Mémoirs


Trong một truyện ngắn khác, “The Secret Miracle” của Borges, nhà viết kịch Hladik bị kết án tử hình.  Đêm trước ngày thi hành án, ông cầu chuyện Chúa ban cho ông một năm để hoàn thành vở kịch của mình.  Ngày hôm sau, khi bị dẫn ra đứng trước đội súng và viên chỉ huy đã ra lệnh bắn,  chợt thế giới trở nên bất động. Hladik, tuy bất động nhưng hoàn toàn tỉnh táo, nhận ra rằng Chúa đã nghe lời nguyện cầu của ông.  Ông có một năm để hoàn thành vở kịch của mình, và một năm đó là khoảng thời gian chủ quan của ông, bắt đầu từ khi lệnh bắn được phát ra cho đến khi viên đạn hoàn thành sứ mệnh của nó.  Với mọi người khác, thời gian vẫn trôi bình thường, nên chẳng ai nhận ra điều gì khác lạ.
Blog Gỗ Mun 
Mr. Tin Văn có dịch truyện của Borges rồi đó anh.
Hoàng. 
@ Hoàng: Thế à, trang tinvan nhiều thông tin phết, mỗi tội như rừng. Suýt nữa anh dịch truyện ấy rồi.
21:20 Ngày 16 tháng 2 năm 2011 
vâng ạ, mỗi khi muốn tìm gì trong ấy là em đi vòng qua google hết đó.
H
Blog Gỗ Mun
Tks

Gấu này, cũng vậy. Mỗi lần cần kiếm bài cũ, là phải nhờ Google!
Borges, nhân câu của Byron, Nàng bước đi trong cái đẹp như đêm, phán, đọc là phải tưởng tượng, bởi vì muốn đọc, chỉ câu trên, là phải tưởng tượng ra 1 nàng cao, đen bước đi đẹp như đêm, và đêm đến lượt, là người đẹp cao tối, cứ thế, cứ thế.
Nhưng Borges, không nhận ra, chính câu phán của ông cũng cần phải tưởng tượng thì mới đọc ra được!
Điều này, ứng ngay vào cái truyện ngắn Phép Lạ Bí Ẩn của ông.
Bởi vì có vẻ như truyện ngắn thần sầu [thần sầu thực] của ông, ứng ngay vào cuộc chiến Mít. Và cái phép lạ bí ẩn ứng ngay vào nền văn học hải ngoại, mà có người coi là văn học Miền Nam nối dài.
Có hai truyện ngắn của thế giới, được viết ra, để tiên tri cái cú 30 Tháng Tư 1975, một là Y Sĩ Đồng Quê [bị damaged, mới kiếm thấy bản gốc, và thay thế] của Kafka, và một Phép Lạ Bí Ẩn của Borges.
Cái câu than “mình bị lừa”, của viên y sĩ, chẳng đúng là của bất cứ 1 anh bộ đội Cụ Hồ, qua hình ảnh một DTH ngồi vệ đường Sài Gòn khóc nức nở?
Còn cái phép lạ bí ẩn mà Thượng Đế ban cho anh chàng nhà văn Ngụy trong PLBA, chẳng đúng là thời gian đi cải tạo của những ông nhà văn nhà thơ Miền Nam?
Giữa tiếng hô bắn của viên trưởng toán đội hành quyết, và viên đạn bay tới đầu anh nhà văn Ngụy, là 1 năm, 10 năm, 100 năm, ngàn năm, của 1 tác phẩm, là nền văn học Miền Nam trước 1975, kéo dài dài mãi ra, chẳng bao giờ dứt.
Cái cảnh tượng Borges mô tả, dưới đây, chẳng đúng là của ngày 30 Tháng Tư, 1975:
Đêm 14 tháng Ba, 1939, trong căn phòng ở Zelternergasse, Prague, Jaromir Hladík mơ một trận đấu cờ dai dẳng. Anh là tác giả Những kẻ thù, một bi kịch chưa hoàn tất, Minh xác Vĩnh cửu, và một nghiên cứu những nguồn gốc Do-thái không trực tiếp của Jacob Boehme. Đối thủ không phải hai cá nhân, mà là hai gia đình nổi tiếng. Cuộc đấu đã bắt đầu từ bao thế kỷ trước. Không ai còn nhớ giải thưởng trị giá bao nhiêu, nhưng nghe nói lớn kinh khủng, và có lẽ vô cùng. Quân cờ, bàn cờ được bố trí ở trong một cái tháp bí mật. Jaromir (trong giấc mơ) là đứa con đầu lòng của một trong hai gia đình tranh đua. Giờ giấc cho nước cờ tới đã được đóng cứng trên mọi mặt đồng hồ, và không thể trì hoãn. Người mơ thấy mình chạy dài trên cát, dưới mưa, và không còn nhớ được những quân cờ cũng như luật chơi. Tới đó, anh tỉnh dậy. Ngưng luôn, tiếng ầm ầm của mưa và tiếng đồng hồ khủng khiếp. Một tiếng động nhịp nhàng, tách bạch với những tiếng người ra lệnh, từ Zeltnergasse vang lên. Rạng đông, những binh đoàn thiết giáp tiên phong của Đệ Tam Reich đang tiến vào thành phố Prague
*
Ui chao đúng cảnh Gấu chứng kiến, sáng ngày 30 Tháng Tư 1975.
Và cái anh chàng Hladik, bị 1 kẻ nào tố cáo là nhà văn phản động đồi truỵ Ngụy, sao nghe ra như là... Gấu!
Đứng thứ 7 trong 12 tên!
Lại tự thổi!
Sướng thật!

*
Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ.
Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.
Jaromir Hladík chết vào ngày 29 tháng Ba, lúc 9:02 sáng.
Note: Mới post bản tiếng Anh, độc giả nào có hứng, coi lại giùm coi có sai sót, vì Gấu dịch truyện này từ lâu lắm rồi, khi mới ra được hải ngoại.
Cách hiểu PLBA như Gỗ Mun, là chưa đẩy tưởng tượng tới mức tuyệt đỉnh, thành thử mới phán:  
Ông có một năm để hoàn thành vở kịch của mình, và một năm đó là khoảng thời gian chủ quan của ông, bắt đầu từ khi lệnh bắn được phát ra cho đến khi viên đạn hoàn thành sứ mệnh của nó.  Với mọi người khác, thời gian vẫn trôi bình thường, nên chẳng ai nhận ra điều gì khác lạ.
Không phải như vậy!
Borges, sợ người đọc hiểu sai tác phẩm của mình, nên mới phải trích dẫn câu kinh Koran ở đầu truyện. 
Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261 
Với tất cả mọi người, thì chẳng có phép lạ cái con khỉ gì, y chang đám Ngụy, đinh ninh, chỉ có 10 ngày cải tạo phù du, thực tế là trên 10 niên!
Cái tác phẩm của anh chàng Ngụy Hladik, chẳng là đã được hoàn tất trong 1(0) ngày, là gì: Thơ ở đâu xa, Ta Về, Tôi Cùng Gió Mùa…?
Lần đầu đọc Phép Lạ Bí Ẩn, Gấu choáng người, như bị cái rìu phá băng của Kafka bổ trúng đầu.
Và cứ thế lần mò đọc Borges.
Ông bị Naipaul chửi cả 1 bài dài, cả 1 cuốn sách, rồi Martel chê. Nhưng mấy ông này chửi, chê đều có dụng ý, nhằm cảnh tỉnh những đầu óc mê muội, cứ chúi mãi vào "cái còn lại là văn chương", như Tây mũi lõ phán [đọc trên blog thì rõ, những đấng vờ đời sống thực, chui vào đời sống ảo...]
*
Chính trị mới là đỉnh cao của… văn chương. Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để miệt thị thứ văn chương bỏ qua nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm đuối trong cõi mộng, trong cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó, ông ta lôi chữ “bất tử” ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện. Steiner phán, những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng, họ đi qua địa ngục thực.
Đọc blog trong nước, của những nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói chuyện chính trị, chán lắm, là cũng nghĩa đó.
Nên nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn học quốc tế, dân Mít ngày xưa, học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề gia, bình thiên hạ’.

Câu của Naipaul chửi Borges, có thể áp dụng vào trường hợp NBC: Ông không hề biết đến lũ Ngụy, vì còn mải mê trong cõi bất tử của những con số.
NKTV
Nhưng câu của Martel mới rõ ra ý đó. Ông viết về Borges:
Borges is often described as a writer's writer. What this is supposed to mean is that writers will find in him all the finest qualities of the craft. I'm not sure I agree. By my reckoning a great book increases one's involvement with the world. One seemingly turns away from the world when one reads a book but only to see the world all the better once one has finished the book. Books, then, increase one's visual acuity of the world. With Borges, the more I read, the more the world was increasingly small and distant.


Có lẽ cái tay nhà văn viết văn bằng tiếng Tây hơn cả Tây, phải là Andrei Makine. Ông còn viết cả 1 cuốn sách chửi Tây thuộc dòng chính, thế mới ghê: "Nước Pháp mà người quên yêu."
Vốn sống, vốn viết của ông là cuộc chiến Nga, giữa Đỏ và Trắng, chống Nazi, và cuộc lên ngôi của Đế Quốc Đỏ sau đó, củng tất cả những hệ lụy của ó.
Nhưng có lẽ phải gọi ông là nhà văn chuyên viết truyện tình thì mới đúng.
GNV biết tới Makine, qua bài điểm cuốn được Goncourt của Tây, “Di chúc Pháp”. Đọc bài điểm mê quá, mò đi kiến tác phẩm. Sau đọc tiếp cuốn “Sông Tình Một Thuở”, cũng quá tuyệt, và, vẫn truyện tình. Mới đây, thấy TLS khen ông nức nở, với cuốn “Cuộc đời của 1 kẻ vô danh”, Bèn đi kiếm đọc, thay vì nó, thì lại vớ được cuốn mới nhất của ông sau đây:



Le destin de Dmitri Ress pourrait être mesuré en longues années de combats, de rêves et de souffrances. Ou bien à l'intensité de l'amour qu'il portait à une femme. Ou encore en blessures, d'âme et de corps, qu'il a reçues, happé par la violence de l'affrontement entre l'Occident et la Russie. Cette pesée du Bien et du Mal serait juste s'il n'y avait pas, dans nos vies hâtives, des instants humbles et essentiels où surviennent les retrouvailles avec le sens, avec le courage d'aimer, avec la grisante intimité de l'être.
Dans un style sobre et puissant, ce livre transcrit la mystérieuse symphonie de ces moments de grâce.
Les héros de Makine les vivent dans la vérité des passions peu loquaces, au cœur même de l'Histoire et si loin des brutales clameurs de notre monde.
Andreï Makine, né en Sibérie, a publié plusieurs romans, parmi lesquels Le Testament français (prix Goncourt et prix Médicis), La Musique d'une vie (prix RTL-Lire), La Femme qui attendait, L'Amour humain et La Vie d'un homme inconnu. Il est aussi l'auteur d'une pièce de théâtre: Le Monde selon Gabriel. Ses livres sont traduits en plus de quarante langues.

*
-Ông là nhà văn hách xì xằng, đứng sau chót, trong dòng những nhà văn - Conrad, Beckett, Nabokov, Kundera - được đời biết đến nhờ những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ thứ nhì. Đâu là lợi, đâu là hại, khi đếch viết văn bằng tiếng mẹ đẻ?

Andrei Makine:
Khi bạn chuyển từ ngôn ngữ thứ nhất qua thứ nhì, bạn bị bắt buộc trở thành lưu vong, và điều này có thể rất ư là hướng thượng [positive]. Thí dụ, bạn có thể quẳng mẹ tất cả những bản kẽm, có từ thuở Hùng Vương dựng nước - thí dụ, quê hương là chùm khế ngọt, nếu ai không có thì đếch có thể lớn lên thành Mít được - ở đằng sau bạn; nói về mặt ngôn ngữ, bạn bèn bước vô một vùng đất trinh nguyên. Đúng là một kiểu tái sinh, sống lại.
Tại sao, bằng cách nào, và như thế nào, mà ông lại chọn anh chàng tài tử mặt ngựa, Jean-Paul Belmondo, như là một mẫu mã Tây Phương cho những cuốn tiểu thuyết của ông?
Một phần, là do cơ may, có thể nói như vậy, nhưng cũng còn vì điều này, những cuốn phim của anh ta được chiếu đại trà ở Nga. Khi tôi vừa mới lớn lên, là lập tức bị nhồi đủ thứ Đến hẹn lại lên, Hãy chết như anh... Anh mặt ngựa Belmondo hớp hồn chúng tôi ấy là vì anh ta có vẻ hoàn toàn tự do, cứ phơi phới mà yêu mà sống mà chết, vượt ra khỏi, vượt lên trên, chính trị. Anh ta rất ư là quyến rũ, rất ư là vô chính trị - với chúng tôi, anh ta chuyển hóa, vượt qua, transcendend, Cuộc Chiến Lạnh.
Nhưng tại sao lại là (tài tử Pháp) Belmondo?

Với cái mũi dèn dẹt, anh ta giống chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi - taiga, vodka, những trại - là từ những hình vóc đó. Những khuôn mặt của một vẻ đẹp man rợ hằn lên những đường nét khắc khổ. Tại sao anh ta?

Bởi vì anh ta chờ đợi chúng tôi. Anh ta không bỏ rơi chúng tôi ở bậc thềm một lâu đài tráng lệ, và những lần tới lui, giữa những giấc mơ và cuộc sống thường ngày của anh, anh ta luôn luôn ở bên cạnh chúng tôi. Người ta theo anh vào tới cái điều không thể tưởng tượng ra nổi.
Chúng tôi còn yêu anh, bởi cái điều vô ích, của những thành quả, những chiến công. Bởi sự phi lý của những chiến thắng, chinh phục. Thế giới mà chúng tôi sống dựa trên tương lai rạng rỡ của một ngày mai ca hát. Đó là luận lý của chúng tôi. Những buổi gắn mề đay nơi điện Cẩm Linh là một biểu tượng cao cả. Ngay cả trại (tù) cũng có chỗ đứng ở trong cái trật tự hài hòa đó.

Rồi Belmondo tới cùng với những thành quả chẳng để làm gì, những trình diễn chẳng cần mục đích, chủ nghĩa anh hùng rẻ tiền, miễn phí (gratuit). Chúng tôi khám phá ra rằng, sự hiện hữu xác thịt của con người tự nó là một cái đẹp. Chẳng cần bất cứ một ngụy tư tưởng mang tính ý thức hệ, hoặc vì tương lai. Kể từ ngày đó, chúng tôi biết, về cái tự tại, tự thân tuyệt vời có tên là Tây-phương.

Lại còn cuộc gặp gỡ tại phi trường. Người nữ điệp viên chờ đón vị anh hùng của chúng tôi phải có một vật gì đó để họ nhận ra nhau. Dữ thần chưa, đó là một... karavai, một mẩu bánh mì đen, được gọi bằng cái tên chính hiệu Nga của nó, trong một phim Pháp! Một tiếng rú vang lên, và cùng với nó là lòng tự hào Nga chạy dài theo suốt những hàng ghế trong rạp Tháng Mười Đỏ... Khi trở lại Svetlaia, chúng tôi chỉ nói về chuyện đó: vậy là, ở nơi chốn Tây-phương xa vời kia, họ cũng biết một tí, rằng chúng tôi hiện hữu!

Sông Tình Một Thuở



































Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates