NMG
Thư Gửi Bạn Ta
1
“Chuyện
đó có gì quan trọng, anh. Ngay họ thấy Sông Côn Mùa Lũ được Hà Nội cho
phép in
nguyên văn,
họ đã cho tôi là "thân Cộng" rồi!”
[Trích Talawas: Tản Mạn... ]
[Trích Talawas: Tản Mạn... ]
Tôi
đã từng nghe Nguyễn Mộng Giác kể, về chuyến vượt biên của Sông Côn Mùa
Lũ, lần bà xã
anh qua
Mỹ đoàn tụ, đã lén mang theo bản thảo, và sau đó xuất bản tại Hoa Kỳ,
không hề
bị kiểm duyệt, không hề bị bỏ một chữ. Ông nói, bà xã ông thật là liều,
bởi vì
ví thử tụi nó khám thấy, là hết đi Mỹ! (1)
Khi
được tái bản ở trong nước như thế, những con chữ của ông phải qua kiểm
duyệt,
đó là một cái nhục cho chúng, theo tôi. Chuyện Hà Nội cho phép in đã
khốn nạn
cho chúng, một lần, rồi không bỏ một chữ nào, khốn nạn thêm một lần nữa.
Còn
cái chuyện "thân Cộng", thì đúng quá, đâu có sai. Không thân, làm sao
được phép in, làm sao được phép "nguyên văn"? Cứ giả sử như Hà Nội bỏ
đi, chỉ vài chữ, ông có còn khen không?
Tôi
đã có lần nghe một ông nhà văn hải ngoại cám ơn VC rối rít, về cái
chuyện ông về
VN và được VC gọi lên đồn công an nhận con.
Một
cuộc trùng phùng giữa hai cha con như thế, đúng ra là phải diễn ra ở
một nơi
khác, chứ làm sao ở một đồn CA?
Tôi
lại nhớ câu, của một người bạn của nhà thơ Nga Osip Mandelstam, mà nhà
thơ ưa
nhắc đi nhắc lại:
Vĩ đại thay là đồn Công An, nơi ta có hẹn với Nhà Nước! (2)
Vĩ đại thay là đồn Công An, nơi ta có hẹn với Nhà Nước! (2)
Tôi
cứ nghĩ, những con chữ của SCML cũng đã từng tự hào:
Vĩ đại thay là thủ đô Hà Nội, nơi ta có hẹn với Nhà Nước!
Vĩ đại thay là thủ đô Hà Nội, nơi ta có hẹn với Nhà Nước!
Bao
nhiêu năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào: Cứ tưởng tượng
cuộc hội
ngộ giữa chữ và độc giả của nó, không ở đồn Công An, hay thủ đô Hà Nội,
mà là ở
một chỗ nào khác... thì ấm cúng, cảm động biết mấy!
Bởi vì, bất
cứ một tác giả nào ở hải ngoại cũng chỉ mong một điều, tác phẩm của
mình được
độc giả ở trong nước đón đọc. Họ viết cũng là vì những độc giả ở trong
nước, với hy vọng, chẳng bây giờ, thì sau này, miễn là tác phẩm của
mình có đủ sức chịu đựng, sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian.
Trong
khi chờ đợi, đành phải sử dụng những con chữ ảo, ở trên lưới. Thay vì
phải đi
gặp mặt Nhà Nước.
NQT
(1)
Như trong bài Tản Mạn... cho biết SCML đã được [Vũ Hạnh duyệt và]
nhà
nước cho xb, trước khi được lén mang đi qua Hoa Kỳ.
(2)
"Vĩ Đại Thay, Là Đồn Công An!
Đó
là nơi tôi có hẹn với Nhà Nước."
'What
a great thing is a police station!
The
place where I have the rendez-vous with the State'.
[Phu
quân tôi, nhà thơ] Mandelstam thường nhắc câu trên, của Khlebnikov.
Nadezhda
Mandelstam: Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, Hope Against Hope
Hai tác phẩm, Sông Côn Mùa Lũ
và Mùa Biển Động, bổ túc cho nhau, giống
như
một Âm một Dương.
Đạt Ma Tổ Sư, khi sáng tác xong bộ Cửu Âm Chân Kinh, thấy thiếu một nửa, bèn diện bích, và viết bộ Cửu Dương Chân Kinh bên lề một cuốn kinh Phật.
Chúng ta tự hỏi, tại sao lại viết bên lề một cuốn kinh Phật?
Chúng ta tự hỏi, tại sao nhân vật Nguyễn Huệ của NMG lại cù lần như thế, trong vấn đề tình ái?
Câu trả lời, là ở trong Mùa Biển Động, qua những xen như Tường 'làm thịt" cô bạn gái, thí dụ vậy.
Đến đây, một câu hỏi khác bật ra: Tại sao lại Tường?
Tại sao tên là Tường?
Đạt Ma Tổ Sư, khi sáng tác xong bộ Cửu Âm Chân Kinh, thấy thiếu một nửa, bèn diện bích, và viết bộ Cửu Dương Chân Kinh bên lề một cuốn kinh Phật.
Chúng ta tự hỏi, tại sao lại viết bên lề một cuốn kinh Phật?
Chúng ta tự hỏi, tại sao nhân vật Nguyễn Huệ của NMG lại cù lần như thế, trong vấn đề tình ái?
Câu trả lời, là ở trong Mùa Biển Động, qua những xen như Tường 'làm thịt" cô bạn gái, thí dụ vậy.
Đến đây, một câu hỏi khác bật ra: Tại sao lại Tường?
Tại sao tên là Tường?
Về nhân vật Tường này, ở
ngoài đời,
thần tượng của một thời, của một tuổi trẻ, của một miền đất, miền
Trung, tôi
không hề biết tới ông, ngay cả vào lúc miền đất sôi sục và ông nổi lên
như cồn
cùng với nó, và NMG đã sử dụng, để mở ra Mùa Biển Động.
Lý do không biết tới ông, một phần là do tôi có thiên kiến với những người, thì cứ nói thẳng ra ở đây, ở bên này mà mơ bên kia. Điều này, tôi cũng có kể qua, khi viết về ông ta và Vũ Hạnh. Một cách rất ư là mơ hồ, tôi không tin ở chuyện sử dụng văn chương vào chính trị, ngay cả cho một lý tưởng “dấn thân” nào đó. Đám viết lách chúng tôi bị qui thành phần là đám tiểu thuyết mới, là vậy. Văn chương viễn mơ, như Lữ Phương đã có lần dè bỉu.
Lý do không biết tới ông, một phần là do tôi có thiên kiến với những người, thì cứ nói thẳng ra ở đây, ở bên này mà mơ bên kia. Điều này, tôi cũng có kể qua, khi viết về ông ta và Vũ Hạnh. Một cách rất ư là mơ hồ, tôi không tin ở chuyện sử dụng văn chương vào chính trị, ngay cả cho một lý tưởng “dấn thân” nào đó. Đám viết lách chúng tôi bị qui thành phần là đám tiểu thuyết mới, là vậy. Văn chương viễn mơ, như Lữ Phương đã có lần dè bỉu.
Hãy phục vụ xã hội, thời đại
của
mày, như bất cứ một cá nhân bình thường nào đó trong xã hội, nếu còn dư
thì
giờ, nếu có lúc nào rảnh rỗi, thì hãy ghé thăm tao, tôi cứ như nghe cô
nàng văn
chương nói như vậy. Xã hội càng tởm chừng nào, mày hãy làm ơn để cho ta
né xa
nó chừng đó!
Đã có một thời, tôi hằng tin như vậy.
Đã có một thời, tôi hằng tin như vậy.
Trong một chừng mực nào, đây
cũng là
những gì NMG tâm niệm, chúng ta cứ tạm coi như vậy, khi ông về VN, đi
tour, nếu
không phải là diễn thuyết, thì cũng là một cách tâm sự với lớp trẻ, qua
một
người bạn của ông, Nguyễn Khắc Phê, qua bài tản mạn đăng trên talawas:
"Nhà
văn nào nổi bật nhờ sự khác biệt của chế độ chính trị thì thường không
bền...".
Hai ông, đều “quá lập
trường”, một
trong nước, một ngoài nước, áo thụng vái nhau, [nghe nói ông mới được
giải thưởng văn học...], coi đám Mít còn lại, "họ" bảo thủ, "họ" quá
khích - một bài viết tản mạn như thế chẳng
mất công bàn tới, nhưng tôi tự nhủ, cứ
coi đây như một dịp, để viết về hai cuốn tiểu thuyết lớn lao nhất của
một thời,
tức hai cuốn của NMG. Chúng rất xứng đáng để viết về chúng.
Và từ đó, là một câu hỏi, cần
phải trả lời: tại sao chúng thất bại? Tại sao NMG thất bại?
“Nhà văn nào mà nổi bật nhờ
sự khác
biệt của chế độ chính trị…”, NMG muốn nhắn nhủ gì đây, với những đám
trẻ, thế
hệ đàn em ở trong nước? Đừng có động đến chính trị?
Nhưng tiểu thuyết của NMG
chính là
tiểu thuyết chính trị, còn mượn thêm mầu lịch sử, cuốn Sông Côn Mùa Lũ.
Còn Mùa
Biển Động, là một ấn bản khác, về một thời khác - thời đại tiếp
theo,
sau khi “Quân Thanh” đã chiếm được miền nam và dân chúng chịu không
nổi, phải
chạy ra biển cả...
Chuyện, nhờ đó, nhờ chính trị
để mà
vươn đến văn chương, đến con người muôn đời, như ông đề ra đó, liệu ông
có
thành công hay không, tạm chưa bàn tới.1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12
Comments
Post a Comment