Tribute to NCT: Vietnam's Solzhenitsyn



*

*
Note: Bài “ai điếu” trên Người Kinh Tế rất mùi! Mũi tẹt không sao viết nổi. TV sẽ đi 1 đường tiếng Mít, sau.


Thơ thì ở dưới áo, 400 bài. Ngày thì là 16 Tháng Bẩy, 1979; đúng hai ngày, ông ghi nhận – sau kỷ niệm phá ngục Bastille. Ngày Tự Do. Ông chạy qua cổng Tòa Đại Sứ Anh ở Hà Nội, qua người gác, yêu cầu được gặp vị đại sứ. Người gác, thua, không cản được ông. Trong khu tiếp nhận, có vài Mít ngồi ở một cái bàn. Ông xô họ, lật đổ cái bàn. Nơi tủ treo áo khoác gần đó, một cô gái người Anh đang chải tóc. Cô sợ quá, đánh rớt cái lược. Những tiếng ồn ào khiến ba anh Hồng Mao thò ra coi chuyện gì xẩy ra, và ông ném tập thơ vào một trong họ.
Sau đó, tĩnh lặng như… núi, ông chờ VC tóm ông.
Câu chuyện Nguyễn Chí Thiện gửi thơ của ông ra khỏi Việt Nam Cộng Sản là như vậy đó. Những bài thơ sau đó được xb dưới cái tít Hoa Địa Ngục, và được dịch ra chừng nửa tá ngôn ngữ, và đợp giải thưởng Thơ Quốc Tế vào năm 1985. Ông mơ hồ biết chuyện gì xẩy ra với tập thơ, khi rong ruổi những trại tù VC. Ở Hoả Lò, khách sạn Hilton, Hà Nội, một những viên cai tù cầm tập thơ khuơ khuơ trước mặt ông. Sướng điên lên, ông nhận ra thơ của mình.
Về thể chất, ông không được mạnh. Nếm mùi ho lao ngay từ khi còn là 1 đứa trẻ, bố mẹ ông phải bán căn nhà để mua trụ sinh trị bịnh cho ông. Và rồi, kể từ năm 1960, với cớ này, cớ nọ - tố cáo nhà nước bịp, về mặt lịch sử, bợ đít Liên Xô, ngợi ca Hồng Quân đánh sụp Trục Ma Quỉ Ý – Nazi - Nhựt bổn, vờ biến vụ Nhựt ăn hai trái bom nguyên tử, phải đầu hàng vô điều kiện, làm thơ – ông trải qua vài án tù dài, trong nhà tù và ở trại lao động. Cơm gạo hẩm, và thịt cọp khiến ông gầy nhom, tóc rụng còn mỏng dính, khi còn là trung niên thi sĩ. Tuy nhiên, về mặt nội lực, ông trở thành cứng như thép: Cái đầu, trái tim, linh hồn. Nếu không, làm sao có được quyết định tuyệt đối, xông vô tòa đại sứ Anh bữa đó. Nhà nước khốn kiếp đập ông chừng nào, ông cứng thêm lên, trưởng thành thêm lên chừng đó:
They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom and rhino fierceness. 
They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls.
Chúng đầy tôi tới đáy rừng
Hẳn là chúng chắc mẩm cái thân tàn của tôi sẽ trở thành phân bón sắn
Tôi biến mình thành 1 tên thợ săn siêu phàm
Có được sự khôn ngoan của loài rắn, và sức mãnh liệt của loài tê giác
Chúng dìm tôi xuống đáy biển sâu
Và cứ mãi dưới đó.
Tôi biến thành một anh thợ lặn
Và khi trồi lên mặt biển, thì là với một mớ ngọc trai lấp lánh.

Nguyên tác:
ĐẢNG ĐẦY TÔI
Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê 
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu 
Đảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử

Những viên ngọc trai là những bài thơ của ông. Ông giữ những cố gắng đầu đời của mình ở trong 1 ngăn kéo bàn, và sau này, khi kiếm thấy, giấy gián gặm nham nhở. Cái đầu hóa ra là nơi cất giữ an toàn cho thơ. Và cũng là nơi cất giữ độc nhất mà ông có được, trong gần như 1 nửa đời người. Ở trong tù, giấy bút mực sách báo, ông đâu được phép. Chỉ có mỗi 1 cách là ghi nhớ những bài thơ, từng bài một, trong từng đêm im ắng, hàng trăm bài thơ, nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần, rồi cho vô kho tàng, là 1 góc sâu ở trong đầu.
Nếu không ổn, thì bỏ bài thơ đó.
Nếu nó bốc mùi – như bài thơ về Bác Hồ, người lãnh đạo CS đầu tiên – ông cho tới luôn, và biến nó thành 1 mũi tên nhọn hoắt:
Let the hacks with their prostituted pens
Comb his beard, pat his head, caress his arse!
To hell with him!

Nguyên tác:

Hôm nay 19-5

Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác.
Thế rồi tôi đi làm việc khác.
Kệ cha Bác!"

(1964)
(1)

Nguyên tác:
ĐẢNG ĐẦY TÔI
Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê 
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu 
Đảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử
(1972)
NCT
Những lần ra đồng lao động với bạn tù, nhiều người trong họ cũng là thi sĩ, ông đọc những bài thơ của ông cho họ nghe, và họ đáp lại bằng thơ của họ. Một số trong họ đếm nhịp thơ bằng ngón tay để nhớ. Ông không bao giờ làm vậy. Chỉ hồi nhớ là đủ. Hồi nhớ không chỉ phục vụ thơ, mà còn cứu ông. Sau 1979, ông trải qua phần đẹp nhất của tám năm trời trong cô đơn, trong nhà kho, trong gông cùm, trong bóng tối. Thơ của ông trở thành những tiếng sụt sùi, những tiếng khò khè, những trận ho lao thổ máu. Nhưng trong đầu, ông vẫn làm những chuyến đi câu, hay ngắm bình minh làm nhạt nhòa những vì sao. Ông ngửi mùi hoa nhài, hơi phở nóng trên phố đêm Hà Nội. Ông nhớ bà chị Hảo của ông và những lần bà dạy ông tiếng Pháp, khi ông mới sáu tuổi – ôi chao, đúng là thiên đàng, cái thời kỳ thuộc địa Tây, khi nhìn lại – và ông nhập vào với Đạc Ta Nhan và đồng bọn. Bằng cách đó, nó giữ ông sống.
Uống rượu với Lý Bạch
Bạn tù ưng ý nhất của ông, là Lý Bạch, nhà thơ lớn TQ, thế kỷ 18. Ông nhắm rượu với Lý Bạch từ những ly hổ phách, uể oải toài người trên những chiếc ghế dài, ngắm mấy em hầu rượu trong những chiếc xường xám lụa Tô Châu, dưới hàng dương liễu, “nhìn những mùa thu đi”, cùng những cánh đào rơi rụng. Ông sẽ lèm bèm với Lý Bạch bằng cái giọng say say, rổn rảng, và, "vãi linh hồn" biết mấy! Ẩn chìm trong nỗi vui cùng cụng ly với bợm nhậu, thánh thi Tẫu, là cái tuổi trẻ của ông, những năm tháng lê la nơi... Khâm Thiên, ăn ngủ hút sách cùng đám cô đầu, y chang Nguyễn Tuân hồi trước Cách Mạng! Cả hai, ông, và Lý Bạch đều chọc quê hoàng đế, cha già dân tộc, đều nhổ vào cái hệ thống giáo dục, và đều bị trừng phạt. Hình như là cái quá khứ xa vời đó lại có vẻ chịu đựng được. Nhưng đúng là chịu đếch nổi, những hành động của Quỉ Đỏ VC, với những chiếc loa nơi đầu phố oang oang tối ngày sáng đêm về Hạnh Phúc và Ánh Sáng.
Ra khỏi tù, như Lý Bạch, ông chơi quốc lủi một dạo, và cố kiếm sống bằng cách bán những chiếc nan hoa xế đạp. Chẳng đi đến đâu. Từ 1995, ông xoay sở để có được 1 chốn ra vô ở Mẽo. Ông sống khiêm nhường ở Tiểu Sài Gòn, Quận Cam, California, cùng vài đồng hương, bạn bè. Trà và thuốc lá là hai món an ủi ông mỗi ngày. Một cái mũ, như trong hình, là thương hiệu của ông. Ông chẳng có gì để chia sẻ, ngoài những bài thơ, và những hồi ức về những bạn thi sĩ tù, mà những ngôi mộ của họ, rải rác đâu đó, làm thành những nét chấm phá, trên những mảnh đồi, chung quanh trại tù, trại lao động cải tạo. Chỉ có thế, và thêm vào đó, là lòng thù hận chế độ VC ở quê hương của ông, nơi bọn chúng cấm tiệt thơ của ông.

Nếu có người có thể nhìn thấy trái tim của tôi, ông viết hồi năm 1960, trong lần đi tù VC đầu tiên, người đó sẽ nhìn thấy nó là một cây viết cũ, một giá viết, mờ bụi; hay một cái quán nghèo nàn bên đường, mà tiện nghi độc nhất là ngọn đèn dầu. Nhưng nó cũng còn là một cánh đồng lúa đợi những cơn mưa lũ tháng Tám,
Và như thế nó có thể ứ tràn
Cả ngàn con sóng
Những con sóng bạc đầu
Cuốn trôi đi tất cả
https://nguyenchithien2012.wordpress.com/2012/11/14/dang-day-toi/

Note: Tks. NQT

Nguyen Chi Thien

Nguyen Chi Thien, a Vietnamese poet, died on October 2nd, aged 73

*

THE poems were under his shirt, 400 of them. The date was July 16th 1979, just two days—he noted it—after the anniversary of the fall of the Bastille. Freedom day. He ran through the gate of the British embassy in Hanoi, past the guard, demanding to see the ambassador. The guard couldn’t stop him. In the reception area, a few Vietnamese were sitting at a table. He fought them off, and crashed the table over. In a cloakroom nearby, an English girl was doing her hair; she dropped her comb in terror. The noise brought three Englishmen out, and he thrust his sheaf of poems at one of them. Then, calm again, he let himself be arrested.
Thus Nguyen Chi Thien sent his poems out of Communist Vietnam. They were published as “Flowers of Hell”, translated into half a dozen languages, and won the International Poetry Award in 1985. He heard of this, vaguely, in his various jails. In Hoa Lo, the “Hanoi Hilton”, one of his captors furiously waved a book in his face. To his delight, he saw it was his own.
He was not strong physically. He contracted TB as a boy; his parents had to sell their house to pay for his antibiotics. Then since 1960, on various pretexts—contesting the regime’s view of history, writing “irreverent” poetry—he had done several long spells in prison and labour camp. Hard rice and salt water had made him scrawny and thin-haired by his 40s. Internally, though, he was like steel: mind, heart, soul. Sheer determination had forced him through the British embassy that day. In fact, the more the regime hurt him, the more he thrived:
They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom and rhino fierceness.

They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls.
The pearls were his poems. He kept his early efforts in a table-drawer where he found them later, the paper gnawed by cockroaches. The mind’s treasury was a safer place for them. It was also, for almost half his life, the only place he had. In prison he was allowed no pen, paper or books. He therefore memorised in the night quiet each one of his hundreds of poems, carefully revised it for several days, and mentally filed it away. If it didn’t work, he mentally deleted it. If it started to smell bad—like the one about Ho Chi Minh, Vietnam’s first Communist leader—he turned it into a stinging dart instead:
Let the hacks with their prostituted pens
Comb his beard, pat his head, caress his arse!
To hell with him!
Walking out to till the fields with his fellow prisoners, many of them poets too, he would recite his poems to them and they would respond with theirs. Some of them counted the beats on their fingers to remember. He never did; memory alone served him. It saved him, too. After 1979 he spent the best part of eight years in solitary, in stocks or shackles in the dark. His poems became sobs, wheezes, bloody tubercular coughs. But in his mind he still set out fishing, and watched dawn overtake the stars. He sniffed the jasmine and hot noodle soup on a night street in Hanoi. He remembered his sister Hao teaching him French at six—what a paradise the French occupation seemed, in retrospect!—and went swashbuckling again with d’Artagnan and his crew. That way, he kept alive.
Drinking with Li Bai
A favourite prison companion was Li Bai, the great poet of eighth-century China. He would sup wine with him from amber cups, loll on chaises longues, watch pretty maidens weaving silk under the willow trees and the peach blossoms falling. He would talk to the moon with him and get wildly, romantically drunk. There was a flavour here of his own careless youth, his teahouse years of girls and smoking. Both he and Li Bai had offended the emperor, mocked the education system, and been punished. But somehow the oppressions of the distant past seemed bearable. Not so the acts of Vietnam’s red demons, with their nauseating loudspeaker jingles about Happiness and Light.
Out of prison, Li Bai-like, he dealt in rice brandy for a while, and tried to sell bicycle spokes. He could not make a go of it. From 1995 he managed to get shelter in America. He lived humbly in Little Saigon in Orange County, California, lodging with fellow countrymen. Green tea and smoking remained his chief comforts. A flat cap or a fedora were his trademarks. He had nothing to share but his poems and his memories of fellow poets, whose cattle-trodden graves now dotted the hills around the labour camps. That, and his roaring hatred of the regime in his country, where his writings remained banned.
If people could see his heart, he had written back in 1964, during his first spell in prison, they would see it was an ancient pen and inkstand, gathering dust; or a poor roadside inn, offering only the comfort of an oil lamp. But it was also a paddy field waiting for the flood-rains of August,
So that it can overflow into a thousand waves,
White-crested ones that will sweep everything away!


"Trong tôi còn lại chi? Gia đình, bạn bè. Những bài thơ, chắc chắn rồi, đã được đọc, được ghi thầm. Đúng một lúc nào đó, ký ức nhanh chóng bật dậy, đọc, cho mình tôi, những bài thơ. Luôn luôn, ở đó, bạn sẽ gặp những tia sáng lạ. Thời gian của điêu tàn làm mạnh thơ ca… cõi thơ êm đềm ngự trị bên trên sự bình thản của vũ trụ."
Sự tương phản càng nổi bật, khi so sánh những dòng thơ của một "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện – mộc mạc, chơn chất - với những dòng thơ của một sĩ quan cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp trong "Tôi Cùng Gió Mùa". Như "hắn" và ông Thanh Vân, ‘mỗi người một mặt bằng khác nhau’, số phận của Nguyễn Chí Thiện nghiệt ngã hơn nhiều: ông từ chối những chói lòa của thơ văn cách mạng, từ chối làm cai tù, chấp nhận làm ngục sĩ liên miên. Ông đâu biết trút nỗi đau của ông vào đâu, nên đành cứ nhè ông Hồ mà "vạc", nhè chế độ mà "chửi", rồi quăng vào tòa đại sứ, hy vọng những lời chửi của ông vọng tới thế giới bên ngoài. "Tã trắng thắng cờ hồng", một ẩn dụ thơ như thế là từ đời sống mà ra. Hy vọng "tã trắng thắng cờ hồng" của ông, là trông vào một Miền Nam ông chưa từng biết tới. Hãy nhớ lại nỗi đau của ông, khi nghe tin Miền Nam thất trận.
Còn những dòng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát của Nguyễn Xuân Thiệp, là do đằng sau ông có cả một đồng đội, cả một chân lý, lẽ phải, chính nghĩa mà chỉ khi vào tù ông mới có được. (Hãy nhớ lại giấc mơ của "nhân loại", khi Cộng Sản Miền Bắc còn che giấu được mục đích chiếm đoạt Miền Nam, bằng cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền: Mơ sáng ngủ dậy, thấy biến thành người Việt!)
Văn nào, thơ nào? Ngay cả những dòng thơ của Paul Celan mà còn bị lạm dụng. Nhưng đây không phải lỗi của ông, như nhà thơ Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ." Bài thơ "Điệu Tango của Thần Chết" của Celan, sau chiến tranh, đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa lớn lao, kỳ diệu, chẳng thua gì câu chuyện "khôi hài đen", một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng lúc đó: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do Thái về Auschwitz!". Chính vì thế, mà Adorno cảnh cáo tiếp: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner). Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:
Còn Đảng là còn Khổ,
 Hết Đảng là có Phở!
NQT đọc CKN2000 (1)

*
Mayakovsky , nhà thơ, nhà tiên phong, người cổ võ lớn lao nhất cho chế độ mới tại Nga, đã tự sát bằng súng vào năm 1930. Lẽ dĩ nhiên, những ông thần Đỏ đã làm ông thất vọng, nhưng "có thể", ông nhận ra, cái phần trách nhiệm của ông, từ những vần thơ "hắn và Phương thích" ở trên. Như Kundera chỉ ra, cách mạng Nga cần cả hai: nhà thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky (xin xem bài "Mùa Thu, những di dân", đã đăng trên VHNT). Theo ông, đây là thời đại mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera nhớ lại những năm tháng sống dưới ánh sáng cách mạng tại xứ sở quê hương (Tiệp khắc, 1948), ông đã nhận ra sự mù lòa trữ tình và vai trò cao cả của nó (the eminent role played by lyrical blindness). Những "giơ cao thẻ Đảng-bài thơ," "mặt trời chân lý chiếu qua tim"… là không thể thiếu trong thế giới toàn trị. "Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là nhà tù khi trên tường nhà giam dán đầy thơ, và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó" (Kundera, Những Di Chúc Bị Phản Bội). Cây đa Tân Trào (biểu tượng cách mạng Mùa Thu) biến thành trại tù là vậy. Những cô trung sĩ béo, quân phục chật căng sẽ đọc gì cho bớt béo, cho bớt buồn những khi nhớ nhà, những khi rảnh rang không phải chăm sóc tù; nhà quản giáo ham học Thanh Vân sẽ đọc gì, nếu thiếu những vần thơ Maia, những dòng văn đẹp như mơ của "hắn":
 "Những giờ phút trí tuệ thăng hoa. Những đêm khuya, như một con ngựa kéo cày, đánh vật với ngôn ngữ. Và những chuyến ra khơi mê hoặc. Sóng cứ to lên mãi. Nước cứ xanh lên mãi. Biển đó. Lòa nắng…. Hắn lắp bắp như người nghẹn thở:
 -Quyển sách của tôi.
Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách."
(CKN 2000, trang 80).
Lần đầu, Gấu nhìn thấy NCT, thời gian mới tới Xứ Lạnh, cc 1994, khi ông ghé Toronto, đọc diễn văn trước 1 “audience”, do PEN Canada tổ chức để vinh danh ông. Và Gấu nhớ hoài, cái câu cái tay Cà Na Điên giới thiệu ông, bây giờ tôi giới thiệu tới quí vị cái “tay này”, "this guy", một vị anh hùng. A Hero.
Ông ta không dùng từ “nhà thơ”.
Lần thứ nhì, diện kiến NCT thì cũng từ xa: Gấu đứng trên lan can căn nhà “mobile home” của họa sĩ NDT nhìn xuống, ông đi qua nhà [khi đó ông ở chung với vị anh hùng khác nữa, là Phan Nhật Nam, [trong 1 xóm mobile home, Cali]. Mặt ông ngó lên trời, đếch thèm nhìn ai.
Bà xã NDT cho biết, trước cũng qua đây chơi, đâu một hai lần, nhưng chẳng ai ngửi được thái độ phách lối của ông ta, nên anh Th. mời ông đi chỗ khác chơi.








Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates