TDT


Source: Nguoi Viet

https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/tieng-tho-duoc-nhieu-nguoi-cho-doi-tran-da-tu/







Tiếng thơ được nhiều người chờ đợi: Trần Dạ Từ














Nhà thơ Trần Dạ Từ. (Hình: Uyên Nguyên)
Nhà thơ Trần Dạ Từ sinh năm 1940, tên thật là Lê Hạ Vĩnh, sinh tại Hải Dương. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, định cư tại Sài Gòn, nơi ông bắt đầu làm thơ và viết báo, trở thành một thi sĩ được yêu thích trong giới văn nghệ miền Nam. Đầu thập niên 1960 ông cộng tác với thi sĩ Nguyên Sa làm tờ “Gió Mới.”
Năm 1963, ông bị chính quyền ông Ngô Đình Diệm bắt giam vì bất đồng chính kiến.
Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, ông cùng vợ là nhà văn Nhã Ca, bị nhà nước miền Bắc bắt giữ và bị buộc tội là “biệt kích văn hóa.” Ông bị giam cầm từ năm 1976 đến 1988. Thời gian này ông cho ra đời hàng loạt bài thơ, nổi tiếng nhất là bài “Hòn Đá Làm Ra Lửa” dài hơn 4000 câu.
Năm 1989, dưới sự bảo trợ của chính phủ Thụy Ðiển, gia đình ông được sang nước này định cư. Đến năm 1992 gia đình ông di cư sang Orange County, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tại đây cùng với bà Nhã Ca, vợ chồng ông xuất bản tờ Việt Báo.
____________

Cuối cùng, thi phẩm mới nhất của thi sĩ, cũng là nhạc sĩ Trần Dạ Từ, đã được ấn hành, và được ra mắt vào ngày 16 Tháng Mười Một, 2018 tại Việt Báo.
Đó là tuyển tập “Sáu Mươi Năm Thơ Trần Dạ Từ,” gồm ba thi phẩm từng phổ biến tại Sài Gòn trước Tháng Tư, 1975, là các tác phẩm tựa đề: “Thủa Làm Thơ Yêu Em; Tỏ Tình Trong Đêm; Yêu Em Yêu Loài Người;” trường khúc nổi tiếng “Hòn Đá Làm Ra Lửa;” cùng hơn 40 bài thơ do chính tác giả soạn thành ca khúc; và, tập “Lặng Lẽ” gồm những sáng tác được ông viết tại hải ngoại, kể từ năm 1988 (bắt đầu từ những ngày tháng được chính phủ Thụy Điển bảo trợ đến thủ đô Stockholm, của quốc gia này).
Thơ và, nhà thơ Trần Dạ Từ là một trong vài trường hợp hiếm hoi, được độc giả, nhất là giới trẻ hải ngoại cũng như trong nước trông đợi từ nhiều chục năm qua.
Tôi nhấn mạnh thơ của tác giả này “là một trong vài trường hợp hiếm hoi…” vì, gần đây, càng lúc thơ càng bị “xuống cấp” một cách thê thảm! Tới độ ngay trong giới làm thơ, cũng đã truyền tụng câu vè:
“Gặp nhau tay bắt mặt mừng
Tặng gì thì tặng, xin đừng… tặng thơ.”











Hình Người Việt.
Lại nữa, hầu hết những người yêu thơ Trần Dạ Từ đều không được biết rằng, thơ của ông được một giáo sư của đại học nổi tiếng Cornell, đã chuyển dịch trường khúc “Hòn Đá Làm Ra Lửa,” cùng hàng trăm bài thơ khác của ông sang Anh ngữ, để đại học này sẽ in thành sách trong một tương lại rất gần.
Sự kiện Thơ Trần Dạ Từ được đại học Cornell đặt kế hoạch in thành sách, phổ biến tại Mỹ cũng như toàn thế giới, với tôi, không chỉ là niềm hãnh diện lớn cho tác giả mà, còn cho cả nền thi ca đương đại của Việt Nam nữa.
Du Tử Lê
___________
Thơ Trần Dạ Từ
Thủa làm thơ yêu em
Thủa làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo
Hoa cúc vàng chân thềm
Gió mây lưng bờ dậu
Chiều sương đầy bốn phía
Lòng anh mấy cách xa
Tiếng đời đi rất nhẹ
Nhịp sầu lên thiết tha
Thủa làm thơ yêu em
Cả dòng sông thương nhớ
Cả vai cầu tay nghiêng
Tương tư trời thành phố
Anh đi rồi lại đến
Bài thơ không hết lời
Bao nhiêu lần hò hẹn
Sớm chiều sao xa xôi
Mười bảy năm chợt thức
Bây giờ là bao giờ
Bàn tay trên mái tóc
Nghìn sau còn bâng quơ
Huế, Nguyên Đán 1958

Nụ Hôn Đầu
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vỹ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời


  Note: Gấu có 2 kỷ niệm về tiếng thơ TDT. Kỷ niệm đầu thì từ 1 dòng thơ bất hủ của ông trên tuần báo Nghệ Thuật, hình như cũng đã lèm bèm đôi ba lần rồi.
Số là, Nghệ Thuật đi 1 bài thơ của ông, trong có câu, cái gì gì, “đứng trước gió, lúc lắc cho tình nhỏ thức giấc”.
Nhớ là, độc giả NT chửi, đồ khốn, thơ mất dậy.
Thế là nhớ đời!


Kỷ niệm thứ nhì, là của Quán Chùa, và đẹp hơn nhiều. Đó là thời gian Huỳnh Phan Anh, đã ra trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, đã đi dậy học, và bắt đầu láng cháng, cùng cả nhóm, có tên gọi rất kêu là nhóm Tiểu Thuyết Mới, với những cái tên như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Xuân Hoàng, và NQT… tụ tập tại La Pagode, và trở thành “di tích lịch sử” - từ này chôm của NL, khi ban cho trang Tin Văn, khi nó hết còn update được nữa, do trục trặc Nestcape Composer.
HPA viết cho tờ Văn, là do Gấu giới thiệu, và đây đúng là 1 giai thoại [kỷ niệm, đúng hơn] thật tuyệt vời.

Số là, NDT, khi thấy Gấu xuất hiện trên tờ tuần báo Nghệ Thuật với truyện đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn, bèn tự động đến bàn Gấu ngồi, khi đang ăn sáng, tại quán phở số 44 đường Phan Đình Phùng, phiá bên kia đường, bên này đường là Đài Phát Thanh, Sài gòn, số 5 PDP, Gấu làm việc tại Đài TTD thoại Quốc Tế, số 11, nhà NDT ở dưới chân Đài VTD thoại quốc tế, 1 chung cư Bưu Điện, tự giới thiệu, và đề nghị viết cho tờ Văn. Rồi, ngồi Pagode, anh hỏi Gấu, còn thằng nào bảnh như mi, trong số bạn bè, Gấu bèn phán, tớ mà ăn thua gì so với bạn của tớ là HPA. Nó đang học ở trên Đà Lạt, khi nào về, tớ giới thiệu.
Về, giới thiệu. Bài đầu tiên anh viết, là bài được thi sĩ TDT nhắc tới, lần thi sĩ ra Quán Chùa, xà xuống bàn Gấu, có HPA, NDT, và Gấu.
Người phán, mới đọc 1 bài viết trên Văn [hình như là tờ Văn, phê bình], thằng nào lạ hoắc, viết, quá tệ, tao chẳng hiểu 1 tí gì! 
Nhớ đại khái.
Nhìn ba thằng, mặt thằng nào cũng ngượng cứng “tình nhỏ”, chắc Người hiểu, bỏ đi bàn khác. 
*
 Bức "Tự họa & Hành", chính tay Grass vẽ, cho cuốn sách của ông. Báo Người Quan Sát Mới, số 24-30 Tháng Tám.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn Daniel Cohn-Bendi, một nghị viên Âu Châu, của tờ Người Quan sát Mới,
nhân cú Tự Thú Trước Bình Minh của Grass.
Tại sao lại phải để bằng đó năm tháng, mới dám xì ra, chỉ một cú bốc đồng của tuổi trẻ, nhất là đây lại là một nhà văn lớn, một ông luật sư của sự thực?
Cái đầu đề bài phỏng vấn, mới thật là ngộ:
"tache", vết chàm, "lâcheté", sự hèn nhát, hai từ đọc lên na ná, lại còn kéo thêm từ "tâche", bổn phận, nhiệm vụ.
*
-Ông nghĩ sao về cái cú tự thú của Grass?
Daniel Cohn-Bendi: Tôi nghĩ đến cuốn tiểu thuyết Vết Chàm của Philip Roth. Sau cùng vậy là ai cũng có một vết chàm trong cuộc đời của mình, ngay cả những ông tổ sư đạo đức của thời đại chúng ta. Gunter Grass như vậy là cũng có vết chàm của ông ta trong đời. Thật buồn cho ông ta, và những lời giải thích của ông ta thì thật là thảm hại. Nhưng như vậy làm cho ông càng thêm người hơn. Theo một nghĩa nào đó, điều này còn làm cho chúng ta an tâm.
-An tâm, khi tiếng tăm của ông ta trở thành tăm [tai] tiếng? Một người như Grass?
Tôi nghĩ như vậy. Điều này làm cho chúng ta an tâm, về chính cuộc đời đáng thương của chúng ta! Nó cho thấy, ngay cả trong văn chương, cũng đếch có siêu nhân!
...
-Nhưng còn giải thưởng Nobel văn chương thì sao? Chẳng lẽ Grass phải trả lại?
Hỏi gì ngu thế. Nếu phải trả lại, thì Garcia Marquez cũng phải trả. Nobel văn chương, cho ông nhà văn, chứ đâu cho ông thánh!
*
Chuyện của Grass làm Gấu nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đọc khi còn nhỏ, về một anh chàng cứ mỗi lần phục vụ Quỉ Sứ là bèn đóng một cái đinh lên "thập tự thơ". [Chữ này Gấu chôm của thi sĩ NĐT khi ông vinh danh một nhà thơ đang còn sống và hiện đang sống ở trong nước]. Sau này, khi đã buông dao đồ tể, mỗi lần làm được một việc phúc đức, thì lại nhổ một cây đinh ra khỏi thập tự ác. Thế rồi, cây thập tự sạch đinh. Anh ta mừng quá, ngồi... khóc.
Hỏi tại sao. Vưỡn còn những dấu đinh!
Ôi chao còn dấu đinh, là một điều quá tuyệt vời, chứ sao lại khóc?
Một cái thập tự không có dấu đóng đinh, thì ai thèm!
Mong sao nhà thơ ở trong nước vào lúc này đang hì hục nhổ những cái đinh ra khỏi thập tự thơ, cùng với cả thế hệ nhà văn nhà thơ của ông ta! NQT.
Về cái cuộc kỳ cọ của thế kỷ mà Milosz đã nói tới, và Grass, và ngay cả Milosz, Văn Cao... là những người thực hành, đã được Borges tiên đoán, khi chú giải Kafka, trong cuộc truy tìm những tiền thân của nhà văn tưởng như chẳng có ai đi trước, nhưng đệ tử thì lại có quá nhiều, làm thành cả một trường phái.
.... Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.

Tiền Thân Kafka
Nói một cách khác, dễ gì mà được Ông Trời trao trách nhiệm làm.... bọ! Thế mới khổ, mới bảnh, mới 'máu' cho dân tộc Việt Nam, một 'chosen people', cả về hai mặt vinh quanh nhất mực, và khốn nạn cũng thật là cực kỳ!
Dân tộc Do Thái chẳng đã tự hào về cái chuyện được Thượng Đế lọc ra làm vật Tế Thiêu?
Một kẻ chuyên môn làm bạc giả, mà lại được giao cho cả một kho bạc, có khác gì một ông SS, được giao trách nhiệm hàn gắn nước Đức và linh hồn Đức sau Hitler.

Mấy cụ già, giả như có ghé Tin Văn, đọc mấy dòng trên, sẽ, ối giào, thằng Gấu chỉ vẽ chuyện, cái vụ đó, người Việt gọi là cởi chuông thì phải là thằng buộc chuông: Cái việc từ bọ trở lại làm người, chỉ có...  bọ mới làm nổi thôi!
Và chăng, ai cho phép một tên Nguỵ làm cái việc nhổ đinh ra khỏi thập tự thơ? Gấu bỗng nhớ lại những lần được mấy ông xếp cách mạng đuổi ra khỏi phòng, để mấy ông họp chi bộ, và bộ mặt đỏ gay của anh cán bộ quản giáo, "thằng" bán nước NĐD mà là bạn của Bác Hồ, hử?


 +++++


“Vết chàm” của nhà thơ TDT, theo Gấu, là cú đợp giải Nobel Mít!


Vụ này, cực bửn, 1 vết nhơ trong văn học Ngụy, đúng như thế, và nó còn cho thấy, cái phần đạo hạnh, không phải chỉ của 1 TDT, mà cả 1 nhóm, hơi bị thiếu hụt, bị thiến mất! NQT



Nụ Hôn Đầu

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vỹ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
TDT


Một bài thơ ngây ngô, ngớ ngẩn, theo Gấu. Vậy mà cả 1 lũ, cả 1 băng đảng xúm lại tâng bốc, hít hà suốt cuộc chiến Mít, từ cái thuở làm tờ báo của băng đảng của chúng – tờ Văn Nghệ - cho tới sau cuộc chiến, dài dài nơi xứ Cờ Hoa.

 Quái nhất, là hình ảnh/âm thanh, cái gì gì, những con ve nhỏ hết hồn…
Giả như hết hồn, thì chúng chết sững, làm sao kêu vang?

Cũng chỉ là tình cờ, Gấu đang đọc thơ Akhmatova, và bài thơ này, cũng có tiếng ve, nhưng để than khóc cho cái chết của  1 người nghệ sĩ thiên tài



A SMALL PAGE FROM ANTIQUITY 



The Death of Sophocles 

Then the king comprehended that Sophocles was dead.
Legend

One night an eagle flew down from the skies to the
house of Sophocles,
And a chorus of cicadas suddenly set up a mournful
noise in the garden.
And that hour the genius entered immortality,
Passing the enemy's camp near the walls of his
beloved city.
And the king dreamed this strange dream:
Dionysus himself ordered him to suspend the siege
So that din of war wouldn't disrupt the funeral rites.

And to allow the Athenians to pay homage to his delight.
1961
Anna Akhmatova




Tóm tắt vụ Nobel Mít. Vụ này, nhớ là tờ Thời Tập còn giữ những bài viết liên quan. Gấu không nhớ năm nào, nhưng nhớ đại khái, là họp hiệc, và TTT, phó chủ khảo đưa ra đề nghị, cho Trần Tuấn Kiệt, vì khi đó, do trốn lính, bị bắt, và sẽ bị tống vô đội khổ sai tải đạn, và chắc chắn ngỏm củ tỏi. Cho, nhờ vậy, anh có thể nhờ giải thưởng mà thoát chết. Vũ Hoàng Chương, chánh chủ khảo và tất cả thành viên, OK. Làm biên bản, ký vô, xong xuôi, có ai đó đề nghị, giả như không có vụ kíu người thì ai xứng đáng. Thế là bỏ phiếu chơi, thì TDT được.
Khi TTT về trước rồi, đám còn lại, đa số là băng đảng của TDT bèn ép VHC huỷ bỏ biên bản, làm lại cái mới, lấy mấy cái phiếu bỏ chơi trong thùng rác lên, đưa vô hồ sơ.
Theo GCC, ngay cả cái vụ bỏ chơi như thế, cũng đếch có gì chứng tỏ thơ TDT hay hơn thơ TTK được. Chứng cớ: Bạn thử đưa ra 1 bài thơ của TDT, mà bạn nghĩ là hay nhất, coi có xứng Nobel Mít không. Gấu tin, không. Thế thì tại sao lại như thế?
Bởi là vì chính cái vụ cho TTK, ảnh hưởng tới vụ bỏ phiếu chơi TDT được. Đây là hiện tượng contre-réaction trong vật lý, chắc là nhiều người biết, đại khái, lỡ tát má phải thằng TDT 1 phát, thì xoa đầu nó 1 phát, để cho nó đỡ buồn, vì hụt giải.
Bạn là thi sĩ, dù thứ dở nhất, liệu có nhận 1 thứ giải thưởng vứt vô thùng rác, rồi lại lượm lên, phủi phủi vài phát cho đỡ bụi, rồi cho?
Vậy mà TDT nhận!
Đâu chỉ anh ta nhục?
Cả 1 băng đảng khốn kiếp, nhục.



Hồi còn Sài Gòn, đám trẻ Sài Gòn lúc đó rất mê 1 câu của St. Ex, yêu không phải là nhìn nhau, mà nhìn về cùng 1 hướng, nhớ đại khái. Ngay tên Gấu Cà Chớn, khi đó ký là Sơ Dạ Hương, trong 1 truyện ngắn của Tứ Tấu Khúc, của nó, đã rụt rè thỏ thẻ, chúng ta yêu nhau, vì còn yêu người khác, cũng nhớ đại khái. Bài thơ “thần sầu” của “tiếng thơ” TDT, trong đó, có những con ve hết hồn, vì cú hôn chắc là cũng hung bạo, bạo liệt lắm lắm, nên hót vang…  nhưng đếch có người khác, và nói chung, thơ tình Mít đều bửn như vậy, hoặc nếu không như vậy, thì còn khốn hơn nhiều, là “cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn, đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Gấu sở dĩ nhắc tới Anna Akhmatova thì bà được coi nữ chúa thơ, và trong thơ tình của bà, luôn có kẻ khác!

 Pham Doan Trang
ÁC NGANG CỘNG SẢN

Nhiều người (đa số ở hải ngoại) chửi mắng cựu TNLT Lê Thu Hà sau khi cô ấy tự ý mua vé máy bay trở về Việt Nam. Lý lẽ chủ yếu mà những người này sử dụng là “đang ở nơi sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam, rõ ngu”.
Thật không hiểu nổi suy nghĩ của họ.
Họ quên rằng Lê Thu Hà là cựu TNLT, rằng cô ấy từng bị cộng sản bỏ tù 2,5 năm, ngồi chờ án trong xà lim 6m2 cho hai người với ba lần cửa sắt - không khác gì cái cũi.
Họ quên rằng cô ấy là một phụ nữ chưa có gia đình, một nhà thơ nữ với tâm hồn đa cảm, lãng mạn. Trên tất cả, cô ấy là một phụ nữ trẻ vô tội.
Họ quên rằng cô ấy đang là một bệnh nhân với nhiều biểu hiện trầm cảm sau 2,5 năm tù. Trầm cảm là bệnh, nó không liên quan gì đến sự yếu đuối về tinh thần hay nỗi sợ, sự hèn nhát, tâm lý bi quan... Và đã là bệnh thì cần được chữa trị, Lê Thu Hà cần được quan tâm, chăm sóc, thương yêu hơn bao giờ hết.
Họ quên rằng Lê Thu Hà cũng như mọi công dân khác đều có quyền tự quyết định cuộc đời mình, quyền tự do đi lại, quyền có quan điểm. Ai cho phép họ phán xét người khác và chửi người ta là ngu, là hai mang, chỉ vì “sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam”.
Rất có thể nhiều người trong số những kẻ chửi Hà “ngu”, “hai mang” đó, mới tháng trước cũng đã thất vọng vì Mẹ Nấm đi Mỹ, và hau háu trực chờ, theo dõi xem Mẹ Nấm sang đến xứ tự do thì sẽ làm gì, tiếp tục đấu tranh hay “ở ẩn”. Cứ như thể những người đấu tranh trong nước chỉ là “lính đánh thuê” của họ, cho họ và vì họ.
Không thấy ở họ chút tình cảm thương xót nào dành cho những người Việt Nam đã phải chịu nhiều khổ đau vì cộng sản. Không thấy ở họ cả sự tôn trọng tối thiểu dành cho một con người bình thường.
Tâm địa độc ác như vậy, họ khác gì cộng sản?



Ông số 2, quen tay, bèn chôm liền:
Tụi này cực bửn. Có vẻ như chúng rất hả hê, trong khi bên nào thắng thì Mít hải ngoại đều nhục cả!
[Thuổng thơ Nguyễn Duy]
Note: TV nhận được một bài viết về DN vs bộ lạc Cờ Lăng, của 1 bạn đọc & thân hữu.
Post thêm, để rộng đường dư luận.
Bà DN chửi rất nhiều người. Gấu đã từng kể giai thoại, do chính bà kể cho Gấu nghe, lần bà đưa lũ nhỏ đi ăn sáng, gặp 1 bà bạn, hay người quen, bà này/người này, thay cho câu chào, là câu hỏi, tuần này chửi ai vậy. Khi người này đi khỏi, mấy đứa nhỏ cằn nhằn mẹ, tại làm sao mà tuần nào cũng phải chửi 1 người.
Bộ lạc Cờ Lăng, là VC, đúng như thế, nhưng phải hiểu theo nghĩa này, chúng bửn như VC, bởi lũ này cũng 1 thứ cực kỳ tinh anh của Bắc Kít, óc của chúng bị thiến một mẩu, chuyên đi hai hàng.
Chứng cớ: Suốt thời gian làm giầu, nhờ chống cộng, tức là ngay từ khi nhanh chân chạy thoát VC, sau 30 Tháng Tư 1975, chúng có làm được 1 công chuyện gì, hay công trình gì xứng đáng cho Miền Nam? Một công trình có tính bất vụ lợi, vì mục tiêu văn hóa, cũng không…  Còn cái chuyện in Đèn Kù, thì cũng giống như mấy tác phẩm khác của đám VC trở kờ, sám hối... cái con mẹ gì đó, như Bên Thắng Nhục, in ra là bộn bạc, vì đánh trúng tâm lý đồng bào hải ngoại, đâu có tí nào về văn học trong đó?
Cứ có mùi tiền là có đám Cờ Lăng. Bà DN chẳng đã kể câu chuyện lần bộ lạc Cờ Lăng làm lễ tưởng niệm Mai Thảo, và 1 trong những ông Trùm của nó, là DNY hô hào thành lập giải thưởng văn học Mai Thảo, và 1 vị trong số khán thính giả bèn bỏ ra hai trăm đô, như viên gạch đầu tiên.
Và DNY bèn bỏ ngay vô túi.
Chứ bỏ đâu bây giờ!
Ông số 2, Thái Thượng Hoàng của bộ lạc Cờ Lăng mà chẳng ghê sao: Ông Trời cho ông đủ thứ, trừ, chỉ một câu thơ, thế là ông bèn chôm, của ông số 1!
Cả 1 lũ không có 1 chút tư cách. Bà DN chửi chúng là đúng, nhưng sẽ thua kiện, đúng như bài viết này tiên đoán, vì với Mẽo là phải có sự kiện chứng minh.
Trong những vụ bà DN chửi, có vụ chửi nhà thơ Solzhenitsyn Mít, Nguyễn Chí Thiện, là quá tệ, theo Gấu. Ngoài ra, OK!
Cái vụ nói DN là vợ hờ của DTL, không đúng. Họ là vợ chồng, có cả 1 lũ con, làm sao mà nói vợ hờ được. Bà DN bỏ DTL mới đúng. Vụ này Gấu khá rành, chuyện riêng tư, không nói ra được.
Người viết bài này có vẻ như không ưa bà DN. Viết phải công tâm mới được, không thì đừng viết, chỉ đổ dầu vô lửa, làm loạn cộng đồng vốn đã loạn rồi!
GNV từng lèm bèm, sở dĩ đám tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống, đau vì một “Miền Nam Sâu Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều chiều đĩ lượn như muỗi rừng U Minh, ấy là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ Nobel Toán, bị liệt.
Cũng thế, là ở đám tinh anh hải ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng. Không những không đau, chúng còn mừng: nếu không có cuộc chiến tàn khốc, làm sao chúng… sống sót, trở thành chứng nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác của VC, làm sao có được cơ ngơi như hiện nay ở Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là chúng ông không đi đâu nữa như đám này đã từng tuyên bố.
Cái sự thành công của băng đảng Cờ Lăng, và cái sự làm chủ cả nước Mít của băng đảng Mafia Ðỏ, có cái gì đó làm chúng ta hoảng sợ, và, ghê tởm.
Thứ nhất, nó chứng minh, cuộc chiến Mít nuốt sạch những ai thực sự đám dương đầu với nó, thực sự mong muốn, đó là cuộc chiến sau cùng của Mít, một khi đất nước qui về một mối, thì tha hồ mà xây cái nhà Mít. 
Thứ nữa, nó chứng minh, đây là cuộc chiến của chỉ những đám Bắc Kít với nhau, nào là Bắc Kít / PXA, vô Nam từ hổi nảo hồi nào, do mảnh đất quê hương Hải Dương của cha ông của ông ta đói quá, không nuôi nổi 1 cộng đồng cứ ăn rồi lại đẻ mãi ra [điều này không phải Gấu, mà là cái tay viết về PXA, trên tờ The New Yorker phán], rồi Bắc Kít/ Tô Hoài, một kẻ đã từng tới thiên đàng Miền Nam, trở lại đất Bắc, và mỗi lần nhớ tới là thèm… , rồi tới đám Bắc Kít di cư, trong có tên “Người của chúng ta ở Paris”, có Gấu, ông số 1, và ông số 2. Và tất nhiên, đám Bắc Kít sinh Bắc tử Nam, đám Bắc Kít sống sót sau cùng theo xe tăng vô Dinh Ðộc Lập.
Cả 1 lũ Bắc Kít đánh nhau loạn xà ngầu, gây họa cho cả thế giới.
Khủng khiếp thật!
Ðó là hai mặt, phải và trái, của cuộc chiến Mít.
Đâu phải tự nhiên mà bộ lạc Cờ Lăng vồ liền "Koestler Mít" [VTH] với Darkness at Noon?
Cũng thế, là Bên Thắng Nhục của anh tà lọt Ô Sin.


On Wednesday, January 7, 2015 1:26 PM



Người Việt và Saigon Nhỏ 
thực hư ra sao?

Sau khi xem 2 đoạn Video Clip do YouTube load lên cho công chúng xem, chúng tôi nhận thấy sự suy đoán của chúng tôi là sự thật.

Sự thật là bà Hoàng Dược Thảo có thể nói là đàn bà hành nghề báo chí hung dữ nhất trong những người hành nghề báo chí hung dữ,

Bà chửi thiên hạ mà không sợ tội cái miệng. Nay Trời quả báo cho Bà là điều tất yếu.

Trong 2 đoạn Video Clip mà VietWeekly phỏng vấn nhà báo lão thành (nghĩa là hành nghề báo chí tại Quận Cam trước hơn ai hết). Đó là nhà báo Nguyễn Tú A (VietPress Newspaper)

Ông Nguyễn Tú A đã đậu xong bằng cấp Cữ nhân về báo chí tại Saigon (trước 75). Trường Báo Chí (gì gì đó) mà Giám đốc hay Hiệu trưởng là Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.

1.- Chính Nguyễn Tú A nhận anh Đỗ Ngọc Yến từ tiểu bang xa về Cali, rồi Tú A giới thiệu Đỗ Ngọc Yến xuống San Diego giúp tờ Hồn Việt của Nguyễn Hoàng Đoan. Nguyễn Tú A cho biết Đỗ Ngọc Yến ngày xưa tại Saigon là nhóm của cố vấn Hoàng Đức Nhã (bà con của TT Nguyễn Văn Thiệu). Sau đó Đỗ Ngọc Yến và bạn hữu dựng nên tờ nhật báo Người Việt .

2.- Thời gian sau đó nhật báo Người Việt bị cha vợ của Trần Trường thưa kiện ra Tòa, là nhật báo Người Việt nói cha vợ Trần Trường là Cộng Sản... nhật báo Người Việt ra Tòa và bị thua, phải đền. Vì nhà cửa bị closed không thể mướn hay bán nhà được.

3.- Bà Hoàng Dược Thảo chửi Bà Hoàng Vinh là người đàn bà không đoan chính, tai tiếng về vấn đề tình ái (chúng tôi dùng danh từ nhẹ mà nói) . Trong khi đó bà Hoàng Vinh là vợ của Ông Hoàng Trọng Tuệ và có 8 đứa con.

Bà Hoàng Dược Thảo là vợ hờ của nhà văn Du Tữ Lê (Du Tử Lê làm báo Tay Phải ). Sau đó nhà văn Du Tử Lê đá bà Hoàng Dược Thảo mà lấy vợ mới. Hoàng Thụy Châu khóc lóc thê thảm.Sau đó có một người đàn ông nói Hoàng Thụy Châu nên ra báo.

Thế là báo Saigon Nhỏ ra đời.

Hoàng Dược Thảo tên thật là Hoàng Thụy Châu.

Hoàng Dược Thảo, người đứng áo xanh là Đoàn Trọng.

Đoàn Trọng sau nầy làm cho đài Little Saigon TV 57.7 South California.

4.- Nguyễn Tú A giúp nhà văn Hoài Diệp Tử (báo Mai) .
Sau khi Hoài Diệp Tử bị bọn khủng bố Hoàng Cơ Minh đốt chết tại tòa soạn (đúng lý Hoài Diệp Tử đừng ngũ tại văn phòng thì không bị đốt chết).

Nguyễn Tú A lên báo nhờ cộng đồng quyên góp cho vợ con Hoài Diệp Tử...thì bà Hoàng Được Thảo chửi Nguyễn Tú A là kẻ cố ý cướp tờ báo Mai cho mình.

Nguyễn Tú A chửi Hoàng Dược Thảo trong một buổi họp nào đó:

"Mầy đừng có hồ đồ mất dạy. Mầy phải xem xét cho kỷ rồi mầy mới nói hiểu chưa?"

Hoàng Được Thảo sẵng giọng đòi thưa Nguyễn Tú A.

5.- Trong buổi điều trần, nhóm Jurors được nghe rỏ (dĩ nhiên phiên dịch) là Hoàng Dược Thảo nói Luật sư Phan Huy Đạt thiếu khả năng trí tuệ. Trong khi đó luật sư Đạt có bằng hành nghề luật sư, là nhân viên trong trường College chuyên về hướng dẩn học sinh chọn môn học hay chọn nghề (counselor / advisor ) in College.

6.- Hoàng Dược Thảo lên tiếng yêu cầu trong buổi họp là đừng mua báo Người Việt, đừng đăng quảng cáo (khuyến mại)....như vậy dính về tội làm thiệt hại sự mần ăn của người ta. Tòa đồng ý phạt Saigon Nhỏ phải đền vụ thiệt hại nầy.

7.- Trong Tòa, đám Hoàng Dược Thảo đưa linh mục Mai Khải Hoàn ra Tòa làm chứng là Nhật báo Người Việt là Cộng sản...linh mục Mai Khải Hoàn bị thua vì ông ta chỉ nghe đồn. Luật pháp Hoa Ky không chấp nhận chuyện nghe đồn, nghe người nầy nói là ...là...

8.- Trong buổi họp Quân Nhân...có mục đích gây quỷ ...mỗi bàn mua giá khoảng $300 USD (nhật báo Người Việt mua 2 bàn, 20 chục người).

Hoàng Dược Thảo lên chửi ào ào, yêu cầu mọi người phải đuổi 20 nguoi báo Người Việt.

Nguyễn Tú A nổi giận tại sao đám đông quá cường điệu đuổi người ta...Trong khi đó con Hoàng Dược Thảo là con đàn bà thấp ..còn những người trong nhóm 20 người Việt đã làm báo trước hơn báo Saigon Nhỏ.

9.- Nguyễn Tú A phê phán là Hoàng Dược Thảo là kẻ không biết làm báo chí được. Vì làm báo chí thì phải biết luật lệ sơ khởi về chửi người ta, coi chừng bị kiện.

Phải có học nhiều về kinh tế và chính trị.

10.- Khi dự phiên Tòa (kéo dài 2 tuần) thì Nguyễn Tú A dự nửa chừng rồi bỏ ra về, vì Nguyễn Tú A biết Saigon Nhỏ thua là cái chắc. Ở lại nghe cũng vô ích mà thôi.

Vì khá dài của Video Clip trên YouTube thì bạn biết rỏ hơn.

Tiêu đề là: Nguyễn Tú A : Báo Người Việt kiện Đào Nương Hoàng Dược Thảo

a.- Tuần báo Saigon Nhỏ, khổ rộng khoảng 11 x 13 inches. Dầy 120 trang.
Trang đầu Phiếm Dị --- Đào Nương (Hoàng Thụy Châu ak Hoàng Dược Thảo viết)
Địa chỉ: 14922 Moran Street # D, Westminster, CA 92683
( 714) 892-7788

b.- Nhật báo Người Việt. Dầy khoảng 55 trang.
Địa chỉ: 14777 Moran Street, Westminster, CA 92683
( 714) 892-9414

Ngoài ra tập đoàn Nhật báo Người Việt xuất bản nhiều ấn phẩm rất có giá trị về văn học, chính trị, nghệ thuật . Best Seller hiện nay như "Đèn Cù" của Trần Đĩnh mà Việt Nam Cộng Sản ngăn cấm mang vào nước.



Phần 2












[còn tiếp]




Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates