào,
thì đâu
có ăn nhậu gì tới văn chương? Nhưng rồi tác giả nhận ra, trong những
câu chuyện
tầm phào như thế, chứa đựng "nguyên liệu số một", materia prima, của
văn chương.
Liệu chăng, chúng ta có thể
vượt lên khỏi cõi đời thường, để hiểu
được "một ông trời bơ vơ" ?
Bởi vì Bùi Giáng, là cả một kho
tàng những giai thoại, thường rất
đỗi đáng yêu, nhiều khi rất ngậm ngùi...
Trong một bài viết ở trong
nước, "một thú vui tao nhã: thú
đọc sách ở thành phố Sài-gòn" (cho phép tôi được sửa, một tên gọi ở
đây),
tác giả Hồng Minh-Hoàng Kim kể, khi tập thơ Lá (1988) của Văn Cao được
xuất
bản, người yêu thơ náo nức chờ đợi, nhưng dù được nhà xuất bàn Tác Phẩm
Mới của
Hội Nhà Văn in với số lượng lớn, vậy mà người viết không làm sao không
tìm thấy
ở đâu cả. Ông/bà không giải thích lý do, nhưng than, (ôi) nỗi thất vọng
tràn
trề.
Thế rồi một chiều Tr. phóng đến
tìm tôi, tay vung vẩy tập thơ.
Đúng là tập Lá, bìa của họa
sĩ Trần Ngọc Quỳ đàng hoàng. Ở đâu? Văn Cao
tặng
tao, Tr. đáp, mặt vênh lên như tay chơi chính hiệu. Không tin hả. Thì
đây, ở
đầu tập thơ vẫn còn nét chữ Văn nguệch ngoạc, thứ chữ của một ông già
bị nung
đủ lửa. Mà lời đề tặng rất tao nhã, rất thơ: Gửi anh, một chiếc lá đầu
- Văn.
Cuối cùng Tr. mới thú nhận rằng nó nhặt ở... quầy sách cũ trên đường Điện Biên Phủ, góc đầu Hai Bà Trưng!
Cuối cùng Tr. mới thú nhận rằng nó nhặt ở... quầy sách cũ trên đường Điện Biên Phủ, góc đầu Hai Bà Trưng!
Và đây là đoạn về ông trời bơ
vơ giữa chợ sách:
Người có nỗi chuân chuyên của
người, sách có sự thăng trầm của
sách. Tại khu sách cũ Nơ Trang Long một chiều mưa, tôi gặp thi sĩ Bùi
Giáng
đang chăm chú với một cuốn sách cũ. Cứ ngỡ bậc tiền bối như Bùi tiên
sinh thì
không còn gì đáng cho ông đọc nữa, nhưng khi ông bỏ cuốn sách xuống đi
ra thì
tôi lại thấy đó chính là cuốn Tư
tưởng hiện đại của... ông. Giở lam
nham thấy
nhiều trang còn nguyên vết mực tươi, chữ viết ngoằn ngoèo. Thì ra ông
tìm đến
quầy sách cũ để tiếp tục sửa lại những điều chưa vừa ý trong cuốn sách
của
mình!
Cá nhân người viết không tin,
chuyện "tìm, để"
nhưng cảnh tượng ông trời bơ vơ thưởng thức một buổi chiều mưa như thế,
bằng
những nét chữ còn tươi nét mực như vậy, chắc chắn là có thực. Tôi bỗng
liên
tưởng tới đoạn Zhivago về già, đi làm công cho một gia đình, gặp ông
chủ nhỏ
đang cắm cúi ghi chú lia lịa trên những trang sách, giơ tay vẫy vẫy ra
ý xua
đuổi, đừng làm rộn... nhân lúc vắng người, Zhivago tò mò lén coi: hóa
ra là tác
phẩm của mình!
Hai hình ảnh, về cùng nhà thơ, một mơ tưởng một cuốn sách đẹp thật đẹp, cùng với nó là trách nhiệm của một người viết, và một (hình như) hài lòng vì thấy tác phẩm sống dai hơn mình...
Hai hình ảnh, về cùng nhà thơ, một mơ tưởng một cuốn sách đẹp thật đẹp, cùng với nó là trách nhiệm của một người viết, và một (hình như) hài lòng vì thấy tác phẩm sống dai hơn mình...
Trong bài viết Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ (Thế
Kỷ 21, Tháng 11,1998), Phạm Xuân Đài nhớ lại, kỷ niệm lần đầu ông đọc
Bùi Giáng, "vào
thập
niên 50 trên tờ Phổ Thông do
ông Vũ Quốc Thúc chủ trương chủ trương,
xuất bản
tại Hà-nội trước cuộc di cư năm 1954. [Đây cũng là một chi tiết thật
hiếm quí;
đa số độc giả, theo tôi, chỉ biết ông lần đầu, qua tập Mưa Nguồn].
Tuổi học
sinh đọc là tôi mê bài ấy ngay, nỗi mê gần giống như khi đọc Những Vì
Sao, Les
étoiles, của Alphonse Daudet, có lẽ với nhiều cảm động hơn. Một
bên là
chàng
chăn dê giữa rừng núi với tình yêu bầy dê của mình, một bên là chàng
chăn cừu
với mối tình chớm nở với cô con gái ông chủ. Tuổi thanh niên dễ "bắt"
những rung động ấy lắm!...
Theo Phạm Xuân Đài, bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ, kỷ niệm một đoạn
đời
15 năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt - Nam Ngãi Bình Phú gây thắc mắc
cho nhiều
người. Ông đã từng gặp thi sĩ, nhưng quên nhờ giải thích: về thời gian,
không
làm gì có chuyện Bùi Giáng đi chăn dê trong 15 năm, về không gian thì
cả vùng
đồi núi Nam Ngãi Bình Phú là quá lớn đối với địa bàn chăn dê thật của
thi sĩ. Và
ông đành tự giải thích, xin tóm tắt đại khái: Thời gian và không gian,
tuy có
thật, nhưng được nới rộng ra. Mười lăm năm, có lẽ là mượn từ Kiều.
Không gian,
gợi nên không gian Liên Khu Năm thời kháng chiến chống Pháp. Thời gian
ấy,
không gian ấy sẽ hỗ trợ cho không khí và nỗi lòng của chàng Tô Vũ mới,
và làm
cho mối tình của chàng với bầy dê đượm một mầu sắc riêng...
Mượn mười lăm năm luân lạc của Kiều để chỉ một thời gian ngắn hơn nhiều của đời mình, Bùi Giáng "có lẽ đã tiên cảm nỗi bất trắc lớn lao của dân tộc trong vòng vây không thoát được của chủ nghĩa CS...
Nỗi lòng của Tô Vũ là nỗi lòng của một kẻ đi đầy". Và Phạm Xuân Đài kết luận rõ ràng đoạn đời 15 năm và đồi núi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú là một lối nói thậm xưng để thành một loại mật ngôn, nhằm chuyển tải một tâm sự. Ngay cả việc chăn dê cũng chỉ là một cái cớ. Nội dung bài thơ chỉ thuần túy nói về việc chăn dê và tình của tác giả với bầy dê, với hình ảnh ý tứ và ngôn từ đẹp, nên thơ, độc đáo. Duy tựa đề và nhất là câu đề từ hơi lạ... nhưng đó chính là một mấu chốt không thể giải của bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ.
Mượn mười lăm năm luân lạc của Kiều để chỉ một thời gian ngắn hơn nhiều của đời mình, Bùi Giáng "có lẽ đã tiên cảm nỗi bất trắc lớn lao của dân tộc trong vòng vây không thoát được của chủ nghĩa CS...
Nỗi lòng của Tô Vũ là nỗi lòng của một kẻ đi đầy". Và Phạm Xuân Đài kết luận rõ ràng đoạn đời 15 năm và đồi núi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú là một lối nói thậm xưng để thành một loại mật ngôn, nhằm chuyển tải một tâm sự. Ngay cả việc chăn dê cũng chỉ là một cái cớ. Nội dung bài thơ chỉ thuần túy nói về việc chăn dê và tình của tác giả với bầy dê, với hình ảnh ý tứ và ngôn từ đẹp, nên thơ, độc đáo. Duy tựa đề và nhất là câu đề từ hơi lạ... nhưng đó chính là một mấu chốt không thể giải của bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ.
Theo tôi những nhận định của
Phạm Xuân Đài về bài thơ Nỗi Lòng Tô
Vũ: nội dung bài thơ chỉ thuần túy... cho thấy rất nhiều, nếu
không là tất cả
về nhà thơ, và điều này được khẳng định qua tập Mưa Nguồn, qua những
tác phẩm
dịch thuật, qua cách ăn ngủ dầm dề với lục bát, cho dòng thơ này làm
bạn với
chuồn chuồn châu chấu, mẫu thân, người đẹp... Mượn hình ảnh rất đáng
yêu, rất
ngạo mạn, rất ngổ ngáo, rất "ngồ ngộ" của thi sĩ Anh, Auden, tôi
nghĩ, Bùi Giáng cũng muốn trả lời như vậy, khi được hỏi ông muốn gì khi
ăn ngủ
đi đứng với thơ: ông muốn bảo vệ sự vẹn toàn của tiếng Việt, thoát ra
khỏi mọi
quyền lực nhằm lạm dụng nó, trước khi nó bị thương tổn nặng nề.
Hãy lấy một thí dụ, bây giờ
những người tuổi trẻ ở trong nước, hỏi
nhau trước khi đi thăm "em út": Mày có "đạn" không?
Ngay cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như Bác, Cháu, Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu ngón tay...
Ngay cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như Bác, Cháu, Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu ngón tay...
Thời gian, không gian, và một
chàng Tô Vũ chăn dê ở đây, là một
vùng đất đã mất (lost domain), nơi tiếng Việt, chàng Tô ẩn náu cùng với
bầy dê,
trước Kinh Hoàng Lớn sẽ tới.
Lost domain, Vùng đất đã mất,
là một trong những ẩn dụ lớn của văn
chương. Một huyền thoại của đời sống: Vườn Địa Đàng, Tuổi Thơ, Nàng
Công Chúa
Xa Vời, hay dùng ngôn ngữ phân tâm học: người mẹ được thánh hóa, lý
tưởng hoá
của tuổi thơ (chúng ta gặp mẫu thân Kim Cương ở đây).
Thi sĩ như một ông vua, ông
trời, như một kẻ sẽ chẳng bao giờ kinh
qua địa ngục, sẽ chẳng bao giờ là nạn nhân...
Anh ta chẳng khác gì nhân vật
thần thoại Gryphon [Nhân vật mình,
chân sư tử. đầu cánh, tai chim ưng, tượng trưng cho sức mạnh, nhanh
nhện, và
cái nhìn sắc bén.được miêu tả trong Lò Luyện Ngục, Canto XXXI].
Không ngừng là chính mình, anh ta biến thành cái bóng của chính anh ta; Paz viết về thi sĩ. Về kinh nghiệm thi ca: chỉ là mặc khải phận người. [Thi ca và Lịch sử , trong The Bow and the Lyre].
Với Bùi Giáng, một phận người thật yêu thương, đôi khi thật ngậm ngùi. Và hình ảnh nhà thơ nhập vào, là ca dao, Truyện Kiều, lục bát, trên tất cả, là tiếng Việt với tất cả những thăng trầm của nó.
Không ngừng là chính mình, anh ta biến thành cái bóng của chính anh ta; Paz viết về thi sĩ. Về kinh nghiệm thi ca: chỉ là mặc khải phận người. [Thi ca và Lịch sử , trong The Bow and the Lyre].
Với Bùi Giáng, một phận người thật yêu thương, đôi khi thật ngậm ngùi. Và hình ảnh nhà thơ nhập vào, là ca dao, Truyện Kiều, lục bát, trên tất cả, là tiếng Việt với tất cả những thăng trầm của nó.
Nói về khùng điên, phải có tài
của một thi sĩ.
[Bản dịch tiếng Anh: To speak of madness one must have the talent of a poet].
Michel Foucault
[Bản dịch tiếng Anh: To speak of madness one must have the talent of a poet].
Michel Foucault
Xin vĩnh biệt nhà thơ.
NQT
Borges là 1 người rất hào
phóng. Ông
viết, nhớ đại khái, bạn đọc 1 câu của Shakespeare là thành Shakespeare.
Nhưng cũng lại rất nghiêm khắc, khi phán, thơ là để trao cho thi sĩ.
Lấy hai cái ý trên, thì thành ra câu của Nabokov, TTT viện dẫn, khi ru MT, “ngủ đi, ngủ đi, công tử của lòng ta” [Good Night, Sweet Prince! Hamlet – Shakespeare. Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta]:
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
Nhưng cũng lại rất nghiêm khắc, khi phán, thơ là để trao cho thi sĩ.
Lấy hai cái ý trên, thì thành ra câu của Nabokov, TTT viện dẫn, khi ru MT, “ngủ đi, ngủ đi, công tử của lòng ta” [Good Night, Sweet Prince! Hamlet – Shakespeare. Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta]:
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
GCC để ý,
đám chê thơ BG,
đa số đếch làm thơ được.
Có thể chìa khóa ở đó chăng?
Có thể chìa khóa ở đó chăng?
Thầy Thục,
chê thơ BG thấu trời. Thử làm, coi nổi 1 câu như :
“Em thương
anh như thương một ông trời bơ vơ”?
Gấu Cái mê
câu này lắm.
Hà,
hà!
Comments
Post a Comment