World Enough Outside
World Enough
Outside
Reading
Joseph Brodsky's Watermark in Venice
Dấu Chân
& Dấu Nước & Thế Giới Bên Ngoài Đủ Rồi: Đọc Thuỷ Ấn của Brodsky ở
Venice
John
Burnside
Vào năm
1992, Joseph Brodsky cho xb “Watermark”, một tiểu luận dài hơi, trộn 1 cục - những
cảm nghĩ của ông về mùa đông ở Venice -ông từ chối tới đó bất cứ mùa nào, trừ
mùa đông – và một chuỗi những suy tư mãnh liệt và cảm động về thiên chức hay,
thiên hướng nhà văn, the writer’s vocation.
Là 1 fan lâu
năm của Brodsky, tôi đọc “Watermark” vài lần, nhưng chưa có cơ hội đọc nó, ở
ngay tại Venice, chính nó. Mới đây, Tháng Sáu vừa rồi, this June, 1996 - trên 20 niên kể từ khi ông mất - ngồi ở bên
ngoài quán cà phê gần Ospedale, tôi “đọc lại”, hay “lại đọc” cái đoạn trong đó,
ông tả, như thể nào, rất ư là vô tư, để cho mình bị thất lạc, trong thành phố của
những tiếng dội và nước. Tôi cũng thấy mình bị thất lạc - không phải bởi một
tia sáng từ con kênh bay vọt lên, hay bởi 1 tiếng dội - nhưng bởi 1 cú lặng
thinh bất thình lình. Tôi rời trang sách, đưa mắt ngước nhìn 1 đám tang nho nhỏ
băng qua mặt hồ, dẫn đầu bởi 1 con thuyền gondola bi thương, chắc là trên đường
dẫn tới nghĩa địa ở đảo San Michele, nơi tôi cũng tính tới, để trải qua 1 buổi
chiều rất ư là buổi chiều: thăm viếng ngôi mộ của Stravinsky, Diaghilov, và của
Brodsky, chính ông.
Với Brodsky,
Venice là một thành phố mùa đông của nước lạnh và đá lạnh hơn, nơi chúng ta
không lúc nào mà không bị ám ảnh bởi chính những trầm tư của riêng mình. Và, với
tôi, giữa những trầm tư, “mình nhìn lại mình” như thế, những vì thiên thần có vẻ
như “không ở đâu xa, mà quanh quẩn đâu đây”. Tôi không nói tới những bức tranh
tượng; càng không, những bức được khắc khảm vào đá, vào cẩm thạch, nhưng mà là
những vì thiên thần dân gian, của hàng ngày, mọi ngày, những tinh anh thần
thánh trôi nổi, dửng dưng, họ qua lại ở trong những khoảng trống, của những cuộc
trò chuyện, hay, vị thần rất ư là cá nhân Geist, lơ lửng ở ngay sau lưng tôi, mỗi
lần tôi bắt buộc phải ngưng bước, để thở, bị quá tải với cái nóng ở 1 campo, mà
tôi chưa từng thấy, được ông mặt trời nung nấu, mặc dù tôi đã trải qua vài mùa
hè tốt đẹp, lang thang trong thành phố này, cố tìm cách móc nối vào với
nhau những tấm bản đồ đã được vẽ lên từ
những miểng mảnh của hồi ức. Hiệu quả của tất cả cái sự thất lạc này, theo
Brodsky, là 1 thể dạng gượng gạo của “liberta negative”: “Sau một cú ghé chừng
hai tuần – ngay cả vào lúc không đúng mùa du lịch- off-season - bạn cháy túi,
và mất mẹ luôn cái gọi là cái tôi, như 1 ông Phật!
Ở tuổi nào
đó, và ở dòng lao động nào đó, in a certain line of work, mất bản ngã, thì thật
đáng mừng, nếu không muốn nói, cần thiết, bắt buộc.
Nhận xét này
có vẻ như tóm bắt được yếu tính của tác phẩm của Brodsky. Tôi, có lần trải qua
vài giờ là bạn, company, của ông, khoảng thập niên 1970, một buổi chiều, ông tỏ
ra cực kỳ ưu ái, thật khác thường, đối với tôi, một nhà thơ trẻ, vô danh, và cực
kỳ cà chớn. Ông là nhà văn độc nhất tôi chưa hề xin ý kiến, về đề tài, hay về
“làm sao xb thơ”, nhưng về vinh dự thiên hướng nhà văn - but with regard to the
honor of the writer’s vocation - và về trách nhiệm đối với thế giới, khi nó
quàng lên đám người này, những kẻ sử dụng ngôn ngữ. Sự thực là, ông có lần khuyến
khích tôi, lâu lắm rồi, không vì 1 lý do gì. “Watermak” thì đầy khuyến khích, đặc
biệt nhất, especially, quyền năng của mỹ học: thí dụ, nhận ra những nguy hiểm của
những tên muốn phát triển thành phố, mà thành phố, chính nó, là 1 nghệ phẩm,
Brodsky than thở, “chẳng có gì lớn lao hơn tiền bạc”… chỉ để thêm vô, vài trang sau đó, “cái đẹp, là
1 sự đã rồi, a fait accompli, bởi định nghĩa, và nó luôn luôn thách thức tương
lai, và, tương lai, là cái gì, nếu không phải là, 1 thứ hiện tại bất lực”!
Người ta đã
nói nhiều về sự can đảm của một số nhà văn đương thời, và, gần đây nhất, vì lý
do tạo dấu ấn – marketing reasons – nhưng Brodsky đích thị là 1 người can đảm,
không chỉ vì ông chống lại chế độ Xô Viết (trả lời ông tòa trong vụ án của ông,
“Ai cho anh đứng vào hàng ngũ những nhà thơ”, ông trả lời, “Chẳng ai, ai cho ta
vô hàng ngũ nhân loại?”). Nói về những mùa đông dong duổi nơi Venice, chúng cho
phép ông trốn công việc hàn lâm hàng ngày, trong mỗi năm, chỉ để “làm chơi” vài
bài thơ, “giả như may mắn”, “provided I could be that lucky”; ông nói, “Hạnh
phúc hay bất hạnh, nó giản dị tới… Lâu nay, tôi tin rằng, là đạo hạnh có nghĩa
là, đừng làm ra vẻ trịnh trọng quá đáng - đừng tạo ra 1 bữa ăn, not make a meal
- từ cuộc sống cảm xúc của 1 con người – out of one’s emotional life. Luôn luôn
có đủ công việc để mà làm, chưa kể cuộc đời đầy ắp ở ngoài kia. Không phải chỉ
là vấn đề can đảm, không thôi, ở đây, nhưng còn là 1 thứ minh triết cực kỳ khó
nhá – a certain hard-won wisdom, để con người tin tuởng vào chính nó, suốt cả 1
cuộc đời, tạo thành cái gọi là thiên hướng nhà văn. Về vấn đề này, Brodsky cực
kỳ nghiêm khắc, khi tuyên bố ,“cảm quan mỹ học là đứa em/anh song sinh của trực
giác “của mình”, để “tự gìn giữ mình”, và cái này mạnh hơn, bảnh hơn nhiều, so
với đạo hạnh”
Tôi nghĩ,
ông tính nói như trên, là do điều này: trong khi đạo hạnh liên quan tới tiến
trình suy nghĩ hơn thiệt và hành động – deliberation and action - cảm quan mỹ học
thì lại “tự chủ, tự trị” – “autonomous”. Chúng ta tin cậy mỹ học, là bởi vì, có
“thế giới đủ ở bên ngoài” – world enough outside” –ở đây, ở trong cuốn sách, thành
phố Venice, “bên ngoài đủ rồi”, là thế, that matters.
Watermark mở ra bằng một nhặt nhạnh Proustian – a Proustian
recollection - tảo biển đóng băng freezing seaweed, và, chấm dứt bằng một giai
thoại cảm động về W.H. Auden, khi về già; chẳng nghi ngờ chi, tâm trạng xuyên
suốt ở đây, là kiên cường, stoical.
Tuy nhiên,
câu chót đóng lại cuốn sách, phán:
”tình yêu của
ai đó, thì lớn lao hơn nhiều, so với ai đó”
That “one’s
love… is greater than oneself”.
Đọc nó, vào
tháng Sáu của Venice, tôi không thể không mong ước, giá mà Brodsky bớt ghét lũ
“cừu mặc quần xà lỏn, áo thung”, và trải qua vài tuần ở Venice ở đây, trong mùa
hè, khi, cận kề với nước thì sẽ có được 1 hiệu quả khác hẳn với những thời kỳ
khác trong năm. Đúng như thế, vào mùa đông, mắt của bạn thường xuyên nô đùa với
những trò chơi của ánh sáng và bóng dáng, trên con thuyền gondolier, nhưng còn
có 1 cái gì khác cũng đang tiếp diễn, hình thành, một sự hoà hợp tinh tế hơn của
hệ thống thần kinh đối với mọi chuyển động, những đợn song lăn tăn, và những âm
ỉ trong một môi trường rộng lớn hơn, như thể cơ thể của bạn tạm thời phát triển
một đường biên riêng của nó, một thứ radar vô hình, mềm mại, mà loài cá sử dụng
để theo dõi phần tử uyên nguyên của chúng – their home element, leur élément d’origine.
Cái sự tiếp
nhận đó, thường xẩy ra vào mùa hè, như vào buổi chiều hôm đó, tại một bữa tiệc ở
ngoài vườn, ở Torcello, xa, nếu tính từ khu mà những đợt phát không hề thuyên
giảm của những “hydrocarbons and armpit”,
ở Rialto. Lại cũng ở đây, tôi cảm thấy mình lạc lõng, đứng trơ cu lơ một mình nơi
cuối vườn, theo dõi những thảm lau sậy và mặt nước mở ra mãi xa, quá cả hy vọng
thoáng gặp 1 bóng cò đơn chiếc, hay 1 cánh nhạn. Đám khách khứa còn lại thì tụ
tập quanh bàn tiệc, ở mãi tít xa, ở cuối mảnh vườn. Hầu như cực kỳ cô đơn,
trong 1 khoảnh khắc, tôi nhớ chuyến đi ngắn ngủi, như là 1 cầu thủ, trong 1 đội
cricket ngán ngẩm của Northamptonshire, và cái lạc thú ngạc nhiên, bất thình lình,
thấy mình gần gụi với cỏ dài hơn là cửa phòng vé, luôn luôn, sẵn sàng quay đi,
bỏ đi, và luôn trong vị thế “ở nơi tôi ở”, remain where I was, dưới bóng của 1 cây
sung dâu, nơi ven bờ khu vườn thể thao.
[À suivre]
Comments
Post a Comment