LOVE

    http://soha.vn/hhen-nie-hoa-hau-hoang-da-dien-khung-va-nghe…
    Tình yêu ở trên đời, như Borges phán, là bông hồng mà 1 kẻ trần tục nằm mơ, tới Thiên Đàng, khi thức dậy, thấy nó nằm trong tay, TCS cũng đã từng, và bèn, tàn hôn lên môi, và 1 đấng nhạc sĩ Mít khác, đếch thấy mình có được, bèn xin người phu quét đường 1 chiếc lá bàng, thay cho bông hồng. Làm gì có thứ tình để nó đói thì còn, cho nó no thì nó chết. Thứ tình này đầy ra ở trên đời, nhưng không phải tình yêu. Với Gấu, đời Gấu gặp toàn thứ tình tàn hôn lên môi. Trừ với Gấu Cái, không phải Gấu mà Lão Tặc Thiên chọn. Đúng là như vậy, về già Gấu mới nhận ra và hiểu được.
    H’Hen Niê: Có lẽ vì tôi trong sáng chăng?
    Tình yêu là trong sáng, giản dị có thế.

    LOVE

    Like a tiny snake coiled in a grove
    It will charm you and frighten and thrill,
    Then for days it will coo like a dove
    On your little white windowsill.
    It will drowse like a gillyflower,
    Then flash like a brilliant hoar-frost ...
    But soon, before you're aware,
    To joy and to peace you'll be lost.
    It knows how to make you tearful
    With a yearningly-sweet violin,
    And a stranger's smile - how fearful
    As you guess that again it begins ...
    24· November 1911, Tsarskoye Selo
    Anna Akhmatova

    AMOUR

    Comme un petit serpent enroulé dans un bosquet
    Il va vous charmer et effrayer et frissonner,
    Puis pendant des jours il roucoulera comme une colombe
    Sur ton petit rebord de fenêtre blanc.
    Il va sombrer comme une giroflée,
    Puis clignote comme un givre brillant ...
    Mais bientôt, avant que vous soyez au courant,
    À la joie et à la paix, vous serez perdu.
    Il sait te faire pleurer
    Avec un violon très doux,
    Et le sourire d'un inconnu - quelle peur
    Comme vous le devinez, ça commence ...

    Yêu

    Như con rắn cuộn mình trong bụi cây
    Nó sẽ mê hoặc mi và làm sợ và làm rùng mình
    Và rồi thì trong nhiều ngày nó sẽ gù gù như con chim bồ câu
    Nơi khung cửa sổ nhỏ mầu trắng của mi
    Nó sẽ lơ mơ ngủ như 1 bông gillyflower
    Rồi loé sáng như sương giá….
    Và chẳng mấy chốc, trước khi mi nhận ra
    Mi mất tất, nào là niềm vui, nào là bình yên
    Nó biết làm sao cho mi lệ ròng ròng
    Với cây vĩ cầm ngọt ngào
    Và nụ cười của 1 tên khốn nào đó mi chưa từng quen biết – ôi đáng sợ làm sao
    Như mi đoán ra được, nó, lại bắt đầu.

    Người mà Gấu yêu đầu tiên trong đời, đúng là cô Hồng Con - gọi như thế, để phân biệt với 1 cô Hồng Lớn, đã có chồng – và, khi trở về Đất Bắc sau cả nửa thế kỷ, trở về làng cũ, làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, Gấu quả có bồi hồi mong gặp lại, và khi, chẳng cần hỏi, bà chị ruột hình như cũng đoán ra, cho biết, do là con địa chủ, bố mẹ bị bắt đưa đâu mất tích, cô gái bị bị giam lỏng, cô lập, trong căn nhà của bố mẹ, bị bỏ đói, bị sốt thương hàn, đang đêm, khát nước quá, lần ra được tới cái ao ngay trước cổng nhà, rồi gục chết … Nghe bà nói, Gấu bỗng nhớ ra ánh mắt của cô, lần gặp sau cùng, trước khi trở lại Hà Nội, và sau đó, bỏ vô Nam. Đến lúc đó, Gấu mới hiểu được ánh mắt của cô, ra lệnh, hãy bỏ cái làng này, đừng bao giờ trở lại….
    Trong bài tưởng niệm Hoàng Cầm, nhân ông nhắc tới mối tình lá diêu bông với 1 cô gái lớn tuổi hơn ông, mà ông coi là chị, cô Hồng Con, với Gấu, là bà mẹ.
    Bỏ chạy Bắc Kít vào năm 1954, khi là đứa con nít mới lớn, nhưng GNV cũng có một mối tình "chị em" như của Hoàng Cầm.
    Của ông đã thảm, của Gấu thảm hơn nhiều.
    Đó là mối tình với Cô Hồng Con, trên TV đã lèm bèm nhiều lần.
    Hồi nhỏ ông cụ Gấu mất sớm, vì họa đảng phái hồi đầu "Kách Mệnh", chữ của Bác Hồ, bà nội Gấu lúc nào cũng nói vào tai lũ cháu, thế nào rồi con mẹ chúng mày cũng bỏ chúng mày đi lấy chồng!
    Sợ mất mẹ quá, thằng cu Gấu cố kiếm một cô gái thay cho mẹ, khi mẹ đi lấy chồng!
    Cô Hồng Con sau bị cả miền đất Bắc Kít bỏ đói, trong căn nhà gạch của bố mẹ cô, là địa chủ, đã bị Cái Ác Bắc Kít làm thịt. Cô bị bịnh sốt thương hàn, khát nước quá, nửa đêm lén bò ra cái ao ngay ngoài cổng nhà, và vừa đến mé ao, thì gục chết.
    Làm sao mà Gấu không thù cái xứ sở khốn kiếp đó cho được!
    Hà, hà!
    Thơ mỗi ngày
    VOA: Quay sang "Khúc Thụy Du" xin anh cho biết là anh sáng tác bài thơ trong trường hợp nào?
    Du Tử Lê: Bài "Khúc Thụy Du" tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung. Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh. Tôi muốn nói "Khúc Thụy Du" là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong "Khúc Thụy Du" của tôi chỉ là một điểm xuyết thôi. Tôi đặt vấn đề là trong một cuộc chiến tranh như vậy, chết chóc như vậy thì tình yêu nó sẽ như thế nào, nó sẽ thảm hại ra làm sao, và cuối cùng vẫn là định mệnh con người, cuộc sống của con người nó hoàn toàn vô nghĩa, nên bài thơ mới mở đầu bằng câu: "hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa." Nhưng năm 1983 khi anh Anh Bằng mua được cuốn thơ đó, lại chọn ra, tôi nói rõ, anh ấy chọn ra những câu thơ nói về tình yêu chứ không phải là những câu thơ nói về chiến tranh, mặc dù những câu thơ nói về tình yêu chỉ là 1/10 của bài thơ đó
    Bài thơ Khúc Thụy Du, nếu không có những phát giác mới về nó, qua những dòng tâm sự trên đây, thì chúng ta cũng chỉ xếp nó vào “cũng” 1 dòng thơ ăn mày ăn xin tình yêu, sự thương hại, của 1 đấng đàn ông bị người yêu “bye bye, sang ngang, sang sông, lên xe hoa, theo bước về nhà ai…” vốn thường gặp trong thơ DTL, thí dụ, hai câu, “em đi áo mỏng mềm lưng phố/có động lòng thương kẻ cuối đường”, Gấu này đã từng gặp đúng cái cảnh như trên, và hiểu ra, nhà thơ làm hai câu thơ, vì biết rằng, thằng bạn của anh sẽ có ngày cần tới nó!
    Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận cùng 1 dòng như thế, thì người đọc thơ, kẻ nghe nhạc phổ thơ vẫn cảm thấy, bài thơ hình như quá thê luơng, và không chỉ nói về tình yêu, y hệt bài Tình Nhớ, mà nhà phê bình DT đã có lần phát bực, Tình Nhớ mà liên can gì tới phản chiến, và chúng ta cũng có thể mô phỏng ông, và phán, KTD thì liên can gì tới Mậu Thân.
    Vậy mà cả hai đều được sáng tác từ những hình ảnh Mậu Thân, của hai kẻ, một trốn lính, và 1, không trực tiếp cầm súng tham gia cuộc chiến.
    Những phát giác trên đây, có gì tương tự với Kinh Cầu của Akhmatova.
    Một bài thơ than khóc cho số phận cá nhân, của 1 bà mẹ có con bị bắt, trở thành biểu tượng cho mọi bà mẹ đau khổ vì 1 chế độ độc tài.
    Còn một bản nhạc nữa, cũng từ Mậu Thân mà ra, nhưng được viết trực tiếp từ những kẻ tham dự cuộc chiến, và có lần GNV đã coi nó, chẳng thua gì Kinh Cầu, là Rừng Lá Thấp
    Những phát giác trên đây, có gì tương tự với Kinh Cầu của Akhmatova.
    Một bài thơ than khóc cho số phận cá nhân, của 1 bà mẹ có con bị bắt, trở thành biểu tượng cho mọi bà mẹ đau khổ vì chế độ độc tài
    *
    Trước khi “Một ngày” xuất hiện, Akh. đã đọc nó, qua Kopelev, bạn của cả hai. “Hai trăm triệu người Nga phải đọc cuốn này”, bà nói với những người quen biết. Trong lần gặp gỡ liền sau khi cuốn sách xuất hiện, bà nói với Solz:
    “Anh có biết, chỉ trong vòng 1 tháng anh là 1 người nổi tiếng nhất trên toàn cầu?”
    “Tôi biết, nhưng nó không kéo dài lâu đâu”.
    “Liệu anh chịu nổi danh vọng?”
    "Thần kinh tôi cứng lắm, tôi chịu nổi những trại tù của Stalin”.
    “Pasternak chịu không nổi. Thật khó chịu nổi danh vọng, nhất là khi nó đến muộn”
    Mặc dù kính trọng lẫn nhau, cuộc gặp gỡ không ngon cơm. Solz có trình ra một số thơ của ông, và để đáp lại, Akh đưa ông đọc Kinh Cầu.
    Chàng thanh niên 43 tuổi, với cuốn tiểu thuyết đầu tay, chỉ qua 1 đêm, trở thành nổi tiếng, sau đó nói với Kopelev:
    "Một bài thơ tốt, tất nhiên. Đẹp. Nhưng nói cho cùng, cả một quốc gia đau khổ, hàng chục triệu con người, còn đây là 1 bài thơ về một trường hợp cá nhân, về 1 bà mẹ và đứa con trai… Tôi nói với bà là bổn phận của một thi sĩ Nga là viết về đau khổ của nước Nga, vượt lên đau khổ riêng tư, viết về nỗi đau của cả nước…”
    Nhưng chính là 1 nỗi đau cá nhân, riêng tư, nhưng "đau cho tới nơi, tới bến", thì lại bật ra nỗi đau của những nỗi đau, của tất cả những nỗi đau!
    Bài thơ KTD của DTL, được viết ra, theo “cách” đau đó. Mậu Thân, chàng lên đường làm nhiệm vụ, như là 1 gã phóng viên Tâm Lý Chiến, nhìn thấy người chết, chàng đau quá, và càng đau bao nhiêu, chàng càng rút sâu vào tình yêu bấy nhiêu, và bật ra KTD!
    Đây là điều mấy ông thực sự cầm súng, mà “không thực sự cầm cây viết”, không hiểu được!
    Trong chương Bearing the Burden of Witness: Requiem, tác giả cuốn "Chữ Đuổi Thần Chết Chạy Có Cờ", viết:
    Kinh Cầu được sinh ra từ một nỗi đau riêng, và từ nỗi đau chung [tạm dịch: Requiem was born of an event that was personally shattering and at the same time horrifically common]: cú bị bắt và có thể bị giết, chẳng cần luật pháp, của 1 nguời thân trong gia đình. Như thế, nó là 1 tác phẩm hai chiều kích, cá nhân và công chúng, vừa là một bài thơ trữ tình, vừa một bài sử thi.
    Làm sao cân bằng được cả hai chiều kích, đó là thiên tài thi ca của Akh.
    Giả như DTL đừng bỏ đi cái phần cả Miền Nam đau khổ vì cú Mậu Thân, và chuyển nó vào thơ, làm cân bằng KTD, thì có lẽ bài thơ của anh còn bảnh hơn thế nhiều!
    Phần số chăng?
    Tài năng chăng?
    No Star No [Know]! [Không sao hiểu!]
    Trong cuốn "Chữ Đuổi Thần Chết" có 1 giai thoại thật thú vị liên quan tới Dr Zhivago: Bị sức ép của nhà nước, Pasternak phải gửi “mail” chính thức cho nhà xb ở Ý, ra lệnh ngưng in ấn, nhưng bằng 1 account riêng, ông nhắn, in lẹ lên; trước khi ngỏm, tớ chỉ mong được nhìn thấy nó!
    Điều cả hai Tình Nhớ và KTD không làm được, cả hai đều thiếu cái chiều kích sử thi, hay nói mẹ nó ra, đều thiếu nỗi đau của cả nước Miền Nam, là những câu sau đây, thí dụ:
    Sao không hát cho những bà mẹ già…
    Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua?
    Cả hai ông TCS, 'xua' rồi, DTL, đều chưa từng giáp mặt Thần Chết, và đuổi nó chạy có cờ!
    *
    Poem Without a Hero
    A Triptych
    1940-1962
    Thay vì 1 lời tựa
    Một vài người thì không còn nữa, và những người khác thì đã đi xa.
    Dòng thơ đầu đến với tôi tại căn nhà The House on the Fontanka, vào đêm 27 Tháng Chạp 1940, sau khi gửi 1 mẩu nhỏ (“Bạn từ chẳng đâu đâu mò tới Nga”, “You came to Russia out of nowhere”), như là khúc dạo, của mùa thu năm đó.
    Tôi vờ nó. Tôi cũng chẳng hề mong đợi nó, vào cái đêm lạnh lẽo, tối tăm của Mùa Đông Leningrad cuối cùng của tôi.
    Sự xuất hiện của nó thì đã có vài dấu hiệu tạp nhạp, vô nghĩa trước đó, nhưng khó mà coi đây là những điềm triệu.
    Đêm hôm đó, tôi viết ra được hai đoạn của phần đầu (“1913”), và “Dedication”. Vào đầu tháng Giêng, kinh ngạc đến sững sờ, tôi viết ra được “Flip Side”, và ở Tashkent, (trong hai cú đột phát, in two bursts), tôi viết “Epilogue”, và nó trở thành phần thứ ba của bài thơ, và làm vài nét gia giảm, đưa vào hai phần đầu.
    Tôi dâng tặng bài thơ này tới hồi tưởng của hai người nghe bài thơ đầu tiên - bạn tôi và đồng hành, my friends and fellow - những công dân đã tàn tạ, perish, tại Leningrad, trong thời gian thành phố bị vây hãm.
    Tôi nghe ra giọng nói của họ, và nhớ, remember, tới họ, khi tôi cao giọng đọc bài thơ, và với riêng tôi, lần đọc chung bí mật đó, this secret choir, đã trở thành một minh chứng hoài hoài, a lasting justification, của tác phẩm.
    April 8, 1943
    Những dư luận lèo nhèo, rumors, mới đây, cũng đã đến tai tôi, liên quan tới những dẫn giải sai lạc, và phi lý, về “Poem Without a Hero”. Một vài người còn đề nghị, advise, làm sao cho bài thơ dễ hiểu hơn.
    Chuyện đó thì tôi chịu thua!
    Bài thơ không chứa đựng bất cứ một cái nghĩa thứ ba, thứ bẩy, hay thứ hai mươi chín.
    Tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi, và cũng chẳng hề giải thích, explain, nó.
    “Cái gì tôi đã viết, tôi đã viết”
    “What I have written, I have written.”
    November 1944
    Leningrad
    Akhmatova
    *
    Bài thơ sau đây, được viết ra, từ Mậu Thân, đúng hơn, từ… 1 chiếc dép râu của 1 anh VC, trong trận đánh Đài Phát Thanh, Sài Gòn, của GNV.
    Một, trong dúm thơ Gấu có được, nhờ gặp lại cô bạn, nơi xứ người ngay những ngày mới qua.
    Gửi cho một đấng học trò học tiếng Anh, còn kẹt ở Trại, thơ bị ngâm đâu cả tháng, mới cho nhận!


    Hát ở đâu đâu...

    Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
    Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
    Không phải tiếc cuộc đời đã sống
    Mà một đời bỏ lỡ
    Nhớ hoài.
    Đêm mở ra giấc mộng cũ
    Chỉ có tôi, tôi, và tôi
    Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
    Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
    Mùa thu ở đây đẹp não nùng
    Rừng dưng không đỏ rực
    Lá rũ rượi
    Rủ nhau cùng chết
    Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
    Mộ thành tuyết
    Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng cuối
    Hát ở đâu đâu...
    Cô bạn thân ơi, những ngày tháng đó
    Chạy xe như điên trên đường phố
    Cho kịp giờ giới nghiêm
    Suốt Chợlớn-Sàigòn
    Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
    Trong nhà xe Đài Phát Thanh
    Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
    Những hồn ma từ đó thức dậy
    Quẳng bỏ súng
    Vẫy tay cho tôi đi
    Trong vương quốc của những người đã chết
    Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
    Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối (2)
    (1)... that lonely halfway house which we call life
    André Malraux (Anti-Memoirs)
    (2) thơ Thanh Tâm Tuyền

    Kỷ niệm, kỷ niệm

    Gấu, nhà văn

    The past beats inside me like a second heart
    All works of art are scar tissue.
    Tác phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu] thì cũng như vết sẹo [ở trên tay cô bạn],
    và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
    Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
    Càng đập càng nhớ... vết sẹo!
    John Banville

    Về vết sẹo này, của cô bạn, tuy có thật, nhưng Gấu chỉ có thể tưởng tượng khi nằm mơ, vì chưa từng được chính mắt nhìn thấy.
    Gấu cũng đã có kể, cái lần Gấu Cái giận điên người, vì thằng chồng nằm mơ, cầm tay vợ, lại tưởng cầm tay người khác, đến khi sờ không thấy, bỗng bật lên lời, vết sẹo đâu rồi, và tỉnh giấc, và biết trong đời mình đã gây nên một mối đại thương tâm.
    Ôi chao, có thằng chồng nào khốn nạn như thế chăng, mặt dầy như thế chăng?
    *
    Cái thằng cha học trò nghèo, tương tư người đẹp đến liệt giường liệt chiếu, trước khi đi tầu suốt, chỉ mong được hửi tay người đẹp một lần, kiếp sau, được thoả nguyện, thằng cha đó chính là... Gấu.
    Cái chuyện được cầm tay người đẹp đó, cũng không thể nào thực hiện được, nếu không có sự tiếp tay của con quỉ chiến tranh.
    Gấu đã từng tả cái lần đầu được cầm tay người đẹp trước khi từ giã Sài Gòn, lừng lững khốc liệt bước vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ.
    Ba muơi năm sau, gặp lại, để giải thích cái lý do chỉ được cầm tay, cố cưỡng là mang họa, người xưa giản dị nói:
    -You are not available!
    [Ý của cô bạn, anh đã có Gấu Cái, lại còn đòi “cô bạn của Gấu Cái” nữa ư?]

    Vị bằng hữu DPP, Gấu quen qua họa sĩ NDT, thời gian sau này, khi ra hải ngoại, tức là NDT của Quận Cam, cc 1998, khi Gấu cho xb cuốn Lần Cuối Sài Gòn.
    Tức là già khú đế rồi, làm sao có chuyện “trồng cây chuối, tính sau”?
    Viết như thế là không đúng, và còn gây ý nghĩ xấu cho bạn mình.
    Tuy nhiên Gấu đoán là do Gấu, cứ gặp 1 người đẹp, là mắt lé xệch, mất luôn 1 tròng mắt, và cũng chẳng hề giấu diếm cái sự ngưỡng mộ của mình, cho nên có chuyện.
    Lần này, viết ra đây, để trần tình với 1 số bạn bè quen qua NDT, như Vương Trùng Dương, và 1 vài người khác nữa, không tiện nêu tên.
    Sở dĩ bà chị ruột của Gấu biết cái chuyện thằng em còn bé tí của bà mê cô Hồng Con, sau bị cả 1 miền đất bỏ chết đói, cũng là do con mắt lé của Gấu. Nhìn 1 phát, là mất một tròng mắt, làm sao không biết.
    Sở dĩ Gấu Cái biết Gấu mê cô phù dâu, là cũng y chang!
    Một lần bực quá, ghen quá, bèn dọa, ta móc luôn tròng kia, cho mi mù luôn!

    [A suivre, con tiep]
    Comments
    • Quoc Tru Nguyen Vị này, nhờ vị này, xóa sạch những nhơ bẩn của những hoa hậu, và những cuộc thi hoa hậu, trước đó. Không biết có người đẹp nào cảm thấy xấu hổ… Khó lắm, vì nghe nhiều bình phẩm, xấu quá, hoa hậu gì cô này!
  • Lê Thị Thấm Vân nếu đúng như vậy thật thì hay, đẹp, độc đáo hơn truyện cổ tích "cô bé lọ lem" nhỉ.
    1
  • Quoc Tru Nguyen Thơ là để trao cho thi sĩ, Borges phán, nghĩa, là như thế đó!
    1
  • Write a reply...





  • Thảo An Nguyễn Thị Bấy lâu nay quan điểm thẩm mỹ của người Việt hoàn toàn sai lầm. Tiêu chuẩn đẹp của VN chỉ gói gọn trong khôn mặt, hơn nữa nó còn hoàn toàn dựa theo định kiến xưa " mắt ngọc, mày ngài," như nét đẹp của Thẩm Thúy Hằng chẳng hạn. Từ H'Hen Niê có lẽ người Việt nên thay đổi quan điểm thẩm mỹ của mình. Theo bài này, đây có lẽ là một người đẹp "Tú Ngoại Huệ Tâm".
    1
  • Reply
  • 16h

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư