Old Tin Van



L'Europe, une passion turque

L'écrivain turc publie «D'autres couleurs», un recueil d'essais, et parle des rapports intenses et conflictuels entre son pays et l'Europe par Orhan Pamuk prix Nobel de littérature 2006

Âu Châu, một Đam mê Thổ

Nhà văn Nobel Pamuk viết về mối tình Âu Châu của ông, nhân dịp ra mắt Những Mầu Sắc Khác, bản tiếng Tây
*
Nhà văn là một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình như có một nhà văn mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra trò, nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói ở nơi quê nhà có gì không thơm, thế là bèn đi một cái mail, và được phúc đáp, thời tiết bi giờ không được đẹp như là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái mặt mo về mà khổ cái thân già, còn khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!

Khi thằng cu Gấu lên tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…
Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.
Ui chao, chỉ nội kể về hai chuyến trở về, cũng đủ vài trăm trang, dư dả một cuốn tiểu thuyết, "có đầu, có đuôi", làm mọi người hài lòng, nhất là "Bác Gái"!
Mais les circonstances m'ont aidé. Pour corriger une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et du soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil et dans l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer la vie, oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans doute, que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec innocence sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr d'atteindre le but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas d'art sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit. Préface.

Nhưng hoàn cảnh đã giúp tôi. Để sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn cùng và mặt trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là tất cả.
Đúng là tâm trạng của Gấu, Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!

Mail cũ
Kính gửi Bác Trụ,
Em chắc là có duyên nợ chi đây nên có được địa chỉ mail của Bác nên mạo muội xin phép gửi thư mail này đến thăm Bác và bảo quyến. Em gửi theo mail trong web của Bác mà sao không được nên chuyển qua cách này may ra bác nhận được. Em chào Bác nhé.
Xin lỗi, ai đó?
Tôi không nhớ là ai.
Xin trả lời
NQT
Bác Trụ ơi,
Em lên mạng và được đọc những tác phẩm của Bác. Thấy có nhiều điểm giống mình nên em nhấn vô thăm Bác vậy thôi.
Em cũng sinh tại miền Bắc, học trung học Hồ Ngọc Cẩn, cạnh Nguyễn Bá Tòng, sau trường đổi về Bá Chiểu, sau học Sư Phạm. ra trường về… dậy học, sau 30.4.1975 đi HTCT hai năm, phải nó thương cho thêm một năm nữa thì giờ này em đã ở Mỹ lâu rồi, số em không được đi Mỹ nên vượt biên 3-4 lần đều thất bại
Đại khái có vài điểm như Bác nên em muốn làm quen trên mạng vì biết bác học rộng biết nhiều, nghe Bác nhắc đến PXA là em biết ngay ngày xưa Bác quen biết nhiều, nhất là biết được sinh hoạt chính trị của Miền Nam trước đây, nên em muốn nghe vì lúc đó em ngây ngô lắm, cứ tưởng rằng không bao giờ Mỹ nó bỏ được VN…
Phúc đáp: Gấu mới lục ra cái mail này. Xin lỗi lu bu quá.
Xin cho gửi lời chúc tới toàn gia đình.
Hình như bạn ở Sài Gòn?
Nếu đọc, xin trả lời. NQT
*
Bác Gấu thông thiên bác địa quá…
Răng hồi xưa Bác không làm ‘tình báo’ cho rồi?
*
Mail mới:
Kính chú Trụ,
Cháu lạc vào rừng Tản Viên của chú mà mày mò hoài không ra nguyên nhân ban đầu tại sao chú ghét nhà phê bình.  Cháu có thấy "Sao bác ghét Talawas?".  Tại sao chú ghét nhà phê bình?  Bắt đầu là như thế nào? Chú có ghét mấy tay phản chiến như Đỗ KH. không?
Cám ơn chú cái link VHNT, nhờ đó cháu mới biết tin tờ báo được để lên web trở lại.
Độc giả nhỏ tuổi,
Hàng xóm ông bác Hiếu Chân.
Hàng xóm ông bác HC?
Như vậy là dân Cổng Xe Lửa Số 6, Trương Minh Giảng ư?
Sao mà nhớ Sài Gòn quá thể.
Nhiều lúc cũng muốn liều về, ‘lén lút’ mà về, nhưng lại sợ!
Take care. NQT
*
Trương Minh Ký chứ không phải Trương Minh Giảng chú Trụ ơi.  Trong con hẻm đó có nhà của ca sỹ Họa Mi nữa, chú biết không?  Mới đọc phần chú viết về phê bình gì đó, cũng tính đem khoe hàng xóm là email được trả lời asap trên web thì bây giờ mất rồi! 
Đúng là rừng Tản Viên.
Giữa công việc "gõ đầu trẻ" và "xoa đầu trẻ", cháu thấy chữ xoa nhẹ hều hà/.
Chúc chú vui/.
Phúc đáp.
Trang Tin Văn, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
Cái mail của bạn sẽ nằm ở hai địa chỉ:
1. Nhật ký
Dọn
*
Một khi kiếm không thấy trên Nhật Ký, trang index, thì kiếm theo trang có đánh số.
Và đọc theo từng bài viết. Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Tin Văn không có "search" device [?], Gấu này còn chịu thua, nếu là những bài viết đã quá lâu. Tuy nhiên sau này, nhờ Google desktop, cũng đỡ khổ!
Thân kính
NQT
Giữa công việc "gõ đầu trẻ" và "xoa đầu trẻ", cháu thấy chữ xoa nhẹ hều hà/.
Bạn đề nghị phải "gõ đầu"… , ư?
NQT
*

Tuesday, October 27, 2009 7:59 PM
Chao chu Tru,
Hồi tháng Tư, qua Cali, có ghé nhà sách Tự Lực, tình cờ thấy "ông già”, trông quen quen, mà không nhớ ra. Sau khi rời khỏi tiệm, thì mới nhớ ra là đã thấy hình của ổng trên www.tanvien.net. Đó là chú !
Thật tiếc, nếu không thì đã lại, để nói một lời cám ơn rồi.
Nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.
Cám ơn chú.
H.

Xin loi chu nhieu vi may nam qua, thay ddoi cho o, cong viec, va ca ddia chi email, nen khong lien lac voi chu thuong xuyen du van vao Tin Van (www.tanvien.net) dde ddoc. Thinh thoang thay hinh cua chu, trong bung mung tham vi Gau nam nay cung nhu Gau cua may nam truoc. Cam on chu dda co long lo lang dden chau.
Hom nao ranh, chau se dai hoi hon, vi co mot vai thac mac/cau hoi cho cac nhan xet cua chu, i.e. cai ac cua mien Bac Kit, etc..
Lan nua, chu yen tam, chau van khoe manh binh thuong va van tham vieng Tin Van khi ranh.
H.
P.S. Nhu dda thay o tren, chau co lan dung ddia chi trong Yahoo! la kiwinabanana dde lien lac voi chu...
Tks. Take care. NQT


Hồi Gấu mới lớn, thì Mác Xít kể như cũng đã qua rồi, nhưng ảnh hưởng còn nặng nề ở một số tác giả, ngay cả ở TTT, với cuốn Bếp Lửa. Gấu đọc hiện sinh, và viết truyện ngắn đầu tay của mình Những Con Dã Tràng, là từ nó, bây giờ đọc lại sửng sốt kêu lên, sao anh chàng Gấu ở trong đó giống y chang Meursault, cả ở những cơn ho húng hắng vào buổi chiều!
Bãi biển Điạ Trung Hải?
Bãi biển Nha Trang thì cũng rứa!
Khi viết nó, Gấu chưa từng đọc Camus. Quái đến thế.

*

Một trang nhật ký từ thuở còn ở nước Lèo, chờ qua sông Mekong, vô trại tị nạn
Tham vọng của tôi: Sài Gòn.
Một tham vọng bình thường như London của Dickens, St. Petersburg của Dos, với một chút khác biệt. Sài Gòn của tôi sẽ là một thứ tiểu thuyết kép.
Một cuốn tiểu thuyết bậc hai cũng được.
Một cuốn tiểu thuyết giống như một bức hình với phần âm bản. Một bên là đời sống chưa bị tiểu thuyết hóa, tưởng tượng bị cấm đoán, và tu từ pháp bị gạch bỏ.
Một bên tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó, ở đó, tất cả đều được phép, ngay cả đời sống cũng chỉ là tưởng tượng.
*
Một tham vọng 'bình thường' như... của Dickens! Của Dos!
Thảo nào chúng ghét!
 
Bạn quí lại càng ghét!

*

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates