Hoàng Hạc Lâu



Thiếu Khanh


Trong các bài thơ về Lầu Hoàng Hạc được truyền tụng từ xưa, có lẽ bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được ngưỡng mộ hơn cả. Nhiều thi sĩ Việt Nam cũng đã dịch bài này ra thơ Việt. Có người cho biết, đã có hơn bốn trăm bản dịch tiếng Việt từ bài thơ Hoàng Hạc Lâu này. Trong số đó có bản dịch của nhiều thi sĩ nổi tiếng, từ Tản Ðà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng San, Vũ Hoàng Chương vân vân. Riêng bản dịch của nhà thơ họ Vũ được những người biết đến đánh giá rất cao nhưng có lẽ do thời thế (được nhà thơ dịch sau năm 1975) mà ít người được thưởng thức bản dịch này. Ở đây người viết xin giới thiệu bản dịch tài hoa này của thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng với một số bài dịch sang các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức của các nhà Trung Hoa học Tây Phương nổi tiếng, và một bài dịch tiếng Anh của người viết.
TK
Theo Gấu, bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng Chương, quá hay, nhưng không theo kiểu nhận định về "hay dở" thông thường, hay khi phải so với những bản dịch khác!
Nói rõ hơn, vấn đề ở đây, là bản dịch của VHC khác hẳn các bản dịch khác.
Gấu đã lèm bèm về bài thơ này một đôi lần.
Nguyên tác sử dụng vần trắc, thành ra những bản dịch, trong số đó, hay nhất, là của Tản Ðà với riêng Gấu, thì đều sử dụng vần bằng, thành ra mất hẳn cái “air” trượng phu, viril, của bài thơ, theo kiểu “ba năm mẹ già cũng đừng trông”, của Thâm Tâm, hay kiểu Brodsky, "Doomed Never to Return Home": kẻ bị kết án đi một lèo, không quay lại…
Ðó là cái ý hoành tráng của câu thơ đầy sảng khoái:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản.
Dịch nhảm kiểu Gấu:
Một lần Gấu đi là đếch có về nữa!
Chính vì thế mà VHC, khi dịch, đã sử dụng vần trắc.
Bài thơ, và tác giả của nó, từ ngàn xưa mà đã nhìn ra thân phận lưu vong của Gấu, hàng ngàn năm sau.
Thế mới khủng!
Có thể vì vậy, mà người đời cứ dịch đi dịch lại hoài, nó.
Bởi vì mỗi thời, con người lại cần 1 bản dịch của Hoàng Hạc Lâu.
Bài Biển của Gấu, theo nghĩa đó, cũng là 1 bản dịch của Hoàng Hạc Lâu!
Hà, hà!
Biển
Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà. 
Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả 
Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này 
Số phận còn thua hạt cát. 
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng,
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời. 
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
Bài thơ của VHC, dịch HHL, không phải được dịch sau 1975.
Gấu đã từng nghe nó, khi học Ðệ Tam, [Ðệ Nhị, Gấu học nhảy, bỏ Ðệ Tam, lên Ðệ Nhị, cuối năm thi Tú Tài 1, đậu, vô Chu Văn An, học Ðệ Nhất, quen Bạn C, ông em nhà thơ...], trường Hồng Lạc, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài Gòn, kế ngay bên vườn Bờ Rô, khi là học trò của nhà thơ. Như thế, phải khoảng năm 1956 -7, bởi vì Gấu đậu Tú Tài 2 năm 1958.
Ông dậy Việt Văn, và có lần khen 1 bài luận của Gấu, nhưng cảnh cáo, bài luận làm đúng thể thức 1 bài luận, đừng có nghĩ là nó hay, mà vênh mặt lên!
Ngay lần đó, ông đã cho biết, lý do ông dịch HHL, sử dụng vần trắc, như trên.
Bài Biển này, từ khi ra đời, là đã gặp nhiều hạnh ngộ, và gây cho tác giả của nó, hạnh phúc, có, và bất hạnh, càng có, và càng khổ.
Ðã từng được diễn đàn Gió-O đọc, trong mục đọc thơ. Một vị, bạn tù của Gấu, quen ở nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó, định cư tại Úc, viết thư khen nức nở, hào khí ngất trời. Một vị, cũng Bắc Kít, quen ở hải ngoại, trong 1 lần nhậu xỉn, phán, chỉ cần bài thơ này, là đủ rồi, khỏi cần làm thơ nữa. Vụ này đã kể trong bài viết
Dạ Vũ Ký Bắc

Thầy Chương

Vũ Hoàng Chương by Viên Linh


Thiếu Khanh

Hoàng Hạc Lâu – Lầu Hoàng Hạc
 
 
Lầu Hoàng Hạc tọa lạc tại núi Thạch Sơn nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, được coi là Thiên Hạ Đệ Nhất Thắng Cảnh (The First Scenery under Heaven).
Tương truyền, ngày xưa đó là một tửu quán được đông đảo tửu đồ thực khách lui tới. Một hôm một đạo sĩ ăn mặc rách rưới tới gọi rượu. Chủ quán làm lơ không thèm để ý, nhưng con trai ông ta vốn là người khoan hòa nhân hậu, đem rượu ra mời đạo sĩ mà không bao giờ hỏi tiền. Đạo sĩ thường xuyên đến quán rượu trong suốt nửa năm. Một hôm đạo sĩ cho người con chủ quán biết ông ta muốn trả tiền rượu đã uống chịu từ trước đến nay. Nhưng thay vì trả bằng tiền đạo sĩ vẽ lên vách quán một con hạc vàng. Con hạc sẽ nhảy múa mỗi khi được yêu cầu. Nghe tin này nhiều người ở khắp nơi tranh nhau đến quán uống rượu để được tận mắt chiêm ngưỡng con hạc múa. Nhờ đó gia đình ông chủ quán rượu trở nên giàu có. Một thời gian sau, vị đạo sĩ trở lại quán. Sau khi uống rượu xong, đạo sĩ vẩy tay gọi con hạc trên vách xuống nhảy múa, và ông ngồi lên lưng hạc bay đi. Từ đó quán rượu không còn hạc vàng nhảy múa nữa. Ông chủ quán cho xây dựng một tòa lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu (Lầu Hạc Vàng) để kỷ niệm.
Theo những gì còn được ghi chép lại, Lầu Hoàng Hạc được xây dựng đầu tiên vào năm 220 (thời Tam Quốc). Do lầu nằm một vị trí rất thuận tiện cho việc quan sát về mặt quân sự, nên không lâu sau đó nó được Tôn Quyền (nước  Ngô) xây dựng thành một vọng lâu (đài quan sát). Đến đời Đường nhiều bậc thi hào làm thơ về lầu Hoàng Hạc, nơi này lại nổi tiếng và hấp dẫn nhiều khách tham quan. Trong nhiều thế kỷ, Lầu Hoàng Hạc bị tàn phá và tái thiết nhiều lần. Chỉ trong hai triều đại Minh (1368 - 1644) và Thanh (1644 - 1911) Lầu Hoàng Hạc cũng nhiều phen bị phá hủy rồi lại được xây dựng lại. Năm 1884, một trận hỏa hoạn thiêu rụi lầu này, và mãi gần một trăm năm sau nó mới được tái thiết (vào năm 1981), căn cứ theo một bản thiết kế vào đời nhà Thanh.


Lầu Hoàng Hạc hiện nay gồm năm tầng, với các đầu mái uốn cong cách điệu hình các con chim hạc đang vẫy cánh. Lầu có chiều cao tổng cộng 51,4 mét. Bốn mặt lầu được thiết kế giống nhau. Chung quanh lầu có bố trí các con hạc màu vàng bằng đồng, các khu lưu niệm và thừa lương đình.
Trong các bài thơ về Lầu Hoàng Hạc được truyền tụng từ xưa, có lẽ bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được ngưỡng mộ hơn cả. Nhiều thi sĩ Việt Nam cũng đã dịch bài này ra thơ Việt. Có người cho biết, đã có hơn bốn trăm bản dịch tiếng Việt từ bài thơ Hoàng Hạc Lâu này. Trong số đó có bản dịch của nhiều thi sĩ nổi tiếng, từ Tản Ðà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng San, Vũ Hoàng Chương vân vân. Riêng bản dịch của nhà thơ họ Vũ được những người biết đến đánh giá rất cao nhưng có lẽ do thời thế (được nhà thơ dịch sau năm 1975) mà ít người được thưởng thức bản dịch này. Ở đây người viết xin giới thiệu bản dịch tài hoa này của thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng với một số bài dịch sang các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức của các nhà Trung Hoa học Tây Phương nổi tiếng, và một bài dịch tiếng Anh của người viết.
 
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
 
Dịch âm:
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Thôi Hiệu
 
Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng đi rồi.
Chỗ này chỉ còn lại Lầu Hoàng Hạc
Hoàng hạc một lần bay đi sẽ không bao giờ trở lại
Mây trắng còn trôi lơ lửng suốt ngàn năm
Trời tạnh cây (ở) Hán Dương xanh ngắt
Cỏ thơm phơi phới trên bãi Anh Vũ
Ngày tối rồi không biết quê quán ở phương nào
Khói và sóng trên sông khiến người ta thấy buồn
 
Bản dịch của Vũ Hoàng Chương (1916 –1976)
Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi!
 
 
Bản dịch tiếng Anh của Herbert Allen Giles (1845 –1935)
Home Longings
Here a mortal once sailed up to Heaven on a crane,
And the Yellow-Crane Kiosque will for ever remain;
But the bird flew away and will come back no morẹ
Though the white clouds are there as the white clouds of yorẹ
Away to the east lie fair forests of trees,
From the flowers on the west comes a scent-laden breeze,
Yet my eyes daily turn to their far-away home,
Beyond the broad River, its waves, and its foam.
 (Chinese Poetry in English Verse, 1898)
 
Bài dịch tiếng Pháp của Paul Demiéville (1894-1979):
Le Pavillon de la Grue Jaune
Monté sur une grue jaune, jadis, un homme s'en alla pour toujours;
Il ne resta ici que le Pavillon de la Grue Jaunẹ
La grue jaune, une fois partie, n'est jamais revenue;
Depuis mille ans les nuages blancs flottent au ciel, à perte de vuẹ
Par temps clair, sur le Fleuve, on distingue les arbres de Han Yang;
Sur l'Ile des Perroquets, les herbes parfumées forment d'épais massifs.
Voici le soir qui tombẹ Où donc est mon pays natal ?
Que la brume et les vagues sont tristes sur le Fleuve!
 (Anthologie de la Poésie Chinoise Classique, 1962)
 
Bản dịch tiếng Đức của Guenther Debons (1921 – 2005):
 Der Turm zum Gelben Kranich
 
Auf seinem gelben Kranich flog der Weise vorseiten fort.
Der Turm zum gelben Kranich blieb allein am leeren Ort.
Und ist der Kranich einmal fortgeflogen, bleibt er uns weit.
Die Wolken aber fluten still dahin in Ewigkeit.
Dort überm Strom, ganz klar, sieht man die Bäume von Han-yang blühn;
Und auf dem Papageiensand der Gräser duftendes Grün.
Die Sonne sinkt hinab. Sag mir, wo liegt der Heimat Erde ?
Das Nebelwogen auf dem Strome macht, daß ich beklommen werde.
 (Lyrik des Ostens : China, 1962)
 
Bản dịch tiếng Anh của Thiếu Khanh:
YELLOW CRANE TOWER
Some one has taken the yellow crane away
Alone here is the Yellow Crane Tower to stay
Once gone the crane would never return
White clouds are perpetually in a drifting pattern
In fine weather Hanyang trees are seen distinctly
On the Yingwu islet fragrant grass shows its tender beauty
Where is my homeland in this late afternoon?
Smoke and waves on the river give my sorrow its tune
 
Thiếu Khanh.
 







Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates