Kieu & Saint Van Cao


http://nhilinhblog.blogspot.ca/2015/09/con-duong-nguyen-du.html

Kiều vs Văn Tế

Dùng hình ảnh, để minh họa, thì Kiều là số phận của 1 người đàn bà, thí dụ em Phượng, trong Người Mỹ Trầm Lặng, mà như tay ký giả Hồng Mao, Fowler, ghiền, khuyên Pyle, hãy mang em về Mẽo, quên cha cái gọi là lực lượng thứ ba, và luôn cả cái xứ Mít này đi.
Và đúng như thế, như 1 con phượng hoàng tái sinh từ tro than, em Phượng này cứ thế nở rộ, và trở thành 1 hiện tượng, lấy chồng ngoại nhân, và theo chồng mà đi, vừa thoát kiếp Mít, vừa trả ơn sinh thành.

Còn Văn Tế, là dành cho, thí dụ, những cái mả tập thể của Huế Mậu Thân.

Khác nhau.

Bài viết này, theo như Gấu được biết, đang được giới tinh anh trong nước ca rầm trời, nhưng theo Gấu, hỏng, vì tham quá.
Gấu bị mấy vì thân hữu TV chê, ôm đồm quá, là cũng theo ý này, nhưng tất cả những bài viết của Gấu, trên TV, là xoáy về chỉ có 1 câu hỏi, ”tại sao Lò Thiêu”.
Bài này, của NL, đúng ra phải viết về cùng 1 ý hướng, tâm trạng như thế, tức là, tìm ra cái giống, và không giống, giữa KiềuVăn Tế.
Bỏ hết mấy thứ rác rưởi, những đấng cù lần như Kim Trọng, thí dụ.
Luôn cả Văn Cao. Để khi khác. trong 1 bài viết khác.
Gấu cũng đã từng sử dụng ý hướng này, khi đặt câu hỏi tại sao, Đỗ Long Vân viết, “Vô Kỵ giữa chúng ta”, cũng như tại sao, Nhượng Tống dịch “Mái Tây”:
Vào lúc viết/dịch như thế, họ ngửi ra…  cái chết? 
Với Nhượng Tống, ông ngửi ra VC sắp làm thịt ông, còn với DLV, ông ngửi ra Bắc Kít sắp vô… Saigon?
Bất cứ 1 tác phẩm lớn, đều có 1 cái đinh - tức thời điểm lịch sử - để treo tác phẩm, mô phỏng A. Dumas, khi bị chê hiếp dâm lịch sử, đẻ ra toàn hoang thai. “Bếp Lửa” 1954; “Một Chủ Nhật Khác”, là cùng thời điểm DLV viết “Vô Kỵ giữa chúng ta”.

Kim Dung, khi viết chưởng, thì đều mở ra bằng 1 chi tiết/sự kiện lịch sử, là cũng ý đó.
Ông cần 1 cái đinh, để treo tác phẩm của mình.

Re Văn Cao. Văn Cao theo Gấu có gì giống Joseph Roth, nhờ giết người mà được vô nước Chúa, và trở thành Thánh:


Với những độc giả Việt Nam thường quan tâm tới văn học Việt Nam, và số phận hẩm hiu của những nhà văn An Nam khổ như chó, nhất là của những người thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt là Văn Cao: họ đều mang bóng dáng những nhân vật của Roth, đều cưu mang những đề tài của Roth.
Chúng ta cứ tự hỏi, tại sao ông [Roth] không thể đi Mẽo: hãy giả dụ một ông Văn Cao di cư vào Nam, và sau đó vượt biên rồi nhập tịch Mẽo, là thấy ngay sự tiếu lâm của nó!


Đề tài cuốn Vị Khách Mời Của Trái Đất [Tarbaras, The Guest on Earth], của Roth, thật hợp với Văn Cao, nhưng với rất nhiều khác biệt. Đây là câu chuyện, một ông giết người sau đó trở thành thánh, và vì ông giết người, sau thú tội, và là người độc nhất thú tội, nên mới trở thành thánh!

"Phần hồi ức con người" của Kafka, thì cũng giống như 1954 của TTT, với hồi ức Mít: Chúng ta không thể nào hiểu được 1954 nếu thiếu "Bếp Lửa", thí dụ vậy,

Ferrari hỏi Borges, nghe người ta nói là, chúng ta không thể hiểu được lịch sử của thời chúng ta, nếu thiếu sự giúp đỡ của Kafka, Borges bèn trả lời, thì đúng như thế, nhưng quá thế nữa, Kafka quan trọng hơn lịch sử của chúng ta!
Ui chao em của GCC, HA, trách Gấu, mi viết hoài về TTT, ở trên net, rồi mi chết, thì mất liêu luôn, sao không chịu in ra giấy, vì TTT còn quan trọng hơn cả hồi ức Mít!
Hà, hà!
FERRARI. But we are told that we cannot make a faithful interpretation of our times without Kafka's help.
BORGES. Yes, but Kafka is more important than our times....

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư