Hồn ở đâu bây giờ




Cuốn này, tuyệt lắm, quá cả mức mong đợi của Gấu khi xỉa tiền ra mua. Lèm bèm với bạn văn tại quán sách trứ danh. Để đọc nó, là bạn phải được trang bị bằng 1 kỷ niệm của riêng bạn, hoặc, có thật, hoặc tưởng tượng, về 1 tiệm sách. Graham Greene đã từng viết những bài ngăn ngắn như thế, trong có bài về 1 tiệm sách cũ, ông cứ nghĩ là có thực, hoá ra là ông tưởng tượng ra, về nó, và luôn cả, về con phố cũ.
Với Gấu, khi mua nó, là 1 tiệm sách ở Bạch Mai, Hà Nội. Chủ nhân tiệm sách, hai vợ chồng trẻ, sau vô Sài Gòn, lại mở tiệm sách, ở Ngã Tư Phú Nhuận.
Khi mua nó, thì Gấu lại khoác cho nó 1 cái tên thật là tiệm Kafka, của 1 vị bằng hữu FB, mà vì lý do đó, Gấu cứ đinh ninh, là dân Hà Nội.
Hóa ra là dân Huế.
Và phải Huế mới đúng.
Bởi là vì cuộc trò chuyện giữa những nhà văn, ở trong cuốn sách, mà Gấu mê nhất, là giữa hai nhà văn, nhà thơ cùng dân Serbia, là Obreht và Simic. Họ cùng có kỷ niệm chết chóc chung về quê hương, và biết đâu, cũng có 1 Huế Mậu Thân của họ! Reflections là những bài viết ngắn, về đủ thứ, những chuyến đi, những bài điểm sách, điểm phim, giới thiệu sách. Trong có hai bài thật thú. Một, về những tiệm bán sách cũ, và một, tưởng niệm Borges, cũng là kỷ niệm lần Greene gặp Borges. TV sẽ chuyển ngữ cả hai.
Bài về những tiệm sách cũ làm Gấu nhớ tới những tiệm sách cũ ở khu Chợ Đũi, cũng một thiên đường tuổi mới lớn của Gấu cùng với Sài Gòn. Thời gian quen HPA. Gấu đã kể về chúng trong một bài viết cũ. Đọc bài viết của Greene còn làm Gấu nhớ tới cái tiệm sách cũ nằm giữa một con hẻm giữa hai bức tường, của hai căn nhà trên con phố Catinat, cũng gần Quán Chùa. Gấu thường ghé đó, cùng với ông Hưng, AP man. Cũng một trong những đền thiêng của VNCH, và cũng bị VC ủi sập, cùng với Givral, Passage Eden, Quán Chùa.
Tôi không biết Freud giải thích thế nào về chúng, nhưng trong hơn ba chục năm, những giấc mơ hạnh phúc nhất của tôi, là về những tiệm bán sách cũ: những tiệm trước đó tôi chẳng hề biết, hoàn toàn vô danh đối với tôi, hay những tiệm quen thuộc, cũ xưa mà tôi đang ghé.
Đó là những tiệm sách quen chẳng hề hiện hữu; tôi thật ngại ngần và đành phải đi đến kết luận như vậy.
Đâu đó, không xa Gare du Nord ở Paris tôi vẫn còn nguyên những kỷ niệm tươi rói về một tiệm sách ở cuối một con phố dài chạy mãi lên một đỉnh đồi, một tiệm sách sâu hun hút, với những quầy, giá sách cao thật cao, và cao như tôi mà cũng phải dùng tới một cái thang, để lục lọi những giá sách gần đụng trần nhà. Trong ít ra là hai lần, tôi đã lục lọi như vậy, và tôi tin rằng, đã vớ được bản dịch một cuốn của Apollinaire, nhà xb Fanny Hill, trong một lần đó.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt tôi cố tìm tiệm sách cũ trên, vô ích, vô phương.
Lẽ dĩ nhiên, tiệm có thể biến mất, nhưng con phố, chính nó, cũng đếch còn. Thế mới quái!
Rồi còn một tiệm sách cũ của London, nó cứ trăn trở, đi đi lại lại hoài, trong những giấc mộng của tôi; tôi có thể nhớ ra thật là rõ ràng mặt tiền của nó, nhưng chịu thua, phía bên trong tiệm. Nó đứng đâu đó trong khu đằng sau Charlotte Street trước khi bạn tới Euston Road. Tôi chưa từng đi vô bên trong tiệm, và bây giờ thì tôi tin chắc là làm đếch gì có cái tiệm quỉ quái đó, và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy nó.
Graham Greene
Ui chao, không lẽ Sài Gòn, Khu Chợ Đũi, BHD, Quán Chùa..... của Gấu, thì cũng chỉ như một trong những tiệm sách cũ, như trên, của Greene?
Nhưng, giả như thế, thì lại càng tuyệt, tuyệt!
Bởi vì rõ ràng là, khi dịch Istanbul, Gấu cũng có cảm giác như vậy, không phải về những con phố của Istanbul của Pamuk, nhưng mà là của Sài Gòn. Những đoạn phóng bút, là về Sài Gòn, về BHD của Gấu, không phải về Istanbul, về BHD của Pamuk!
Một thân hữu nhận ra điều này, khi viết:
Những mối tình e ấp , sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan Hương” của tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K có cảm tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
Ui chao Gấu Cái đọc đoạn trên, lắc đầu!




*

The Man Who Invented the Drug Memoir:
Kẻ phịa ra Hồi c Ken

Thomas De Quincey’s intoxicating prose derived its power from the writer’s opium habit.
By Dan Chiasson

http://www.newyorker.com/magazine/2016/10/17/the-man-who-invented-the-drug-memoir

Borges, trong Hồi ức của Shakespeare, nhắc đến De Quincey, ông này phán, bộ óc của chúng ta thì giống như miếng da lừa, a palimpsest. Bản văn mới phủ lên bản văn trước đó, cứ thế, cứ thế.
Nhưng gặp một tay có bộ óc khùng như GNV, thí dụ, thì cái bản văn cũ gọi là ‘quá khứ có BHD’ cứ luôn luôn là bản văn mới nhất, nó phủ lên mọi bản văn khác, kể cả bản văn sẽ có!


*

manhhai
Saigon Street Scene 1967 - Đường Ngô Đức Kế, nhìn về Nguyễn Huệ
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/29813129434/

UPI office, 19 NDK, phía bên kia hè đường. Có 1 bà cũng gánh 1 cái gánh như thế, bán đồ ăn sáng, hình như là cơm tấm, ở phía trước văn phòng, thời gian, chắc cũng vào giờ này, khi tấm hình  này được chụp

*

Saigon Street Scene 1967 - Đường Nguyễn Thiệp, đường ngang phía trước là Nguyễn Huệ

Cái tay Phương, manager tiệm radio International, là chồng Bích Hợp, nổi danh 1 thời.
Tay Phương có thời cũng rất mê ngồi Quán Chùa, với….  GCC. Nhớ, 1 lần, nhìn thấy Viên Linh, từ ngoài đi vô, chắc thế, 1 buổi sáng Sài Gòn mưa, chàng kéo cái cổ áo mưa lên, tay Phương nhìn, mê quá, phán, đúng là văn sĩ!
Lần đầu tiên Gấu nghe Bích Hợp hát, là
trong 1 vở cải lương, Tình Vương Ý Nhạc, hình như thế, và là bài "Người ngồi bên đây, lặng nghe nước chảy....", "cái con mẹ gì đó" (1) của PD, thế là nhớ đời, y chang chàng Phương nhìn VL xốc cổ áo mưa, hẳn thế!
Nghệ thuật làm dáng?
Cùng thời gian bức hình đưọc chụp?

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/30146656340/in/photostream/


(1) Gõ Bác Gúc:

Hẹn Hò
 
Một người ngồi bên kia sông
im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây
trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Trời thì mưa rơi
mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
Người thì hẹn nhau sang sông
mong cho chóng tạnh mùa Ngâu

Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau
cách một biển sâu
hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau
biết thuở ban đầu
dù tình không nguôi
đôi ta xin cho hứa vui về sau
trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi
cách biệt dài lâu...

Nước vẫn trôi mau
mắt vẫn hoen sầu
đành để hồn theo nước trôi không màu
Số kiếp hay sao?
không cho bắc cầu
thì xin sông nước sẽ cho gần nhau..

Một người bèn ra ven sông
buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu
trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau
êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau

GCC chưa từng được gặp Bích Hợp, nhưng nhớ là, tay Phương này, rất mê vợ mình, và hình như là, BH do cảm động quá, bèn gật đầu










Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates