Exile
Tôi chọn cái tít The Witness of Poetry [The Charles Eliot Norton Lectures 1981-82], không phải chúng ta chứng nó, mà nó chứng chúng ta, not because we witness it, but because it witness us. Milosz viết. Theo ông, Tây Phương có quá nhiều sách về thơ, thay vì thơ, và đây không phải 1 dấu hiệu tốt. Cả đời ông, ông bị quỉ ám, và cái việc tại làm sao thơ chọn ông, ông không hiểu được– all my life I have been in the power of a daimonion, and how the poems dictated by him came into being I do not quite understand – Mít kêu là được thần thơ nhập, chắc cũng rứa!
Ông cũng cho biết, rất sớm sủa ông đã cảm nhận ra sự đe dọa từ phiá Đông – I certainly felt a sense of menace from the East very early, nhưng không phải là từ Ky tô giáo phía Đông, lẽ tất nhiên, nhưng từ cái nổi lên như là hệ quả của sự thất bại của nó, and not from Eastern Christianity, of course, but from what has arisen as a result of its defeat.
Chương Điêu Tàn và Thơ, Ruins and Poetry, rất tuyệt, và rất có ích cho Mít chúng ta, nếu đọc nó theo kiểu THNM, thì có thể giải thích Cái Ác Bắc Kít, và nó gây họa vào thời điểm nào ở xứ Mít.
Sở dĩ Milosz nhấn mạnh ý nghĩa của cái tít cuả cuốn sách viết về thơ của ông, "nó chứng tao, không phải tao chứng nó", có thể, trong "tiềm thức" của ông, đã ngửi ra mùi thúi của cuốn 40 năm thơ Mít lưu vong rồi!
Chứng cớ? Edward Hirsch, trong bài viết về thơ Ba Lan, giải thích:
Polish poetry has often been called a poetry of witnessing, but that notion needs some refining and expanding. Polish poets themselves have often shown an ambivalence about being so-called "witnesses" to history. Milosz called his Charles Eliot Norton Lectures at Harvard The Witness of Poetry, but he also wrote a letter to the New York Review of Books objecting to a praiseworthy review by A. Alvarez that called him a "witness." In Milosz's view, the label narrowed the meanings of his poetry and implied that his poems were a kind of journalistic response to events. Milosz's ambivalence points out that Polish poets are in some sense metaphysical poets forced to become historical ones. While they could not help being aware of the history inflicted upon them, they nevertheless .have remained most keenly interested in exploring the nature of reality at even deeper levels, meditating on life's essences.
Poetry and History:
Polish Poetry after
the End of the World
In 1973, when I was twenty-three years old, I decided to stop in Warsaw during a year I was traveling in Europe. From that trip I remember one chilly gray dusk in particular when I walked through the neighborhood that had once been the Warsaw Ghetto. People were bustling home from work, but their activity only seemed to accentuate the eerie and even ghostly absence of all those missing persons, an annihilated people. One didn't need to travel to Auschwitz to feel guilty absence and palpable vacancy. That night I reread Czeslaw Milosz's poems "A Poor Christian Looks at the Ghetto," "A Song on the End of the World," and "Dedication." This last poem was addressed to "You whom I could not save," and dated Warsaw, 1945. Its key stanza has thereafter set a standard of moral seriousness in poetry:
What is poetry which does not save
Nations or people?
A connivance with official lies,
A song of drunkards whose throats will be cut in a moment,
Readings for sophomore girls.
That I wanted good poetry without knowing it,
That I discovered, late, its salutary aim,
In this and only this I find salvation.
Milosz's early poems are all haunted by survivor's guilt, the poignancy of living after what was, for so many, the world's end. Poetry here becomes an offering to the dead, a form of expiation, a hope for redemption.
Reading the work of Zbigniew Herbert, Tadeusz Rózewicz, and Wislawa Szymborska-the half-generation after Milosz-I soon discovered that all of postwar Polish poetry was similarly haunted by guilt, initiated in the apocalyptic fires of history. These writers shared an important collective experience, and the formative nature of that experience helped shape the spirit of their work. Born in the early 1920s, they grew up during one of the few periods of independence in Polish history, but they came of age during the terrible years of World War II. Poland lost six million people during the war, nearly one-fifth of its population, and the young writers felt the almost crushing burden of speaking for those who did not survive the German occupation. "I am twenty-four / led to slaughter / I survived," Rozewicz wrote in "The Survivor." It was no boast. No wonder, then, that at the conclusion of "Dedication"
Milosz asks for the dead to free him:
They used to pour millet on graves or poppy seeds
To feed the dead who would come disguised as birds.
I put this book here for you, who once lived
So that you should visit us no more.
Edward Hirsch: How to Read a Poem and Fall in Love with Poetry
Năm 1973, 23 tuổi, tôi
quyết định ngừng ở Warsaw 1 năm, trong chuyến đi
Âu Châu. Kỷ
niệm xám xịt, nhất là khi loanh
quanh ở cái khu Ghetto. Phố phường
bận rộn, nhưng hình như càng
làm nặng thêm sự vắng mặt u uẩn của
những người đã mất. Bạn chẳng cần phải tới
Lò Thiêu làm khỉ gì, chỉ
ở đây thôi mà đã cảm thấy
cái sự trống vắng tội lỗi, mân mê,
sờ xoạng được!In 1973, when I was twenty-three years old, I decided to stop in Warsaw during a year I was traveling in Europe. From that trip I remember one chilly gray dusk in particular when I walked through the neighborhood that had once been the Warsaw Ghetto. People were bustling home from work, but their activity only seemed to accentuate the eerie and even ghostly absence of all those missing persons, an annihilated people. One didn't need to travel to Auschwitz to feel guilty absence and palpable vacancy. That night I reread Czeslaw Milosz's poems "A Poor Christian Looks at the Ghetto," "A Song on the End of the World," and "Dedication." This last poem was addressed to "You whom I could not save," and dated Warsaw, 1945. Its key stanza has thereafter set a standard of moral seriousness in poetry:
What is poetry which does not save
Nations or people?
A connivance with official lies,
A song of drunkards whose throats will be cut in a moment,
Readings for sophomore girls.
That I wanted good poetry without knowing it,
That I discovered, late, its salutary aim,
In this and only this I find salvation.
Milosz's early poems are all haunted by survivor's guilt, the poignancy of living after what was, for so many, the world's end. Poetry here becomes an offering to the dead, a form of expiation, a hope for redemption.
Reading the work of Zbigniew Herbert, Tadeusz Rózewicz, and Wislawa Szymborska-the half-generation after Milosz-I soon discovered that all of postwar Polish poetry was similarly haunted by guilt, initiated in the apocalyptic fires of history. These writers shared an important collective experience, and the formative nature of that experience helped shape the spirit of their work. Born in the early 1920s, they grew up during one of the few periods of independence in Polish history, but they came of age during the terrible years of World War II. Poland lost six million people during the war, nearly one-fifth of its population, and the young writers felt the almost crushing burden of speaking for those who did not survive the German occupation. "I am twenty-four / led to slaughter / I survived," Rozewicz wrote in "The Survivor." It was no boast. No wonder, then, that at the conclusion of "Dedication"
Milosz asks for the dead to free him:
They used to pour millet on graves or poppy seeds
To feed the dead who would come disguised as birds.
I put this book here for you, who once lived
So that you should visit us no more.
Edward Hirsch: How to Read a Poem and Fall in Love with Poetry
Tối hôm đó, tôi đi 1 đường đọc thơ Milosz. Ui chao, những bài thơ đầu đời thơ của ông, ám ảnh làm sao, là cái mặc cảm sống sót, cái nỗi thống khổ, “sống, sau những cái đó”, cái tận cùng thế giới đó.
Thơ như thế, là 1 dâng tặng cho người chết, một hình thức cứu chuộc.
Đọc Zbigniew Herbert, Tadeusz Rózewicz, and Wislawa Szymborska- nửa thế hệ sau Milosz – tôi liền khám phá ra là, tất cả thơ ca hậu chiến Ba Lan thì đúng là bị ám ảnh bởi tội lỗi, bật ra từ những ngọn lửa tận thế của lịch sử....
40 năm thơ lưu vong Mít, đâu có thứ thơ như trên?
Không tản mạn bên ly cà phê, thì lặn lội về Kinh Bắc châm đóm cho nhà thơ mê gái HC hút thuốc lào, hoặc chầu chực vấn an đao phủ Mậu Thân....
Cái mặc cảm sống sót, tại sao tên khốn đó, lại chừa tôi ra, cái nỗi thống khổ, “sống, sau những cái đó”, cái tận cùng thế giới đó, cái thứ thơ như là hình thức cứu chuộc, thơ Mít, trong cũng như ngoài, đâu có?
http://tanvien.net/Viet/5.html
Lưu Vong và Mít
Nhân đọc bài viết
của Nguyễn Hải Hà (1)
Bài viết, đa phần dựa
vào cuốn của Ha Jin, "Nhà văn như tên di dân",
và đúng như cái tít của nó, ông
nhà văn Tầu này thực sự cũng không tin vô,
thứ nhà văn lưu vong.
Ông ta cũng nói về giống nhà văn Tẫu của mình y chang, khi cho rằng, nhà văn Tẫu mà đếch có bạn, đếch có ly cà phê kế bên, là không sống được chứ đừng nói, là nhà văn nhà thơ.
Ông ta cũng nói về giống nhà văn Tẫu của mình y chang, khi cho rằng, nhà văn Tẫu mà đếch có bạn, đếch có ly cà phê kế bên, là không sống được chứ đừng nói, là nhà văn nhà thơ.
Nhận xét của ông
này áp dụng cho nhà văn Mít quá
đúng. Chính đám Mít cũng không hề
tin, trong số họ, có 1 tên là nhà văn lưu
vong. Ông nào cũng bò về hết cả rồi, làm gì
có đơn, mà đòi kép!
Vô tình Ha Jin, qua cái tít của mình, nói lên điều mà tay thư ký Nobel đã từng nói, khi đám Mẽo đòi Nobel, làm gì có lưu vong, mà đòi Nobel.
Với Mẽo, chỉ có văn chương di dân mà thôi.
Vô tình Ha Jin, qua cái tít của mình, nói lên điều mà tay thư ký Nobel đã từng nói, khi đám Mẽo đòi Nobel, làm gì có lưu vong, mà đòi Nobel.
Với Mẽo, chỉ có văn chương di dân mà thôi.
Cao Hành Kiện, với ông
này, quả có thứ văn chương lưu vong, vì theo
ông, đây là cốt tử của văn chương:
Nếu gọi là văn chương, thì phải là lưu vong.
Nếu gọi là văn chương, thì phải là lưu vong.
Người ngửi ra số phận lưu vong
của chỉ 1 nhà văn nhà thơ Mít, là ông
anh nhà thơ của GCC, khi, không hiểu bằng cách
nào, ông tưởng tượng 1 tên như vậy, và tên
này, đành bỏ lưu vong, trở về lại xứ Mít - mà
anh ta phịa ra là, vì người yêu và đứa
con trong bụng của mình kêu réo, anh ơi, bố ơi,
về đi, vợ con cần anh - nên anh bò về - để chết lãng
nhách như 1 tên VC!
Có 1 cái gì
đó, trong cái chết này, làm nhớ đến cái
bào thai chết của đứa trẻ Mít, trong nhà văn
Linda Lê.
Và bà này, cũng tin rằng, nhà văn phải lưu vong, và lưu vong, thì giống như cái bào thai chết trong bụng ta!
Và bà này, cũng tin rằng, nhà văn phải lưu vong, và lưu vong, thì giống như cái bào thai chết trong bụng ta!
Về lưu vong
Lưu vong là cứu rỗi. Lưu
vong là cứu rỗi của nhà văn. Mục đích không phải
là lưu vong. Mục đích là viết. Có rất nhiều nhà
văn bị ép buộc phải bỏ chạy để viết. Đôi khi sự đàn áp
không đến nỗi tới chỉ khiến họ phải bỏ đi, nhưng vẫn phải bỏ đi. Thí
dụ James Joyce. Nhưng Joyce và Beckett, cả hai chẳng hề quay trở lại.
Có một sự đàn áp về tâm lý ở Ái
nhĩ lan: Nhà thờ Ky tô khiến họ tự lưu vong. Không, một
nhà văn không thể đánh bại một xã hội. Nhưng anh
ta có thể tự cứu mình, đây là một trường hợp từ
cổ xưa cho mãi tới ngày này.
Sau khi Mao chết [1976], sau
Cách Mạng Văn Hóa, xã hội TQ có một thời
kỳ tương đối cởi mở, và tôi có thể đi du lịch,
nhìn tới nhìn lui những sự vật, con người. Lingshan [Linh Sơn] là về sự tìm
kiếm một khởi điểm cho tâm thức, kiếm điểm nhập tầng tâm
linh. Nó hầu hết được viết ở TQ và xuất bản ở Pháp,
nhưng tôi phải đợi sau khi Mao chết, vậy mà khi đó
vẫn không nghĩ có thể in nó ra. Tôi bắt đầu
viết nó vào năm 1982.
NGUYỄN THỊ HẢI HÀ
Vài Điều Suy Nghĩ
Về Ngày Trở Về Của Nhà Văn Lưu
Vong
biên khảo
Một ngày không
tên vào cuối thập niên bảy mươi tôi được
tặng một tập thơ mỏng của Nguyễn
Đức Sơn, trong đó có một bài thơ mà đến
giờ tôi vẫn còn nhớ.
Ôi biết ngày nao
anh trở lại
Vườn
xưa cây trái ngả nghiêng sầu
Anh đi trong nắng
tàn hoang dại
Thấy lá sầu
riêng bạc hết màu[1]
Bài thơ cho tôi cảm
tưởng nhà thơ sắp đi rất xa, có thể biệt
xứ, không còn cơ hội trở về. Tuy nhiên đến
nay nhà thơ vẫn còn ở Việt Nam, có nghĩa là, ông chỉ
di chuyển đến một địa phương khác;
thế mà đã buồn đến bạc lá sầu riêng.
Loanh quanh trong
nước, vẫn có cơ hội quay về mà đã
thương nhớ quê nhà đến thế; những
người phải lìa bỏ quê hương, vượt
đại dương, không còn đường trở về,
nỗi nhớ có lẽ càng khắc khoải hơn. Việt
Nam có hai cuộc di cư vĩ đại; từ Bắc vào
Nam và từ miền Nam sang nước ngoài. Tôi cũng biết,
có những cuộc vượt biên từ miền Bắc
hay tập kết ra Bắc, nhưng bài này xin chỉ giới
hạn trong việc quan sát ý muốn và hành động trở
về của một số văn nghệ sĩ di cư từ
Bắc vào Nam và từ miền Nam sang tị nạn ở
nước ngoài.
Đã có nhiều
định nghĩa về văn nghệ sĩ lưu lạc,
lưu đày, lưu vong, tị nạn, di dân, và nhập
cư. Mỗi từ mang một ý nghĩa chính trị khác
nhau. Trong bài này để giản dị hóa tôi xin được
dùng từ lưu vong để chỉ chung cho cả hai
trường hợp di cư và tị nạn. Đơn giản,
dùng từ này vì nghe quen tai. Văn nghệ sĩ tôi quan sát gồm
có ba nhóm: di cư trước tị nạn sau (Phạm Duy,
Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Mặc
Đỗ, Trùng Dương), tị nạn (Võ Phiến, Trần
Hoài Thư, Lê thị Huệ, Nguyễn thị Thảo An[2]) và một số nhà văn sinh ra ở
Việt Nam nhưng lớn lên ở hải ngoại (Kim
Thúy, Andrew Lam)[3]. Sự trở về
ở đây bao gồm hai mặt: một cách hiện thực
với thân thể của văn nghệ sĩ, và biểu
tượng, bằng tác phẩm.
Có thật ai bỏ
xứ ra đi đều muốn quay về hay đó chỉ
là ý nghĩ lãng mạn chỉ xuất hiện trong văn
thơ hay nhạc? Chúng ta lớn lên với quan niệm
đã được cấy sẵn vào đầu. Cây có cội,
nước có nguồn. Chim có tổ, người có tông. Hễ
có những cuộc ra đi là tự nhiên ngầm coi như
có những lời hứa hẹn sẽ trở về. Ha
Jin, nhà văn Trung quốc lưu vong ở Hoa Kỳ quả
quyết rằng tất cả mọi người khi lưu
lạc đều thương nhớ quê nhà và muốn trở
về. “Đa số những người lưu vong
đều ấp ủ một mơ ước ngày nào
đó trở về quê hương. Nỗi niềm nhung nhớ
này thường làm họ mất phương hướng
và ngăn ngừa họ bắt rễ ở bất cứ
nơi nào.” (Jin, The Writer As Migrant,
2008, p. 63)[4] Ha Jin định
nghĩa quê hương như sau: “Theo thường lệ,
quê hương của một người là xứ sở
nguồn cội của người ấy. Nơi nầy
người ấy thường mong muốn trở về
dù đi đến bất cứ nơi nào.” (Jin, The Writer As Migrant, 2008, p. 65)[5]
Phạm Duy, là
người thể hiện mạnh mẽ nhất cái ý muốn
trở về quê hương. Tôi quan sát Phạm Duy như một
thi sĩ vì một số lớn ca từ của ông là
thơ được phổ nhạc. Bài Thuyền Viễn
Xứ mang nỗi sầu cố lý mênh mông. Tuy nhiên, tôi vẫn
không thể khẳng định sầu hoài hương có
nghĩa là muốn hồi hương. Trong Come back to
Sorrento, Phạm Duy đặt lời Việt thành Trở Về
Mái Nhà Xưa, ông đã thể hiện mơ ước trở
về chốn cũ. “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về
đây với màu gió ngày lang thang. Về đây với xác hiu
hắt lạnh lùng…” Đây là một bản nhạc Ý,
độc giả có thể đọc bản chính và bản
dịch ở Wikipedia[6], tuy nhiên lời
Việt của Phạm Duy lập đi lập lại hai
chữ về đây như một xác định trở về
dù chỉ là quay về với điêu tàn. Ngay cả khi chọn
bản nhạc này để đặt lời, phải
chăng ý muốn trở về đã nằm trong tâm tưởng
của ông? Một bản nhạc ngoại quốc khác ông
viết “Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ
thương mãi quê nhà. Giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xa…Tìm một
miếng đất cho gã si tình…Nàng hãy chôn trái tim non buồn
thương.”[7] ca từ thể
hiện sự nhớ thương quê nhà, hoàn toàn khác bài dân
ca của bản nhạc gốc. Ở Ngày Trở Về,
chúng ta cũng có thể tưởng tượng Phạm
Duy là anh chàng thương binh trở về quê nhà, để
gặp lại mẹ già đã mù lòa, người vợ trẻ
thành đóa hoa tàn tạ, và tiếng cười đùa trở
thành giọng hát rầu rầu. Khi sang Hoa Kỳ ý muốn
trở về của Phạm Duy rõ rệt hơn. “Rồi
đây anh sẽ đưa em về nhà, nhà của đôi ta
xinh xinh nhỏ bé…” Nhà, ở đây có thể là giàn thiên
lý, mảnh vườn, miếng nấm mồ, hay là cõi chết
nơi ông được ở lại muôn đời. Cuối
cùng, Phạm Duy đã trở về, bằng hình hài
xương thịt. Khi di cư ông là một trong những
người đi trước. Khi trở về ông cũng
đi trước rất nhiều người.
Alexander Solzhenitsyn,
suốt mười tám năm lưu đày, sống ở
tiểu bang Vermont Hoa Kỳ luôn mong muốn trở về
quê hương. Ông từ chối không vào quốc tịch Mỹ,
và thường nói rằng ông sống chỉ viết cho
người Nga đọc. (Jin, Writer As Migrant, 2008, pp. 5-7). Milan
Kundera thì trái lại. Xuất thân là người Czech, tác phẩm
của ông bị cấm lưu hành ở xứ ông sinh ra.
Năm 1975 ông di cư sang Pháp. Lúc 60 tuổi ông bắt đầu
viết văn bằng tiếng Pháp. Ông luôn nhấn mạnh,
ông là nhà văn Pháp. Có nghĩa là không những Kundera không nhớ
tiếc quê nhà mà còn chối bỏ nguồn gốc của
ông.[8]
Mai Thảo, Thanh
Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, và Mặc Đỗ là
trường hợp đặc biệt. Nếu xem mỗi
nhà văn là một cái cây thì các ông bị nhỗ bật rễ
hai lần. Để tìm xem các ông có ý muốn trở về
miền Bắc khi đang sống và viết văn ở miền
Nam, tôi đọc một số tác phẩm các ông đã xuất
bản ở miền Nam và ở hải ngoại[9]. Bàng bạc trong hầu hết mọi
tác phẩm, cả bốn nhà văn đều biểu lộ
rõ rệt sự nhớ tiếc tuổi thơ, cảnh
cũ, người xưa, tâm trạng lạc lõng của những
người xa quê nhà. Chỗ ở mới chưa cố
định, công việc chưa vững chắc, nhưng
các nhà văn này không mấy hoang mang, thất lạc, hay tuyệt
vọng. Độc giả vẫn nhìn thấy những tia
sáng của hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.
Các nhà văn di cư không hề phàn nàn bị kỳ thị
Bắc Nam, cũng không phải vất vả
đương đầu với một ngôn ngữ xa lạ
như nhà văn miền Nam tị nạn sang nước
ngoài.
Mai Thảo biểu
lộ tâm trạng lạc lõng của người xa quê
hương: “Y giống như người đến từ
một hành tinh khác. Y đã mất quá khứ, như một
thân cây mất rễ. Những ngày tháng về trước
đã nhạt nhòa dấu tích, ấn tượng xa xưa
chỉ là một vực đen sâu không cùng. Y sống
cũng như chết. Y chết giữa cuộc sống.”[10] Cũng có lúc Mai
Thảo thoáng nghĩ đến sự trở về
nhưng chỉ là một ý nghĩ viển vông. “Từ Cửu
Long, chúng tôi sẽ về đánh chiếm lại Hồng
Hà. Để những buổi chợ đất nước
lại được mở thành hội ở hai bên bờ
sông.”[11] Đọc câu này
tôi không khỏi mỉm cười. Với bộ vó nhà
thơ, ông lấy gì để đánh chiếm lại Hồng
Hà chứ? Lúc gần cuối đời, Mai Thảo có tặng
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng bài thơ tựa đề Bài
Tiễn:
Xuống tầu
đưa bạn đi ra biển
Thả tàn tro xuống
Thái Bình Dương
Biển mênh mông lặng
lòng giông bão
Chẳng biết
nơi nào nữa viễn phương[12]
Bài thơ làm tôi
liên tưởng đến số phận người
vượt biển, câu thơ khiến tôi nghĩ dù Mai Thảo
vẫn nhớ đến Việt Nam nhưng nơi này không
còn là một chỗ để về.
Thanh Tâm Tuyền trẻ
hơn, mộng ước phiêu lưu tràn đầy, thẳng
thắn bày tỏ ước muốn ra đi và không trở
lại: “Hắn lớn lên trong một thành phố đã
mất, thành phố bị vây hãm như một hòn cù lao nổi
chờ ngày tan rã không để lại dấu vết.” […]
“Nó chờ đợi một chuyến đi xa, không trở
về cái đất nước nhục nhã này, đi tìm cái
chết nơi hải cảng trong quán rượu xa lạ,
chết một mình bên chai rượu.”[13] Thanh Tâm Tuyền
có nghĩ đến ngày về, nhưng ông tự chế nhạo
cái ý nghĩ viễn vông ấy.
“Đến bao giờ
anh tính về ngoài ấy?”
“Anh tính về?” –
Người đàn ông cười gằn – “Anh tính sao
được, phải đợi thống nhất chứ.”[14]
Vũ Khắc
Khoan khẳng định, nhớ nguồn gốc thì vẫn
nhớ, nhưng không muốn trở về. “Con người
cũng như vạn vật cũng đều phải theo
cái lẽ đó mà sinh sôi nảy nở. Nhưng thỉnh thoảng
đến chỗ cùng cự của tang thương biến
đổi thì tĩnh tâm, thành ý, con người lại nuôi ứ
muốn trở về nguồn. Lớn rồi đi, đi
rồi xa, xa rồi trở về […] Nguồn tất phải
đẹp. Vì nguồn là tuyệt đối. Cho nên con
người từ phân hóa sinh thành, mấy ai mà quên hẳn
được nguồn.”[15]
“Thế là hết
câu chuyện Trương Chi của tôi. Và bây giờ thì chắc
ông cũng hiểu tại sao tôi lại không quay về Hà Nội.
Cuộc đời Trương Chi có ngang trái chỉ vì họ
Trương chưa tìm được người đồng
cảnh. tôi may mắn hơn anh ta. Vì tôi đã gặp những
người đồng cảnh.”[16]
Vũ Khắc
Khoan lớn tuổi nhất và có lẽ do có kinh nghiệm sống
dài nhất, ông biểu lộ ý thức chính trị rõ rệt
nhất. Và vì lý do chính trị, ông không muốn trở về.
“Ông có hiểu anh trùm
Phường đã nói gì với Trương Chi không? Tôi chắc
ông cũng thừa hiểu. Đã hơn một lần, tôi
chắc những người như ông đã được
nghe những lời tương tự. Có phải bắt
đầu thì bao giờ cũng là những danh từ quyến
rũ: Cách mạng, Lực lượng đang lên… Ông là cái
chất ma túy của những danh từ! Và trong cơn mê
đắm của tuổi hai mươi, ông đã vội
vàng không thèm nghĩ, mà nhận ngay cái vai trò đẹp nhất
trong một tấn kịch mới mở màn đầu. Một
với hiệp sĩ phong lưu sảng khoái, cả đời
chỉ chuyên vào việc cứu khổn phò nguy. Trong mỗi
con người, nhất là chúng ta, bao giờ mà chả tiềm
tàng một Don Quichotte? Chúng ta đã lên yên. Chúng ta lại có
thêm ngọn giáo. Làm gì mà chúng ta chả lăn xả vào một
cái cối xay! […] Từ địa vị một chàng hiệp
sĩ phong lưu, chúng ta trở nên một con sĩ tốt,
cúi đầu chịu lệnh một vị tướng vô
hình. Hỡi ơi!”[17]
Mặc Đỗ
viết về đời sống xa quê hương như
sau: “Anh Giáp phải kéo dài cuộc sống ở đây,
không vui với không khí gia đình nhưng rất
thương vợ con, lúc nào cũng hy vọng có cơ hội
đổi được cái không khí lạc lõng ấy, chẳng
hạn đưa gia đình trở về Việt Nam.
Nhưng cơ hội mãi không đến vì lẽ này lẽ
nọ. Bây giờ hi vọng xem như tiêu tán luôn mãi mãi. Nga bảo
có một bữa gần đây chợt Giáp đã buồn rầu
nói rằng: ‘Tôi đành ở luôn đây thôi.’”[18]
Tôi cố tìm một
sự khẳng định ý muốn trở về, thật
mạnh mẽ, như Scarlett O’Hara muốn trở về
Tara để tìm lại sự hỗ trợ tinh thần của
một nơi nàng đã từng sống trong hạnh phúc ở
bốn nhà văn này nhưng không thấy.
Tôi đã đọc
một số truyện và tùy bút của Võ Phiến[19] nhưng lúc ấy tôi không để
ý tìm xem ông có ý muốn quay về hay không. Thành thật mà nói,
dù muốn tôi cũng không thể đọc hết tất
cả tác phẩm của ông. Rất có thể, chìm khuất
đâu đó nhân vật của ông lớn tiếng đòi về
mà tôi chưa đọc tới. Tâm trạng hoài nhớ quê
hương của nhà văn Võ Phiến xuất hiện hầu
hết trong các bài tùy bút, đặc biệt là tác phẩm Cuối
Cùng, của ông. Nỗi buồn này đã được nhà
văn John Schafer ghi nhận trong quyển biên khảo “Võ Phiến
and the sadness of exile.” Dù Võ Phiến không về hay chưa về
bằng xương bằng thịt thì tác phẩm của
Võ Phiến đã được nhà văn Thu Tứ
đưa về Việt Nam dù phải chịu cái cảnh nằm
sao cho vừa chiếc giường của Procrustes[20].
Không đề cập
đến sự trở về trong tác phẩm, không hẳn
là nhà văn không muốn trở về. Rất có thể với
chiến tranh càng lúc càng trở nên khốc liệt, mức
độ chia rẽ giữa hai miền Bắc Nam càng lúc
càng sâu, cơ hội trở về không có và không thiết thực
nên không ai nhắc đến sự trở về? Có thể
nào cái một lòng một dạ quay về với tổ quốc
của Solzhenitsyn chỉ vì ông không thể sử dụng
ngôn ngữ nào khác hơn tiếng mẹ đẻ? Khi trở
về quê hương Solzhenitsyn bị tiếp đón lạnh
nhạt một thời gian rất dài. Một trong những
lý do khiến Solzhenitsyn không thích hợp với cuộc sống
và không thể sáng tác được ở Hoa Kỳ là vì trở
ngại ngôn ngữ. Và rất có thể thêm một lý do nữa,
nói như nhà văn Vũ Khắc Khoan là vì ông ta không tìm
được người đồng cảnh. Giả tỉ
như lúc bấy giờ có cả triệu người cùng
lúc ra đi với ông, qui tụ lại cùng viết và xuất
bản bằng tiếng mẹ đẻ, như các nhà
văn Việt, có thể ông đã ở lại Hoa Kỳ.
Nhà văn Trùng
Dương di cư vào Nam khi bà chừng 9 tuổi, đọc
tác phẩm Lập Đông, tôi thấy có nét hoài nhớ mảnh
đất bà đã ra đi, nhưng nỗi nhớ không
đậm đà như các nhà văn thuộc thế hệ
trước. Bà nhớ mang máng là mùa xuân nơi ấy rét lắm
khi xuân ở Saigon nóng bức. Tương tự như Trùng
Dương, nhà văn Việt sang Mỹ từ lúc 9 hay 10 tuổi
nỗi hoài hương không đậm nét, và càng sống lâu
ở xứ người, ý thức Việt Nam là quê
hương càng phai nhạt. Trong tác phẩm Ru, nhân vật của
Kim Thúy, sang Hà Nội làm việc, nhưng quê nhà của cô xuất
hiện bằng cái mùi hương xà phòng bột của xứ
Canada còn phảng phất trên chiếc áo của chồng cô.
Tác phẩm của Linda Lê đã được dịch và xuất
bản ở Việt Nam, bản thân Linda Lê cũng đã
đến Việt Nam để giới thiệu tác phẩm.
Trường hợp của Linda Lê không thể nói là “về”
mà phải nói là “đi đến” bởi vì cô không tự nhận
là người Việt Nam. Bản sắc Việt dính vào cô
như một thây ma chết mà cô phải cưu mang[21]. Andrew Lam, vẫn
nhận mình là người Việt, Việt Nam là nơi chốn
anh sinh ra, và anh đã nhiều lần trở lại Việt
Nam.[22]
Có nhiều nhà
văn Việt cương quyết không trở về dù bằng
tác phẩm hay thân xác. Nhà văn Trần Hoài Thư là một
trong những nhà văn này. Toàn bộ sáng tác của ông
được viết ra ở miền Nam. Từ khi sống
ở Hoa Kỳ ông không sáng tác nhiều, đa số thì giờ
ông dùng để khôi phục những tác phẩm của ông
cũng như nhiều tác giả khác đã bị cấm
đoán chối bỏ. Nhiều lần tôi trực tiếp
hỏi và được biết từ khi ra khỏi nước
ông chưa hề trở lại Việt Nam và cũng không cần
phải trở về xuất bản tác phẩm của
ông.
Nhà văn Lê thị
Huệ trở lại Việt Nam nhiều lần, thành quả
của những lần trở lại ấy là quyển Văn
Hóa Trì Trệ[23] nhưng nhân vật
của bà không muốn trở lại. Hãy nghe nhân vật Lan
Hương bày tỏ ý nghĩ:
“[…] Có khi tao muốn
cắt bỏ luôn quá khứ. Tao muốn ở lại Mỹ
đời đời. Tao muốn quên luôn Việt Nam.
Nhưng đôi khi tao cũng có nhu cầu tìm lại nơi
đã đưa tao vào đời sống này. Tao muốn gặp
ba má và anh chị em của tao. Nhưng tao sợ khi về lại
Việt Nam tao đã thành một kẻ xa lạ.”[24]
“Em ghét Việt
Nam. Em ghét xứ sở này. Em ghét trở về một cái xứ
sở ngu dốt. Xứ sở trì trệ. Xứ sở u
mê.”[25] (Lê, 2005)
Từ bỏ xứ
sở nơi sinh ra vì lý do chính trị và không sử dụng
ngôn ngữ của xứ sở bà cư ngụ khi viết
văn, Lê thị Huệ xem ngôn ngữ Việt là quê
hương. Khi được sử dụng ngôn ngữ mẹ
ở đất khách nhà văn không cần phải về
nguồn bằng tác phẩm. Như Milan Kundera, Lê thị Huệ
cho hai nhân vật Việt tha hương, gặp nhau ở
trên giường của một khách sạn, hai kẻ xa lạ
nói tiếng Việt với nhau suốt đêm. Với bà, tiếng
Việt là nơi hội ngộ, kết hợp hai linh hồn,
đây là biểu tượng của sự trở về với
quê hương.
Nhà văn Nguyễn
thị Thảo An thì dùng dằng nửa về nửa ở.
Thảo An nghĩ rằng:
“Theo truyền thuyết,
cuộc đời chúng ta là một chuỗi luân hồi.”
“Có nghĩa là chúng
ta sinh ra nơi nào thì sẽ trở về nơi đó.
Mười mấy ngàn năm, qui luật đó không bao giờ
thay đổi.”[26]
Sau đó Thảo
An nghĩ ngược lại:
“Nó hình dung ra một
cuộc sống cô đơn ngoài biển khơi, nhưng
mà còn hơn trở về để chết.”[27]
“Bạc lẳng lặng
quay đầu vô vách khe. Nó lạ lẫm trên chính quê nhà của
nó. Lần đầu tiên, nó có cảm giác lạc lõng giữa
đàn. Bạc chợt ước, phải chi nó chết ở
một nơi nào đó trên đường trở về.
Để cái quê hương dấu yêu kia mãi mãi vẫn còn
trong tim của nó.”[28]
Khi đề cập
đến việc trở lại quê hương, một cuộc
trở lại vật chất, của con người bằng
xương bằng thịt, chúng ta thấy có nhiều quan
điểm. Solzhenitsyn cương quyết trở về.
Milan Kundera, Cao Xingjian, là những con hoàng hạc một
đi không trở lại. James Joyce xem sự lưu đày
là nguồn cảm hứng để sáng tác. Vladimir Nabokov
quan niệm, ngay cả quốc tịch của nhà văn
cũng không đáng kể, chỉ có nghệ thuật biểu
lộ trong tác phẩm mới quan trọng. Để
được tự do theo đuổi nghệ thuật,
Nabokov đã chối từ quê hương Liên Xô của ông trên
cả hai mặt chính trị và ngôn ngữ. Tôi không tìm thấy
chứng cớ chắc chắn là Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền,
Vũ Khắc Khoan muốn trở về Việt Nam bằng
xương bằng thịt vì tác phẩm của các ông thất
lạc rất nhiều, và như đã thú nhận, tôi không
thể đọc tất cả tác phẩm của các ông.
Tuy nhiên, đã là nhà văn lưu vong, sự trở về
quan trọng nhất phải là sự trở về của
tác phẩm. Ha Jin cho rằng ngoại trừ việc giúp cho
nguôi ngoai nỗi nhớ về quá khứ, cuộc trở về
bằng xương bằng thịt của nhà văn chẳng
có ý nghĩa gì cả. (Jin, Writer As Migrant, 2008, p. 21)[29]
Bởi vì tính chất
chính trị của sự ra đi; sự trở về bằng
tác phẩm của nhà văn lưu vong thường bị
xem là hành động phản bội. Phản bội những
nhà văn cùng khuynh hướng đã từng bị tù
đày, làm nhục chỉ vì họ đã viết những điều
không được nhà cầm quyền chấp nhận. Nếu
bảo rằng chúng ta ra đi khi tình trạng rất tồi
tệ; nay chúng ta trở về vì tình trạng trở nên tốt
đẹp hơn, và nhà cầm quyền chẳng những
chấp thuận mà còn khuyến khích; thế thì tại sao rất
nhiều văn nghệ sĩ trong nước vẫn còn bị
tù đày vì khác ý thức chính trị với giới cầm
quyền? Sự trở về của nhà văn lưu vong
mang ý nghĩa đồng tình với, nếu không nói là ủng
hộ chính sách của nhà cầm quyền. Văn nghệ
sĩ cố gắng trong tuyệt vọng để rời
khỏi đất nước, có phải vì tiếng nói của
họ bị bóp nghẹt? Tại sao nhà văn lưu vong
được khuyến khích mang tác phẩm trở về
trong khi rất nhiều văn nghệ sĩ trong nước
đang muốn được trở thành người
lưu vong? Nếu tình hình chính trị trong nước
đã trở nên tốt đẹp hơn sao vẫn có
người không chấp nhận được tình trạng
sống và viết hiện nay? Có thật văn nghệ
sĩ muốn trở về vì yêu thương quê nhà, tìm về
cội rễ, hay chỉ vì lợi ích cá nhân của người
viết?
Có lẽ rất
thầm kín, nguyện vọng to lớn nhất của nhà
văn là có người đọc và có chỗ đứng
quan trọng nhất trong văn học của nước
nhà. Khi bị tách ra khỏi quốc gia, nhà văn bị mất
nhiều hơn một người bình thường. Bên cạnh
mất gốc rễ, tài sản, bản sắc, khả
năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, còn một
cái mất lớn lao vô cùng là người đọc. Với
nhà văn Việt Nam sống ở hải ngoại, số
người Việt sống rải rác khắp nơi, nên
việc xuất bản sách tiếng Việt và có độc
giả Việt là một chuyện khó khăn. Nhà văn, nếu
phương tiện sinh sống là tiền bán sách, không có người
đọc đồng nghĩa với hao mòn sự sống.
Một trong những lý do chính đáng mà nhà văn Việt ở
hải ngoại muốn trở về cố quán là tìm số
đông độc giả.
Quan điểm về
sự trở về quê nhà của văn nghệ sĩ lưu
vong mỗi người mỗi khác. Một số tác giả
tôi đề cập bên trên đã góp phần quan trọng
vào việc thành hình nền văn học miền Nam từ
năm 1954 đến năm 1975. Góp phần, họ chỉ là
đại biểu của một khuynh hướng, một
nhóm, trong nền văn học miền Nam vốn rất rộng
lớn và đa dạng. Chỉ mới nêu lên một số
nhà văn mà độc giả đã nhìn thấy chín người
mười ý này, thế thì ai có thể đứng ra thay mặt
tất cả văn nghệ sĩ để nói lên nguyện
vọng, về hay không về, của họ? Ai có thể
đòi hỏi sự trở về cho cả văn học
miền Nam trước năm 75. Không ai cả. Văn nghệ
sĩ nói chung chưa hề bình chọn ai là người
lãnh đạo để bày tỏ nguyện ước,
đòi hỏi, hay than thở thay cho họ. Nhà văn, nhất
là nhà văn, hay tự vác lên vai cái nghĩa cử cao đẹp
là nói dùm cho những người không thể nói. Tuy nhiên, xin
đừng quên rằng một trong những lý do người
ta trở thành nhà văn là vì người ta muốn được
có tiếng nói và được nghe chính tiếng nói của
mình. Khi nói giùm thiên hạ, chúng ta nên tự hỏi, liệu
những người, chúng ta muốn nói giùm, có chấp nhận
cái thông điệp của chúng ta, và có đồng ý với
người nói giùm hay không.
Trở về hay
không đó là sự chọn lựa, dựa trên nhu cầu và
lợi ích của cá nhân. Nhà văn, nhất là nhà văn có nhiều
độc giả, thường bị nhà cầm quyền
lo ngại, sẽ thuyết phục và hiệu triệu người
dân chống đối chính quyền. Thu phục được
một văn nghệ sĩ nổi tiếng là thu phục
được cái đám đông đồng tình với
văn nghệ sĩ này để phục vụ cho bất
cứ mục tiêu chính trị nào đó, nếu có. Sự ra
đi hay trở về của nhà văn chỉ có giá trị
đối với nhà cầm quyền khi nhà văn đã
thành danh và có một số lượng độc giả
đáng kể.
Trở về, cộng
tác với nhà cầm quyền có thể mang lợi ích lớn
cho người viết. Được viết bằng
ngôn ngữ mẹ, bên cạnh việc có số lượng
người đọc đông đảo, người viết
còn có hy vọng đạt đến những giải
thưởng cao quý, như giải Nobel. Mặc Ngôn phục
vụ cho đảng Cộng sản Trung quốc được
giải Nobel văn chương. Lưu Hiểu Ba lên tiếng
chống đối phải đi tù dù được giải
Nobel hòa bình. Ha Jin cho rằng Joseph Conrad, người Ba Lan,
viết tiếng Anh nhưng luôn tự nhận mình là người
Ba Lan, mất giải Nobel vào tay Wladyslaw Reymont, một nhà
văn Ba Lan khác kém tài và ít được biết tiếng
hơn, chỉ vì Conrad không đại diện cho quốc
gia nào (Jin, Writer As Migrant, 2008, p. 34). Tuy nhiên khi trở về,
người viết phải chấp nhận có thể
rơi vào trường hợp giống như nhà văn Võ
Phiến, đã cho phép những đứa con tinh thần bị
chặt chân.
Ngày nay với tính
cách toàn cầu của internet, nếu chỉ để
được có người đọc, và thu nhập tài
chánh không phải là vấn đề sống chết, người
viết không nhất thiết phải trở về Việt
Nam trên cả hai phương diện thể chất và tác
phẩm. Bởi vì, sách có thể được xuất bản
theo dạng điện tử trên mạng, và có sách in không có
nghĩa là có người đọc. Và có người đọc
không chắc đã được người thông cảm
hay chấp nhận quan điểm của mình. Nói cho cùng, số
phận của người viết luôn luôn là số phận
bất hạnh. Cái bất hạnh của nhà văn thời
hiện đại là nhiều người viết nhưng
ít người chịu đọc. Người chịu
đọc thì không chịu mua sách vì có thể “đọc cọp”
trên internet.
Tôi vẫn nghe một
vài nhà văn tiền bối than thở rằng văn học
miền Nam bị bức tử. Tôi không nghĩ thế. Những
quyển sách kinh điển có thể đóng bụi trên kệ,
ai cũng nghe nói nhưng không ai đọc. Sách mà không có
người đọc thì chỉ là giấy. Truyện của
Faulkner và Mark Twain có thời cũng bị cấm đoán, kiểm
soát đục bỏ. Lịch sử thế giới đã
có biết bao nhiêu cuộc phần thư nhưng những
quyển sách đáng nhớ đáng giữ vẫn tồn tại.
Cho rằng Văn học miền Nam bị bức tử là
không đặt đúng mức sức thuyết phục ngầm
của văn học. Tôi cho rằng văn học miền
Nam sau năm 1975 như một cánh rừng bị đốt
cháy. Hạt giống của cây đã rơi theo gió chìm dưới
mặt đất và gặp lúc thuận tiện lại mọc
thành cây. Ngay cả rừng già lâu năm cũng cần bị
cháy để có thể duy trì luật tiến hóa của
cây. Không cần chờ lời kêu gọi giữ lại chứ
đừng trả lại, đã từ lâu, thỉnh thoảng
chúng ta lại thấy một tác phẩm văn học của
miền Nam được chuyển thể thành phim. Tủ
sách Talawas là chủ trương của một nhà văn ra
đời và lớn lên trong chủ nghĩa Cộng Sản.
Thế hệ sau đã khôi phục nhiều tác phẩm
văn học của miền Nam trước khi có người
chính thức kêu gọi khôi phục tác phẩm của
văn học miền Nam. Đòi hỏi khôi phục toàn thể
văn học miền Nam là một đòi hỏi hào hiệp
nhưng có vẻ như đòi chơi cho vui không thiết thực.
Ai làm? Và tiền đâu? Khôi phục kiểu nào? Có lợi
cho ai? Về với hình thức nào? Bằng khua chiêng giống
trống hay kéo dài thân cắt chân cho đúng khuôn mẫu
người ta đưa ra. Người muốn về nghe
tiếng gọi thơ mộng“Về đây nghe em, về
đây, mặc áo the đi guốc mộc.”[30] Người không
muốn về nghe âm vọng trong đầu “Bó thân về
với triều đình. Hàng thần lơ láo phận mình ra
sao?”[31]
Bản chất của
cuộc đời là biến chuyển không ngừng. Bản
chất của nhà văn là phụ bạc. Người
đọc tác phẩm thế hệ trước bắt buộc
phải thay đổi, biến hóa, thậm chí quên đi những
điều mình đã đọc để tác phẩm của
mình có sự mới lạ. Nhà văn cũng như ca
sĩ, bị đào thải nhanh chóng, thay thế bằng giọng
hát mới và nhan sắc mới. Thế cuộc có lúc thay
đổi, người không muốn về bây giờ có thể
sẽ đổi ý. Nhà văn chúng ta bản tính vốn
ương bướng kỳ lạ. Gần chết bỗng
nhớ con đường làng, khóm trúc bờ ao, tiếng
gà khan gáy vang bên đồi, rồi chồm chồm
đòi về quê để chết. Đó là tự do của
cá nhân.
Dù tôi rất tôn trọng
hai mươi năm văn học miền Nam, tôi cho rằng
sự thiệt hại mất mát đã xảy ra, không
ngăn cản sự sáng tác của thế hệ sau. Nhà
văn có thể rút kinh nghiệm của cuộc sống mà
biến thành tác phẩm. Dẫu sao đã đến lúc chúng
ta nên quan tâm đến một chủ đề khác. Nếu
không thì 60 hay 80 hay 100 năm sau chúng ta vẫn cứ tưởng
nhớ đến hai mươi năm văn học miền
Nam. Chúng ta không thể mãi mãi mang tâm trạng của một
đứa bé bị thương, ngồi săm soi vết đau,
trông đợi một lời an ủi để sụt
sùi rơi nước mắt. Hãy tự hỏi nhau rằng,
đã bốn mươi năm, gấp hai lần chiều
dài của hai mươi năm văn học miền Nam, với
tự do sáng tác và tài nguyên phong phú ở nước ngoài,
chúng ta đang có gì và sẽ có gì?
[1] Nguyễn
Đức Sơn, người viết ghi lại theo trí nhớ.
[2] Tôi
không chắc thân thế của nhà văn Nguyễn thị
Thảo An, rất có thể nhà văn đi theo diện di
dân nhưng xin ghép Thảo An vào nhóm tị nạn cho tiện.
[3] Nhóm
nhà văn này dùng ngôn ngữ của xứ sở họ
đang sinh sống. Nói chung họ là người gốc Việt,
đôi khi mang tâm trạng của nhà văn vô xứ theo
định nghĩa của nhà
văn Đoàn Trung Đạo, bài đăng trên mạng Gió
O.
[4] Jin,
Ha, The Writer as Migrant, 2008, Chicago, The University of Chicago
Press, p. 63. “Many exiles, emigrants, expatriates, and even some immigrants
are possesed with the desire to someday return to their native lands. The
nostalgia often deprives them of a sense of direction and prevents them from
putting down roots anywhere.”
[5] Jin,
Ha, Writer As Migrant, 2008, Chicago, The University of Chicago
Press, p. 65 “Conventionally, a person’s homeland is his country of origin,
to which he longs to return no matter where he goes […]”
[7] Bản
nhạc tựa đề Scarborough Fair dân ca phiên bản của
Simon and Garfunkel.
[9] Mai
Thảo (Chuyến Tàu Trên Sông Hồng, Mưa Núi), Thanh Tâm Tuyền
(Bếp Lửa, Dọc Đường), Vũ Khắc
Khoan (Mơ Hương Cảng, Thần Tháp Rùa) Tất cả
các tác phẩm nói trên đều ở Tủ sách Talawas. Mặc
Đỗ (Trưa Trên Đảo San Hô, Gió O)
[11] Mai
Thảo, Mưa Núi.
[12] Nguyễn
Xuân Hoàng, Căn Nhà Sau Lưng Tiệm Song Long, Tạp chí
Văn 123&124, Tháng Ba&Tư, 2007, p. 6
[13]
Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa.
[15]
Vũ Khắc Khoan, Nhập Thiên Thai, Tuyển tập
Thần Tháp Rùa.
[16] Vũ
Khắc Khoan, Trương Chi, Tuyển tập Thần
Tháp Rùa.
[17]
Như trên (note 16).
[20]
Procrustes, huyền thoại Hy Lạp, là một người
thợ rèn cấu kết với đảng cướp. Hễ
khách đi ngang vùng hắn ta ở phải trọ trong khách
sạn của hắn và băng đảng lập ra. Để
hành hạ du khách, hắn bắt người ta phải nằm
cho vừa cái giường sắt do hắn chế tạo.
Hễ người khách cao chân dài quá hắn sẽ chặt
chân, nếu thấp hắn cho kéo căng người khách
cho dài ra. Không ai có thể nằm vừa cái giường của
Procrustes vì hắn bí mật làm ra hai cái giường có kích
thước khác nhau.
[21]
Đinh Linh, phần giới thiệu Tiếng Nói của
Linda Lê. Văn, 2003, trang 8.
[22] “I
left Vietnam as a child when communist tanks rolled into Saigon and
ignominiously ended the Vietnam War for Americans. That was on April 28, 1975.
My family fled, among the first wave of refugees. I was 11 years old. I grew up
and became an American citizen and a writer and journalist. But I never
forgotten Vietnam, and have returned many times to witness my native land
emerge from behind the bamboo curtain.” Andrew Lam, The Glow of Vietnam, National
Geographic Traveler, Vol. 32, No. 2, April 2015, p. 65, http://travel.nationalgeographic.com/travel/countries/traveler-vietnam-photos/
[24] Lê
thị Huệ, Tiếng Dỗi Hờn của Thân Xác, p.
15
[25] id.
p. 71
[29] “only
through literature is a genuine return possible for the exile writer.
[…]In truth, other than slaking the writer’s nostalgia, the writer’s physical
return to his native land has little meaning.”
[30] Nhạc
Trần Quang Lộc, thơ của A Khuê.
[31] Nguyễn
Du, Kiều
Nguyễn thị Hải Hà
Tháng Ba năm 2015
.
©
gio-o.com 2015
Comments
Post a Comment