Kỷ niệm 40 năm ngày bầu chọn Đức Gioan-Phaolô II











Kỷ niệm 40 năm ngày bầu chọn Đức Gioan-Phaolô II

Trên trang Facebook ngày 16 - 10 -2018 của nhà nghiên cứu, giáo sư Yves Hamant
chuyên về sử Nga hiện đại.
Tôi đang làm việc ở Maxcơva khi Wojtyla được bầu chọn làm giáo hoàng. Cuộc bầu
chọn này không phải là không làm cho nhà cầm quyền xô-viết lo lắng. Lo lắng này thể
hiện qua câu nói đùa.
Giám đốc KGB kinh hoàng điện thoại cho Brejnev.
- Thưa Đồng chí Tổng Bí Thư, một người Ba Lan vừa được bầu làm giáo hoàng!
Brejnev hoảng:
- Gierek hả? (Bí thư Đảng cộng sản Ba Lan thời đó)
- Không! Tổng Giám mục Krakow.
- May!
Trên thực tế, ngay lập tức nhà cầm quyền đã ý thức tầm quan trọng của nhân vật này. Tôi
không biết làm sao trong sổ tay tôi lại cho một ghi chú mật của thời xô-viết: có vẻ như
ngài có tinh thần giải hòa nhiều hơn là hồng y Wyszynski, nhưng ngài nguy hiểm hơn
nhiều.
Trong chừng mực mà tin này được loan ra, tôi không còn nhớ tin này đã gây nhiều phản
ứng trong dân chúng như thế nào. Nhưng ngược lại, một số bạn tôi vui mừng vì có giáo
hoàng đến từ Đông Âu. Một trong các cô bạn của tôi trốn thoát được khỏi trại Goulag, dù
hoàn toàn là người theo thuyết bất khả ngộ, cô nói với tôi: ngài là người của chúng ta!
(On nach). Chúng tôi xúc động trước lời xác nhận của cô: từ nay, Giáo hội thầm lặng có
tiếng nói! Trước khi tôi rời Maxcơva một năm sau đó, các bạn chính thống giáo vẽ cho
ngài một bức tượng hai thánh tông đồ Phêrô Phaolô. Và họ giao cho tôi một giác thư
(memorandum) mong chờ được người công giáo hỗ trợ và cảnh giác về việc tuyên truyền
của chế độ nhờ đưa lại cho ngài. Linh mục Jacques Loew đưa tôi về Rôma và tôi đã có
thể đưa cho giáo hoàng bức thư và bức tượng. Chúng tôi đi một vòng Giáo triều và chúng
tôi được đón tiếp khá lạnh lùng. Rõ ràng ostpotitik (Chính sách với phía Đông, từ chối
đối đầu với Liên-xô và Đông Đức) vẫn còn tồn tại: Vatican chưa thỏa hiệp để có thể giúp
một cách thầm kín các tín hữu bị bách hại. Chỉ có một người nồng nhiệt đón tiếp chúng
  • tôi và thật sự quan tâm đến vấn đề là hồng y người Ý Achille Silvestrini, tân “bộ trưởng
Ngoại giao” của Tòa Thánh, người vừa kế vị hồng y Casaroli, một người bảo vệ chính
sách ostpolitik. Sau đó tôi còn trở lại Rôma nhiều lần, năm 1984 tôi đi cùng với linh mục
Loew và linh mục François Rouleau, Đức Gioan-Phaolô II lúc đó đã đặt dấu ấn của mình,
ngài tạo một nhóm làm việc chuyên phụ trách nghiên cứu các phương tiện để có được sự
giúp đỡ cụ thể cho các tín hữu liên-xô (nhưng không hề chiêu dụ, tôi phải chính xác nói
rõ điều này). Đức Gioan-Phaolô II tiếp chúng tôi, ngài nói với chúng tôi: như thế là tôi
làm giáo hoàng đã sáu năm và đã đến lúc tôi phải làm một cái gì cho nước Nga. Nếu tôi
nhớ không lầm, ngày hôm đó ngài quay lại tôi và nói: tôi cố gắng học tiếng Nga, mỗi
ngày tôi cố gắng đọc một đoạn Phúc Âm bằng tiếng Nga. Tôi còn quay về Rôma nhiều
lần, và khi nào tôi cũng thấy nơi ngài, cũng cùng một lòng quan tâm với chính thống giáo
và rất am tường về các chế độ cộng sản.
Sau này tôi mới hiểu các khía cạnh khác của triều giáo hoàng của ngài. Tôi tiếc là việc
phong thánh cho ngài quá nhanh, chưa cho thấy các khía cạnh tối và sáng trong hành
động của ngài, nhưng tôi vẫn gắn kết vào nhân cách nồng hậu của ngài.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư