CƯỜI VỠ ĐÊM ĐEN


Nguyễn Quốc Trụ 
CƯỜI VỠ ĐÊM ĐEN
 

Style, Isaak Babel claimed, is "an army of words, an army in which all types of weapon are on the move. No iron spike can pierce the human heart as icily as a full stop deployed at the right moment".
          Cuối thế kỷ, chúng ta hãy thử tưởng tượng một chuyến tháp tùng Thánh Peter, giả dụ như ông thánh này kiếm được chiếc chìa khóa nhà tù Lubyanka, và thả hết những nhà văn bị giết hại ở đây: bóng dáng oan hồn độc nhất vẫn còn giữ được nụ cười ở trên môi, hẳn là Isaac Emmanuilovich Babel. Như bà vợ thứ nhì của ông, Antonina Piozhkova, cho chúng ta biết, tiếng cười rất quan trọng đối với Babel.
Biết cười, chịu được sự bỡn cợt là một đòi hỏi, khi đọc văn chương Nga, nhưng nó còn một sắc thái văn hóa vốn nín lại những dấu hiệu mở ra niềm hoan lạc. Có tất cả, thần thái nghiêm nghị, niềm âu lo, nỗi đau khổ chịu đựng, nhưng thiếu hẳn sự rạng rỡ. Ngay Gogol cũng gạt mọi nét hoan hỉ, trong những bức chân dung. Nabokov hình như chỉ được hưởng "tiếng cười vui", khi đã vượt biên giới tới Berlin, Paris, và Ithaca.
Piozhkova giấu giếm viết về chồng từ bao thập kỷ trước, nhưng hồi ký chỉ được in ra đầy đủ tại Moscow, vào năm 1989, cao điểm mùa glasnost. Bản tiếng Anh, At His Side: The Last Years of Isaac Babel, (nhà xb Steerforth Press, 1997), cho thấy một Babel với tiếng cười vui, ngay những ngày đen tối. Một trong những bức hình, chụp vào năm 1938: một ông Phật Do-thái dưới cặp mắt kính. Giấu kín đằng sau nụ cười, chúng ta hãy thử tưởng tượng, biết bao trò khôi hài, bỡn cợt, và định mệnh cay đắng.
Tháng Năm 1939, Babel bị bắt, theo lệnh của trùm mật vụ Beria. Ông có biết, và nghĩ, sau cùng chuyện phải tới. Bạn bè thường bình phẩm thái độ ngây thơ về chính trị của ông. Không phải vậy. Ngay đầu những năm 1920, là một phóng viên chiến tranh bên cạnh Bolshevik, trong cuộc nội chiến, trong nhật ký, ông đã minh bạch, về một điều: cuộc cách mạng đã bị chà đạp, do những tội ác được thực hiện, nhân danh nó: "Họ đều nói, họ chiến đấu vì công lý, nhưng toàn một lũ ăn cướp, giết người", Babel viết, trong khi rong ruổi cùng đội kỵ binh của Semyon Budyonny qua những thành phố hoang tàn, những làng mạc Do-thái vùng đông Ba-lan, tây Ukraine - Dubno, Chelm, Belz, Zamosc - cảnh làm cỏ người Do-thái, và hai mươi năm sau, cảnh nhổ sạch cỏ Do-thái. Ít nhà văn thời kỳ đầu Xô-viết được tận mắt chứng kiến sự độc ác đó. Đằng sau nụ cười của ông Phật Do-thái là nỗi đau không đáy, cùng khả năng thấu thị: nhìn, rồi tiên đoán. (Phải chăng đây là thế kỷ của chúng ta, thế kỷ người Do- thái bị huỷ diệt, ông tự hỏi, trong nhật ký, năm 1920). Bởi vậy, không có chuyện ngây thơ. Vào năm 1936, khi Gorky, bạn, và cũng là người che chở, chết, Babel nói với vợ: Bây giờ, tụi nó sẽ không cho tôi sống đâu.
Babel sở trường về đoản văn, viết với một nỗi ám ảnh nóng bỏng, đến nỗi, khi câu chuyện được hoàn thành, nó đã trải qua, chừng trên chục lần, viết đi viết lại. Có khi cả trăm, những lần ông cố gắng đẩy câu chuyện vào hồi ức. "Viết thật khó khăn đối với tôi", có lần ông nói với bạn, Konstantin Paustovsky. "Đâu đó, hình như có lần tôi viết rằng, nhờ căn bệnh suyễn mà tôi đã nhanh chóng già dặn, nhưng không giản dị như vậy. Khi viết một cái truyện ngắn nhất, tôi vẫn phải làm việc như thể phải đào lên ngọn núi Everest, chỉ một mình tôi thôi, với cây cuốc và cái xẻng... Tim tôi như bị thắt nghẹn, mỗi lần không thể viết xong một câu văn". Thời gian hoàn thành Những câu chuyện về Odessa và tác phẩm lớn lao nhất của ông, Kỵ binh Đỏ, vào đầu thập niên 1920, hàng tuần, hàng tháng, ông đã phải "đánh vật" với năm trăm hoặc một ngàn từ, cho mỗi câu chuyện. Babel nghĩ, nó phải chính xác như một thông báo hành quân, hay tờ ngân phiếu, "chính xác như thước đo loga, và tự nhiên như mùi rau thìa là". Phản ứng của giới phê bình văn học Nga đối với Kỵ binh Đỏ - hình ảnh sống động, ngôn từ chính xác - sôi nổi chẳng kém chi đối với những truyện ngắn đầu tay của Hemingway, ở Mỹ. Sau khi đọc những bản dịch đầu tiên qua Anh ngữ, vào cuối những năm 20, Hemingway đã nói với Ilya Ehrenburg, "Tôi nhận thấy văn phong của Babel súc tích hơn của tôi. Nó chỉ cho thấy, điều có thể làm được, đã được làm. Ngay cả khi bạn đã vắt hết nước, vẫn còn những cục đặc quánh ở trong đó." Để thư giãn, Babel tự chiều mình, bằng "tiếng cười vui", và những lần tụ tập bạn bè. Không gì làm ông hạnh phúc hơn, những lần thăm viếng bạn, nhà làm phim nổi tiếng, Sergei Eisenstein.
Babel sinh năm 1894 tại cảng Odessa, trên bờ Hắc hải. Không chỉ là một trung tâm trường ốc, thương mại, và còn của băng đảng Do-thái. Điều sau cùng làm Babel thích thú, và nó không có nghĩa là những con người của Babel tránh khỏi chủ nghĩa bài Do-thái. Họ đã là nạn nhân, vào cuối thế kỷ 19, và Babel không thể nào quên được những vụ giết hại cư dân Do-thái tại Odessa, vào năm 1905.

Khi còn là một đứa trẻ, Babel học tiếng Talmud, Yddish, Hebrew, và Pháp ngữ. Cậu chỉ thất bại, khi muốn trở thành một tay vĩ cầm; và đành nhường âm nhạc cho những tài năng đương thời như Jascha Heifetz. Bởi vì quota của Nga hoàng, vốn hạn chế sinh viên Do- thái, Babel không thể len chân vào nổi đại học Odessa, và học tại Kev Institude of Financial and Business Studies, từ 1911 tới 1915. Sau đó ông dời tới St. Petersburg, và sống một cuộc đời "nửa dưới hầm". Do Thái không được phép sống bên ngoài khu Pale of Settlement, nếu không có giấy tờ cư trú, Babel phải ngủ basements hoặc nhà bạn bè, để tránh cảnh sát. Hai mươi tuổi vào năm 1916, ông in những truyện ngắn đầu tay, trên tờ báo của Gorky, Letopis, và viết cho báo chống-Bolshevik, cũng của Gorky, Novaya Zhizn (Đời Mới), nhưng báo này sau bị Lênin ra lệnh đóng cửa.

Như hầu hết người Do-thái, Babel thoạt kỳ thuỷ hân hoan đón nhận cuộc cách mạng, tin tưởng rằng những người Bolshevik sẽ "cải thiện" số phần của họ, vốn đã bị đối xử tàn tệ bởi Nga hoàng. Tuy nhiên, trong những bài viết trên tờ Đời Mới, ông đã thường xuyên chỉ trích họ, và những tổn thất do cách mạng gây ra. Khi Đời Mới bị đóng cửa tiệm vào năm 1918, Gorky khuyên đệ tử hãy làm dơ tay của mình, bằng cuộc sống, hãy "đi thực tế", ở những vùng tỉnh nhỏ, thâu lượm kinh nghiệm làm chất liệu cho sáng tác. Babel làm theo. Trước tiên, ông phục vụ tại tiền phương Romania, theo đoàn thu gom lúa mì chống đói tại những thành phố dọc sông Volga, và rồi, năm 1920, ông nhập vào đoàn quân Cô-zắc theo-Bolshevik của Budyonny, với tư cách là phóng viên chiến trường, viết bài cho ROSTA, thông tấn xã nhà nước, và cho nhật báo quân đội, Kỵ binh Đỏ. Cuộc xung đột Xô viết-Ba lan ba năm đầu là cuộc nội chiến mở rộng, và sau đó, là do những thái độ thù nghịch giữa hai quốc gia, vốn bắt rễ từ năm 1772, khi Ba-lan bị xâu xé, giữa Nga, Phổ, và đế quốc Hung-Áo. Sau Đệ Nhất Thế Chiến, và cùng với sự vươn lên của một nước Ba-lan độc lập, chính quyền quốc gia Warsaw, cầm đầu bởi Jozef Pilsudski, đã tìm cách mở rộng bờ cõi về phía đông tới Ukraine, toan tính chuyện cứu vớt nhân loại khỏi chủ nghĩa CS. Lênin, vốn tin tưởng vào việc xuất cảng cách mạng vô sản tới Âu châu, đã biến vùng tây Ukraine, và đông Ba-lan thành chiến trường đầu tiên, hy vọng tạo nên một cuộc nổi dậy tại Ba-lan, và sau cùng là ở Đức.

Hầu hết dân Cô-zắc theo Bạch vệ, nhưng Budyonni, dưới quyền chỉ huy của chính uỷ mặt trận phía nam, Josef Stalin, là một Bolshevik chính cống. Ý tưởng làm một phóng viên Do-thái cưỡi ngựa rong ruổi cùng quân Cô-zắc cũng là một trong những tiếng cười vui của Babel. Ngày đầu tiên ông trèo lên lưng ngựa là ngày thứ nhất cùng với đơn vị Đệ nhất Kỵ binh. Chẳng bao lâu, ông nhận ra, nếu Budyonni là một Bolshevik, lính của ông ta thì không. Nói chung, họ đều thất học, và chẳng thèm để ý đến ý thức hệ, hay cách mạng CS. Họ hãm hiếp, cướp phá, giết tù binh, và trên hết, họ chỉ khoái ăn trộm. Cho dù Babel, trong bài viết hay trong nhật ký đã tỏ ra xúc động về cảnh "hoang sơ" của một đoàn quân Cô-zắc cưỡi ngựa suốt vùng Galicia, cuối cùng ông phải phán đoán: đây là một đám người vô đạo đức, tàn nhẫn, và chống Do-thái đến cùng cực. "Quân đội của chúng ta xuất quân là để nhét đầy túi, đây không phải là một cuộc cách mạng, chỉ là sự nổi loạn của những người Cô-zắc hung bạo."

Kinh nghiệm phóng viên chiến trường của Babel chấm dứt khi đội Đệ nhất Kỵ binh phải rút lui khỏi Ba-lan. Nga và Ba-lan đi đến một thỏa ước về đất đai, được duy trì đến khi Hitler lên cầm quyền. Cuối năm 1920, Babel trở lại Odessa, làm xuất bản một thời gian rồi sống tại vùng Caucasus với vợ là Yevgenia Gronfein, con một chủ xưởng giầu có tại Odessa đã mất hết tài sản vì cách mạng. Thời gian 1921-1925, ông bắt đầu xuất bản bốn truyện ngắn, về thời thơ ấu tại Odessa, và 35 truyện, sau gom thành Kỵ Binh Đỏ. "Tưởng tượng của tôi kể như không có", ông nói với Paustovsky. "Tôi rất nghiêm trang về chuyện này. Tôi không biết bịa đặt. Tôi phải biết mọi chuyện đến tận đáy của nó, nếu không tôi không thể viết bất cứ điều gì. Chân thực, authenticity, là phương châm của tôi...". Chuyện của ông là những gì được thu nhỏ lại, những mẩu giai thoại, những chân dung; dòng kể luôn luôn tận cùng bằng một pha hoặc ghê rợn, hoặc khôi hài. Một anh nhà quê viết thư cho mẹ; không một chút xúc động, ông con tả cảnh mấy anh em đã thịt ông bố như thế nào. Một anh chàng trí thức Do-thái, vì muốn được sự kính nể giữa đám đồng chí Cô-zắc, đã ăn trộm một con ngỗng của dân, và giết nó, sau cùng ngủ lăn lộn với 6 tên bạn, chân gác lên nhau, dưới mái nhà thủng lỗ để cho những ngôi sao lọt vào; nằm mơ, thấy những người đàn bà trong giấc mơ, và chỉ trái tim, một khối đỏ vốn đã thành sẹo với những vụ sát nhân, chỉ có nó bật ra niềm hân hoan tràn đầy". Trong một chuyện khác, anh ta trải qua lễ Shabat với một gia đình Hasidic, rồi trở về viết truyền đơn CS. Babel, qua nhân vật kể trong truyện, luôn mâu thuẫn về bản thân, chẳng bao giờ chắc chắn, anh ta bà con với người Do-thái, hay với những đồng chí trên lưng ngựa.

Bà vợ thứ nhất rời bỏ Babel, rời bỏ Nga khi ông vừa kết thúc Kỵ binh Đỏ. Bà tuyên bố, như một nghệ sĩ, bà bị nghẹt thở dưới chế độ mới. Nhưng bà cũng quá suy sụp, vì chồng bà có một người đàn bà khác, một nữ nghệ sĩ đẹp. Không phải một mà nhiều người, tuy nhiên, Babel có thể vì cách xa nên mới hiểu được lòng vợ, và đã ba lần đến Brussels, kết quả là họ có được một cô con gái, Nathalie. Cô sống nhiều năm gần Washington. Trong bài giới thiệu những lá thư mà cô còn giữ được, in thành tập mang tựa đề Những năm cô đơn, cô viết: "Tôi lớn lên với niềm mong ước, một ngày nào, một nơi chốn nào, cửa bỗng mở, và cha tôi bước vô... Cha con nhận ra nhau, và hình như cũng không có sự ngạc nhiên. Chẳng để cha tôi có dịp thở, tôi sẽ nói, nào, cuối cùng cha con ta cũng gặp nhau. Gia đình đã quá lâu chẳng biết gì về cha. Cha để lại phía sau quá nhiều yêu thương và tận tuỵ, nhưng cũng quá ít ỏi, những sự kiện. Cha hãy ngồi xuống và kể hết cho gia đình nghe."

Những băn khoăn của cô con gái cũng là của những người ái mộ ông, và của giới phê bình: Ông là một Do-thái tốt, hay xấu? Một người CS tự trái tim hay giản dị là một dân chủ tự bản chất? Ông có chút cảm tình cá nhân nào dành cho Stalin, như một thứ quỷ mê hoặc, hay ông sau cùng đã bị cuốn hút bởi sự tò mò tai hại của người nghệ sĩ?

Nhưng có một điều chắc chắn, ông không chịu rời bỏ Nga. Ông muốn nhìn cuộc sống cho đến phút chót, dù với tư cách là một nhà văn có đặc quyền, ông có thể bỏ đi nước ngoài; dù ông biết rõ tình trạng văn học tại xứ sở của ông. Ông tin tưởng rằng, một nhà văn sẽ tự băm vằm chính anh ta cũng như những gì anh ta viết ra được, một khi rời bỏ quê hương. Nhưng trên hết, những điều làm người khác kinh tởm, sợ sệt lại dấy lên ở nơi ông ý thức về bổn phận, và một điều gì giống như định mệnh, với một chút mùi vị anh hùng. Điều ông lo nhất, không phải chuyện bị bắt, bị tra tấn và sau đó, bị xử tử, mà là số phận tác phẩm của ông. Một lần ở Paris, khi một người bạn hỏi: "Anh có nghĩ rằng, ở Nga, rất nhiều tác phẩm có giá trị không được xuất bản vì điều kiện chính trị?" Chắc chắn như vậy. Những tác phẩm đó hiện ở trong tay mật vụ GPU. "Ông nói sao?" Bất cứ một người có ăn học bị bắt là anh ta được trao cho mẩu giấy và cây viết. "Hãy viết đi".

Những điều ngạc nhiên về nhà tù Loubianka: những khám phá mới mẻ từ những hồ sơ văn học của KGB, tác giả Vitaly Shentalinsky, (bản tiếng Pháp của nhà xb Laffont, 1997), cho thấy một câu chuyện "thú vị": Vào đêm Giáng sinh 1918, trong lúc Lênin đang ngồi xe Rolls-Royce, chạy trong vùng ngoại vi Moscow, ông bị bốn kẻ lạ mặt kéo ra khỏi xe, dí súng vào đầu, và lục soát tiền bạc. "Tụi mi có biết ta là ai không?" "Tao đếch cần biết", tên cầm đầu, Jacov Kochelko, còn có biệt danh là The Wallet (Cái Bóp), trả lời. "Tao là ông vua của Moscow". Lấy hết giấy tờ, cây súng lục browning của Lênin, ông vua và đồng bọn nhẩy lên xe phóng đi, vị lãnh tụ cách mạng, cận vệ và viên tài xế đành lặn lội giữa trời tuyết đến trung tâm đảng bộ, kiếm xe về Kremlin. Phải mất 6 tháng mật vụ Xô-viết mới hạ được The Wallet. Trong túi ông vua có một lá thư tình, mớ giấy bạc lủng lỗ đạn, và khẩu súng của Lênin. Tay mật vụ hạ sát The Wallet tính xào nấu thành quả của mình thành một câu chuyện trinh thám cho một tờ báo địa phương, nhưng lại không hài lòng với kết quả, và cuối cùng đã giao hết cho Babel, để ông viết lại. Trao đúng thầy, bởi vì Babel vốn có tài trong vụ sử dụng tiếng lóng của dân tội phạm. Bọn cướp, The Bandits, được hoàn thành, nhưng số phận cũng như tác giả của nó, nằm trong hồ sơ nhà tù Lubyanka, cho đến khi được Shentalinsky lôi ra ánh sáng. Tác giả cũng cho thấy, vài ông nhà văn-nạn nhân lại thích chơi với trùm mật vụ-đao phủ. Babel quen hai ông trùm dưới thời Stalin, ngoài ra nghe nói, còn "có liên hệ mật thiết" với vợ của một ông, Genrikh Yagoda, khách thường xuyên tại villa của Gorky.

Babel bị bắt ngày 15 tháng Năm, 1939. Mật vụ lục soát và khui ra một đống bản thảo khổng lồ đói với một nhà văn nổi tiếng vì sự im lặng: 15 tập bản thảo, 18 sổ ghi và phụ đính, 517 lá thư... Babel biết rõ số phận của ông, nhưng cố cứu mớ bản thảo, trong có nhiều cuốn đã được hoàn tất, và đã từng năn nỉ đám mật vụ, trao cho ông để ông "sắp xếp lại", và "hứa hẹn" sẽ viết một cuốn tiểu thuyết ghi lại con đường "sa đọa" vào những tội ác chống lại Xô-viết. "Cuốn sách đang nóng bỏng trong đầu tôi. Tôi cảm thấy đầy hứng khởi và sức mạnh, để viết nó ra...". Mấy ông chủ ngục làm sao tin nổi chuyện đó, Babel thì khỏi nói. Mớ bản thảo mất tiêu luôn, Shentalinsky tin rằng chúng đã bị tiêu huỷ.

Cuộc hỏi cung thứ nhất kéo dài ba ngày, đúng "tinh thần Kafka". Mọi tội đều có sẵn, cấm hỏi. Anh bị bắt vì những hành động chống Xô-viết. Nhận tội hay không? Không, tôi không nhận. Làm sao anh vô tội, một khi bị bắt? Mấy năm gần đây, tôi không viết được gì hết. Như vậy có thể bị coi là phá hoại, không muốn viết dưới điều kiện do Xô-viết ấn định. Anh muốn nói, anh bị bắt vì anh là nhà văn? Các ông nói đúng, lẽ dĩ nhiên. Tác giả không thể bị bắt, vì không còn viết được. Vậy thì lý do thực sự của việc bắt anh là gì? Tôi thường ra nước ngoài, và thường giao du với những phần tử Trotskists... Hãy giải thích tại sao một nhà văn Xô-viết như anh lại để kẻ thù ở hải ngoại lôi cuốn... Anh phải thú nhận tội ác, hành động phản quốc... Đừng đợi chúng tôi bắt buộc anh. Hãy thú tội đi.

Cuối cùng, Babel thừa nhận đủ những thứ tội, dù vô lý cỡ nào. Ông nói với họ, ông là điệp viên Pháp, và ông đã từng chuyển cho A. Malraux những tài liệu về trại tập trung và mật vụ. Ông đã từng nhỏ to với đám nghệ sĩ, và đã từng cắt nghĩa nguyên nhân tự tử của Maiakovsky là do không thể nào viết, dưới điều kiện Xô-viết; đã từng liên can tới âm mưu ám sát Staline, Chính Uỷ Quốc Phòng. Thê thảm nhất, nhục nhã nhất, ông đã tố cáo một số bạn bè như Eisenstein, Mikhoels, Yuri Olesha...

Vsevolod Meyerhold, đạo diễn sân khấu, bạn của Babel, đã từng viết thư cho bạn, nhà ngoại giao Molotov: "Nếu anh không viết, họ sẽ đánh đập anh, sao cho mỗi thứ rời một nơi, trừ cái đầu và hai tay là họ không đụng tới".

Phiên tòa Babel diễn ra tại một trong những văn phòng của Beria. Chỉ kéo dài 20 phút. Những lời nói chót của ông: Tôi vô tội. Tôi không hề là một điệp viên. Không bao giờ cho phép mình chống lại Xô-viết. Tôi tự buộc tôi một cách sai lạc. Bị bắt buộc phải tố cáo bậy bạ chống lại chính tôi và bạn bè... Tôi chỉ xin một điều: hãy cho tôi hoàn thành tác phẩm của tôi...".

Ông bị bắn vào lúc một giờ rưỡi, sáng hôm sau. Bà vợ chỉ biết vào năm 1954. Trong bao năm trời, bà đã năn nỉ xin được biết tin tức về chồng, và chỉ nhận được những lời hứa hẹn. Bà vẫn nuôi hy vọng chồng ở một nhà tù nào đó, tại Siberia, hay Kolyma, và sẽ có một ngày, ông trở về. Năm 1947, bà còn nhận được điện tín của nhà nước Xô-viết, chồng bà vẫn còn sống, khoẻ mạnh, và sẽ được tha vào năm 1948. Để tiện bề lo lắng cho thân nhân người bị bắt, nhà nước cho một mật vụ đến ở luôn trong nhà bà. Năm 1996, bà di cư qua Hoa-kỳ, hiện sống với Lida, cô con gái của họ, và đứa cháu trai, tại Maryland.

Hồ sơ KGB cho biết, xác của Babel được thiêu tro, gom chung thành Ngôi Mộ Tập Thể Số Một, và được đánh dấu, hình như vào năm 1991 bởi những dòng chữ: "Nơi đây an nghỉ, tro cốt của những con người vô tội, nạn nhân bị tra tấn, hành quyết do những vụ đàn áp chính trị. Hãy cầu xin chẳng bao giờ nhân loại quên họ".

Và đây là một trong những tiếng cười vui của ông, sau khi từ biệt vợ, trên đường tới nhà tù Lubyanka, Babel quay qua một mật vụ: "Hình như tối qua đồng chí không ngủ được nhiều?"

Trên tờ Điểm Sách Paris, số Mùa Đông 1995, có loạt bài Chân Dung Nga (Russian Portraits); từng tác giả đặc biệt, viết về một bức hình đặc biệt. Có bức hình được lôi ra từ hồ sơ mật, hoặc từ ống thông hơi cầu thang.

Hình Dostoevski, là từ hồ sơ Bettmann; với bài viết của Thom Jones: Chúng ta muốn Thượng Đế, nhưng có Thực mới vực được Đạo (we want God, but we also crave power, love, meat: Chúng ta muốn Thượng Đế, nhưng chúng ta cũng khao khát quyền lực, tình yêu, thịt.)

Bài viết về chân dung nhà thơ cách mạng Mayakovski, là của một nữ văn sĩ Francine du Plessix, vốn "bị gán cho" là con gái của nhà thơ.

Có hình Babel, đang bế cô con gái. Bài viết của James Salter có những dòng thật chân tình: Tôi thật ân hận vì đã đọc Babel trễ quá. Giá mà đọc sớm, giá mà được hưởng chút hơi hớm của ông. (The regret I felt was that I had not read them earlier and been influenced by him). Tác giả cũng kể, một giai thoại thật tuyệt vời (thật bi thảm, đúng hơn), về Babel:

Stalin, người đã tống vào tù và làm chết hàng triệu đồng bào của ông ta, đôi khi làm những cú điện thoại thật bất ngờ, vào ban đêm, từ văn phòng của ông ở điện Cẩm Linh. Thường là gọi cho một vài nhà văn, trong số đó có Pasternak, Ilya Ehrenburg. Ehrenburg đã nhận được một cú gọi như vậy, sau khi Babel bị bắt. "Babel có phải là một nhà văn tốt không?" Stalin hỏi.
-Một nhà văn tuyệt vời, Ehrenburg nói.
Câu nói tiếp của ông Trùm Đỏ, là một từ cụt ngủn:
-Zhalko (Đáng tiếc,đáng thương).
Và Người gác máy.
Đó là death knell (tiếng chuông báo tử).

Jennifer Tran.
____
a2a: Jennifer Tran là một bút  hiệu khác của nhà văn Nguyễn Quốc Trụ .

Isaac Babel and his Daughter 


          I was filled with regret when I first discovered Isaac Babel's stories in 1975 or thereabouts. I had already written four books as well as stories of my own. Babel's stories were overwhelming. The regret I felt was that I had not read them earlier and been influenced by him.
It was Robert Phelps, a writer whose judgment of literature was unerring, who introduced me to Babel, even prescribing the stories I should read before making up my mind, My First Goose, Dante Street, Guy de Maupassant and The King.
I read them in a small, book-lined study that Phelps kept, separate from his apartment, on East Twelfth Street, and immediately fell under the spell of a writer I liked as much as any I had ever known.
Babel's reputation was originally based on Red Cavalry- stories drawn closely from his experience as a correspondent attached to Budenny's forces during the bloody civil conflict that followed the revolution of 1917-1918. The writing is brilliant, original and utterly unsentimental, marked by that telltale sign of greatness, keen observation. Every sentence is like an arrow thudding into the target, and Babel is stunningly succinct. His famous dictum states that no iron can pierce the human heart so chillingly as a period put in exactly the right place.
I have reread the stories, some published long after his death in The Atlantic, Commentary and The New Yorker, many times. They are of an unquenchable freshness and somehow have - this is Babel's genius - despite their barbarity, an immense kindness of heart. Beyond the harshness they are filled with a perverse human nobility. They have the power to console. It is a quality one finds in Turgenev, Chekhov and Tolstoy.
Born in 1894, the son of a tractor salesman, Babel was raised in Odessa and later lived in Moscow and for brief periods in the 1920s and 1930s in Paris. He had two daughters, Nathalie and Lidya, by different wives. The photograph is of Babel and Nathalie, his oldest child, who was raised in France by her Russian mother and came to America where she taught and later edited her father's work. In Babel's kind face and high forehead, his wire-rimmed glasses, one can sense his personality: cheerful, shrewd and somewhat mischievous. There is a hint of his great wisdom. We cannot hear his voice, which was high-pitched and with a slight lisp, but from his letters and the recollections of his friends, IIya Ehrenburg and Konstantin Paustovsky among others, one gains the picture of a wonderful man. I think of him agonizing over his work, "composing" as he liked to say, writing and rewriting. Half a page a day was a huge amount for him. I think of him living in Paris on a street called Villa Chauvelot, along the sea in the mountains section of Odessa, and in meager lodgings in Moscow.
Like Pasternak, Mandelstam, Shalom Aleichem and it's not far-fetched to include Isaac Singer, Babel was Jewish. Strangely, he seems the least known though he may be the greatest of them. Fame is a vapor. Babel's compatriot, Bunin, a generation older, won the Nobel Prize but is little read today.
Babel was perhaps forty-six when he died. His exact fate remains unknown. Crushed by censorship and official disapproval, he was arrested in May 1939, towards the end of the terror, and disappeared into the prison camps. His trunk, which contained countless pages of unpublished work - he was famously long in revising and slow to submit stories- disappeared with him and has never been found. It, too, vanished in the pyre.
Stalin, who was responsible for the imprisonment or death of tens of millions of his countrymen, sometimes made unexpected telephone calls from his Kremlin office at night, to Pasternak and Ilya Ehrenburg among others. Ehrenburg received such a call after Babel had been arrested. Was Babel a good writer, Stalin asked him?
“A wonderful writer," Ehrenburg said.
Stalin's reply was a single word,
"Zhalko," he said-pity-and hung up. That was the death knell.

James Salter

(Source : Tin Van

 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates