Kiều Phong
V/v nhân vật
của KD, và sự thích đấng này hay đấng kia, cái thích này là ở phía độc giả.
Nếu thế, nhìn
từ phía tác giả, thì sao?
Hà, hà.
Theo Gấu, nhân
vật đỉnh cao của KD, là Kiều Phong, và Kiều Phong là đỉnh cao của cái gọi là chính,
trong cuộc tử đấu chính vs tà của truyện võ hiệp của ông. Sau đó, do vẫn phải
viết, nhân vật của KD phải đi xuống, tới Vi Tiểu Bảo là tà quá cỡ thợ mộc. Bạn
chọn nhân vật nào, là công chúng nhìn ra, bạn thuộc phe tà hay phe chính.
Gấu chọn Quách
Tường, nick của Gấu Cái.
Trong bài giới thiệu Vô Kỵ giữa chúng ta, của Đỗ Long Vân, NQT tui đã áp dụng cách Coetzee đọc văn chương trắng của một số nhà văn Nam Phi, vào nhân vật Kiều Phong của Kim Dung và đề nghị một cách viết về cuộc chiến VN: Bi kịch về máu:
"There
is therefore a poetics of blood. It is a poetics of tragedy and pain,
for blood
is never happy"
"Từ đó,
có một thi học về máu. Đó là một thi học về bi thảm và đau đớn, bởi máu
là chẳng
thể nào hạnh phúc." Gaston Bachelard. [Về Tưởng tượng Thi ca và Mơ
mộng,
On Poetic Imagination and Reverie; Colette Gaudin biên tập, nhà xb
Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1971. Coetzee trích dẫn, trong "White
Writing: On the Culture of Letters in South Africa", nhà xuất bản Yale
University Press].
Người hùng
Kiều Phong là một sáng tạo tuyệt vời, "đỉnh cao trí tuệ" của Kim
Dung, theo nghĩa: đây là người hùng mang tính chủng tộc thay thế người
hùng
mang tính giai cấp, tức những A Q, Chí Phèo. Theo nghĩa đó, W.
Faulkner, qua một
bài điểm sách trên tờ Người Kinh Tế, được coi là nhà văn "hậu hiện
đại",
trước khi có thuật ngữ này.
Nhân tiện, đề
nghị một đề tài tiểu thuyết ở đây: Trái Tim của Bóng Đen, viết về một
anh chàng
Bắc Kỳ theo chân đoàn quân viễn chinh vượt Trường Sơn, tới trái tim của
bóng
đen: Sài Gòn: đỉnh cao của sa đọa... cuối cùng khám phá ra... Hà Nội!
Đừng tưởng
đùa, bởi vì đã có tới hai tiểu thuyết gia ở hải ngoại sử dụng " ẩn dụ"
này rồi, một coi cuộc Nam Tiến của Miền Bắc tương tự như những cuộc xâm
lăng Việt
Nam của Trung Hoa, một coi đây là do cái ác muôn đời của người dân một
miền đất,
và muốn cải tạo, tổ quốc phải ăn năn...
Coetzee,
trong bài viết (Máu, Hôi, Hư, Rữa: Những cuốn tiểu thuyết của) Blood,
Taint,
Flaw, Degeneration: The Novels of Sarah Gertrude Millin (trong White
Writing),
đã coi "máu" (blood) là từ-chìa khóa trong những tiểu thuyết đề cập tới
xã hội Nam Phi của nhà văn nữ Nam Phi viết văn bằng tiếng Anh này. Máu
phân biệt
dân Phi châu với dân Âu Châu, Englishman khác Afrikaner, Hottentot khác
Xhosa,
Gentile khác Jew. Nói tới máu là nói tới sắc dân. Nhưng ‘máu" ở trong
những
tác phẩm của Millin không giản dị chỉ là một hình dung từ để chỉ sắc
dân, mà
đây là một "thực thể", một dòng nước nhờn đỏ, có thể dầy hoặc mỏng,
nóng hoặc lạnh, sạch hoặc dơ, chảy từ đàn ông qua đàn bà, từ bà mẹ qua
đứa
con... Một thi học về máu hơn là một chính trị học về sắc dân, đã khêu
dậy trí
tưởng tượng của bà...
Tờ báo Anh,
The Guardian coi Coetzee, như là một tác giả đã chọn kẻ xa lạ, người
ngoài hành
tinh, kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề (the outsider), như là một thể loại
nghệ thuật,
hay nói một cách khác, đây là nghệ thuật của kẻ ngoài lề, với những suy
tư thật
là u ám của kẻ đó, về chế độ hậu-phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.
Viện Hàn Lâm
Thụy Điển ca ngợi tác giả, với những cuốn như Tủi Nhục, Chờ Những Dân
Rợ, như
là “một người hồ nghi một cách thận trọng, và thật là tàn nhẫn, không
một chút
xót thương, khi phải phê bình tính duy lý độc ác, và cái thứ làm ra vẻ
đạo đức
của văn minh Tây Phương”.
J. M.
COETZEE (1940-): Nobel Văn Chương 2003
“Trong khi
thám hiểm, khai phóng sự yếu đuối, và thất bại, Coetzee làm bật ra cái
chất
thiêng, cái chất huyền, cái gọi là yếu tính của con người”
Hàn Lâm Viện
Thuỵ Điển.
"I am
not a herald of community or anything else. I am someone who has
intimations of
freedom (as every chained prisoner has) and constructs representations
of
people slipping their chains and turning their faces to the light."
"Tôi
không phải là một nhân vật nổi cộm của cộng đồng, hay là cái chi chi gì
khác.
Tôi là thằng cha thèm thuồng tự do [như bất cứ một tù nhân bị xiềng nào
thèm
thuồng nó], thế là tôi loay hoay vẽ vời ra những con người tuồn khỏi
xiềng, chường
mặt về phía sáng."
Nhà văn Nam
Phi Coetzee đã thắng giải Nobel văn chương 2003. Trên trang
Tin Văn [www.tanvien.net] do Jennifer
Tran và Nguyễn Quốc Trụ phụ trách, chúng tôi đã giới
thiệu về ông, qua chuyển ngữ bài tiểu luận viết
về một trong những học giả nổi tiếng của thế kỷ 20, và cũng là một nạn
nhân của
Đức quốc xã, là Walter Benjamin [Những Kỳ tích về Benjamin], và trong
một số
bài viết khác, như trong bài viết về Nguyễn Khải, về Võ Phiến, về
Nguyễn Chí
Kham...
Ông đã từng
viết về Việt Nam ngay trong tác phẩm đầu tay, Phương Án Việt Nam, [The
Vietnam
Project], in chung với The Narrative of [Tự sự của] Jacobus Coetzee,
trong
Dusklands, Đất Tối, nhà xb Penguin Books.
Đây là một
cuộc đìều tra về ảnh hưởng của truyên truyền của Mỹ, và cuộc chiến tâm
lý Việt Nam, được in song song với câu
chuyện của
một người da trắng kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, như một
ẩn dụ so sánh chế độ thực dân thuộc địa thời
kỳ 1760 và chủ nghĩa đế quốc 1970.
Ngay trang đầu
của Phương Án Việt Nam, là câu trích dẫn Herman Kahn, người Mỹ, vốn được coi là một trong những nhà tương lai
học:
Thật dễ dàng
thông cảm với sự ghê tởm của khán thính giả Âu Châu và Mỹ, khi nhìn
cảnh phi
công Mẽo xả bom na-pan thui nướng VC, nhưng không lẽ chính phủ Mẽo
trưng dụng
cái thứ phi công chết nhát không thể hoàn tất phi vụ, hoặc phát khùng
phát
điên, vì cảm thấy tội lỗi đầy mình?
[Obviously
it is difficult not to sympathize with those European and American
audiences
who, when shown films of fighter-bomber pilots visibiy exhilarated by
successful napalm bombing runs on Viet-Cong targets, react with horror
and
disgust. Yet, it is unreasonable to expect the U.S. Government to
obtain pilots
who are so appalled by the damage they may be doing that they cannot
carry out
their missions or become excessively depressed or guilt-ridden].
Đây là điều
Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển lọc ra, trong thông báo dành cho báo chí: Quan
tâm của
ông chủ yếu ở những hoàn cảnh, khi mà sự phân biệt giữa đâu là đúng đâu
là sai,
mặc dù hiển nhiên, nhưng hoàn toàn vô dụng.
Trong bài giới
thiệu Vô Kỵ giữa chúng ta, của Đỗ Long Vân, NQT đã áp dụng cách Coetzee
đọc văn
chương trắng của một số nhà văn Nam Phi, vào
nhân vật Kiều Phong của Kim Dung và đề nghị một cách
viết về cuộc chiến
VN: Bi kịch về máu:
"There
is therefore a poetics of blood. It is a poetics of tragedy and pain,
for blood
is never happy"
"Từ đó,
có một thi học về máu. Đó là một thi học về bi thảm và đau đớn, bởi máu
là chẳng
thể nào hạnh phúc." Gaston Bachelard. [Về Tưởng tượng Thi ca và Mơ
mộng,
On Poetic Imagination and Reverie; Colette Gaudin biên tập, nhà xb
Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1971. Coetzee trích dẫn, trong "White
Writing: On the Culture of Letters in South Africa", nhà xuất bản Yale
University Press].
Người hùng
Kiều Phong là một sáng tạo tuyệt vời, "đỉnh cao trí tuệ" của Kim
Dung, theo nghĩa: đây là người hùng mang tính chủng tộc thay thế người
hùng
mang tính giai cấp, tức những A Q, Chí Phèo. Theo nghĩa đó, W.
Faulkner, qua một
bài điểm sách trên tờ Người Kinh Tế, được coi là nhà văn "hậu hiện
đại",
trước khi có thuật ngữ này.
Nhân tiện, đề
nghị một đề tài tiểu thuyết ở đây: Trái Tim của Bóng Đen, viết về một
anh chàng
Bắc Kỳ theo chân đoàn quân viễn chinh vượt Trường Sơn, tới trái tim của
bóng
đen: Sài Gòn: đỉnh cao của sa đọa... cuối cùng khám phá ra... Hà Nội!
Đừng tưởng
đùa, bởi vì đã có tới hai tiểu thuyết gia ở hải ngoại sử dụng " ẩn dụ"
này rồi, một coi cuộc Nam Tiến của Miền Bắc tương tự như những cuộc xâm
lăng Việt
Nam của Trung Hoa, một coi đây là do cái ác muôn đời của người dân một
miền đất,
và muốn cải tạo, tổ quốc phải ăn năn...
Coetzee,
trong bài viết (Máu, Hôi, Hư, Rữa: Những cuốn tiểu thuyết của) Blood,
Taint,
Flaw, Degeneration: The Novels of Sarah Gertrude Millin (trong White
Writing),
đã coi "máu" (blood) là từ-chìa khóa trong những tiểu thuyết đề cập tới
xã hội Nam Phi của nhà văn nữ Nam Phi viết văn bằng tiếng Anh này. Máu
phân biệt
dân Phi châu với dân Âu Châu, Englishman khác Afrikaner, Hottentot khác
Xhosa,
Gentile khác Jew. Nói tới máu là nói tới sắc dân. Nhưng ‘máu" ở trong
những
tác phẩm của Millin không giản dị chỉ là một hình dung từ để chỉ sắc
dân, mà
đây là một "thực thể", một dòng nước nhờn đỏ, có thể dầy hoặc mỏng,
nóng hoặc lạnh, sạch hoặc dơ, chảy từ đàn ông qua đàn bà, từ bà mẹ qua
đứa
con... Một thi học về máu hơn là một chính trị học về sắc dân, đã khêu
dậy trí
tưởng tượng của bà...
Tờ báo Anh,
The Guardian coi Coetzee, như là một tác giả đã chọn kẻ xa lạ, người
ngoài hành
tinh, kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề (the outsider), như là một thể loại
nghệ thuật,
hay nói một cách khác, đây là nghệ thuật của kẻ ngoài lề, với những suy
tư thật
là u ám của kẻ đó, về chế độ hậu-phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.
Viện Hàn Lâm
Thụy Điển ca ngợi tác giả, với những cuốn như Tủi Nhục, Chờ Những Dân
Rợ, như
là “một người hồ nghi một cách thận trọng, và thật là tàn nhẫn, không
một chút
xót thương, khi phải phê bình tính duy lý độc ác, và cái thứ làm ra vẻ
đạo đức
của văn minh Tây Phương”.
Từ chối phỏng
vấn, qua thông báo của Đại Học Chicago, nơi ông hiện là một ‘visiting
professor’, [giáo sư được mời tới, còn
được dịch là giáo sư thỉnh giảng], nhà
văn 63 tuổi này nói, tin ông được giải là một sự ngạc nhiên hoàn toàn.
Bạn bè, đồng
sự chào mừng ông, coi đây như là một sự nhìn nhận một
tài năng văn học lớn lao, mà những cuốn tiểu
thuyết xoáy vào nỗi đau nhức của cá nhân con người trong cuộc sống
riêng tư của
họ, trước thay đổi trật tự xã hội.
Lời khen ngợi
của Viện Hàn Lâm, [Coetzee] người mà "trong nhiều cung cách, miêu tả sự
liên can lạ thường của kẻ ngoài lề", một lời khen như thế nhắm vào tác
giả
hơn là những nhân vật của ông, theo ký giả Rory Carroll của tờ The
Guardian,
Friday October 3, 2003 trong một bài viết từ thành phố Johannesburg,
Nam Phi.
Coetzee rời
Nam Phi Coetzee vài năm trước đây, như một cách tự đặt mình vào hoàn
cảnh lưu
vong, sau khi đụng độ với nhà cầm quyền ở đây [the ruling African
National
Congress] do cuốn tiểu thuyết của ông. Trong cuốn Tủi Nhục, con gái của
nhân vật
chính bị ba người da đen hãm hiếp, nhưng từ chối không chịu thưa gửi,
một phần
là do mặc cảm tội lỗi thực dân thuộc địa. Văn phòng bộ trưởng cho rằng
câu chuyện
mang tính kỳ thị mầu da (racist) và đánh thẳng vào vấn đề nhân quyền ở
mức tối
nguy hiểm của nó.
Coetzee chẳng
bao giờ nói, chuyện ông rời bỏ Nam Phi tới Úc châu liên can tới vụ nói
trên,
nhưng nhiều người Nam Phi tin rằng ông cảm thấy bị săn đuổi, quấy rầy
(hounded). Cũng có dư luận cho rằng, ông bực mình vì một vụ trộm viếng
nhà.
Nếu nhà cầm
quyền ở Nam Phi cảm thấy “lúng túng như ngậm hột thị”, họ cũng đủ khôn
khéo
không để lộ ra, vào ngày hôm qua [2, tháng Mười], và đã ca ngợi việc
Coetzee được
giải như là một bước tiếp nối nữ văn sĩ Nam Phi Nadine Gordimer, Nobel
văn
chương 1991. “Nhân danh quốc gia Nam Phi và thực sự ra là cả một lục
địa Phi
Châu, chúng tôi chào mừng nhà văn đoạt giải Nobel mới mẻ nhất, 2003 và
chia sẻ
cùng với ông vinh quang tỏa ra từ sự nhìn nhận này.” Tổng thống Thabo
Mbeki tuyên
bố.
Dư luận báo
chí quốc tế cho rằng, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã chọn đúng người và qua
tin hành
lang, việc chọn Coetzee.. dễ dàng, đối với mấy ông hàn. Đây là một vinh
danh tối
hậu cho một tiểu thuyết gia luôn luôn hỏi những câu thật khó chịu (the
ultimate
honour for a novelist who always asks the uncomfortable questions). Một trong những nhà văn lịch lãm, can đảm nhất
của thời đại chúng ta. Chuyện chọn ông không có gì là bất ngờ, nhưng
việc chọn
thời điểm để tung ra thông báo quả là một sự ngạc nhiên. Hàn Lâm Viện
đã có ý
muốn, việc trao giải thưởng Nobel sẽ giống như Oscar, và đây là cho một sự nghiệp một đời người cống hiến,
khác hẳn những trường hợp trước đó, thí dụ như
với Gabriel Garcia Marquez, sau khi được giải
thưởng, ông còn viết dữ,
và viết hay hơn trước đó!
Vài hàng về tiểu sử, và giai thoại về
ông:
John Maxwell
Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học
Cape Town
và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi
năm 1972,
dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch
giả; những
cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc. Trong
cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa,
"Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt
Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử
31 năm
của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt
giải, lần
thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of)
Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Nhục nhã). Và bây
giờ, là Nobel văn học 2003.
"Cũng không mệt lắm đâu."
Coetzee là một
con người ít nói, lạnh lùng, theo một số sinh viên của ông. Giles
Foden, deputy
literary editor của tờ Guardian kể, tuy không quen, nhưng có gặp
Coetzee vài lần
trong năm. Một lần gặp tại ghế sau một chiếc taxi, vào năm 1955, khi
ông vừa nhận
giải The Irish Times's international fiction prize. Trước đó, ông đã
lãnh bộn rồi.
"Ông chắc
thấy mệt với chuyện lãnh giải?", Giles Foden lầu bầu nói. Lúc đó cũng
quá
khuya rồi.
Ông chỉ mỉm cười. Đâu một lát sau, 'cóc' mới mở miệng:
"Cũng không mệt lắm đâu."
Ông chỉ mỉm cười. Đâu một lát sau, 'cóc' mới mở miệng:
"Cũng không mệt lắm đâu."
Nhưng có một
lần, Giles Foden nghĩ là đã nhận ra một tí, của cái gọi là 'thép trong
tâm hồn',
của ông. Đó là lần gặp trong một buổi đọc văn tại Waterstone's. Một
thính giả đứng
lên hỏi:
-Ông có nghĩ, như vậy là đúng không, cái việc chúng ta đang ngồi đây bàn về văn chương trong khi người Mẽo oanh tạc Serbs?
Coetzee không nói gì. Người đó hạch tiếp:
-Liệu có một mối liên hệ nào giữa hai chuyện đó không?"
"Thẳng thừng mà nói, không!" Coetzee trả lời.
-Ông có nghĩ, như vậy là đúng không, cái việc chúng ta đang ngồi đây bàn về văn chương trong khi người Mẽo oanh tạc Serbs?
Coetzee không nói gì. Người đó hạch tiếp:
-Liệu có một mối liên hệ nào giữa hai chuyện đó không?"
"Thẳng thừng mà nói, không!" Coetzee trả lời.
Tay tra hỏi
kia bèn ngồi xuống.
Comments
Post a Comment