Old Tin Van

Cám ơn ông, Mr. Grass
Và, xin vĩnh biệt, và cầu mong linh hồn ông sớm siêu thoát.
NQT
Vào năm 1962, khi tôi tới Hamburg nhân dịp ra lò ấn bản tiếng Đức, "Những Đứa Con Giờ Tý", nhà xb gợi ý, hay là tụi mình đi thăm GG?
Why not?
Thế là chúng tôi làm 1 chuyến ghé thăm ông, ở 1 cái làng; ông có hai ngôi nhà ở trong làng, một để viết, và sống, một để vẽ vời, ông là 1 họa sĩ ra trò.
Sau cú đi thăm, mọi tên ký giả Đức tôi gặp, đều hỏi tôi, nghĩ gì về GG, và tôi bèn phán, ông ta là 1, hoặc, 1 trong 2, hoặc 1 trong 3, nhà văn vĩ đại nhất hiện còn sống trên thế giới; vài tên ký giả ngó bộ thất vọng, thằng chả đó ư, "Cái Trống Thiếc", OK, nhưng Xưa rồi Diễm ơi, thằng chả teo chim rồi, hết viết được rồi, hà, hà!  

*

Cu Lùn, Toronto, 11.5.09



*


Cái hình này, bữa ghé thăm Ottawa, làm nhớ, cũng ngày này, SN Bác Hồ, tới Bangkok. Một bữa Thứ Bảy, năm 1989, 90 cỡ đó. Hai vợ chồng, cũng có cái túi đựng ba thứ vật dụng cần thiết, từ thành phố U Bôn, nơi biên giới Lào Thái, đến được thủ đô Thái Lan, đi lang thang đến mệt lả, sau được Chúa thương tình ra lệnh cho 1 anh lái xe lam, xe túc túc, hay tắc xi, không nhớ rõ, chở tới nhà thờ St Francis, Gấu đã kể lại vài lần trên Tin Văn.

*
Chợ Cũ Hàm Nghi.
Sau 30 Tháng Tư 1975, thời gian còn được VC sử dụng, Gấu làm việc ở tòa nhà ngay đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngã tư Hồng Thập Tự/NBK. Tòa nhà này là 1 cơ quan của Bưu Điện. Gấu lúc đó chuyên việc kiểm tra tần số tầu biển làm việc với viễn thông quốc tế, trụ sở Genève. Tay trưởng phòng, do quen biết giới tầu biển, bèn đi liền, trước 30 Tháng Tư ít ngày. Từ trong chung cư 29/8D, đi ra quẹo trái, đi vài bước là tới.
Chiều chiều, trước khi tan sở, chôm một mớ giấy cũ, nhét vô áo, ra Chợ Cũ, ghé 1 trong những cái sạp trên.
Bà chủ sạp đưa ngay lên cái cân phía trước mặt, và sau khi đọc con số, lấy tiền trong cái rổ kế bên đưa Gấu, thẩy mớ giấy vô 1 cái sọt: Giấy gói đồ!
Cầm tiền, Gấu đi qua phía bên kia đường, ghé 1 tay bán ken quen, chìa tay ra, thế là lên thiên đường!
Ui chao, nhớ ơi là nhớ!
Nhớ Xuân Thu, Quán Chùa  sao bằng nhớ… Chợ Cũ!

Hai vợ chồng tôi tới Bangkok ngày 19 tháng Năm, năm 1990. Đúng ngày sinh của ông Hồ. Sau này, tôi tăng thêm một ngày, trong lý lịch Cao Uỷ.
Đó là một bữa thứ bẩy. Sau khi đi lang thang trong thành phố tới rã người, trước viễn ảnh một buổi tối thật đen tối, chợt nhớ tới cái địa chỉ đã từng là cứu tinh những ngày đói rã họng ở quê nhà, tụi này bèn kêu tắc xi, nói "Vạt, vạt" (Vạt, tiếng Thái, có nghĩa là chùa chiền, tu viện). Anh chàng tắc xi người Thái đưa, không phải tới cái địa chỉ mà chẳng ai còn biết đó, mà là nhà thờ St. Francis, tại một khu sang trọng thuộc trung tâm thành phố. Tới sân nhà thờ, nhìn thấy một chiếc xe hơi với hàng chữ tiếng Anh, Cơ quan Cứu Trợ Cao Uỷ Tị Nạn, tôi la thầm trong bụng: Chúa cứu ta rồi!
Vị cha già trụ trì nhà thờ là người Pháp. Ông không dấu vẻ ngạc nhiên, khi nghe gã đàn ông ốm đói, mệt lả, nhưng "thao thao bất tuyệt" xổ ra hàng tràng tiếng Tây, (sau này, nghĩ lại, tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao bữa đó, mình lưu loát đến như thế! Nhất là đây là lần đầu tiên, kể từ tháng Tư 1975, tôi mới có dịp "thực tập" tiếng Tây!)
Sau đó, Cha cho trú ngụ tại một căn phòng ở bên trường học, kế ngay bên nhà thờ, do nhà thờ quản lý, bỏ qua tất cả những lời khuyên nên báo cảnh sát để cho nhà thờ khỏi bị liên lụy.
Chúng tôi ở đây hết ngày thứ bẩy và chủ nhật. Sáng thứ hai, Cha đưa tụi này tới cơ quan ODP, nằm bên trong tòa nhà khổng lồ City Bank. Ông trình giấy tờ, yêu cầu được coi hồ sơ ODP của tụi này. Chỉ tới khi đó, Cha mới thực sự tin tưởng, và có thể, hài lòng, vì đã làm đúng ý Chúa!
Cha yêu cầu cho gặp một vị luật sư của ODP. Vị này khuyên, chỉ có mỗi một cách: đưa mấy người này vào đồn cảnh sát. Sau khi hết hạn tù, ông sẽ báo bên Cao Uỷ cho xe "rước’ về trại tị nạn.
Cha đưa tụi này tới một đồn cảnh sát Thái.
Trước khi từ biệt, Cha đã dịch cho tôi nghe những lời cảnh cáo của viên cảnh sát: Tôi có thể bắt Cha, vì tội chứa chấp những người nhập cảnh bất hợp pháp.
Sau đó, Cha còn tới nhà tù thăm tụi này, cho tiền, đưa lại mớ "bản thảo", là mấy cuốn tập ghi vắn tắt một số sự kiện về những ngày ở Đất Phật, và chuyến vượt sông Mekong vào đất Thái của tôi. (1)
*
Ðúng trưa ngày 19/5/1989, (1), chiếc xe taxi chở vợ chồng Gấu tới đây. Ở cái sân có cái xe van nhỏ chở đồ cứu trợ, với hàng chữ UNHCR.
Gấu tạ ơn Trời Phật, và nghĩ thầm, tới nơi rồi!
Ðúng bữa Thứ Bảy. Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác H.
Sau này, trước khi đi xa, thật xa, nghĩ lại, thì mới ngộ ra là, cái thông điệp của chuyến đi, là cái phim coi trên chiếc xe buýt chở vợ chồng Gấu, chạy suốt đêm từ thành phố biên giới Lào Thái, Ubon, phía bên kia sông Cửu Long, bên này là Parksé. Có 1 cái gì đó trong phim liên quan đến cuộc đời sắp tới của Gấu, và nó còn liên quan đến những lần mò xuống sông Mekong tắm, sau giấc ngủ trưa nằm bên dưới tượng Quan Công, ở hành lang phía sau chùa Long Vân, Parksé.
Có cái gì đó liên quan đến câu của Heraclitus.
Có cái gì đó liên quan tới dòng sông cuối cùng Ðường Tam Tạng phải vượt qua trước khi vô Ðất Phật!
(1)
1990 mới đúng, vì 1989 là năm xẩy ra cú Thiên An Môn, trong lúc gia đình Gấu đang trên đường bỏ chạy quê hương, tới Vientiane đọc báo thì mới biết.
Khi ở Trại tị nạn, viết Lần Cuối Sài Gòn, bèn đưa sự kiện này vô, cho cho có tí mùi lịch sử:
Koestler, enfin, retrouvé, cuốn "Le Zéro et l'Infini", tôi lục lọi cách chuyến đi không xa, trong mớ sách "ký gởi" - một hình thức mới của sách vỉa hè- tại một tiệm phía bên kia cầu Thị Nghè. Cái thiểu số hỗn độn may mắn sống sót sau những ngày tháng Tư, trở thành những nạn nhân đầu tiên thay con người Sài-gòn dãi dầu mưa nắng Trong số những người đang lục lọi quanh tôi, có kẻ chỉ tò mò lật vài trang đầu, tìm tên chủ nhân, có thể kèm theo đó là một lời đề tặng của chính tác giả cuốn sách. Cả hai đều đã đi xa, vợ con ở nhà mang mớ sách kỷ niệm đổi lấy một vài mớ rau, một hai lon gạo.
 Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.

Lao Home, 2014 & 15 Trip

Thơ Mỗi Ngày


Yes, defending poetry, high style, etc.,
but also summer evenings in a small town, where gardens waft and cats sit quietly
on doorsteps, like Chinese philosophers.
Adam Zagajewski
[Eternal Enemies 2008]
Bảo vệ thơ, và vân vân.
Đúng rồi, bảo vệ thơ, văn phong cao, v...v…
Nhưng cũng bảo vệ những buổi chiều mùa hạ
trong một thành phố nhỏ,
với những khu vườn đong đưa,
và những con mèo ngồi trầm tư nơi bậu cửa,
như những nhà hiền triết Trung Hoa
*
Kính gửi đến ông vài lời, sau khi làm độc giả thường nhật của tanvien.net hơn một năm nay. Bởi quá thích, mục Thơ mỗi ngày, nên hôm nay mới đánh bạo viết mấy dòng gửi ông, để cám ơn những gì mà một mình ông làm, kiến tạo và duy trì hào hứng trang web này trong  suốt thời gian qua. Kính chúc ông viết hăng mỗi ngày, và qua việc viết, sẽ đem đến cho đời ông, và độc giả  những chất liệu và phương thức sống, đọc & viết tươi mới mãi.
Trân trọng.
Phúc đáp: Đa tạ
Mục “Thơ Mỗi Ngày”, do trục trặc kỹ thuật, một số bài bị ‘delete’. Trong có mấy bài về Pessoa, và mail của bạn, trên.
Sorry abt that. NQT
[GCC post lại mail trên, hy vọng vị độc giả vưỡn đọc TV, và reply, vì GCC không còn địa chỉ mail của vị này]

Caliban the slave
taught human speech
waits
his mud in dung
his feet in paradise
he sniffs at man waits
waits
nothing arrives
nothing in Prospero’s magic cloak
nothing from streets and lips
from pulpits and towers
nothing from loudspeakers
speaks to nothing
about nothing
Tadeusz Rozewicz: Nothing in Prospero’s Cloak

Milosz trích dẫn trong bài viết “Điêu Tàn và Thơ Ca”. Một tiểu luận về kinh nghiệm thơ, ở vào 1 thời điểm và nơi chốn cực kỳ rõ rệt, in a strictly defined time and place. Thời gian, 1939-1945. Nơi chốn, Ba Lan.

30.4.2015

Pope Francis uses 'genocide' to refer to mass killings of Armenians by Turks

(CNN) Pope Francis risked Turkish anger on Sunday by using the word "genocide" to refer to the mass killings of Armenians a century ago under the Ottoman Empire.
Đức Giáo Hoàng phán, cú diệt chủng mở ra thế kỷ 20, là cú làm cỏ dân Armenians của lũ Thổ.
Thằng khốn Gấu Cà Chớn làm lũ Bắc Kít phát điên lên, khi phán,
cú Mậu Thân mở ra Diệt Chủng Ngụy, và xứ Mít sau đó.
"In the past century, our human family has lived through three massive and unprecedented tragedies," the Pope said at a Mass at St. Peter's Basilica to commemorate the 100th anniversary of the Armenian massacres.
"The first, which is widely considered 'the first genocide of the 20th century,' struck your own Armenian people," he said, referencing a 2001 declaration by Pope John Paul II and the head of the Armenian church.
His use of the term genocide - even though he was quoting from the declaration - upset Turkey.
Đọc 1 phát, thì Gấu lại nghe thấy 1 ông bạn nhà văn VC bực bội phán, Lò Thiêu là cái đéo gì mà anh nhắc tới hoài.
Hơn thế nữa, nó là tội  ác của Âu Châu, mắc mớ gì tới Mít?
Có thể, nhưng câu sau đây, Pope nói, về tội diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20, có mắc míu tới tội ác của… VC:
"Giấu diếm hoặc chối bỏ nó [Cái Ác Bắc Kít, hà, hà!] thì giống như để cho vết thương cứ tiếp tục chảy máu"
Concealing or denying evil is like allowing a wound to keep bleeding. Pope Francis
Câu trên, liên quan tới 30 Tháng Tư, 1975.
Bởi là vì càng ngày sự thực lịch sử càng lộ ra, thật rõ nét:
VC phịa ra hai cuộc chiến, liên minh với Tẫu, để diệt chủng giống Mít!


*
Tham ong ba Gau manh khoe. Nhin hinh moi nhat cua ong tren tanvien thay gia` di nhieu qua. Thảo Trường (2009)
Điêu tàn ư, đâu chỉ có “điêu tàn”?
Trong lúc mấy ông Yankee mũi tẹt phàn nàn, 'nhạy cảm', thì thế giới phàn nàn, đúng ra là phải phát thêm cho ông Pamuk này cái Nobel hòa bình nữa ! Và đây mới là điều đám da mầu nên mừng !
This noble winner should get the Peace Prize, too
Robert McCrum
Sunday October 15, 2006
The Observer
He is also a brave one, speaking out for free expression in a country where powerful factions have wanted to put him in prison for daring to describe the Armenian massacres as genocidal, and for challenging a repressive silence at the highest levels of government and society about the universal issue of human rights. Moreover, he has done this with that instinctive determination to assert the duty of literature to transcend political barriers that has always characterised the great artist. As Pamuk himself put it in 2000: 'Freedom of thought and expression are freedoms which people long for as much as bread and water. They should never be limited by nationalist sentiment, or (worst of all) business and military interests.'
Ông ta còn là một người can đảm, đòi tự do diễn đạt tư tưởng, ở một xứ sở mà đám có quyền muốn tống ông vô tù, vì đã dám coi những cuộc thảm sát người Armenian, là tội diệt chủng, vì đã thách đố sự nín thinh, của nhà nước và xã hội trước vấn đề nhân quyền
Hơn thế nữa, ông làm điều đó, với một sự quyết tâm mang tính tự phát, mang tính bản năng, như thể ông tin rằng, nhân chi sơ tính bản thiện, khi khẳng định rằng, bổn phận của văn chương là phải vượt lên trên những rào cản chính trị, và cái này đúng là dấu ấn phân biệt thứ nghệ sĩ lớn lao: Tự do tư tưởng và tự do diễn đạt là những tự do mà dân chúng luôn luôn đòi hỏi, đời đời đòi hỏi, như bánh mì, như nước uống.  Đừng bao giờ giới hạn chúng, vì một tình cảm quốc gia, hay, [tệ hơn mọi tệ], vì những quyền lợi mang tính thương mại hay binh bị.
Đây là điều Tin Văn đã nhắc tới, và so sánh, vụ diệt chủng ở nước Thổ, với vụ diệt Ngụy năm Mậu Thân ở Huế.
Chính trị đỉnh cao so với thứ mạt hạng khác nhau là như thế đấy. (2)
*

**

*
AFTER SEVERAL YEARS doing desk work in Tokyo for United Press International, Kyoichi Sawada-rejected when he requested media credentials to photograph events in Vietnam-used his own money and vacation time to shoot the war. UPI was so impressed with his pictures that in 1965 it sent him back as a staff photographer.
Within two months of his return to Vietnam, the Japanese photographer took the picture that helped him win the 1966 Pulitzer Prize for photography: two mothers and their children crossing a river as they flee a bomb attack (below). He gave the prize money to them. In just five years as a photojournalist, Sawada was also awarded five World Press Photo Exhibition prizes, an Overseas Press Club award, a U.S. Camera magazine award and, posthumously, the Overseas Press Club's Robert Capa Award. Sawada and Frank Frosc, UPI's Phnom Penh bureau chief in Cambodia, were captured and executed by the Khmer Rouge on Oct. 28, 1970. Sawada was 34 years old. - Jennifer E. Berry
Note: Như vậy là Sawada bị Khờ Me Đỏ hành quyết, cùng với Sếp UPI ở Phnom Penh. Gấu cứ nghĩ là anh bị chúng giết vì cái máy chụp hình.




*
Ba tuần lễ trước khi bị làm thịt, JK đổ trách nhiệm cú làm thịt Diệm cho "Phu Nhân Rồng".
Sự thực, Xịa bật đèn xanh cho đám tướng lãnh làm, với giá 40 ngàn đô. Đám tướng Ngụy OK, với điều kiện, số phận của anh em Diệm là do chúng quyết định.
Trên Tin Văn có kể rõ vụ này. Tờ báo Mẽo dưới đây, cho thấy lũ tướng lãnh tính tha Diệm, cho đi nước ngoài, nhưng sau đổi ý kiến, vì sợ Diệm có thể trở lại, nhưng theo 1 nguồn tin khác, đây là điều kiện của lũ tướng lãnh: Số phận của Diệm là do chúng quyết định:
The cash went to some of his generals, with the undertaking that the US would not oppose their brutal takeover.

*
It doesn't sound like much now, but $40,000 from the CIA meant the end of Ngo Dinh Diem as leader of South Vietnam. The cash went to some of his generals, with the undertaking that the US would not oppose their brutal takeover.
That month the U.S. ambassador to South Vietnam, Henry Cabot Lodge, flew into Saigon to tell Diem: "I want you to be successful. I want to be useful to you. I don't expect you to be a 'yes man: I realize that you must never appear a puppet of the United States." Lodge said Diem also had to realize American public opinion had turned against him. Lodge said the U.S. favored religious tolerance. Diem's policies were "threatening American support of Vietnam': Diem had to set his house in order by removing Ngo Dinh Nhu, silencing the outspoken Madame Nhu, punishing those responsible for the massacre in Hue and coming to terms with the Buddhists. Washington was no longer prepared to support his regime unconditionally. Lodge was ignored and Diem began to be seen as an obstacle in efforts to unite the South Vietnamese against communism. President Kennedy withdrew CIA protection. The generals moved early in November, 1963. The plotters promised Diem that he would be allowed to leave the country but changed their minds and killed him. He was 62 and had paved the way for the war to come.
Bốn chục ngàn đô. Bây giờ thì chẳng đáng gì, nhưng đó là số tiền Xịa chi cho lũ tướng lãnh Ngụy để làm thịt ông.
Trong bài viết về Kennedy, “Trong Bịnh Hoạn và bằng Giấu Giếm, In Sickness and by Stealth”, Christopher Hitchens, điểm cuốn tiểu sử của Kennedy, “The Unfinished Life”, của Robert Dallek, phán, đây là đòn găng tơ của K. Ông cho biết chính Xịa đốt lãnh sự quán Mẽo ở Cộng Hoà Dominique để có cớ xâm lăng nước này.
Đòn Vịnh Bắc Bộ, như Mẽo bật mí, cũng phịa ra để có cớ dội bom Bắc Kít, phong toả Hải Phòng, bắt Bắc Bộ Phủ vô bàn hội nghị, chấm dứt cuộc chiến.
Chuyện thường ngày ở huyện. Tuy nhiên, không có tên nào khốn kiếp như lũ Bắc Kít, khi chúng ra lệnh cho đám VC Nam Bộ phịa ra cú đầu độc tù VC ở Phú Lợi, để làm nổ ra cuộc chiến: Lấy chính đất nước Mít, dân Mít, xứ Nam Kít làm mồi nhử Mẽo!
VC chuyên chơi đòn này, suốt hai cuộc chiến. Với Pháp, phải làm thịt Việt Gian, là lũ đảng phái quốc gia không theo Vẹm.
Đến bây giờ, chúng vẫn xử dụng đòn này, khi cần làm thịt dân Mít, những ai đòi hỏi dân chủ.
Khi ra lệnh giết Phạm Quỳnh, cũng là lúc bác Hồ ngồi vô bàn viết, thảo cái giấy, sau này đưa cho con cái của PQ, ngày sau lịch sử sẽ minh oan cho cha cháu!
Những sự kiện trên, bây giờ rõ như ban ngày. Cớm VC vô nhà Bọ Lập, chúng tớ phòng cháy chữa cháy, đếch phải Cớm.
Không thế, làm sao bắt "quả tang", BL đang....  BL?
Hà, hà!
Thằng em trai của Gấu, chết lãng nhách, vì 1 viên đạn, trong cả băng AK, bắn từ bên kia sông, xuống sông, rồi viên đạn, theo luật khúc xạ chui ra khỏi mặt nước, bay tới nằm sau ót cu cậu. Một viên đạn hết đà, giả như đụng bất cứ 1 chỗ nào, thì chỉ làm trầy da.
Đang dẫn tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, khi nghe tiếng súng từ phía bên kia sông, do phản xạ, bèn cúi đầu né, cái nón sắt, do quên không buộc dây, rớt xuống, phô cái ót trắng hếu cho viên đạn hết đà chu vô não, nằm luôn đó. Viên bác sĩ quân y nói với Gấu, tôi không lấy nó ra, sợ nát khuôn mặt.
Kennedy chết, ngược lại. Do bịnh, ngồi xe trần, ngồi thẳng được là nhờ 1 cái giá, 1 thứ “back-brace”, như Christopher Hitchens cho biết. Chính vì thế, ông không làm sao xoay sở, phản xạ phản xiệc, khi nghe tiếng súng, và đành ngồi chết trân hứng viên đạn!
Diệm chết, đúng như Gấu phán, mi làm bồi Mẽo, Mẽo ra lịnh sao, phải làm theo, đéo làm theo, là ông xịt!
Bài viết trên tờ “Our Viet Nam”, cho biết, Mẽo ra lệnh khử vợ chồng Nhu, làm sao Diệm nghe theo được, thế là xong đời Diệm.
Những giai thoại về Nhu cho người ra Bắc, gặp Bác Hồ này nọ, theo Gấu, có thể có, vì cái chuyện Diệm không muốn GI vô Việt Nam là có thiệt, ông chết vì cú này, đúng hơn.
Trong số báo mới mang về, có bài viết về liên hệ giữa Tẫu và Bắc Kít, cho thấy, không có Tẫu, là Mít thoát cả hai cuộc chiến.
Điều này cũng dễ đoán. Bắc Kít phải lệ thuộc Tẫu tới cỡ nào thì mới răm rắp nghe theo Tẫu khi chúng ra lệnh phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Chính nhờ nó, phát động sớm, mà có vụ di cư.
Ngụy phải cám ơn Tẫu, không chỉ một, mà hai lần, vụ di cư và vụ tù cải tạo.
Nhờ phát động CCRD sớm, có vụ di cư.
Nhờ cuộc chiến biên giới, Ngụy được đưa trở lại Miền Nam, và thoát chết.


Kafka Poet

*
These diaries cover the years 1910 to 1923, the year before Kafka's death at the age of forty. They provide a penetrating look into life in Prague and into Kafka's accounts of his dreams, his feelings for the father he worshipped and the woman he could not bring himself to marry, his sense of guilt, and his feelings of being an outcast. They offer an account of a life of almost unbearable intensity.
"In Kafka we have before us the modern mind splendidly trained for the great game of pretending that the world it comprehends in sterilized sobriety is the only and ultimate reality there is-yet a mind living in sin with the soul of Abraham. Thus he knows two things at once, and both with equal assurance: that there is no God and that there must be a God. It is the perspective of the curse: the intellect dreaming of its dream of absolute freedom, and the soul knowing of its terrible bondage." - Erich Heller "It is likely that these journals will be regarded as one of [Kafka's] major literary works; his life and personality were perfectly suited to the diary form, and in these pages he reveals what he customarily hid from the world."
-The New Yorker
Lời giới thiệu, bìa sau.
GCC có bản tiếng Tẩy, do Marthe Robert dịch. Nay, tiện tay cầm tờ báo, cầm thêm cuốn này. Tính dịch một số đoạn trong khi đọc cuốn tiểu sử của Kafka, và cuốn Nhà Thơ Tủi Hổ & Phạm Tội!
Già mà vưỡn hung hăng con bọ xít, hà, hà!


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
BRODSKY THROUGH THE EYES OF HIS CONTEMPORARIES

Brodsky qua mắt những người cùng thời với ông 
Ông thi sỡi có yêu Đất Mẹ? Ông tình nguyện đi hay ông là một gã lưu vong? Tại sao ông chẳng bao giờ trở về, ngay cả để viếng thăm? Ông là một tín hữu Ky tô, theo bất cứ nghĩa nào của từ này? Là một tên Do Thái có nghĩa gì không, đối với ông? Ông vẫn là và luôn là một nhà thơ Nga, hay thực sự, là một người Nga, trong bất cứ một ý nghĩa nào có thể chấp nhận được của từ này? Tại sao ông rao giảng chuyện thờ phụng ngôn ngữ, và theo đường hướng nào ông thờ phụng nó? Tại sao ông lèm bèm hoài về ‘đế quốc’? Tại sao ông cứ cố tình tự mình dịch thơ mình qua tiếng Anh, và kết quả của cái việc dịch đó có khá không?
Cùng với sự sợ hãi, sự kính trọng, và một tình yêu chân thực, những cuốn sách này còn chứa đựng một số những nhận xét thật tới, chưa từng có, về Brodsky, về cả hai, con người và nhà thơ. Về nhà thơ, có nhận xét của Pyotr Vail: “Pushkin là tất cả về, như thế nào, chúng ta muốn là; Brodsky là tất cả về, như thế nào, chúng ta thực sự là”. "Pushkin was all about how we wanted to be; Brodsky was all about how we really are".
Về con người, Annelisa Allleva đưa ra những nhận xét ‘gay gắt, nhức nhối’, thí dụ, “Ông ta ăn cắp tình yêu của nhân dân để giấu diếm sự bất an của mình”. "He stole other people's love in order to hide his insecurity".

Derek Walcott nhào lộn cả hai nhận xét trên, thành:
Joseph [Huỳnh Văn] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"I was only too glad to be the handmaid of genius, and to be taken for granted": Tớ thật hạnh phúc được là người hầu của thiên tài, và được đảm bảo như vậy. Brodsky phán.
CHESS
Jorge Luis Borges
I
In their serious corner, the players
move the gradual pieces. The board
detains them until dawn in its hard
compass: the hatred of two colors.
In the game, the forms give off a severe
magic: Homeric castle, gay
knight, warlike queen, king solitary,
oblique bishop, and pawns at war. 
Finally, when the players have gone in,
and when time has eventually consumed them,
surely the rites then will not be done.
In the east, this war has taken fire.
Today, the whole earth is its provenance.
Like that other, this game is for ever.
II
Tenuous king, slant bishop, bitter queen,
straightforward castle and the crafty pawn –
over the checkered black and white terrain
they seek out and enjoin their armed campaign.
They do not realize the dominant
hand of the player rules their destiny.
They do not know an adamantine fate
governs their choices and controls their journey.
The player, too, is captive of caprice
(the sentence is Omar's) on another ground
crisscrossed with black nights and white days.
God moves the player, he, in turn, the piece.
But what god beyond God begins the round
of dust and time and dream and agonies?
-Translated by ALASTAIR REID               

Cờ Tướng

I
Ở cái góc nghiêm trọng của họ,
Những kỳ thủ di chuyển những quân cờ.
Cái bàn cờ cầm giữ họ tới sáng
Bằng cái la bàn cứng cỏi của nó:
Lòng thù hận giữa hai màu cờ,
Một, cờ máu,
Và một, cờ ba que.
Trong cuộc chơi, là luật chơi,
Một ma thuật nghiêm ngặt:
Lâu đài Hô me, kỵ sĩ xám, nữ hoàng thiện chiến, hoàng đế cô đơn,
giám mục xiên xẹo, và những con tốt lao vào cuộc chiến
Sau cùng, khi những kỳ thủ đã nhập cuộc,
Và khi thời gian đã thiêu đốt cả đám
Rõ ràng là chẳng cần gì đến những nghi thức
[Bàn giao cái con khỉ, chúng ông lấy hết rồi,
Minh gà tồ còn gì mà bàn giao?]
Ở phía Ðông, lửa chiến tranh bừng bừng
Ngày hôm nay, trọn trái đất thuộc về nó,
Như cái khác, trò chơi này là thiên thu, bất tận.

II
Hoàng đế tế nhị, giám mục xiên xiên, nữ hoàng cay đắng,
Lâu đài thẳng thắn, và anh cu Sài láu cá –
Trên mảnh đất đen trắng của cái bàn cờ
Tất cả hăm hở tìm tòi, và sung sướng tận hưởng những chiến dịch…
Ðiện Biên, Mùa Hè Ðỏ Lửa, thí dụ.
Họ đâu có nhận ra,
Cái bàn tay thống trị của những thế lực quốc tế bửn thỉu,
Và hơn cả thế nữa,
Là những luật chơi của định mệnh.
Họ đâu có biết cái số phần cứng như gang thép,
Trấn ngự, cai quản những lựa chọn và kiểm tra những hành trình của họ
Kỳ thủ kia ơi, mi thì cũng bị cầm giữ bởi tính bất thường
(Câu này thuổng Omar) trên một mảnh đất khác,
Ðan chéo nhau bằng những đêm đen, và ngày trắng.
Ông Giời di chuyển những kỳ thủ, và tới luợt họ,
Di chuyển quân cờ
Nhưng Giời nào, ngoài Giời lại có Giời?
Thứ Ông Giời bắt đầu vòng luân hồi
Của bụi, thời gian, và những cơn hấp hối?
*
ECHECS
Ils sont seuls à leur table austere. Le tournoi
Alterne ses dangers; lentes, les pieces glissent.
Tout au long de la nuit deux couleurs se haissent
Dans le champ agencé qui les tient sous sa loi.
Radieuse magie où joue un vieil effroi,
Des destins rigoureux et parés s'accomplissent :
Reine en armes, brefs pions qui soudain s'anoblissent,
Fou qui biaise, tour carrée, ultime roi.
Le rite se poursuit. Il reste ; il faut qu'il reste
Même si le pied branle à la table déserte,
Même quand les joueurs seront cherchés en vain.
Le profond Orient nous légua cette guerre
Dont la flamme aujourd'hui fait le tour de la terre;
Et comme l'autre jeu, ce jeu n'a pas de fin.
II
Tour droite, fou diagonal, reine acharnée,
Roi vulnérable, pions qu'achemine l'espoir,
Par les détours fixés d'un ordre blanc et noir
Vous cherchez, vous livrez la bataille obstinée.
Mais qui de vous sent sa démarche gouvernée ?
La main ni le joueur, vous ne sauriez les voir;
Vous ne sauriez penser qu'un rigoureux pouvoir
Dicte votre dessein, règle votre journée.
Le joueur, ô Khayam ! est lui-même en prison,
Et c'est un échiquier que l'humain horizon:
Jours blancs et noires nuits, route stricte et finie.
La piece se soumet à l'homme, et l'homme à Dieu.
Derriere Dieu, qui d'autre a commencé ce jeu
De poussière, de temps, de rêve, d'agonie?
J.L. Borges.
[Bản tiếng Tây của IBARRA, Gallimard, 1970] 
Thời gian quen Joseph Huỳnh Văn, Gấu tình cờ vớ được 1 bài thơ, bản tiếng Tây, của Borges; một bài thơ nói về hạnh phúc. Ðọc thích quá, Gấu bèn dịch, đưa cho anh đọc, và 1 tay nữa, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giàu, tình cờ gặp lần đầu ở quán cà phê Bà Lê Chân, của Huy Tưởng.
Ðó có lẽ là lần đầu tiên Gấu biết tới Borges.
Sau này, ra hải ngoại, đọc Borges, Gấu cố kiếm bài thơ cũ, mà không làm sao kiếm ra. (1)
Khi biết tin anh mất, và có số điện thoại của gia đình, Gấu có gọi về hỏi thăm, và chia buồn, bà xã của anh có nhắc tới đám bạn quen từ trước 1975 mà chị còn nhớ, và nhân đó, chị nhắc tới bài thơ về Hà Nội, mà ông chồng đang làm, chưa xong, cho tới khi anh đi, và chẳng ai còn biết được nó ra làm sao, dù ai cũng gật gù, hay, hay lắm.
Trong một bài viết về anh, Gấu có nhắc tới câu chuyện này, Hà Nội anh chưa từng nhìn thấy [vì có bao giờ tính ra thăm đâu, chắc thế], và bài thơ dang dở về nó.
(1) Kiếm ra rồi. Dịch rồi, đâu đó, trên TV

*
Avigdor Arikha: Samuel Beckett au verre de vin, 1969
Beckett bên ly rượu vang
Nhật Ký Tin Văn
[TV last page]



*

7.11.2010, backyard



Lao Home, 2014 & 15 Trip

*

8.4.2015
Happy Birthday to Mom
Xì Lô & All Family

Thơ Mỗi Ngày

Only you understood
How little time we are given,
Not enough to lift a finger.
The voices on the stairs,
Thoughts too quick to pursue,
What do they all matter?
When eternity beckons.
The heavy curtains drawn,
The newspapers unread.
The keys collecting dust.
The flies either sluggish or dead.
The bed like a slow boat,
With its one listless sail
Made of cigarette smoke.
When I did move at last,
The stores were closed.
Was it already Sunday?
The weddings and funerals were over.
The one or two white clouds left
Above the dark rooftops,
Not sure which way to go.
Charles Simic
Gửi Đại Lãn
Chỉ mi hiểu,
Đôi ta còn tí ti thì giờ
Chẳng đủ để nhấc ngón tay
Tiếng nói ở cầu thang
Ý nghĩ tư tưởng bỏ chạy, quá nhanh
Làm sao truy đuổi,
Nhưng để ý làm chó gì tất cả những chuyện đó
Khi vĩnh cửu vẫy tay gật đầu
Những bức màn nặng buông xuống
Những tờ nhật báo không đọc
Những chiếc chìa khoá thu gom bụi
Những con ruồi, hoặc lờ đờ, hoặc ngỏm
Cái giuờng thì giống như cái thuyền lừ khừ
Với cánh buồm thờ ơ
Làm bằng khói thuốc lá
Sau cùng khi Gấu bèn cố đi 1 đường cử động cái thân xác luời biếng của mình
Những cửa tiệm đã đóng cửa
Chủ Nhật rồi ư?
Cưới hỏi, ma chay thì cũng đã xong
Một, hay hai đám mây trắng còn lại
Trên mái nhà tối thui
Đếch biết nhắm hướng nào.

30.4.2015

Đọc bài này, thì bất giác nhớ bài thơ của Brodsky, “Gửi Con Gái Tôi”, và cái ước mong, nếu Ông Giời cho tớ một đời nữa, thì tớ sẽ hát ở 1 phòng trà.
Và tất nhiên, nhớ bài viết của Gấu về TCS, có lẽ bài viết sớm nhất về chuyện ông đi xa, và, bảnh nhất, theo Đặng Tiến.
Tuy nhiên, sau này, GCC khui ra, có hai hình ảnh tuyệt vời nhất, về ông, một, từ nhạc của ông, và một là từ thơ của Anna Akhmatova, cũng là để nói về ông.
Một hình ảnh do Le Huu Khoa khui ra khi viết về ông, trong Mảng Lưu Vong: Chim Thiêng hát lời Mệnh Bạc.
Give me another life, and I’ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former.
 
Yet partly because no century
from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores,
varnish and dust all over,
observe you, in twenty years, in your full flower.
On the whole, bear in mind that I’ll be around.
Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always,
for they no doubt will judge you.
Love those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I’ll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines
in our common language.
1994
Gửi Con Gái Tôi

Cho tôi một đời khác, và tôi sẽ đang hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước. 
Mà có lẽ, một phần, là còn do điều này:
không một thế kỷ nào kể từ nay, mà lại có thể xoay sở, nếu thiếu cà-phê-in và nhạc jazz,
bố sẽ cố chịu chuyện đó, như cái bàn cái ghế, với những vết nứt, nẻ, véc ni, mớ bụi bặm trên mình,
ngắm con gái của bố, trong hai mươi năm, nở hết những cánh hoa, và trở thành một đóa hoa rạng rỡ. 
Thôi thì thôi, cũng thế thôi, nhưng hãy nhớ điều này,
rằng bố vẫn quanh quẩn bên con,
cái bàn cái ghế vô hồn, bất động,
có thể là bố đó
nhất là khi chúng già nua, cồng kềnh, kịch cợm hơn con
Vậy thì hãy để mắt tới chúng
bởi vì, không nghi ngờ chi, chúng sẽ cân nhắc mọi chuyện giùm cho con,
[hoặc cau mày nhắc nhở con, một điều gì đó]. 
Yêu mọi điều, mọi chuyện ở trên đời, dù gì đi chăng nữa, dù gặp hay không gặp.
Ngoài ra còn điều này:
Con vẫn còn nhớ một hình bóng, một dáng vẻ,
Trong khi bố mất tất cả, cùng với cả một hành lý khác.
Thí dụ như là những dòng đời khô héo,
của cái tiếng nói chung,
của cha con ta...
Gởi con gái tôi (Joseph Brodsky)
Cái tít bài viết của Bọ Lập, là cũng từ 1 bản nhạc của TCS, Huyền Thoại Mẹ.
Về những cuộc tình của TCS, nhiều thì nhiều thực, nhưng theo ý riêng của GCC, đều không thực.
Thực, là khi xa nhau, họ đều cảm ơn Ông Trời, đã cho gặp nhau, dù chẳng để làm 1 chuyện gì.
Và, 1 khi như thế, thì chỉ 1 cuộc tình, là đủ cho 1 con người. Một khi nó sống thực cuộc tình, thì những cuộc tình sau đó, nếu có, là để lập lại – theo 1 nghĩa thật đẹp - cuộc tình thứ nhất, vưỡn theo GCC, khi ngộ ra 1 lời phán về GCC, của 1 độc giả/thân hữu/bạn văn.
TCS không có cuộc tình nào thực cả. Đó là nỗi đau của ông, và nỗi mừng của những người tình của ông, đau thế.
Em nào cũng khoe, đã từng yêu và được Trịnh yêu, và đều mừng, vì...  an toàn sau cuộc tình.
Quá đau cho họ Trịnh!
Khác hẳn nhạc sĩ VTA. Hay PD. Cuộc tình nào của những đấng này đều có cú làm ăn tới chỉ cả.
Trong Một Chủ Nhật Khác, khi Oanh từ chối cái hôn của Kiệt, - em yêu ông thầy của mình, bèn gặp, để nói ra điều đó, rồi bỏ đi - và Kiệt bèn quê, đếch thèm làm gì cả, và khi Oanh đi rồi, em mới hiểu ra “chân ní”, bèn đánh điện, “ới” 1 tiếng, là em lên liền, thầy muốn “biên tập” - từ này của 1 em nữ thi sĩ ở trong lước – thầy muốn làm gì thì… làm!
Thê lương nhất, là sau đó, khi nghe 1 cô bạn học, kể lại cuộc tình của Kiệt với Hiền, em thấy đời mình thừa thãi, bỏ đi, mơ màng đã thành đàn bà, đếch cần 1 thằng đàn ông nào…. biên tập!
Thê lương hơn nữa, là lần gặp gỡ sau cùng của họ, ở 1 tiệm ăn, hình như thế, ở phiá bên  ngoài, hay hành lang rạp Rex. Oanh mua tặng Kiệt cái kèn, và chàng mang về Đà Lạt, để chết. Bạn còn nhớ cái xen Kiệt thổi kèn cho bạn là Duy nghe, trước khi “bị” ngỏm?
Quái là GCC cũng có 1 cú gặp gỡ sau cùng với BHD, ở 1 quán, ở đâu đó, gần Chợ Bến Thành.
Cuộc gặp gỡ của Gấu cảm động hơn nhiều, thực hơn nhiều.
GCC cũng kể đâu đó, vài lần rồi...
-C’est ridicule, c’est formidable, c’est merveilleux… c’est toi. Oanh. Pleure pas. Pleure pas.
Thật kỳ cục, thật kinh khủng, thật tuyệt vời, thật em. Oanh. Đừng khóc, đừng khóc. 
Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội mưa chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta cứu tôi với. Kiệt. Kiệt nghĩa là hết sạch, chẳng còn gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân viên Bưu Điện vốn quen vì gặp hàng tuần, trợn mắt: Ông không điên chứ ông Kiệt? -Tôi điên chớ, rõ ràng là tôi điên đây thôi. –Ông nhất quyết gửi bức điện này?  -Chớ sao nữa, còn gì nữa. Tôi đang cần tiền, hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu đó mới có tiền. Kiệt cười hộc. Chàng ra khỏi Ty Bưu Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại. Chàng ướt còn hơn buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ, và quyết định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động, dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ. – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong mọi người coi thường anh. Được coi thường, thường hết, dễ sống. Không có ai là ghê gớm, là thiết yếu đối với ai ở đời này. Rỡn chơi vậy. Em hiểu không, nói rỡn vậy mà chơi thôi. Chẳng đáng một đồng bạc cắc. Anh đâu có thiết yếu cho em, mà em đâu có thiết yếu cho anh.
Oanh như bị cái tát trái, tá hỏa, cứng đơ. Nàng run rẩy lắp bắp không thành lời.
-Em nghe cho thật kỹ đây. Kiệt như thể được đà. -Với mọi người đàn bà anh đều nói: đàn bà là đàn bà, muôn đời vẫn chỉ là đàn bà không hơn không kém. Anh… (1)

Trịnh Công Sơn vs Lịch Sử
Milosz, trong một bài trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp tháng Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn tất vào mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán một lần cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.
Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da vàng của TCS đã được "thanh toán".
Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my line]. Ông viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu, của Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.
Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông nổi tiếng cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự "không thuộc dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông.
Và của loài người.
Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã mất.
“Cái từ, giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người, là hai chữ: Tình Yêu.”
*
Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...
He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.

Trịnh Công Sơn:
Chim Thiêng Hót Lời Mệnh Bạc
L'oiseau sacré chante le destin tragique
*
Un jour se noyer et flotter
[Cũng sẽ chìm trôi]
Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
La course de l'eau la limpidité
Mon âme l’eau trouble
Les hérons s'envolent crient le calme absolu
Les chemins de la vie proches
Mais les pas ralentissent de fatigue
Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
Les chemins tordus
La lumière soudaine
Depuis l'oiseau sacré chante le destin tragique
Chaque goutte de l'infini
Se noie disparaît sans appel de retour
Lời Việt::
Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một dòng í-a trong veo, sao lòng ối-a còn đục
Bầy vạc í-a bay qua, kêu mòn ối-a tịch lặng
Đường đời í-a không xa, sao chồn ôi-à gối chân
Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một đường í-a cong queo, nắng vàng ối-a đột ngột
Từ độ í-a chim thiêng, hót lời ối-a mệnh bạc
Từng giọt í-a vô biên, trôi chìm ôi-à tiếng tăm
Partir et revenir
[Một cõi đi về]
Les années écoulées les départs
Partir tourner la vie les fatigues
Les épaules aux deux bouts de la lune
Le reflet transversal de cent ans partir et revenir
Quelle sera la parole des arbres
Quelle sera la parole de l'herbe étrangère
Un seul coucher du soleil dans l'ivresse
Quelle vie légère appartient déjà au passé
Ruine du printemps ruine de l'été
Un jour d'automne l'écho du galop au loin
Nuage couvre la tête soleil sur les épaules
Les pas s'en vont les rivières savent rester
\Soudain l'otage de l'amour m'appelle
A l’intérieur apparaît l'ombre de l’être
Le détour de la pluie dans l'âme
Une pluie fine
Cent ans l'infini la chance de rencontre sera nulle
Quel lieu sera chez moi
Les chemins les détours les cercles en ruine
Le côté a' herbe le côté de rêve
Chaque parole du crépuscule
Chaque parole de la terre des tombes
Voix de la mer des fleuves de leurs sources.
Alors qu'on rentre on se souvient déjà qu'on partira
Partir vers les monts
Revenir vers le large
Les bras de la vie n’offrent jamais l'indulgence
Seul un vent impossible souffle tout au long de la
jeunesse
Trinh Cong Son
Traduit par Le Huu Khoa
Connu avec Pham Duy comme l'un des deux plus grands compositeurs du Vietnam actuel, Trinh Cong Son se veut avant tout poète et chante « les rêves en ruines de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son peuple mais aussi l'éphémère de l'amour et de la beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas sa méditation sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de fractures né du passage des guerres offrent un fond de réinterprétations extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme.L'évidence esthétique du texte fait corps avec l'inexistence de l'être.
Được biết đến cùng với Phạm Duy như là một trong hai nhà soạn nhạc lớn lao nhất của Việt Nam hiện nay, Trịnh Công Sơn tự muốn mình, trước hết, như là một nhà thơ và hát "những giấc mơ điêu tàn của đồng loại". Tác phẩm của ông kể cuộc lưu vong tập thể của dân tộc ông, và về sự phù du của tình yêu và cái đẹp. Từng bước, Trịnh Công Sơn hoàn tất cơn trầm tư của mình về sự khổ đau, những bài ca của ông xoay quanh một nơi chốn tang thương đổ nát do chiến tranh cầy đi cầy lại, và chúng tạo nên một cái nền của những tái diễn giải cực kỳ giầu có, tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Cái đẹp hiển nhiên của bài ca làm bật ra nỗi vô thường của kiếp người.
Le Huu Khoa: Mảng lưu vong [La Part d'Exil]
*
Note: Tks K. Gấu
Reading has always been for me a sort of practical cartography. Like other readers, I have an absolute trust in the capability that reading has to map my world. I know that on a page somewhere on my shelves, staring down at me now, is the question I’m struggling with today, put into words long ago, perhaps, by someone who could not have known of my existence. The relationship between a reader and a book is one that eliminates the barriers of time and space and allows for what Francisco de Quevedo, in the sixteenth century, called “conversations with the dead.” In those conversations I’m revealed. They shape me and lend me a certain magical power.
Trò chuyện với người chết
Đọc đối với tôi là 1 cách vẽ bản đồ. Như những độc giả khác, tôi có sự tin vậy tuyệt đối vào khả năng, đọc phải vẽ ra thế giới của tôi. Tôi biết, trong 1 trang sách đâu đó, trên những kệ sách của tôi, ngó xuống tôi, thì là 1 câu hỏi mà tôi đang đánh vật với nó, bữa nay, được đặt thành những từ ngữ từ lâu lắm rồi, bởi 1 người nào đó, có thể chưa từng biết đến có tôi ở trên đời. Liên hệ giữa 1 độc giả với cuốn sách, là 1 liên hệ triệt tiêu những biên cương của thời gian, không gian, và cho phép điều mà Francisco de Quevedo, thế kỷ thứ 16, gọi là “những cuộc trò chuyện với người đã chết”.
Trong những cuộc trò chuyện như thế, tôi lộ ra, bật mí. Chúng tạo hình dáng tôi và cho tôi 1 quyền năng thần kỳ.
Những nhận xét, như trên, quá đúng, nhưng chỉ với từ ngữ. Với âm thanh, lời nhạc, GCC nghĩ, sai, như có lần GCC phán, bạn phải sống cùng thời với TCS, cùng 1 Miền Nam với ông, thì mới cảm hết nhạc của ông.
Thí dụ, cái lần GCC vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, lần đầu, đúng thời gian gần Tết, thời tiết lạnh lạnh, TCS thì mới cho ra lò bản Tình Nhớ, và trong đêm khuya, 1 tay tân binh như Gấu cứ huýt sáo hoài bản nhạc đó. Gấu đau quá, vì cùng với nó, còn là nỗi đau thằng em vừa mới tử trận - cô bạn vừa mới từ giã, và cùng với cô, là Sài Gòn - có thể, từng nằm, đúng cái giường sắt Gấu đang nằm.
Khủng khiếp lắm. Một Bắc Kít, sinh ở Bắc Kít, sau 1975, mê nhạc Trịnh, không thể nào hiểu được nỗi đau này. Một đấng Nam Kít, bỏ chạy, như Đặng Tiến, thì cũng đếch cảm ra nỗi đau này, nên ông phán Tình Nhớ mà mắc mớ gì tới cuộc chiến, phản chiến!
Những ngày Trịnh Công Sơn
Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
Toàn lúc đó phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn, và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán, ấy là tôi suy đoán ra như vậy.
Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.
Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi.
Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu.
Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn, nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng", có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ thở hơn.
Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá không quân Lưu Kim Cương che chở.
Trong số những quân cảnh tại thành phố, có người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!
Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân, khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết tại Sài Gòn.
Xin vĩnh biệt.


*

The Scene of the Crime

Chuyến đi Mỹ Lai của 1 phóng viên và những bí mật của quá khứ

Seymour M. Hersh

Nguyen Qui Duc, a fifty-seven-year-old writer and journalist who runs a popular bar and restaurant in Hanoi, fled to America in 1975 when he was seventeen. Thirty-one years later, he returned. In San Francisco, he was a prize-winning journalist and documentary filmmaker, but, as he told me, ''I'd always wanted to come back and live in Vietnam. I felt unfinished leaving home at seventeen and living as someone else in the United States. I was grateful for the opportunities in America, but I needed a sense of community. I came to Hanoi for the first time as a reporter for National Public Radio, and fell in love with it."
The New Yorker, My Lai Revisited, Mar 30 2015

NQD nhà văn Mít 57 tuổi, chủ nhân 1 nhà hàng tại Hà Nội, chạy qua Mẽo năm 1975 khi 17 tuổi. Tớ luôn muốn về sống ở xứ Mít. Tớ thấy tớ chưa xong, không đầy đủ, bỏ nhà ra đi khi 17 tuổi, và sống như 1 ai đó ở Mẽo. Tớ biết ơn Mẽo với những cơ may mà nó ban cho tớ. Nhưng cái tớ cần là 1 cảm quan, ý nghĩa cộng đồng. Gặp Hà Nội, là tớ mê liền.


Nga Hoàng Đỏ xây dựng Đế Quốc Xô Viết quyền lực thứ nhì thế giới bằng cách làm thịt dân của mình, chừng 20 triệu, cỡ đó. Từ tên trộm cướp cách mạng, le bandit révolutionaire, biến thành 1 tên bạo chúa khùng. Đại Khủng Bố mỗi ngày làm thịt 16 ngàn người.
Đế quốc VC như hiện giờ, "cũng" đã được xây dựng lên, bằng cách làm thịt dân Mít của nó.
Cuộc chiến chống Pháp đúng ra không xẩy ra. Nó xẩy ra là vì VC muốn như thế, nếu không thế không sao làm thịt lũ Việt gian được. Việt gian là những kẻ không theo VC, những đảng phái quốc gia như VNQD, thí dụ. Cuộc chiến chống Mỹ cũng không thể xẩy ra, và nó xẩy ra vì Bắc Kít muốn như thế. Bởi thế, chúng mới nhử Mẽo vô Miền Nam, khi thành lập MTGP, bằng cách vu cho Diệm đầu độc tù VC tại trại tù Phú Lợi.
Tuy nhiên, điều chúng ta không biết, là liên minh ma quỉ giữa Bắc Kinh và Bắc Bộ Phủ. Không có sự giúp đỡ của Tẫu, cả hai cuộc chiến vô phương xẩy ra với kết quả như bây giờ. Bởi thế, vào thời điểm 1975, khi Solzhenitsyn nhận định, Bắc Kít sẽ thôn tính Nam Kít, và đây là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa những đế quốc, Paz chỉnh Solz, đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; chỉ đến bây giờ chúng ra mới thấy Solz có lý, khi yếu tố Tẫu lộ ra. Bởi là vì với dân Mít, Tẫu là kẻ thù ngàn đời của chúng.

Bi giờ, thì Mít mới biết, Bắc Kít dâng cả vợ con cho Tẫu, để làm thịt cho bằng được thằng em Nam Kít của nó.
Trước, cũng biết, nhưng giả đò, không.
Gấu về lại đất Bắc, đọc gia phả dòng họ Nguyễn, đấng nào đấng đó đóng khung những chi tiết, sự kiện lịch sử, đã từng học tại trường West Point Tẫu!
Bởi thế, Gấu mới phục ông già của Gấu, đếch theo VC, chỉ là “cảm tình viên” của Đảng, như cô cháu gái của 1 ông chú, Chú Cầm, Huyện Uỷ Bạch Hạc, Việt Trì, giải thích lý do tại sao mấy đứa anh chị em của Gấu ở lại đất Bắc, không được công nhận là con của liệt sĩ!
Bố của Gấu cực bảnh!
Hà, hà!
Ông tin tên học trò của mình, nên chết vì nó, như Gấu, quá mê bạn quí, đến lụy 1 đời vì chúng!

More Modiano. Readers with long memories may recall a series in which we presented mostly French novelists who were also the authors of popular songs. Jean-Paul Sartre was one (a handful of songs for Juliette Greco). Raymond Queneau, Louis Aragon and, of course, Boris Vian are among the others. The habit is less popular in the anglophone realm, but Kazuo Ishiguro writes songs for the jazz singer Stacey Kent.
Patrick Modiano continues to surprise. Three weeks ago, we wrote about his late mother, the "second role" actress, Louisa Colpeyn. We can now put him forward as the latest of our French novelists who doubles as a songwriter. In the years 1965-70, the Nobel Prize-winner wrote the words to several songs, both original compositions and adaptations of hits from abroad. Modiano formed a partnership with Hughes de Courson, a former colleague from the Lycee Henri-IV, a school about which we read in Le Pedigree. In 1967, they released an album, Fonds de tiroir by "Modiano/De Courson" (the latter is also a musician).
The duo's biggest break came when some songs were recorded in the late 60s by Francoise Hardy, then an international star. They include "San Salvador" and "Etonnez-moi Benoit", in which the singer asks Benoit to amaze her by swallowing razor blades. It became "un tube" (a hit) and eamed some money. We enjoyed listening to Mile Hardy singing these songs, and being reminded of what a sweet, understated voice she has. French pop music only as good as English wine? Don't believe it.
J.C.
TLS Mar 27, 2015
Modiano, nhà soạn nhạc. Độc giả TLS có trí nhớ tốt thì chắc chưa quên loạt bài  của chúng tôi về những nhà văn làm thêm nghề tay trái, soạn nhạc. Sartre thì có chùm nhạc dành cho Juliette Gréco. Raymond Queneau, Aragon, và tất nhiên Boris Vian [Lạ, là quên 1 tay khổng lồ, Jacques Prévert. NQT]. Thói quen này, của giới nói/viết tiếng Tẩy. Tuy nhiên, Kazuo Ishiguro cũng soạn nhạc cho Stacey Kent, ca sĩ nhạc Jazz.
Modiano tiếp tục gây kinh ngạc. Hai tuần trước, chúng tôi có đi 1 bài về bà mẹ đã mất của ông, nữ diễn viên đóng vai phụ. Hóa ra là ông còn viết lời nhạc. Vào thời kỳ 1965-70, ông làm lời cho một số bản nhạc nổi tiếng. 
Nhắc tới Modiano, thì GCC lại nhớ, vừa đọc 1 bài viết về ông của Nguyễn Đăng Thường, trên net, cùng lúc với cuộc phỏng vấn của bà Huệ trên Gió-O
phỏng vấn
nhà thơ
Nguyễn Đăng Thường

Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết ký tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ý của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, vì các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cõi viết Nguyễn Đăng Thường.
Ông được xem như là một trong những người khởi xướng nhóm Trình Bày cùng 3 tên tuổi: Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường. Một trong những đóng góp đáng kể của nhóm Trình Bày là chọn lọc và dịch tốt các tác phẩm thơ văn Tây Phương, giới thiệu vào không khí văn nghệ Sài Gòn thời 1954-1975.
Ra hải ngoại, ngòi viết của Nguyễn Đăng Thường vẫn tiếp tục hàng tiền đạo trên các trang Tạp Chí Thơ (Khế Iêm, Đỗ Kh.), Tiền Vệ (Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc), Thế Kỷ 21 (Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Xuân Đài, đã đóng cửa) từ đó đến nay.
Sau năm 1975, ông định cư hẳn ở Thành Phố Sương Mù London.
Gió O rất hân hạnh nhận được sự cọng tác trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường. (LTH)

Lý Quang Diệu by Người Kinh Tế

Bài viết này thật là tuyệt. Tin Văn sẽ làm 1 cú dịch thuật. Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, thay vì buồn buồn nhìn về xứ Mít!
Không có tí vinh quang hão, cha già dân tộc, thí dụ, trong cái tít tập đầu của hồi ký của họ Lý, "Câu chuyện Singapore". Ít nhà lãnh đạo nhập thân vào với đất nước, và rồi làm ông Trùm của nó: Fidel Castro và Kim, vào cái thời của họ. Tuy nhiên, cả hai thì đều thua Lý, trong tiến trình, và hoàn tất nó, biến Sing từ "Thế Giới Thứ Ba thành Thế Giới Thứ Nhất" (như cuốn thứ ba được giật tít). Hơn thế nữa, ông làm được điều này, trước sóng giữ, chống lại tất cả những ngặt nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt: không gian không, không quá 1 hòn đảo nhỏ xíu, không tài nguyên thiên nhiên, chỉ là một hòn đảo với cư dân của nó là những di dân tạp chủng, đa thành phần, không chia sẻ cùng 1 lịch sử dựng nước. Cái công cuộc tìm kiếm cái di sản chung, coi bộ hơi tiếu lâm, nếu không muốn nói tức cười, hoặc… hổ thẹn, vậy mà vào thập niên 1990, Sing trở thành số 1, về những "giá trị Á Châu". Vào thời kỳ này, Sing là một trong những nơi chốn Tây Phương hóa số 1 ở Á Châu.

Lý biến Sing thành 1 khuôn mẫu tuyệt hảo về phát triển; nhưng những nhà cầm quyền sau ông đã rút ra những bài học sai lầm từ sự thành công của ông.
Ảnh hưởng bởi Harold Laski mà ông gặp ở LSE, ông gia nhập phong trào chống chế độ thực dân thuộc địa thập niên 1950, và, ở Anh, cổ võ cho Đảng Lao Động. Nhưng với ông, ý thức hệ chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nhận thức, đánh giá mang tính thực dụng, về chuyện quyền lực làm ăn ra làm sao. Về già, ông cực kỳ chống lại hình thức bảo hiểm xã hội, coi như gốc rễ của nó là nỗi bực Anh, Britain malaise. Ông cũng bốc phét về trò dũng sĩ đường phố của mình. Thằng nào đụng vô tao, là tao sẽ cho thằng đó ngửi bụi, liếm đất, hoặc trấn vô tuyệt lộ. Ông quả là 1 tay ăn nói, xoay sở, lèo lái tàn nhẫn, tự xoay sở mình vào chức Đảng Trưởng Đảng Hành Động Nhân Dân, và trở thành Thủ Tướng của Singapore vào năm 1959, và giữ chức này trong 31 năm.



TTT 2006-2015
Nhà văn Mít về mặt đạo hạnh, quá tệ, nhất là lũ viết dưới ánh sáng của Đảng. Cho đến giờ phút này, thì lịch sử Mít thời vừa qua, hiện ra thật rõ nét. Phải có 1 tên nào đó, có tí ti can đảm để lập lại câu của DTH, chúng ta đã bị lừa. Phải có 1 tên, nhỏ 1 giọt nước mắt cá sấu cho lũ Ngụy. Nước mắt cá sấu thôi, cũng được rồi.
Cái sự kiện, TTT không cho xb Ung Thư có thể là do, trong đó, có những dòng thật là tuyệt vời của những người bạn cũ của ông, ở lại Hà Nội, những nhân vật như thi sĩ Đồng chẳng hạn.
Bởi là vì có lần GCC hỏi ông, thời gian đi tù ở đất Bắc, có người nào đi thăm ông, ông bật cười, sặc ly cà phê buổi sáng, nói, sức mấy mà có chuyện đó!

*

Kỵ Binh Đỏ

Tin Văn vừa đi bài điểm cuốn Kỵ Binh Đỏ, bản dịch mới nhất qua tiếng Anh của tờ TLS.
Số mới, có ngay 1 cái thư độc giả phạng tay điểm sách. Mi viết như thế về cái chết, và số phận của Babel thì nhảm quá.
Isaac Babel
Sir, - To write, as Philip Ross Bullock does (March 13), that Isaac Babel was "arrested in 1939 [and] died in the Lubyanka a year later" is  an oddly bloodless way to describe Babel's fate. Late at night on January 26, 1940, Babel was condemned to death after a twenty-minute trial and was executed by firing squad at 1: 40 the next morning.
HENRY D. FETTER
2646 Creston Drive,
Los Angeles, California 90068.
*

Cũng số báo, có bài điểm cuốn “Kỉu Long Cạn Dòng, Biển Đông Nổi Sóng” của bạn quí của GCC. 



LANDSCAPES OF THE MIND
   Phong cảnh của tâm hồn
Robert Macfarlane on Nabokov’s “Lolita”
Đây có lẽ là 1 bài viết lạ thường nhất về cuốn tiểu thuyết, viết về 1 anh già mê 1 đứa con nít: Cái sáng ngời ghê tởm. A loathsome brilliance. Cuốn tiểu thuyết mở ra cánh cửa địa ngục, là cánh cửa 1 căn phòng ngủ của 1 nhà ngủ bên lộ, a motel: “Lolita” unfolds in motel America.
Hay, như chính Nabokov gọi, một căn phòng ngủ trọ như thế đó, 1 "phòng giam của thiên đàng", a "prison cell of paradise".
Quái làm sao, bài viết làm Gấu nhớ thời gian làm 1 tên chuyên viên kỹ thuật, và những chuyến đi về 1 thành phố địa phương, để sửa máy, và phải ngủ khách sạn.
Mộ Tuyết

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*
Avigdor Arikha: Samuel Beckett au verre de vin, 1969
Beckett bên ly rượu vang
“If you do not love me I shall not be loved.”
“Nếu em không thương anh, thì chẳng có ai thương anh”.

The Swiss tennis champion Stan Wawrinka has the words “Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better” tattooed in blue ink on the inside of his left forearm. The lachrymose ending of Israel Horovitz’s recent movie My Old Lady has Kevin Kline paying his respects at a tombstone on which are engraved the words “If you do not love me I shall not be loved.” The first of these quotations is from Samuel Beckett’s late prose piece Worstward Ho, the second from his 1936 poem “Cascando.”
In their original contexts, they do not work quite so well as motivational mottoes or sentimental consolations. “Fail better” (which I recently saw on a recruitment advertisement for a financial services company) is followed a few lines later by a reminder that, for Beckett, the phrase is an exhortation, not to keep trying until you succeed but to keep failing until you fail completely: “Fail again. Better again. Or better worse. Fail worse again. Still worse again. Till sick for good. Throw up for good.” This doesn’t quite work on an athlete’s arm. As for “If you do not love me I shall not be loved,” it is quickly followed by another bout of verbal nausea:
the churn of stale words in the heart again
love love love thud of the old plunger
pestling the unalterable
whey of words
We are unlikely to see that on a Valentine’s Day greeting card anytime soon.
Beckett loved tennis and his sense of humor might have been gratified by the joke that contemporary culture is playing on him, making his enactments of futility themselves futile by reading them as cheerleaders’ chants. And he would have recognized the ironies involved in this transformation of wretchedness into celebration, for he faced them in his own lifetime, not least in the years after the utterly unexpected success of Waiting for Godot in the mid-1950s, which brought him money and fame. Success was not what Beckett had bargained for: his compact with the Muses stipulated that he must embrace, as his biographer James Knowlson summarizes, “poverty, failure, exile, and loss.” Instead of failing better, he was now succeeding worse.


Once upon...  a sea
Trân trọng gi
ới thiệu. 

Cảnh đẹp VN

Giới Thiệu Sách, CD

Art2all
Việt Nam Xưa
Talawas
Guardian
Intel Life
Huế Mậu Thân
Cali Tháng Tám 2011

30. 4. 2013

Thơ JHV

TMT


Trang đặc biệt

Tưởng nhớ Thảo Trường

Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan

TTT 2011
TTT 2012
7 năm TTT mất

Tribute to PCL & VHNT
Xử VC

Hình ảnh chiến tranh
Việt Nam của tờ Life


Vĩnh Biệt BHD

6 năm BHD ra đi

Blog TV



&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Tribute to NCT:
Vietnam's Solzhenitsyn

NQT vs DPQ

@ NMG's

Lolita vs BHD



Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates