Làm Thơ Ở Sài Gòn






Tôi bất tài, tôi bất tài, tôi bất tài
Tập làm thơ như tập múa, những ngón tay thô kiểu gì cũng không thành hình sen nở
Tôi phục kẻ thù tôi, nghĩ ra những câu co quắp, rợn người, thoát ra ngoài biên giới não
PTVA

Liệu thơ cũng là một dạng... tự thuật?

Simon Leys dẫn Rousseau.
Những bản văn chính trị của Rousseau đã loan báo [annoncer] Cuộc Cách Mạng, nhưng trong trường [domaine] tâm lý, ảnh hưởng từ thiên tài của ông xem ra còn hách xì xằng hơn nhiều:
Những lời thú tội  của ông đã mở những nút chặn cho tất cả những con đường tình, những nửa đêm ngoài phố, những biết nói gì đây, những dám yêu và dám sống... của đôi ta
[Nguyên văn, của Leys: ses Confessions ont ouvert les vannes à toutes les effusions romanttiques, Những lời thú tội của ông mở ra những cái van cho tất cả những rào rạt lãng mạn cứ thế mà dâng trào].
Ngay câu đầu mở ra tự thuật của ông đã thật hách xì xằng rồi:
"Tôi tạo ra một công trình mà, trước đây chưa hề có, mà, khi hoàn tất, thì cũng chẳng có tay nào bắt chước nổi. Tôi muốn trình ra trước những đồng loại của tôi, một con người trong tất cả sự thực thiên nhiên của nó, và con người đó, sẽ là tôi."

Leys nhận xét, chưa có tay nào ngây thơ thành thực, và cũng thật là liều cùng mình, táo tợn như thằng cha này.
Nửa thế kỷ sau, Stendhal tếu táo, hóm hỉnh, và cũng tưng tửng, khi mở ra Hồi ức của một tay du lịch, như là một cách đáp lễ Rousseau:
"Không phải vì ích kỷ mà tôi viết "tôi", ở đây, ấy là vì chẳng có một cách nào khác để kể cho thanh thoát một câu chuyện."
Nhưng nói gì thì nói, mọi tự thuật thưòng đều là một cách nói cho được cho mình. Trong "Ngôi sao ở điểm cực" [polaire], Alexandre Herzen phán:
-Ai có quyền viết tự thuật, hồi ký, kỷ niệm?
-Tất cả mọi người.
-Bởi vì đâu có ai bị bắt buộc phải đọc thứ này.

Thơ, liệu có ai bị bắt buộc phải đọc thơ?

Gấu này, do không chờ đợi gì ở PTVA, cho nên suýt bỏ qua "dấu ấn thơ" của "em", may phúc, lướt talawas, đọc được những câu thơ Hà Nội:
Phố nhoen nhoét và mưa van vát
Những chiếc taxi bỗng nhiên trở mặt gọi không dừng lại
Tất cả đàn ông trong hàng thịt chó đều mặc áo đen
Hai đốm lửa – hai cái áo len đỏ một góc phòng nhức mắt
Ngày lạnh nhất
Hôm nay đài báo ngày lạnh nhất.

Rồi, như là một phản ứng bắt buộc, đọc tiếp những câu thơ Sài Gòn:
Nhớ Sài Gòn quá, tựa lưng vào tường mà khóc
Âm thầm thôi, trong đêm chỉ đôi mắt mèo động đậy
Nhớ lúc phong phanh áo mỏng rất gần tim
Nhớ những con hẻm nhỏ ít tiếng nói nhớ những con người lầm lũi...

Ôi chao, những hình ảnh mới thật là tuyệt làm sao, đối xứng làm sao:
nhoen nhoét, van vát, tựa lưng vào tường mà khóc âm thầm thôi...

Xin đừng có thiên kiến chính trị ở đây, thì mới nhập vô được cõi 'bắt buộc phải đọc thơ'.

Nhưng,
Trước đây, người ta sống khá hơn.
Thật ra, người ta không thể so sánh
Máu bây giờ
Và máu ngày xưa
Nó rù rì khác nhau như thế nào.

On vivait mieux auparavant

A vrai dire, on ne peut pas comparer
Comme le sang ruisselait alors
Et comme il bruit maintenant.
[Trích Tiếng động thời gian, bản tiếng Tây, lời giới thiệu]

Hà Nội của anh, trước 1954, tụi này không có.
Sài Gòn của anh, trước 1975, tụi này cũng không có.

Những nhoen nhoét, nhoèn nhoẹt, van vát... thì làm sao khá hơn được, so với:
Những con đường tình tự ga Hàng Cỏ
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
TTT

Cần gì phải viện đến ông anh.
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời. 
Hà Nội, thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về." 
Mùa Thu, những đứa trẻ xâu những đôi guốc, dép vào một mẩu dây, rồi một tay cầm cặp, một tay xách xâu guốc dép, chúng đi thành từng đàn, tranh nhau cười nói, vung tay múa chân, khi đi qua nhà một đứa trong bọn, bọn trẻ đứng từ phía ngoài, lăng xâu guốc dép, ném chiếc cặp thật mạnh vào tận trong nhà, rồi sau đó thảnh thơi, hớn hở chạy theo bè bạn, mùa hè: những xe phun nước chạy chầm chậm, những tia nước bắn tung toé lên mặt đường nóng bỏng, lũ trẻ chạy theo sau ngửa mặt hứng; mùa lạnh: những người cảnh binh mặc áo dạ tím, những đứa trẻ không còn dám tháo bỏ giầy dép ra khỏi chân, sợ những lần vô ý vấp ngã, những ngón chân sẽ tê điếng có khi cả giờ đồng hồ. Hoặc là tôi phải quên, hoặc bắt buộc phải nhớ: sống tức là sống trong nỗi nhớ Hà Nội. Chúng tôi: những đứa trẻ rời bỏ Hà Nội và trở thành những con bệnh, mỗi lần thời tiết thay đổi, trở nên lạnh, hoặc những đêm đi chơi về muộn trong một Sài Gòn đã thuộc về chúng tôi, lúc bấy giờ gió nhiều, những hơi thuốc nhỏ nhoi chẳng đủ ấm, thế là tiếng lá cây xôn xao, không gian, thời gian, cảnh vật… tất cả biến thành những sợi dây trói, kéo lũ chúng tôi trở lại Hà Nội, chúng tôi trở thành những kẻ mộng du, đêm đêm trở dậy đi đi lại lại trong Hà Nội…
Những ngày ở Sài Gòn

Đọc Làm Thơ Ở Sài Gòn
Nguyễn Thị Thanh Xuân

Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ..
Những ngày ở Sài Gòn

Ôi chao chỉ vì ham kể về Hà Nội, cho một cô bé Miền Nam làm cùng sở, mà Gấu mất Bông Hồng Đen, Bông Hồng Sầu Muộn.

Đóa hoa hồng vùi luôn trong tim [mô phỏng TCS]
Từ đấy con tim ngưng kể chuyện [mô phỏng Tố Hữu: Từ đấy con tim bừng nắng hạ]
*

Solzhenitsyn trong Quần Đảo Gulag, kể về một nữ thi sĩ, Tanya Khodkevich, chỉ trước tác có hai câu thơ, mà được nhà nước thưởng 10 năm tù.
You can pray freely
But just so God alone can hear
Bạn có thể cầu nguyện tự do.
Nhưng nếu vậy, chỉ có Ông Trời nghe thôi
Đâu cần nhiều.
Biết đâu đấy, chỉ một chút "áo mỏng sát gần tim" mà trở thành một loài chim báo bão !

Trong lời giới thiệu tản văn [không phải thứ sáu mà là thứ tư], Fourth Prose, của nhà thơ Osip Mandelstam, bản tiếng Anh, Clarrence Brown kể là, vào mùa xuân 1928, trong lúc đang nhuận sắc cuốn tiểu thuyết của de Coster, Mandelstam, lúc này đang trên đỉnh cao của danh vọng, và nhà thơ nghe tin nhà nước tính làm thịt mấy ông già nhân viên ngân hàng, vì tội này hay tội nọ chẳng ai biết, thế là nhà thơ bèn làm một cú thử nghiệm thế giá cao vời vợi của mình, đối với chế độ, coi cao tới đâu, bằng cách ra tuyên ngôn, không được thi hành bản án đó, và đưa vào đoạn thứ nhì của Tản Văn Thứ Tư, cùng lúc, gửi ngay một ấn bản tập thơ vừa mới ra lò, tới cho một ông Hữu Thỉnh nào đó [Bukharin], kèm một câu đề tặng ở trang đầu như thế này:
Bất cứ một dòng nào trong cuốn sách này, phán một điều, tớ tởm cái điều mà nhà nước, qua ông Hữu Thỉnh này, đang toan tính thực hiện.
Every line in this book argues against what you are planning to do.
Nadezhda nhớ lại, coi đây là một hành động quyết liệt, a decisive move, của ông nhà tôi

Prosody... is simply repository of time within language. Language is older than state and... prosody always survives history.
Joseph Brodsky
Time that utters itself through Mandelstam confronts the "mute space" of Stalin
[Coetzee trích dẫn trong bài viết về những tiểu luận của Brodsky].

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư