Bui Chat

*

Khi Xứ Mít được Nobel Toán, Gấu đã tưởng tượng ra cái cảnh trên: NBC, đứng giữa Ba Ðình, một tay giơ quả đấm chỉ chỉ về Lăng Bác [cái này thuổng Kỵ Sĩ Ðồng của Pushkin], một tay cầm cái bửu bối Nobel, phán: DM, cái chế độ khốn kiếp này đi chỗ khác chơi!
Hóa ra, cảnh xẩy ra ở Buenos Aires, dưới sự chứng kiến và ban phước lành của Borges.
Và Bùi Chát, chuyên chửi tục, thì lại ăn mặc rất chỉnh tề, và phán rất là thật nhã nhặn, thật lịch sự!

Tuyệt!
 
Anh đến ăn mừng với bạn bè vì anh vừa được thả. Trên đường về nhà, có bốn người đàn ông đi xe máy bám theo anh. Anh dừng xe, hỏi vì sao. Không một lời đáp, họ đánh anh vào ngực, vào lưng và rất nhiều lần vào đầu. Vài ngày sau, Bùi Chát gửi email cho tôi, thông báo. Một trong số những người đó bảo: “Mày còn thò mặt đến con hẻm này thì chúng tao giết.”
Bùi Chát sống ở chính con hẻm đó.

Viết mỗi ngày

*
Art puts history on show and makes the historian into a writer.
[Nghệ thuật đưa lịch sử ra trình làng, và biến sử gia thành nhà văn]. 
Roland Barthes viết, Michelet, một tay xực lịch sử, Michelet, eater of history. Ở đoạn "Michelet as predator", kẻ ăn thịt sống, ông coi sử gia người Pháp này, giống Pascal, Rimbaud, là những người viết tới đâu ăn văn mình tới đó, [Michelet is one of those predatory writers (Pascal, Rimbaud) who cannot write without constantly devouring their discourse].
[Bản tiếng Anh của Richard Howard, nhà xb Hill and Wang, New York]
Michelet nhận lịch sử như một món dinh dưỡng ông, bù lại, ông từ bỏ đời mình vì nó.
[Michelet receives History as a nutriment, but in return he abandons his life to it].

Cái cú VC vứt mẹ môn Lịch Sử vô thùng rác, theo GCC, thật là tuyệt vời, dù bị hải ngoại chửi tưng bừng.
Chúng viện cớ, con nít đếch chịu học môn này nữa.

Ui chao, có hai môn con nít cực mê là lịch sử và địa lý, nhưng cái môn lịch sử của Vẹm chúng quá tởm, vì toàn là bịa đặt, chúng hết chịu nổi rồi, hà, hà!
Vương Đại Gia, nhà phê gia nhớn nhất ở trong nước, hình như cũng cảm thấy nhột, vì cái sự không lẽ bịp con nít hoài, nên đề nghị, hay là tạm hoãn cái vụ học sử, 1 thời gian.
Hoãn cái con khỉ, cho đi tầu suốt cho được việc!
Trong bài viết về NHT, và cái cú Nguyễn Huệ ra Bắc, nhét kít vô miệng tầng lớp tinh anh Bắc Hà, Gấu có nhắc tới Brodsky, và cái sự khi còn bé, ông quá mê môn lịch sử:

Trên Hợp Lưu, 6/92, sau khi đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần Vũ, và Phẩm Tiết, của Nguyễn Huy Thiệp, Trương Vũ đã đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai truyện ngắn đó là những sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác 'không' và 'không thể' "bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ý thừa sức thấy rõ điều đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ được xây dựng với những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng 'táng đởm' vì những nét đó. Không vì đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà vì đó là một nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không thấy được sự công bình cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách hư cấu như vậy. Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?"

Đụng vào một nhân vật lịch sử cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lý do như Trương Vũ đưa ra, "mà vì đó là một nhân vật có thật, và có như mọi người được biết", còn một lý do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con người. Joseph Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần đầu ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mã làm ông nhớ đến cô giáo dậy môn sử, và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus, Flavius... toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lý do, theo ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào còn đen kịt, sặc mùi thuốc súng, vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đã ăn sâu vào bộ óc non nớt của chúng ta, không dễ gì bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng người" không dễ dàng, khi cố tình xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là "nhiệm vụ" của nhà nước, không phải của nhà văn.

Nhưng thôi, chán VC rồi, GCC bèn giới thiệu “Michelet” của Barthes.
Cuốn này, cục tuyệt, vậy mà có vẻ ít ai để ý, khi đọc Barthes.

Mỗi một người đàn ông chết để lại một tài sản nho nhỏ, hồi ức của người đó, và yêu cầu được chăm sóc. Với những người không có một người bạn, thì ông quan tòa sẽ cung cấp một người…
Tòa này là Lịch Sử. (1)

(1)

THE BENCH OF HISTORY

Each soul, among vulgar things, possesses certain special, individual aspects which do not come down to the same thing, and which must be noted when this soul passes and proceeds into the unknown world.
Suppose we were to constitute a guardian of graves, a kind of tutor and protector of the dead?
I have spoken elsewhere of the duty which concerned Camoens on the deadly shores of India: administrator of the property of the deceased.
Yes, each dead man leaves a small property, his memory, and asks that it be cared for. For the one who has no friends, the magistrate must supply one. For the law, for justice is more reliable than all our forgetful affections, our tears so quickly dried.
This magistracy is History. And the dead are, to speak in the fashion of Roman Law, those miserabiles personae with whom. the magistrate must be concerned.
Never in my career have I lost sight of that duty of the Historian. I have given many of the too-forgotten dead the assistance which I myself shall require.
I have exhumed them for a second life. Some were not born at a moment suitable to them. Others were born on the eve of new and striking circumstances which have come to erase them, so to speak, stifling their memory (example, the Protestant heroes dead before the brilliant and forgetful epoch of the eighteenth century, the age of Montesquieu and of Voltaire).
History greets and renews these disinherited glories; it gives life to these dead men, resuscitates them. Its justice thus associates those who have not lived at the same time, offers reparation to some who appeared so briefly only to vanish. Now they live with us, and we feel we are their relatives, their friends. Thus is constituted a family, a city shared by the living and the dead.

1872. Histoire du XIXe siècle, II, Le Directoire, Pr
éface

Roland Barthes: Michelet
Tòa án lịch sử.

Mỗi linh hồn, trong những tầm phào của nó, có tí ti ‘đặc sản’ khiến chúng phân biệt với nhau, và cần được ghi nhận, khi nó từ bỏ cõi đời này đi vô cõi vô biên, biền biệt.
Giả như chúng ta lập ra một thứ ông từ, của những đền đài, là những ngôi mộ?
Một thứ giám hộ chuyên lo bảo vệ những người chết?
Tôi có lèm bèm ở đâu đó, về trách nhiệm mà Camoen quan tâm tới, ở trên những bến bờ chết người ở Ấn độ: Người lo quản lý những tài sản của những người đã chết.
Đúng như thế, mỗi người chết để lại tí ti tài sản, là hồi ức của người đó, và yêu cầu được chăm sóc. Với người không bạn bè, quan tòa phải cung cấp một người như vậy.
Nước mắt của chúng ta thì khô ráo thật lẹ, và luật lệ, công lý thì đáng tin cậy hơn là ba thứ tình cảm rất mau phai nhạt của chúng ta.
Thứ tòa này là Lịch sử.

MEMORANDUM

MICHELET (Jules), French historian, born in Paris. His liberal opinions twice caused his lectures at the College de France to be suspended. In his Histoire de France and his Histoire de la Revolution, he managed to effect a veritable resurrection of our national life (1798-1874).
-Petit Larousse illustré, 1906-34

CHRONOLOGY

"I was born during the great territorial revolution, and I shall have seen the dawn of the great industrial revolution. Born under the Terror of Babeuf, I see, before I die, the Terror of the Internationale. "

OEDIPUS

The historian is neither Caesar nor Claudius, but he often sees in his dreams a weeping, lamenting crowd, the host of those who have not lived enough, who wish to live again . . . It is not only an urn and tears which these dead ask of you. It is not enough for them that we take their sighs upon ourselves. It is not a mourner they would have, it is a soothsayer, a vates. So long as they have no such person, they will wander about their ill-sealed graves and find no rest.
    They must have an Oedipus who will explain to them their own enigma, of which they have not had the meaning, who will teach them what their words, their acts meant, which they did not understand. They must have a Prometheus, so that, at the fire he has stolen, the voices which floated like snowflakes in the air might rebel, might produce a sound, might begin to speak. There must be more; the words must be heard which were never spoken, which remained deep in their hearts (search your own, they are there); the silences of history must be made to speak, those terrible pedal points in which history says nothing more, and which are precisely its most tragic accents. Then only will the dead be resigned to the sepulcher. They are beginning to understand their destiny, to restore the dissonances to a sweeter harmony, to say among themselves, and in a whisper, the last words of Oedipus: Remember me. The shades greet each other and subside in peace. They let their urns be sealed again. They scatter, lulled by friendly hands, fall back to sleep and renounce their dreams. That precious urn of bygone times-the pontiffs of history bear it and transmit it to each other with what piety, what tender care! (no one knows how pious but themselves), as they would bear the ashes of their father or of their son. Their son? But is it not them
selves?
1842. Quoted in Monod, Vie et pensée de Michelet, II, 6

Sử gia đếch phải là Caesar mà cũng phải là Claudius. Nhưng, anh ta thường nhìn thấy, ở trong những giấc mơ của mình, một đám đông khóc nức nở, than van, những con người sống chưa đủ, chưa đủ sống, ước mong sống nữa, sống lại.... Không phải là cái bình đựng tro cốt và những giọt nước mắt mà những người chết – thí dụ, thì cứ nói đại ra ở đây, những oan hồn của cuộc chiến Mít - đòi hỏi ở chúng ta... Cũng không đủ là cái chuyện chúng ta coi những tiếng thở dài của họ là của chúng ta. Không phải 1 kẻ cầu nguyện, một thứ kinh cầu, RIP /RIẾC gì đó, họ muốn có, nhưng mà là 1 vì thầy bói. Một khi chưa có 1 một cô đồng, thì họ cứ bèn lang thang vất vưởng, vẫn cứ lèm bèm về những ngôi mả không được chôn cất tới nơi tới chốn, và chưa cảm thấy được an nghỉ đời đời.
Phải là 1 tay Oedipus, người sẽ giải thích cho họ về cái bí ẩn của chính họ…

“I collect the life of my time. I’m interested in the history of the soul. The everyday life of the soul, the things that the big picture of history usually omits, or disdains. I work with missing history. I am often told, even now, that what I write isn’t literature, it’s a document,” she said.
“I’m interested in little people. The little, great people, is how I would put it, because suffering expands people. In my books, these people tell their own, little histories, and big history is told along the way … I have collected the history of ‘domestic,’ ‘indoor’ socialism, bit by bit. The history of how it played out in the human soul. I am drawn to that small space called a human being … a single individual. In reality, that is where everything happens.”

Svetlana Alexievich: Diễn văn Nobel văn chương

Tớ quan tâm tới thứ lịch sử của linh hồn, chuyện thường ngày, mọi ngày, của linh hồn, thứ mà lịch sử lớn lao láo toét vờ, hoặc ghê tởm, hoặc coi thường...

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates