Istanbul
Chúc
Mừng Giáng Sinh
Đêm Giáng
Sinh, làm sao Chúa bỏ quên lũ chúng tôi! Người cũng không quên mấy
đứa nhỏ: tụi nó đã sửa soạn lễ Giáng Sinh cùng với mẹ, ngay từ đầu
tháng, bằng
cách cặm cụi làm côngfetti, không phải để ném lên đầu nhau, mà là để
bán cho
người dân Sài Gòn, đông nghẹt quảng trường Kennedy, đêm Chúa ra đời.
Nếu khát
nước, bạn có thể vừa mua côngfetti, vừa uống ly nước trà của bà mẹ
chúng, trên
chiếc bàn dã chiến, di động chung quanh tượng Đức Mẹ, có khi tới tận
Nhà Hát
Lớn trên đường Tự Do.
Noel,
Gấu ngồi La Pagode, nhớ
Cô Bạn!
Trân
trọng giới thiệu
Ra mắt độc giả đúng vào dịp Giáng Sinh năm nay.
Ra mắt độc giả đúng vào dịp Giáng Sinh năm nay.
André
Schwarz-Bart (1928-2006),
prix Goncourt 1959, avait choisi de ne
plus publier depuis 1972. L’Etoile du matin, lancé comme une
enquête
d’une jeune historienne dans les archives du mémorial de Yad Vashem,
prend la
forme d’un conte hassidique. Le roman posthume paraît aux éditions du
Seuil.
Tay
này, sau cuốn trứ danh, đầu tiên, và cuối cùng, Kẻ Trung Thực Cuối Cùng,
Prix Goncourt 1959, là tịt ngòi, cho tới bây giờ, Ngôi Sao Mai, một di cảo.
*
Nhưng "juste", ở đây theo tôi, còn muốn nhắc tới huyền thoại về một con người công chính tiềm ẩn (the myth of the hidden just man) của dân tộc Do-thái. Đây là một huyền thoại được nhiều nhà văn sử dụng, như là một biểu tượng để nói về phận người, (nhất là phận người Do Thái, trong thế kỷ của Lò Thiêu), thí dụ như trong truyện ngắn Cây Vĩ Cầm (Rothschild's Fiddle) của Chekhov (đã giới thiệu trên Văn Học Nghệ Thuật trên lưới do Phạm Chi Lan chủ biên, Việt Báo online, và trên Hợp Lưu). Hoặc trong cuốn tiểu thuyết "Người Công Chính Cuối Cùng", (của André Schwarz-Bart, đã được giải thưởng văn chương Pháp Goncourt năm 1959), theo đó, thế giới ngự trị trên 36 kẻ công chính. Kẻ công chính, le juste, hay "lamed-waf", người què gánh tội (waf: with all faults). Tuy là "những cội rễ nhà trời" (les racines du ciel, chữ của Romain Gary), nhưng bề ngoài, họ chẳng khác gì những con người bình thường. Giữa họ, cũng chẳng thể nhận ra nhau. Nhưng chỉ cần một, trong số 36 kẻ công chính thiếu đi, là nỗi đau khổ của con người làm độc ngay cả đến tâm hồn của những trẻ thơ, và nhân loại nghẹt thở vì tiếng khóc bi thương này. Bởi vì "lamed-waf" là trái tim của thế gian, nơi mọi đau khổ đều đổ xuống đó. Như thể nhân loại có bao nhiêu khổ đau, là có bấy nhiêu truyền thuyết về "người què gánh tội", bởi vì sự hiện diện của họ là ở khắp nơi. Vào thế kỷ thứ 7, những người Do Thái thuộc vùng Andalousie, Tây Ban Nha, đã sùng bái một khối đá mang hình giọt nước mắt, mà theo họ đây là linh hồn của một "lamed-waf". [Liệu chúng ta có thể hiểu huyền thoại hòn vọng phu, như là giọt nước mắt, linh hồn người đàn bà suốt chiều dài dựng nước của dân tộc?]. Và khi một kẻ công chính vô danh về trời, trái tim của người đó giá lạnh đến nỗi Thượng Đế phải ấp ủ một ngàn năm trong lòng bàn tay của Người, để sưởi ấm cho nó. Và như người ta được biết, hầu hết trong số họ, trái tim chẳng làm sao ấm lại được nữa. Thượng Đế cũng chịu thua. Và Người thỉnh thoảng lại phải vặn nhanh lên ‘một phút’ chiếc đồng hồ báo Cuộc Phán Xét Cuối Cùng.
Bữa nay mẹ tôi mất
*
Nhưng "juste", ở đây theo tôi, còn muốn nhắc tới huyền thoại về một con người công chính tiềm ẩn (the myth of the hidden just man) của dân tộc Do-thái. Đây là một huyền thoại được nhiều nhà văn sử dụng, như là một biểu tượng để nói về phận người, (nhất là phận người Do Thái, trong thế kỷ của Lò Thiêu), thí dụ như trong truyện ngắn Cây Vĩ Cầm (Rothschild's Fiddle) của Chekhov (đã giới thiệu trên Văn Học Nghệ Thuật trên lưới do Phạm Chi Lan chủ biên, Việt Báo online, và trên Hợp Lưu). Hoặc trong cuốn tiểu thuyết "Người Công Chính Cuối Cùng", (của André Schwarz-Bart, đã được giải thưởng văn chương Pháp Goncourt năm 1959), theo đó, thế giới ngự trị trên 36 kẻ công chính. Kẻ công chính, le juste, hay "lamed-waf", người què gánh tội (waf: with all faults). Tuy là "những cội rễ nhà trời" (les racines du ciel, chữ của Romain Gary), nhưng bề ngoài, họ chẳng khác gì những con người bình thường. Giữa họ, cũng chẳng thể nhận ra nhau. Nhưng chỉ cần một, trong số 36 kẻ công chính thiếu đi, là nỗi đau khổ của con người làm độc ngay cả đến tâm hồn của những trẻ thơ, và nhân loại nghẹt thở vì tiếng khóc bi thương này. Bởi vì "lamed-waf" là trái tim của thế gian, nơi mọi đau khổ đều đổ xuống đó. Như thể nhân loại có bao nhiêu khổ đau, là có bấy nhiêu truyền thuyết về "người què gánh tội", bởi vì sự hiện diện của họ là ở khắp nơi. Vào thế kỷ thứ 7, những người Do Thái thuộc vùng Andalousie, Tây Ban Nha, đã sùng bái một khối đá mang hình giọt nước mắt, mà theo họ đây là linh hồn của một "lamed-waf". [Liệu chúng ta có thể hiểu huyền thoại hòn vọng phu, như là giọt nước mắt, linh hồn người đàn bà suốt chiều dài dựng nước của dân tộc?]. Và khi một kẻ công chính vô danh về trời, trái tim của người đó giá lạnh đến nỗi Thượng Đế phải ấp ủ một ngàn năm trong lòng bàn tay của Người, để sưởi ấm cho nó. Và như người ta được biết, hầu hết trong số họ, trái tim chẳng làm sao ấm lại được nữa. Thượng Đế cũng chịu thua. Và Người thỉnh thoảng lại phải vặn nhanh lên ‘một phút’ chiếc đồng hồ báo Cuộc Phán Xét Cuối Cùng.
Bữa nay mẹ tôi mất
Note: Tuyệt.
Nhưng chưa tuyệt lắm. Thí dụ, đoạn viết về bánh cuốn Thanh Trì.
Tay này chưa từng được thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì thứ hảo hạng, chánh gốc.
Gấu đã từng viết về cái món ăn thần sầu này rồi.
Tay này chưa từng được thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì thứ hảo hạng, chánh gốc.
Gấu đã từng viết về cái món ăn thần sầu này rồi.
Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền
ông Diệm,
như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng
kim thời
đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa,
Cộng
Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà
Trẻ
thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy
cô gái,
mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm
quanh cái
mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái
tim, cây
lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải
lương... tôi
có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương
vị buổi
sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền
từ của
khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé
đình lạy
Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang
gánh lúc
nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút
rồi lại
tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ
còn kịp
nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại
phía sau
lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp,
bị dòng
đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng
chạy xe
vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa
bánh cuốn
Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh
cuốn mỏng
tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm
miếng đậu
phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún
thang dậy
mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba
giọt cà
cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn
tuyệt vọng
chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực,
sau những
ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra
đó chính
là kẻ thù... Nhìn bước đi thời gian trên khuôn mặt xinh tươi của mấy cô
con gái
bà chủ tiệm, mới ngày nào còn tranh giành đồ chơi, còn tị nạnh đùn đẩy
nhau
trong việc phục vụ khách, bây giờ đã biết đỏ mặt trước mấy cậu thanh
niên. Tự
nhủ thầm hay là tới 79 đợi một tô phở đặc biệt sau khi len lỏi qua các
dẫy bàn
chật cứng thực khách, cố tìm một cái ghế trống. Hay tới quán bà Ba Bủng
để rồi
lưỡng lự, giữa một tô bún ốc; cố tìm lại hình bóng con ốc nhồi ngày
xưa, tại
một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa lơ xa lắc, chỉ muốn quên đi, chỉ muốn
chối từ
nhưng cuối cùng khám phá ra, trong đáy sâu âm u của tâm hồn, của tiềm
thức, của
quá khứ, hiện tại, tương lai, của hy vọng, thất vọng, của hạnh phúc,
khổ đau...
vẫn có một con ốc nhồi ẩn náu dưới mớ bèo trên mặt ao đầy váng; giữa
một tô bún
riêu, hay một tô bún chả thơm phức vẫn còn chút dư vị chợ Đồng Xuân,
mới ngày
nào được về Hà-nội ăn học. Ôi tất cả, chỉ vì thèm nghe cho được cái âm
thanh ấm
áp của mấy đồng bạc cắc reo vui suốt con hẻm Đội Có, Bà Trẻ cho, ngày
nào, ngày
nào...
Lần Cuối Sài Gòn
Lần Cuối Sài Gòn
Nicolas
Sarkozy provokes French left by honoring Albert Camus
Tông tông Pháp vinh danh Camus khiến đám tả phái tức điên lên!
Tông tông Pháp vinh danh Camus khiến đám tả phái tức điên lên!
Để phản ứng
lại trận "Dịch Hạch" Địa Trung Hải đang hoành hành tại Tây, Người
đứng đầu nước Tây phán:
May quá, tớ không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà có được nỗi hoài nhớ cái xứ sở [khốn kiếp] này, mỗi lần ghé Algérie. (1)
May quá, tớ không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà có được nỗi hoài nhớ cái xứ sở [khốn kiếp] này, mỗi lần ghé Algérie. (1)
Ui chao, giá
có một ông bạn văn của Gấu, sinh ra tại xứ miệt vườn Nam Kỳ, nói giùm
Gấu câu
trên, về cái xứ sở có những người của nó, là giống Yankee mũi tẹt!
(1) «Grâce à Albert Camus, j'ai
la
nostalgie, chaque fois que je vais en Algérie, de ne pas être né en
Afrique du
Nord», a notamment déclaré le président de la République (selon son
porte-parole).
Sarkozy, Camus: Même combat
Tổng thống Tây Sarkozy, Camus: Cùng trận đánh.
Sarkozy, Camus: Même combat
Tổng thống Tây Sarkozy, Camus: Cùng trận đánh.
*
Có
cái mùi ["Dịch Hạch" của] Camus bàng bạc trong không gian. Vào
thời điểm kỷ niệm 50 năm ông được Nobel văn chương, không có gì dễ tẩm
độc, và
dễ gây "bệnh Camus", bằng lúc này.Chính là ông ta đấy, người đầu tiên, viết toa thuốc trị bệnh Dịch Hạch cho bạn. Này, hình như cũng mới đây thôi, thứ năm tuần rồi, tại điện Elysée, Nicolas Sarkozy mời một số văn sĩ gốc Pháp và gốc Algérie (Jean Daniel, Amin Maalouf, Olivier Todd, Richard Millet et Yasmina Khadra) đến ăn điểm tâm, bên cạnh Antoine Gallimard và Catherine Camus, con gái tác giả “Huyền Thoại Sisyphe.” Theo phát ngôn viên của ông ta, tổng thống Pháp đã từng đặc biệt nói: “May quá, tôi không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà mỗi lần đến Algérie, tôi lại mang một nỗi buồn man mác về miền đất này"!
Nhân dự tính đưa tro cốt của Camus vô Viện Chư Thần, Pantheon, như tro cốt Malraux ngày nào. Trên tờ TLS, số mới nhất 20 Tháng 11, 2009, điểm cuốn “Cú Thụy Sĩ” [L’affaire Suisse], liên quan tới chuyện lấy tiền của Mẽo: Liệu Kháng Chiến Pháp đã phản bội De Gaulle?
Kỳ cục làm sao Gấu lại nhớ tới cú đầu độc tù VC ở trại tù Phú Lợi, do chính VC dàn dựng.
Đúng là tẩu hỏa nhập ma, nhìn đâu cũng thấy VC!
Từ VC này, trước đây, được Mẽo sử dụng, chỉ để gọi đám MTGP, khác Miền Bắc CS, hay cán binh CS... để chỉ ông anh Bắc Kít. Bữa trước Gấu có đọc ở đâu đó trên net, có một đấng, có vẻ bực, vì [TV] dùng tưới hột sen, VC, để chỉ tất cả mấy thứ đó.
Đúng thế. VC bây giờ được [riêng Gấu] sử dụng, theo nghĩa "quốc tế", sau cái cú 30 Tháng Tư 1975, [Milosz gọi là Năm Thế Giới, Hậu Môn Của Thế Giới] (1): Cả thế giới bây giờ đều biết tới mùi VC rồi!
Ý nghĩa của chữ cũng thay đổi theo mùa, theo thời. Có những chữ già đi rồi chết, có những chữ càng sống càng mạnh lên thêm!
Cái từ VC bi giờ chẳng thua gì cái từ HIV!
(1)
Cái chết của
Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
Thời của thánh thần
*
Vậy thì đã 50 năm rồi, ông thẩm định ra sao, về câu châm ngôn nổi tiếng của Adorno: "Không có thơ, sau Auschwitz"?
-Với tôi, đó là thời điểm quyết định, cực kỳ tự nhiên để nói ra [1945].
[G. Steiner trả lời phỏng vấn].
Thời điểm quyết định, tự nhiên để nói ra, theo nhà thơ Milosz, là do một người Đức nào đó, viết ra vào năm 1942, tại Ba Lan. Trong cuốn Milosz's ABC's, ông dùng lời của triết gia Emmanuel Levina, để giải thích: đó là năm [theo Levina, 1941], Ông Trời [God] "bỏ chạy" ["abandoned"], chúng ta.
34 năm sau Lò Cải Tạo, liệu 2009 là thời điểm quyết định để nói ra...
Nói ra cái gì?
Nhật ký TV: 30.4.2009
Cùng số báo, còn một
bài cũng
thật thú vị, giải hoặc huyền thoại, sở dĩ Napoleon thua Nga, là vì Mùa
Đông ở đó
khủng khiếp quá.Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
Thời của thánh thần
*
Vậy thì đã 50 năm rồi, ông thẩm định ra sao, về câu châm ngôn nổi tiếng của Adorno: "Không có thơ, sau Auschwitz"?
-Với tôi, đó là thời điểm quyết định, cực kỳ tự nhiên để nói ra [1945].
[G. Steiner trả lời phỏng vấn].
Thời điểm quyết định, tự nhiên để nói ra, theo nhà thơ Milosz, là do một người Đức nào đó, viết ra vào năm 1942, tại Ba Lan. Trong cuốn Milosz's ABC's, ông dùng lời của triết gia Emmanuel Levina, để giải thích: đó là năm [theo Levina, 1941], Ông Trời [God] "bỏ chạy" ["abandoned"], chúng ta.
34 năm sau Lò Cải Tạo, liệu 2009 là thời điểm quyết định để nói ra...
Nói ra cái gì?
Nhật ký TV: 30.4.2009
Không phải! Đại Đế Tây Mũi Lõ thua Nga Hoàng và các vì tướng của Người, và thua lòng dũng cảm, yêu nước của dân Nga.
Pity Graham Greene
Terriblement anglais
Globetrotter, friend to traitors and dictators, Graham Greene was always an Englishman abroad and 'sported a certain insularity'
FREDERIC RAPHAEL
Graham Greene: A LIFE IN LETTERS
Edited by Richard Greene
446pp. Little, Brown. £20. 978 0 316 72793 8
Terriblement anglais
Globetrotter, friend to traitors and dictators, Graham Greene was always an Englishman abroad and 'sported a certain insularity'
FREDERIC RAPHAEL
Graham Greene: A LIFE IN LETTERS
Edited by Richard Greene
446pp. Little, Brown. £20. 978 0 316 72793 8
Tô
Hoài
by
Vương Trí Nhàn
by
Vương Trí Nhàn
Note1: Bài có rất
nhiều "chi tiết là Thượng Đế", trong, cả văn chương lẫn đời thường!
Note 2: Bài viết của VTN, thấy có đề ‘chỉnh lý’, ở cuối bài, vậy mà đọc, thấy quá nhiều sạn chính tả.
Tiếc bài viết, Gấu sửa lại toàn bài.
Hy vọng không còn sạn!
Đây là một bài viết hiếm quí, cái kiểu nằm trong chăn mới biết chăn có rận.
Tuy nhiên, còn biết thêm, mỗi cá nhân con người sống với rận ra làm sao.
Gấu sẽ nhẩn nha đọc, và nhẩn nha lèm bèm, đọc tới đâu lèm bèm tới đó.
Có rất nhiều nhận xét mở ra rất nhiều hướng suy nghĩ, phản biện, về Tô Hoài, và thời của ông, và về Bắc Kít.
Tks người viết bài. NQT
Có thể nói rằng nếu chất người của một số người Việt Nam ta là ma thì Tô Hoài là một thứ ma thượng thặng, ma đến tận đường gân thớ thịt. Là ma, nên sống thế nào cũng được. Nên không biết sợ là gì. Nên cảm thấy mình có mắt ở mọi nơi. Nên lẩn khuất, sợ hãi, mà lại hăm hở hưởng thụ.
VTN
Câu phán thú, thực.
Gấu gọi là Cái Ác Bắc Kít, đấy!
Note 2: Bài viết của VTN, thấy có đề ‘chỉnh lý’, ở cuối bài, vậy mà đọc, thấy quá nhiều sạn chính tả.
Tiếc bài viết, Gấu sửa lại toàn bài.
Hy vọng không còn sạn!
Đây là một bài viết hiếm quí, cái kiểu nằm trong chăn mới biết chăn có rận.
Tuy nhiên, còn biết thêm, mỗi cá nhân con người sống với rận ra làm sao.
Gấu sẽ nhẩn nha đọc, và nhẩn nha lèm bèm, đọc tới đâu lèm bèm tới đó.
Có rất nhiều nhận xét mở ra rất nhiều hướng suy nghĩ, phản biện, về Tô Hoài, và thời của ông, và về Bắc Kít.
Tks người viết bài. NQT
Có thể nói rằng nếu chất người của một số người Việt Nam ta là ma thì Tô Hoài là một thứ ma thượng thặng, ma đến tận đường gân thớ thịt. Là ma, nên sống thế nào cũng được. Nên không biết sợ là gì. Nên cảm thấy mình có mắt ở mọi nơi. Nên lẩn khuất, sợ hãi, mà lại hăm hở hưởng thụ.
VTN
Câu phán thú, thực.
Gấu gọi là Cái Ác Bắc Kít, đấy!
Buổi sáng, [25.11.09], tà tà đi ra quán
cà phê ngã tư đầu đường, dưới bầu trời ẩm đục, cặp theo một số báo TLS
cũ, 25.1.08, có hình
bìa Graham
Greene,
vừa nhâm
nhi ly cà phê vừa tưởng tượng đang ngồi Quán Chùa như những ngày nào,
và bất chợt
rơi đúng vào bài điểm cuốn “Tại
sao bầu trời thì xanh” (1), đọc vài dòng, bất
giác nhận ra, đây là tình cảnh Gấu, những ngày ở nông trường cải tạo
Phạm Văn Cội, Củ Chi, chỉ ít lâu sau Giải Phóng, sững sờ đến nghẹt thở,
khi, vừa đào kinh vừa
nghe nhịp tim mình đập, như đánh nhịp cho bài hát “Con kinh ta đào”,
đang được cả bầy tù gào lớn: Tiếng hát át tiếng cuốc!
Con kinh ta đào chưa có nước chẩy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng…
Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng
Rồi tới câu này, đẹp "khủng khiếp”:
Trời [trên cao?], rất quen và rất lạ
Cứ xanh thăm thẳm ở trên đầu.
Một trong những khoảnh khắc không làm sao quên được, ở trong cuốn tiểu thuyết rắc rối, gây bực bội [disturbing], viết về thời tuổi trẻ, Die Verwirrungen des Zoglings Torless (1906), của Robert Musil, là khi nhân vật chính nằm ngửa trên thảm cỏ nơi sân trường và nhìn lên bầu trời mùa thu, "như thể anh ta nhìn thấy lần đầu, và anh ta chết khiếp vì cái mầu xanh thăm thẳm của nó":
Anh ta nghĩ, nếu có một cái thang thật dài, thì có thể trèo lên và nhập vào nó. Nhưng càng leo lên thì nó càng lùi, tuy nhiên, có những lúc, anh ta cảm thấy có thể tới được, và có thể nắm giữ được nó. Và ước muốn đó thì thật là mãnh liệt ở nơi anh ta.
Con kinh ta đào chưa có nước chẩy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng…
Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng
Rồi tới câu này, đẹp "khủng khiếp”:
Trời [trên cao?], rất quen và rất lạ
Cứ xanh thăm thẳm ở trên đầu.
Một trong những khoảnh khắc không làm sao quên được, ở trong cuốn tiểu thuyết rắc rối, gây bực bội [disturbing], viết về thời tuổi trẻ, Die Verwirrungen des Zoglings Torless (1906), của Robert Musil, là khi nhân vật chính nằm ngửa trên thảm cỏ nơi sân trường và nhìn lên bầu trời mùa thu, "như thể anh ta nhìn thấy lần đầu, và anh ta chết khiếp vì cái mầu xanh thăm thẳm của nó":
Anh ta nghĩ, nếu có một cái thang thật dài, thì có thể trèo lên và nhập vào nó. Nhưng càng leo lên thì nó càng lùi, tuy nhiên, có những lúc, anh ta cảm thấy có thể tới được, và có thể nắm giữ được nó. Và ước muốn đó thì thật là mãnh liệt ở nơi anh ta.
Đúng là tình cảm, và tình cảnh
của Gấu: Đi tù VC mà nghĩ đến cái đẹp khủng khiếp của lời ca của bản
nhạc Cách
Mạng, và cái đẹp khủng khiếp của một cái nhà Mít, sau 30 Tháng Tư 1975.
Bây giờ nghĩ lại, càng thấy
thê thiết!
(1) Tại
sao nước biển thì xanh
Máu thì đỏ, và
VC thì còn đỏ hơn cả máu?
P.D. Smith đọc Why The Sky Is Blue: Discovering the color of life, của Gotz Hoeppe, Princeton University Press.
Máu thì đỏ, và
VC thì còn đỏ hơn cả máu?
P.D. Smith đọc Why The Sky Is Blue: Discovering the color of life, của Gotz Hoeppe, Princeton University Press.
Văn Chương
Dấn Thân
Ở xứ Mít Nam, có lẽ Gấu là người đầu tiên viết về văn chương dấn thân, ngay khi vừa bước vô làng văn, phải nói, ngay sau khi dư âm của truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn còn rền rĩ ở trong giới giang hồ, qua loạt bài, Gấu nhắc lại, loạt bài “Thế nào là văn chương dấn thân?”, trên tờ tuần báo Nghệ Thuật, khiến mấy đấng bạn quí càng thêm chán Gấu!
Gấu nhớ là, Thạch Chương, tức Cung Tiến, thú loạt bài của Gấu. Gặp, đúng cái lần Gấu không được mời mà cũng mò đến nhà anh uống rượu, anh nói, cái style, cách dùng tiếng Mít của Gấu, rất Mít, không “khoa bảng”, như của anh, và, anh không viết được như vậy. Lâu ngày rồi, Gấu không nhớ rõ nguyên văn, nhưng đúng là ý của anh.
Hình như trong bữa tiệc đó có cả Kiệt Tấn thì phải, và sau đó, hai thằng rủ nhau đi uống tiếp, và xém chút nữa, thì bị đám du đãng cho ăn đòn, Gấu đã kể về vụ này rồi.
Loạt bài viết về Thế nào là văn chương dấn thân?, Gấu viết từ những gì đọc được ở Roland Barthes, chứ không phải theo cách nhìn của Sartre, về dấn thân. Còn nhớ một câu, hình như chôm trong một bài viết, của một anh Tây hay một bà Đầm [Marthe Robert?]: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra hỏi. [Même, quand j’affirme, j’interroge encore, đại khái thế]
Gấu gặp lại Kiệt Tấn, đúng cái lần qua Paris tái ngộ đấng bạn quí từ Sài Gòn bay qua, ở cuối thiên niên kỷ. Hai vợ chồng anh ra phi trường đón vợ chồng Gấu. Chẳng thằng nào nhận ra thằng nào, sau bà xã anh cứ nhè mấy thằng đầu đen hỏi, có phải mi là Gấu, thế là lòi ra ngay. Bà kể, cái lần đón ông bạn quí của cả hai cũng y chang, nhưng lần đó, bả biết trước, và có nói với ông chồng: Bạn anh từ Sài Gòn qua. Mấy chục năm rồi. Không nhận ra được đâu! (1)
Tuyệt!
Nhưng cái lý do Kiệt Tấn không nhận ra Gấu, thì còn tuyệt hơn thế nhiều!
Thủng thẳng Gấu kể tiếp.
(1)
Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.
Như lính giữa rừng
Ở xứ Mít Nam, có lẽ Gấu là người đầu tiên viết về văn chương dấn thân, ngay khi vừa bước vô làng văn, phải nói, ngay sau khi dư âm của truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn còn rền rĩ ở trong giới giang hồ, qua loạt bài, Gấu nhắc lại, loạt bài “Thế nào là văn chương dấn thân?”, trên tờ tuần báo Nghệ Thuật, khiến mấy đấng bạn quí càng thêm chán Gấu!
Gấu nhớ là, Thạch Chương, tức Cung Tiến, thú loạt bài của Gấu. Gặp, đúng cái lần Gấu không được mời mà cũng mò đến nhà anh uống rượu, anh nói, cái style, cách dùng tiếng Mít của Gấu, rất Mít, không “khoa bảng”, như của anh, và, anh không viết được như vậy. Lâu ngày rồi, Gấu không nhớ rõ nguyên văn, nhưng đúng là ý của anh.
Hình như trong bữa tiệc đó có cả Kiệt Tấn thì phải, và sau đó, hai thằng rủ nhau đi uống tiếp, và xém chút nữa, thì bị đám du đãng cho ăn đòn, Gấu đã kể về vụ này rồi.
Loạt bài viết về Thế nào là văn chương dấn thân?, Gấu viết từ những gì đọc được ở Roland Barthes, chứ không phải theo cách nhìn của Sartre, về dấn thân. Còn nhớ một câu, hình như chôm trong một bài viết, của một anh Tây hay một bà Đầm [Marthe Robert?]: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra hỏi. [Même, quand j’affirme, j’interroge encore, đại khái thế]
Gấu gặp lại Kiệt Tấn, đúng cái lần qua Paris tái ngộ đấng bạn quí từ Sài Gòn bay qua, ở cuối thiên niên kỷ. Hai vợ chồng anh ra phi trường đón vợ chồng Gấu. Chẳng thằng nào nhận ra thằng nào, sau bà xã anh cứ nhè mấy thằng đầu đen hỏi, có phải mi là Gấu, thế là lòi ra ngay. Bà kể, cái lần đón ông bạn quí của cả hai cũng y chang, nhưng lần đó, bả biết trước, và có nói với ông chồng: Bạn anh từ Sài Gòn qua. Mấy chục năm rồi. Không nhận ra được đâu! (1)
Tuyệt!
Nhưng cái lý do Kiệt Tấn không nhận ra Gấu, thì còn tuyệt hơn thế nhiều!
Thủng thẳng Gấu kể tiếp.
(1)
Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.
Như lính giữa rừng
Về Kinh Bắc
Comments
Post a Comment