Chiều Cuối Năm



Chiều cuối năm qua xóm nghèo


Brodsky cho rằng, thơ tù của Nga, nhức nhối nhất, the most stunning, là từ ngòi viết của Zabolosky. "Somewhere in the field, down Magadan way... ". Có một dòng, mà nó làm cho bạn, dù có tưởng tượng tới cỡ nào thì cũng không thể làm bật ra được, khi muốn mầy mò vào cõi thơ tù [in connection with this topic].
Đó là một câu rất ư là giản dị sau đây:
"So they went walking in their peacoats - two old men, unlucky Russians".
"Alors ils sont allés se promener dans leurs coques - deux vieillards, des Russes malchanceux".
Ôi chao, đọc câu trên, rồi nhớ lại những dòng thơ tù của một nhà thơ, gốc Bắc Kỳ, bị đầy trở về quê cũ, vào một buổi chiều cuối năm, cùng bạn tù, vác bó cuốc nặng, đi qua một thôn nghèo, tránh sao cũng không khỏi lũ trẻ lem luốc, co ro đứng coi tù qua thôn, cảm khái cho chúng, cho cái thôn nghèo của chúng, cho một buổi chiều cuối năm xa gia đình, xa vợ con, ở mãi tít Miền Nam, nhưng cái lạnh lẽo không đèn lửa của nhà ai kia làm át nỗi nhớ nhà, làm ảm đạm lòng ta.
Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm!
Đây có lẽ là dòng thơ tuyệt vời nhất của thơ tù, của mãi mãi, về sau này.

 

Kỷ niệm với nhà thơ

En fait, je pense parfois que seule l'autobiographie relève de la littérature.
Vigirnia Woolf.
Bếp Lửa đúng là một thứ tự thuật, theo cái nghĩa Woolf đã nói, như trên, mà Gấu 'phăng' ra như sau:
Đôi khi tôi tin rằng chỉ có tự thuật là cây đũa thần, điểm cục đá đời sống, hóa cục vàng văn chương.
Đặng Tiến cũng nhận ra điều này, nhưng chi tiết về bà mẹ, đã mất, ở trong truyện, so với ở ngoài đời, khiến ông ngần ngại.

Theo tôi, tự truyện thì tự truyện, không ai đòi hỏi, nó phải y chang đời sống. Sự đối đầu giữa hai người đàn ông, giữa hai thế hệ, là ông Chính và Tâm ở trong Bếp Lửa, sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, khi giữa họ có một người thân yêu, đã chết, và một cái chết như thế đó, làm họ gần gụi nhau hơn.

Cuộc đụng đầu giữa họ, như trong truyện, bắt đầu bằng một hình ảnh thật căng thẳng [vờ nhau đi, khi đụng đầu ở ngoài đường phố], nhưng dịu đi dần, nhờ cơn mưa, đi sâu cả vào giấc mơ, và, như thế, cơn mưa chỉ là kỹ thuật, xảo thuật; hình ảnh của một bà mẹ đã mất, chập chờn đâu đó giữa hai thế hệ đàn ông, mới là 'ảo thuật', hay cái gọi là hiện thực huyền ảo ở trong văn chương.
*
Ông Chính đứng lên khép cửa và cửa sổ.  Bóng ông in lên vách. Ông dừng một chút nhìn qua cửa sổ ra ngoài và hỏi tôi – mưa lúc ấy đổ mạnh khiến tiếng ông thấp thoáng và tôi sởn gai ốc khắp người vì lạnh:
“Anh Tâm. Tôi muốn anh thành thật trả lời câu hỏi này của tôi”. Vài giây cách quãng, mưa to hơn. “Giữa chúng ta có xẩy ra chuyện gì không đẹp không? Anh cứ nói thẳng với tôi.”
Tôi muốn đứng dậy nhưng không rời chỗ. Tôi nghe trong tiếng mưa vẫn còn vang tiếng của ông Chính khắp gian phòng.
“Thưa thầy không bao giờ tôi nghĩ lại có thể có câu hỏi ấy giữa thầy và tôi.” Tôi bị xúc động mạnh.
Ông Chính quay đầu lại, mắt ông chớp nhanh, ông nói:
“Tôi muốn giữa chúng ta có được sự thẳng thắn.” Ông nuốt nước bọt. “Dù thế nào chúng ta cũng đã sống với nhau hơn mười lăm năm, lúc có mẹ cũng như lúc không. Lúc nào tôi cũng coi anh là người thân nhất của đời tôi và tôi chắc anh cũng như tôi vì anh cũng chẳng còn ai thân thích. Trước khi lấy mẹ tôi đã có một đứa con gái nhưng chúng tôi không sống gần nhau…”
Ông Chính không gọi mẹ anh, ông gọi mẹ để tỏ sự kính trọng. Sự có mặt của người đàn bà ấy hiện lên giữa chúng tôi. Chính người đàn bà đau khổ cho đến lúc nhắm mắt ấy là người buộc chúng tôi với nhau. Ngay những giờ phút mong manh nhất người vẫn với sự âm thầm cố hữu nối kết chúng tôi: năm 45 tôi ở miền Nam, còn ông Chính ở biên giới Trung Hoa, rồi chúng tôi lại trở về bên người đàn bà ấy. Và chính bây giờ vẫn còn người ấy, mãi mãi chăng? Bắp thịt má ông Chính giật giật. Tôi bàng hoàng nói:
“Thầy đừng nên có ý nghĩ ấy. Không hề có một câu chuyện nhỏ nào cả. Nếu có chỉ là sự vụng về của tôi khiến thầy nghi ngờ thì tôi xin lỗi thầy. Thầy cũng hiểu tôi còn những điều dự tính riêng, nhưng bao giờ tôi vẫn là con thầy như khi còn mẹ và…”
Mưa dịu hơn trước. Ông Chính ngồi xuống.
Chúng tôi đi nằm vào lúc mười một giờ. Tôi thao thức không sao ngủ được. Mưa dầm và lạnh. Ông Chính chong đèn đọc sách khuya. Tôi biết ông cũng không ngủ được. Tôi thương ông vô cùng, sự già cả và cô đơn vây lấy ông. Tôi nhớ đến ngày giỗ mẹ tôi vừa qua, chúng tôi không ai làm gì cả; buổi tối hôm ấy ông Chính không về nhà và tôi đi ngủ sớm. Giá có người đàn bà chúng tôi sẽ thân nhau ở những chuyện nhỏ nhặt ấy. Khi tôi ngủ, đèn đọc sách của ông Chính vẫn còn sáng.
Gần ba giờ sáng. Mưa rơi sâu vào giấc mơ.
Thanh Tâm Tuyền: Bếp Lửa


Nhưng, tự thuật, đúng là tự thuật, nó còn là một cuốn sách tiên tri: Tiếng hát của Thanh, và bài hát "Trở về mái nhà. Xưa", trùm lên tất cả, và trở thành bài hát của tất cả những người Việt hải ngoại, sau 1975.
"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới", là như vậy đó!

Cũng vẫn Woolf: Tôi cứ khăng khăng tin rằng thì là, cái thái độ hứng chịu những cú sốc, chính nó, đã biến tôi thành nhà văn. [Je persiste à croire que l'aptitude à recevoir des chocs est ce qui fait de moi un écrivain. Trích báo Lire, Đọc, số đặc biệt về nữ giới và văn chương, Tháng Năm, 2006]
Bếp Lửa cũng được viết ra từ cú sốc 1954, và thái độ của tác giả của nó, khi hứng chịu cú sốc đó.


Woolf: Viết, trước hết là một cuộc chiến đấu dài để thoát ra khỏi những bóng ma của quá khứ.
Nhận xét trên cũng vẫn áp dụng được cho Bếp Lửa.
Và những bóng ma quá khứ của nó, là hình ảnh ma quái của một miền đất!
*
Tìm sự tương đồng giữa Woolf với TTT quả là quái dị, vì như Oz nhận xét: Personne n'a demandé à Virginia Woolf d'écrire sur les accords de Munich. Có ai đòi bà này viết về hiệp định Munich!
Tuy nhiên, nhắc tới bà ở đây, là cũng có tí kỷ niệm!

Như đã có lần kể ra, Gấu này tình cờ khám phá ra Woolf... "tại một tiệm sách ở Sài Gòn, một ngày đẹp trời lang thang giữa những tiệm sách ở đường Bonard, tình cờ cầm lên cuốn Bà Dalloway, vào thời điểm mà cả thành phố và lớp trẻ của nó đã, đang, hoặc sẽ đợi cái ngày con quỉ chiến tranh gọi đến tên mình, và trong khi chờ đợi như thế, đọc Sartre, Camus, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, cuốn tiểu thuyết của Woolf thật quá lạc lõng, nhưng chỉ tới khi bạn nhập vào một ngày trong đời người đẹp, nhập vào cái giọng thầm thì, hay dùng đúng thuật ngữ của những nhà phê bình, giọng độc thoại nội tâm, dòng ý thức... là bạn biết ngay một điều, nó đây rồi, đây là đúng thứ "y" cần, nếu muốn viết khác đi, muốn thay đổi hẳn cái dòng văn học Việt Nam...
Mấy ngày sau, khoe với nhà thơ đàn anh, về mấy ngày đánh vật với cuốn tiểu thuyết, ông gật gù, mắt lim dim như muốn chia sẻ cái sướng với thằng em, và còn dặn thêm: cậu hãy nghe "tớ", phải đọc đi đọc lại, vài lần, nhiều lần...
[Sau này, đọc Garcia Marquez, ông cho rằng Virginia Woolf sử dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm diệu nghệ hơn Faulkner].
Phê bình

Thú vị hơn nữa, là, Nguyễn Chí Kham, cũng nhận ra cái nét thật là đặc biệt này. Anh viết, trong bài tưởng niệm nhà thơ, đăng trên Thế Kỷ 21, một bữa, trong trại tù, trong giờ giải lao, anh có nhắc tới một kỷ niệm khi đọc Ung Thư, '.... tôi gợi lại chi tiết nhớ được đó, anh Tâm mỉm cười, trong cặp mắt nhìn qua tôi, tôi đọc được ở anh một nụ cười rất thơ trẻ'.


Hồi tưởng lại những ngày vừa mới tới trại tị nạn Thái Lan, nhận được thư của bà Trùng Dương, sau khi gửi tín hiệu "Cứu Tôi Với, S.O.S", trong thư, bà than giùm cho...  Gấu, đúng là thứ Trâu chậm uống nước đục, cuối mùa vượt biên rồi!. Rồi những ngày đầu, 'tái định cư", hay sau này, thỉnh thoảng, lại được nghe một ông bà nhà văn, hải ngoại, hậu-1975, thuộc dòng văn chương Miền Nam kéo dài, cũng cỡ tuổi Gấu, than, tui viết từ khi còn trẻ, nhưng cái đám nhà văn Miền Nam lúc đó chúng kỳ thị, chúng bè phái, thành thử chúng dìm, chúng ém tài tui, nếu không tui nổi tiếng từ lâu rồi!
Gấu cũng đã từng nhắc tới một hai ông, thù Gấu và mấy ông bạn viết cùng thời, chỉ vì dám nổi tiếng từ thập niên 1960, trong khi mấy ông này, phải ra đến hải ngoại, phải đến khi về già, mới được nổi tiếng!
Có ông khoe, viết từ thời... Sáng Tạo, đã có bài này, bài kia, đăng số mấy, số mấy!
Lạ một điều, là, mấy ông này đều làm như độc giả... mù! Hoặc chính mấy ông... mù, không nhận ra một sơ hở trầm trọng, trong lập luận của họ, về cái vụ dìm thiên tài, do phe phái, của đám chóp bu văn học Miền Nam trước 1975. Chỉ cần đọc, những gì mấy ông bà này viết, ở hải ngoại, khi đã về già, khi tài năng đã chín mùi, là đủ hiểu, vào thời trẻ, sáng tác của họ nó... nặng mùi khủng khiếp tới cỡ nào!

Nói rõ hơn, chẳng làm gì có cái vụ dìm tài năng trong giới văn học, ở Miền Nam, hay nói cụ thể hơn, ở Sài Gòn, trước 1975.
Chứng cớ: Những truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu [nếu có người nào không tin thì đọc Mai Thảo, trong Chân Dung Nhà Văn], Cung Tích Biền [Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi], Nguỵ Ngữ [Con Thú Tật Nguyền], Trần Thị NgH [Nhà có cửa khoá trái], Trăng Huyết của Minh Ngọc.... Chúng, có khi chỉ vừa mới đến tòa soạn không thôi, hoặc vừa mới ló mặt trên báo, là đã gây chấn động trong giới viết lách, chỉ qua phương tiện truyền thông, là rỉ tai nhau! Bắn chậm thì chết, thằng nào đọc muộn một tí, là đã xuýt xoa, tại sao mãi đến bữa nay mình mới được đọc!
Gấu cũng đã từng kể chuyện, Lý Hoàng Phong, tác giả Sau Cơn Mưa, đi lùng tờ nhật báo Dân Chủ, số có đăng bài điểm sách của ông, do Gấu viết, và khi tình cờ gặp tại khu Trương Minh Giảng, ông giơ tờ báo, khoe, nghe bạn bè đồn ầm lên, vớ được nó rồi!
Một lời đó, thay cho một lời chào hỏi, lần đầu làm quen, sướng cỡ nào!

Bản thân Gấu, truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, chưa kịp khô mực trên tuần báo Nghệ Thuật, là, Nguyễn Đình Toàn, khi đó Gấu chưa từng quen biết, đã tự động đi kiếm tác giả của nó, đề nghị viết cho tờ Văn, khi đó anh là một trong những người chọn và duyệt bài.
Và khi truyện ngắn đầu tiên của Gấu xuất hiện trên Văn, đích thân ông chủ báo Nguyễn Đình Vượng, trịnh trọng cổ cồn cà vạt, lên khung đồ lớn, "chống ba toong", đi cùng ông phụ trá kiêm tổng thư ký, là Trần Phong Giao, ra Quán Chùa diện kiến nhà văn "mới ra đời", trịnh trọng đưa tiền nhuận bút, trịnh trọng để trong phong bì, cho nó sang!
Gấu đâu có quen  biết gì Nguyễn Đình Toàn, Trần Phong Giao, Nguyễn Đình Vượng!
Ngay cả với ông anh, Gấu cũng "đâu có thèm nhờ", mà gửi thẳng truyện ngắn xuống tòa soạn, bởi vì Gấu nghĩ, nếu ông anh đưa, thì làm sao biết, tài thực hay là tài dởm!

*
 
Thanh Tâm Tuyền
trong
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam.
Nhà xb Sóng, Nguyễn Đông Ngạc chủ trương

Malraux có viết: "Người ta không thể nào viết lại một quyển tiểu thuyết."
Tôi không tin như thế. Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Mười bẩy năm đã qua.
Kinh nghiệm dạy cho tôi là lời của Malraux đúng. Tôi đã loay hoay quá lâu với một quyển sách. Lần này tôi quyết định đề là ấn bản chung quyết.
Tôi hiểu đã đến lúc nên viết những quyển sách khác.
TTT

Volkov, trong khi trò chuyện với nhà thơ Brodsky, đã nhắc tới một tiểu luận về Stravinsky, của Auden, qua đó, nhà thơ Anh này cho rằng, chính cái gọi là sự tiến hóa [evolution], phân biệt nghệ sĩ lớn với thứ nhỏ con. Nhìn hai bài thơ của ông nhỏ con, không làm sao biết bài nào làm trước.
Theo nghĩa đó, một khi đạt được một tí thành tựu nào đó, nhà thơ bé bèn ngưng lại, không chịu lớn thêm nữa. Anh ta hết chuyện nói [He has no more history]. Trong khi, nghệ sĩ lớn, chẳng bao giờ bằng lòng với thành tựu, cứ muốn lớn thêm tí nữa, tí nữa.
Và Auden phán: Chỉ nhìn vào những tác phẩm sau cùng của một đại nghệ sĩ, chúng ta mới có thể đánh giá những tác phẩm đầu tay của người đó.
Theo Gấu, phải lấy câu trên, làm chuẩn, khi đọc Thơ Ở Đâu Xa.
Bởi vì có hơn một người cho rằng Thơ Ở Đâu Xa thua nhiều, so với Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy. "Liên Đêm... " mới là đỉnh cao của thơ tự do, của Thanh Tâm Tuyền.
*
Và Brodsky, bèn la lớn, Trời hỡi Trời! Lẽ dĩ nhiên! Đúng ngay boong! [It's absolutely true!]. Bạn biết không, người Nhật quan niệm như thế đấy. Họ có một cái nhìn thật là khoẻ mạnh, đối với những nghệ phẩm, theo tiến trình sáng tạo, creative evolution. Khi một ông nghệ sĩ chín muồi, đạt được tiếng tăm, trong một văn phong nào đó, là ông ta bèn đổi văn phong khác, và cùng với nó, là cái tên của ông ta. Hokusai, theo tôi biết, có cỡ chừng không dưới ba chục thời kỳ.

Nhìn theo cách đó, có thể nói, có tới hai đỉnh cao của thơ Thanh Tâm Tuyền. Một, với thơ tự do, Đêm Liên. Và một, với thơ tù, Thơ Ở Đâu Xa.

Về sự tuyệt vời của Thơ Ở Đâu Xa, của "đề tài" thơ tù.

Brodsky cho rằng, thơ tù của Nga, nhức nhối nhất, the most stunning, là từ ngòi viết của Zabolosky. "Somewhere in the field, down Magadan way... ". Có một dòng, mà nó làm cho bạn, dù có tưởng tượng tới cỡ nào thì cũng không thể làm bật ra được, khi muốn mầy mò vào cõi thơ tù [in connection with this topic].

Đó là một câu rất ư là giản dị sau đây:
"So they went walking in their peacoats - two old men, unlucky Russians".

Ôi chao, đọc câu trên, rồi nhớ lại những dòng thơ tù của một nhà thơ, gốc Bắc Kỳ, bị đầy trở về quê cũ, vào một buổi chiều cuối năm, cùng bạn tù, vác bó cuốc nặng, đi qua một thôn nghèo, tránh sao cũng không khỏi lũ trẻ lem luốc, co ro đứng coi tù qua thôn, cảm khái cho chúng, cho cái thôn nghèo của chúng, cho một buổi chiều cuối năm xa gia đình, xa vợ con, ở mãi tít Miền Nam, nhưng cái lạnh lẽo không đèn lửa của nhà ai kia làm át nỗi nhớ nhà, làm ảm đạm lòng ta.

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm!
Đây có lẽ là dòng thơ tuyệt vời nhất của thơ tù, của mãi mãi, về sau này.





Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư