Noel in old home


*



*
Mưa & Tuyết & Rừng sau nhà
*
Mưa & Tuyết & Cây Noel trước nhà
*



VOA: Quay sang "Khúc Thụy Du" xin anh cho biết là anh sáng tác bài thơ trong trường hợp nào?
Du Tử Lê: Bài "Khúc Thụy Du" tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung. Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh. Tôi muốn nói "Khúc Thụy Du" là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong "Khúc Thụy Du" của tôi chỉ là một điểm xuyết thôi. Tôi đặt vấn đề là trong một cuộc chiến tranh như vậy, chết chóc như vậy thì tình yêu nó sẽ như thế nào, nó sẽ thảm hại ra làm sao, và cuối cùng vẫn là định mệnh con người, cuộc sống của con người nó hoàn toàn vô nghĩa, nên bài thơ mới mở đầu bằng câu: "hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa." Nhưng năm 1983 khi anh Anh Bằng mua được cuốn thơ đó, lại chọn ra, tôi nói rõ, anh ấy chọn ra những câu thơ nói về tình yêu chứ không phải là những câu thơ nói về chiến tranh, mặc dù những câu thơ nói về tình yêu chỉ là 1/10 của bài thơ đó
Bài thơ Khúc Thụy Du, nếu không có những phát giác mới về nó, qua những dòng tâm sự trên đây, thì chúng ta cũng chỉ xếp nó vào “cũng” 1 dòng thơ ăn mày ăn xin tình yêu, sự thương hại, của 1 đấng đàn ông bị người yêu “bye bye, sang ngang, sang sông, lên xe hoa, theo bước về nhà ai…” vốn thường gặp trong thơ DTL, thí dụ, hai câu, “em đi áo mỏng mềm lưng phố/có động lòng thương kẻ cuối đường”, Gấu này đã từng gặp đúng cái cảnh như trên, và hiểu ra, nhà thơ làm hai câu thơ, vì biết rằng, thằng bạn của anh sẽ có ngày cần tới nó!
Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận cùng 1 dòng như thế, thì người đọc thơ, kẻ nghe nhạc phổ thơ vẫn cảm thấy, bài thơ hình như quá thê luơng, và không chỉ nói về tình yêu, y hệt bài Tình Nhớ, mà nhà phê bình DT đã có lần phát bực, Tình Nhớ mà liên can gì tới phản chiến, và chúng ta cũng có thể mô phỏng ông, và phán, KTD thì liên can gì tới Mậu Thân.
Vậy mà cả hai đều được sáng tác từ những hình ảnh Mậu Thân, của hai kẻ, một trốn lính, và 1, không trực tiếp cầm súng tham gia cuộc chiến.
Những phát giác trên đây, có gì tương tự với Kinh Cầu của Akhmatova.
Một bài thơ than khóc cho số phận cá nhân, của 1 bà mẹ có con bị bắt, trở thành biểu tượng cho mọi bà mẹ đau khổ vì 1 chế độ độc tài.
Còn một bản nhạc nữa, cũng từ Mậu Thân mà ra, nhưng được viết trực tiếp từ những kẻ tham dự cuộc chiến, và có lần GNV đã coi nó, chẳng thua gì Kinh Cầu, là Rừng Lá Thấp
Những phát giác trên đây, có gì tương tự với Kinh Cầu của Akhmatova.
Một bài thơ than khóc cho số phận cá nhân, của 1 bà mẹ có con bị bắt, trở thành biểu tượng cho mọi bà mẹ đau khổ vì chế độ độc tài
*
Trước khi “Một ngày” xuất hiện, Akh. đã đọc nó, qua Kopelev, bạn của cả hai. “Hai trăm triệu người Nga phải đọc cuốn này”, bà nói với những người quen biết. Trong lần gặp gỡ liền sau khi cuốn sách xuất hiện, bà nói với Solz:
“Anh có biết, chỉ trong vòng 1 tháng anh là 1 người nổi tiếng nhất trên toàn cầu?”
“Tôi biết, nhưng nó không kéo dài lâu đâu”.
“Liệu anh chịu nổi danh vọng?”
"Thần kinh tôi cứng lắm, tôi chịu nổi những trại tù của Stalin”.
“Pasternak chịu không nổi. Thật khó chịu nổi danh vọng, nhất là khi nó đến muộn”
Mặc dù kính trọng lẫn nhau, cuộc gặp gỡ không ngon cơm. Solz có trình ra một số thơ của ông, và để đáp lại, Akh đưa ông đọc Kinh Cầu.

Chàng thanh niên 43 tuổi, với cuốn tiểu thuyết đầu tay, chỉ qua 1 đêm, trở thành nổi tiếng, sau đó nói với Kopelev:
"Một bài thơ tốt, tất nhiên. Đẹp. Nhưng nói cho cùng, cả một quốc gia đau khổ, hàng chục triệu con người, còn đây là 1 bài thơ về một trường hợp cá nhân, về 1 bà mẹ và đứa con trai… Tôi nói với bà là bổn phận của một thi sĩ Nga là viết về đau khổ của nước Nga, vượt lên đau khổ riêng tư, viết về nỗi đau của cả nước…”
Nhưng chính là 1 nỗi đau cá nhân, riêng tư, nhưng "đau cho tới nơi, tới bến", thì lại bật ra nỗi đau của những nỗi đau, của tất cả những nỗi đau!
Bài thơ KTD của DTL, được viết ra, theo “cách” đau đó. Mậu Thân, chàng lên đường làm nhiệm vụ, như là 1 gã phóng viên Tâm Lý Chiến, nhìn thấy người chết, chàng đau quá, và càng đau bao nhiêu, chàng càng rút sâu vào tình yêu bấy nhiêu, và bật ra KTD!
Đây là điều mấy ông thực sự cầm súng, mà “không thực sự cầm cây viết”, không hiểu được!
Trong chương Bearing the Burden of Witness: Requiem, tác giả cuốn "Chữ Đuổi Thần Chết Chạy Có Cờ", viết:
Kinh Cầu được sinh ra từ một nỗi đau riêng, và từ nỗi đau chung [tạm dịch: Requiem was born of an event that was personally shattering and at the same time horrifically common]: cú bị bắt và có thể bị giết, chẳng cần luật pháp, của 1 nguời thân trong gia đình. Như thế, nó là 1 tác phẩm hai chiều kích, cá nhân và công chúng, vừa là một bài thơ trữ tình, vừa một bài sử thi.
Làm sao cân bằng được cả hai chiều kích, đó là thiên tài thi ca của Akh.
Giả như DTL đừng bỏ đi cái phần cả Miền Nam đau khổ vì cú Mậu Thân, và chuyển nó vào thơ, làm cân bằng KTD, thì có lẽ bài thơ của anh còn bảnh hơn thế nhiều!
Phần số chăng?
Tài năng chăng?
No Star No! [Không sao hiểu!]
Trong cuốn "Chữ Đuổi Thần Chết" có 1 giai thoại thật thú vị liên quan tới Dr Zhivago: Bị sức ép của nhà nước, Pasternak phải gửi “mail” chính thức cho nhà xb ở Ý, ra lệnh ngưng in ấn, nhưng bằng 1 account riêng, ông nhắn, in lẹ lên; trước khi ngỏm, tớ chỉ mong được nhìn thấy nó!
Điều cả hai Tình NhớKTD không làm được, cả hai đều thiếu cái chiều kích sử thi, hay nói mẹ nó ra, đều thiếu nỗi đau của cả nước Miền Nam, là những câu sau đây, thí dụ:
Sao không hát cho những bà mẹ già…
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua?
Cả hai ông TCS, 'xua' rồi, DTL, đều chưa từng giáp mặt Thần Chết, và đuổi nó chạy có cờ!
*
Poem Without a Hero

A Triptych
1940-1962 
Thay vì 1 lời tựa 
Một vài người thì không còn nữa, và những người khác thì đã đi xa.
Dòng thơ đầu đến với tôi tại căn nhà The House on the Fontanka, vào đêm 27 Tháng Chạp 1940, sau khi gửi 1 mẩu nhỏ (“Bạn từ chẳng đâu đâu mò tới Nga”, “You came to Russia out of nowhere”), như là khúc dạo, của mùa thu năm đó.
    Tôi vờ nó. Tôi cũng chẳng hề mong đợi nó, vào cái đêm lạnh lẽo, tối tăm của Mùa Đông Leningrad cuối cùng của tôi.
    Sự xuất hiện của nó thì đã có vài dấu hiệu tạp nhạp, vô nghĩa trước đó, nhưng khó mà coi đây là những điềm triệu.
    Đêm hôm đó, tôi viết ra được hai đoạn của phần đầu (“1913”), và “Dedication”.  Vào đầu tháng Giêng, kinh ngạc đến sững sờ, tôi viết ra được “Flip Side”, và ở Tashkent, (trong hai cú đột phát, in two bursts), tôi viết “Epilogue”, và nó trở thành phần thứ ba của bài thơ, và làm vài nét gia giảm, đưa vào hai phần đầu.
    Tôi dâng tặng bài thơ này tới hồi tưởng của hai người nghe bài thơ đầu tiên - bạn tôi và đồng hành, my friends and fellow - những công dân đã tàn tạ, perish, tại Leningrad, trong thời gian thành phố bị vây hãm.
    Tôi nghe ra giọng nói của họ, và nhớ, remember, tới họ, khi tôi cao giọng đọc bài thơ, và với riêng tôi, lần đọc chung bí mật đó, this secret choir, đã trở thành một minh chứng hoài hoài, a lasting justification, của tác phẩm.
April 8, 1943 
Những dư luận lèo nhèo, rumors, mới đây, cũng đã đến tai tôi, liên quan tới những dẫn giải sai lạc, và phi lý, về “Poem Without a Hero”. Một vài người còn đề nghị, advise, làm sao cho bài thơ dễ hiểu hơn.
    Chuyện đó thì tôi chịu thua!
    Bài thơ không chứa đựng bất cứ một cái nghĩa thứ ba, thứ bẩy, hay thứ hai mươi chín.
    Tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi, và cũng chẳng hề giải thích, explain, nó.
    “Cái gì tôi đã viết, tôi đã viết”
    “What I have written, I have written.”
November 1944
Leningrad
Akhmatova
*
Bài thơ sau đây, được viết ra, từ Mậu Thân, đúng hơn, từ… 1 chiếc dép râu của 1 anh VC, trong trận đánh Đài Phát Thanh, Sài Gòn, của GNV.
Một, trong dúm thơ Gấu có được, nhờ gặp lại cô bạn, nơi xứ người ngay những ngày mới qua.
Gửi cho một đấng học trò học tiếng Anh, còn kẹt ở Trại, thơ bị ngâm đâu cả tháng, mới cho nhận! 
Hát ở đâu đâu... 
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi. 
Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng cuối
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi 
Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối (2)
 (1)... that lonely halfway house which we call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền 

Nobel Peace

Tại sao lại cho O và L?
Chỉ Cần Một Lá Thư  
                               Cho Hà
Chỉ cần một lá thư
cho anh vượt thoát để trực diện
em, để nói
khi gió lướt qua
đêm
bằng máu của mình
viết câu thơ bí mật
nhắc nhở anh rằng
mỗi ngôn từ là lời cuối
băng đá trong người em
chảy thành huyền thoại lửa
trong mắt của đao phủ
sự cuồng nộ biến thành đá
hai chấn song sắt
bất ngờ nhập một 
thiêu thân bay vào đèn–
ánh sáng, biểu hiện vĩnh hằng
viền quanh bóng em.
8. 1. 2000
 
One Letter Is Enough
                                    for Xia

one letter is enough
for me to transcend and face
you to speak
as the wind blows past
the night
uses its own blood
to write a secret verse
that reminds me each
word is the last word
the ice in your body
melts into a myth of fire
in the eyes of the executioner
fury turns to stone
two sets of iron rails
unexpectedly overlap
moths flap toward lamp
light, an eternal sign
that traces your shadow
Thơ Tình của Lưu Hiểu Ba
Chuyển ngữ: Đinh Từ Bích Thúy
namdao viết:
Những bài thơ này tuyệt vời, ĐTBT dịch hay hơn bản tiếng Anh, xin chúc mừng. Giá mà chúng ta có được những bản bằng tiếng Hán-Việt thì lại càng có thể ” cảm” LH Ba như một nhà thơ, và không (chỉ) là một người tranh đấu. Cuối cùng, thật may, tranh đấu không đẩy người xa nghệ thuật, như trường hợp LH Ba đây, là chứng cứ.
.- 13.12.2010 vào lúc 6:30 am
Bình Loạn của GNV:
Vì có không có nguyên tác, và giả như có, thì cũng thua, vì Gấu này mít đặc tiếng Tầu, nhưng nếu chỉ so hai bản dịch Mít/Anh, mà dám phán là DTBT dịch hay hơn bản tiếng Anh, thì có lẽ hơi bị nhảm, và có thể, là do nịnh đầm mà ra.

Chứng cớ:
Cái tít tiếng Anh, “Một lá thư là đủ”, với cái tít tiếng Việt, “Chỉ cần 1 lá thư”, có sự “lệch pha” [từ này Gấu mượn của Thầy Cuốc, ông coi đây là tiếng lóng, và dùng thật dắc địa để chỉ thứ tình yêu cùng phiá, nam yêu nam, nữ yêu nữ].
Cần và đủ, là hai  tiến trình trong toán học. Cần, chứng minh phần thuận; đủ, chứng minh phần đảo, một định lý toán học.
Điều kiện cần và đủ, nécessaire et suffisante, là thế.
Thử dịch ngược lại, là thấy khác ngay. Một lá thư là cần. A letter is necessary!
Ông này ở tù VC Tẫu, chẳng cần cái chó gì cả, vì chúng có cho cái chó gì đâu, mà đòi hỏi, mà cần. Nhưng chỉ một lá thư của em lọt vô đây thôi, là đủ để anh bay bổng lên mây, đi một đường câu đẩu vân, về gặp em....

to transcend, ở đây mà dịch là "vượt thoát", là… sai. Vì ông này ở tù, nếu dùng "vượt thoát", tất nhiên độc giả sẽ nghĩ, là ông ta.. trốn tù, "vượt thoát" sẽ được hiểu ngược qua tiếng Anh, là, escape!
    transcend, là.. siêu thoát. Tức là để hồn bay bổng, thoát ra ngoài thân xác, vì thế mới có thể đối mặt, to face, em, và nói với em [to speak]….
Dịch nhảm như thế, mà cũng có tay hít hà!
GNV « bầy đặt », dụt dè, trình bản dịch của hắn ta:
Một lá thư là đủ để anh siêu thoát,
để nhìn mặt em, để nói chuyện
Như gió thổi qua đêm
dùng máu của nó
viết câu thơ bí mật,
nhắc nhở anh, mỗi lời là lời cuối.

Băng giá trong cơ thể em
tan vào huyền thoại lửa.
Trong mắt tên đao phủ
giận dữ biến thành đá.

Hai chấn song sắt
Không chờ không đợi
Bỗng nhập vào nhau
Thiêu thân bay vào đèn
Ánh sáng, một dấu hiệu vĩnh hằng
Vẽ dáng em.
Cái cảnh trên đây GNV đã trải qua, những ngày Mậu Thân, và cũng “vẽ dáng cô bạn”, y chang Lưu Hiển Ba, chán thế, thấy người sang, bắt quàng làm họ:
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
Cõi khác
Vì không có nguyên tác, nên chúng ta không biết, LHB dùng từ gì, khi chuyển qua tiếng Anh, thành ‘transcend’, siêu thoát.
Và, vì trong bài thơ nhắc tới lời cuối, đao phủ, thành thử có thể coi đây là 1 thứ di chúc của ông cho bà vợ; ‘siêu thoát’, như thế là còn muốn nhắn nhủ, cho dù chúng có làm thịt anh, thì linh hồn anh cũng sẽ được siêu thoát, và sẽ bay bổng đến bên em, như con thiêu thần lao vào lửa, nhập vào thứ ánh sáng vĩnh hằng.
Làm sao ‘vượt thoát’ được?
Một bài thơ tuyệt vời, mọi hình ảnh, mọi ý nghĩ, mọi liên tưởng là đều "vẽ dáng em".
A Letter Would Be Enough
 A letter would be enough
For me to surmount all
To speak with you
When the wind blew
The night with its own blood
Wrote down a secret word
To let me remember
That every word is the last one 
The ice in your body
Melted into a myth of fire
To the eyes of executioners
The anger became a stone 
Two rails suddenly overlapped
The moths flying toward the light
In the eternal gesture
Followed your shadow 
2000.1.8
Note: Đây là bản dịch tiếng Anh, mới, do 1 độc giả DM cung cấp, kèm nguyên bản


Triết gia của sự mất ngủ


.... nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”

Đọc bài này, GNV bất chợt lại nhớ tới bài này:
Un étranger dans une ville étrangère
Amos Oz
Một kẻ lạ trong 1 thành phố lạ.
Thành phố lạ của Oz, chán thật, chính là thành phố quê hương của ông, như Hà Nội của nhà văn Mít của chúng ta!
Không phải HN của VC.
Đọc 1 phát, là phải ngửa cổ lên trời mà than:
Chưa từng có nhà văn nào viết về thành phố tuổi thơ thê lương như thế này
*
Je ne sais pas écrire sur le feu et le sang. Si j'écris jamais quelque chose sur cette guerre, je ne parlerai pas du feu et du sang, mais de la sueur et de la vomissure, du pus et de la pisse.
Oz
Tớ đếch biết thứ văn chương viết bằng máu và lửa. Cứ giả như, có khi nào viết một cái gì đó, về cuộc chiến này, thì cũng không phải là những dòng "đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà sẽ là một thứ văn chương viết bằng mồ hôi, bằng ói mửa, bằng mủ lậu tim la hột xoài, bằng cứt đái.

Khi Đỏ là Đen



Kỷ niệm, kỷ niệm
Gấu, nhà văn

The past beats inside me like a second heart
All works of art are scar tissue.
Tác phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu]  thì cũng như vết sẹo [ở trên tay cô bạn],
và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
Càng đập càng nhớ... vết sẹo!
John Banville

Về vết sẹo này, của cô bạn, tuy có thật, nhưng Gấu chỉ có thể tưởng tượng khi nằm mơ, vì chưa từng được chính mắt nhìn thấy.
Gấu cũng đã có kể, cái lần Gấu Cái giận điên người, vì thằng chồng nằm mơ, cầm tay vợ, lại tưởng cầm tay người khác, đến khi sờ không thấy, bỗng bật lên lời, vết sẹo đâu rồi, và tỉnh giấc, và biết trong đời mình đã gây nên một mối đại thương tâm.
Ôi chao, có thằng chồng nào khốn nạn như thế chăng, mặt dầy như thế chăng?
*
Cái thằng cha học trò nghèo, tương tư người đẹp đến liệt giường liệt chiếu, trước khi đi tầu suốt, chỉ mong được hửi tay người đẹp một lần, kiếp sau, được thoả nguyện, thằng cha đó chính là... Gấu.
Cái chuyện được cầm tay người đẹp đó, cũng không thể nào thực hiện được, nếu không có sự tiếp tay của con quỉ chiến tranh.
Gấu đã từng tả cái lần đầu được cầm tay người đẹp trước khi từ giã Sài Gòn, lừng lững khốc liệt bước vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ.
Ba muơi năm sau, gặp lại, để giải thích cái lý do chỉ được cầm tay, cố cưỡng là mang họa, người xưa giản dị nói:
-You are not available!
[Ý của cô bạn, anh đã có Gấu Cái, lại còn đòi “cô bạn của Gấu Cái” nữa ư?]
*

Tôi không như Steiner, cái giá để trả cho một cuộc sống không tổ quốc, tôi sẽ không chịu trả.
Với lũ chúng tôi, đi tới đâu, là mang theo cái bi kịch da vàng, da [Do] Thái tới đó.

-Oz 'bàn về' rất nhiều phụ nữ, nhưng đa số ghét cái kiểu mà ông ta bàn về họ. Những nhân vật nữ của ông ta thì như con nít, và khùng khùng.
Tôi không viết về đàn bà hạnh phúc, không viết về đàn bà, đàn ông hạnh phúc. Đồng Ki Xốt, với một tay chữa trị bệnh lý, chẳng phải là một thứ khùng khùng và con nít?

Có một thứ văn chương bi thảm ở một phần của thế giới. Nếu Cá Voi Trắng của Melville, ra lò với cái tên Garcia Marquez, thì đây sẽ là một ẩn dụ về sự độc tài.


Tình Yêu như Trái Phá

NB2. Có một câu nói ác, bảo Camus là triết gia của học sinh cấp ba, và Cioran bảo văn chương Camus là thứ văn chương tỉnh lẻ :p (đồng thời Sartre chẳng có gì đáng quan tâm cả). Cioran cũng là một cục đen hiểm ác, cực hiểm ác.
Blog NL
Không phải 1 câu, mà 1 cuốn sáchCamus, philosophe pour classes terminales
Sự kiện Cioran không khoái Camus, thì cũng đúng thôi, vì 1 bên là mặt trời, 1 bên là đêm đen; cả chuyện coi ông là triết gia của lớp chót bậc TH cũng đúng, vì cái thái độ đạo đức của ông, chỉ đám học sinh may ra còn chịu nổi, hay tin được.
Điều làm GNV điên cái đầu, là, cái ông Tẩy mũi tẹt, tại làm sao lại chọn cuốn La Chute để dịch ?
Chỉ đến khi thấy ông ta "về", và phán nhảm, thì Gấu mới vỡ ra là Người chẳng có thú tội gì hết :
Sự thú tội của Clamence vẽ lên chân dung 1 con người bị cắn rứt bởi tuyệt vọng, tội lỗi và ân hận vì đã vờ 1 em tự trầm.
Nhưng Clamence còn đưa 1 tấm gương cho những người muốn dòm vào đó, theo cái kiểu mà Nguyễn Huệ của NHT đã từng làm :
Hãy nhét cứt vào miệng chúng, để chúng nhận ra thân phận của chúng.
Trong NHT có cả ba, Clamence & Tướng Về Hưu & Nguyễn Huệ, là vậy !
Hà, hà !
 *
1956: Cuộc chiến Mít chưa hứa hẹn những điều khủng khiếp, và ông Tẩy thì chắc cũng mới chuồn qua Paris, hẳn thế?
Với riêng Gấu, phải đến khi ra được hải ngoại, thì mới nhìn ra sự thân quen giữa Clamence và Tướng Về Hưu!
Sa Đọa gióng lên hồi chuông báo tử cho những kẻ tưởng là giải phóng, hóa ra là ăn cướp, tưởng xây dựng thiên đàng, hóa ra địa ngục, là 1 nước Mít hậu chiến.
GNV
Mô phỏng:
La Chute sonne comme un adieu de l'auteur à ses propres illusions:
Sa Đọa gióng lên lời vĩnh biệt của tác giả với những ảo mộng của chính ông.
Face aux désordres et à la confusion du temps après 1975, j'ai  pensé avoir déjà vécu toute ma vie, le temps qui me restait était quelque chose en trop, je ne me donnais plus la peine d'y penser.  La désillusion était totale. En 1975, le nouveau régime m'envoyait en camp de rééducation avec mes amis « de la même fête et dans le même bateau », nous quittions la plaine pour les monts avec calme et indifférence, sans désespoir et sans espoir.
J'ai pensé « disparaître » sans espoir de retour, pourquoi pas comme le déchet emporté par l'inondation de l'histoire. Mais je me trompais.
Đối diện với hỗn loạn, tình trạng mơ mơ hồ hồ thời gian sau 1975, tôi có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, quãng còn lại chỉ là dư thừa, tôi chẳng để ý tới nữa. Ảo vọng là hoàn toàn. Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không. Nhưng tôi đã lầm.
TTT: 
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?, và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clamence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm:
“Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!”
[‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’].


Cái mẩu tóm tắt La Chute, trên,  là từ số đặc biệt về Camus, của tờ ML, hors-série. Tờ này làm tới hai số, hoặc có thể hơn, về Camus, vì GNV có hai số về Camus.
**
&

Vérité, liberté, humanité
Par MINH TRAN HUY
Si l'idée d'une panthéonisation d'Albert Camus à l'occasion du cinquantenaire de sa mort a fait couler beaucoup d'encre, de Jeanyves Guérin (1) à Michel Onfray, tous s'accordent cependant sur une chose: les mérites de l'œuvre et de la trajectoire d'un homme d'exception. La popularité de l'écrivain est immense, en France et à l'étranger; André Brink (2) ou Imre Kertész le citent comme une de leurs références, on ne compte plus le nombre de rues à son nom en Europe de l'Est, L'Étranger est l'un des romans les plus lus dans le monde. Une unanimité qui fait oublier qu'Albert Camus fut autrefois contesté des deux côtés de l'échiquier politique, y compris lors de ce qui aurait dû être une apothéose -l'obtention du prix Nobel fut accueillie avec hargne par les Kléber Haedens, Jacques Laurent et autres Lucien Rebatet.
L' écrivain fut pareillement l'objet, lorsque L'Homme révolté renvoya dos à dos les « idéologies meurtrières» du nazisme et du marxisme tout en critiquant le libéralisme, d'acerbes formules allant de la «morale de Croix-Rouge» (Francis Jeanson) à 1'« incompétence philosophique» (Jean-Paul Sartre). On le taxa d'angélisme et de tiédeur alors qu'il tentait de « penser les limites », ainsi que le rappelle Alain Finkielkraut dans ce hors-série qui entend éclairer les différents visages d'un intellectuel engagé à qui l'Histoire a donné raison, d'un Français d'Algérie qui se situait « à mi-distance du soleil et de la misère », d'un écrivain qui s'est voulu fidèle à la beauté mais aussi aux humiliés: romancier, auteur de théâtre, essayiste, journaliste, Albert Camus fut un homme de son temps qui sut aussi aller contre son temps. Contre les« noces sanglantes de la répression et du terrorisme », les« utopies absolues» légitimant la violence - et pour une justice incarnée, dans la conscience permanente du possible, du concret, du présent.
«Définir les conditions d'une politique modeste, c'est-à-dire délivrée de tout messianisme, débarrassée de la nostalgie du paradis terrestre » : tel était le but, dont l'audace n'apparaît qu'aujourd'hui, d'un humaniste qui rechercha toujours l'équilibre des contraires, et, jusqu'au cœur même de la révolte, la mesure au sens grec du terme. Non pas la modération ou la mollesse, mais une tension alimentant aussi bien la dénonciation des tyrans que celle des révolutionnaires extrémistes, rejetant la tentation nihiliste sans pour autant se faire la servante d'une abstraction idéologique. La vérité, qu'elle soit de droite ou de gauche, voilà tout ce qui importait à ce penseur du midi qui fit le choix de l'homme plutôt que de son concept, alliant dans sa quête résistance à l'oppression et refus du mensonge, attention à l'Histoire mais aussi au simple bonheur d'être, et offrit dans son discours de Stockholm l'une des définitions les plus justes du mouvement même de son écriture, et plus encore de sa vie: « Celui qui, souvent, a choisi son destin d'artiste parce qu'il se sentait différent apprend bien vite qu'il ne nourrira son art, et sa différence, qu'en avouant sa ressemblance avec tous. L'artiste se forge dans cet aller-retour perpétuel de lui aux autres, à mi-chemin de la beauté dont il ne peut se passer et de la communauté à laquelle il ne peut s'arracher. »
(1) Qui a piloté le remarquable et très complet Dictionnaire Albert Camus, éditions Robert Laffont. « Bouquins» 092 p .. 30 €).
(2) Son admiration pour Albert Camus imprègne notamment ses mémoires, Mes bifurcations. traduits de l'anglais (Afrique du Sud) par Bernard Turle éd. Actes Sud. 544 p., 24.80 €. 
LE MAGAZINE LITTÉRAIRE HORS-SÉRIE no 16




*
MIND CONTROL: Emotiv co-founder Tan Le certainly doesn't lack ambition. "We have an opportunity to revolutionize the way people interact with technology," she says.
Kiểm soát cái đầu: Người đồng thành lập Emotiv, Tan Le, chẳng hề thiếu tham vọng: Chúng ta có cơ hội cách mạng “cách” mà con người ‘mò mẫm’kỹ thuật, với chính cái đầu của mình là vật thí nghiệm.
Bạn chụp cái nón bảo hiểm trong hình, lên đầu, bấm nút, rồi ra lệnh, hãy trả lời, ta có ‘mết’ em đó không, thí dụ, và máy sẽ cho bạn biết kết quả!
Hà, hà!
*


HEAD GAMES: Emotiv's Epoc headset can identify 30 mental states.
Reality Bites
The scientists at Emotiv have done the impossible: created a brain-wave-reading headset that lets you conjure entire worlds using nothing but your mind -- a breakthrough that could be worth billions. Now comes the hard part.






























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư