Up @ the Villa







Truyện này, 1 thứ novella, tạm dịch là truyện vừa, kiểu Bếp Lửa của TTT, Gấu đọc, từ cái hồi Diễm Xưa, chắc là qua bản dịch tiếng Việt, và nó dính cứng vào não Gấu, quái quỉ như thế, và quái quỉ hơn thế, là, về già, nhìn lại, và nay, được đọc lại, thì cái chàng sinh viên trong truyện, 1 cách nào đó, chính là… Gấu, tếu thế!
Cách đọc nó, của nhà xb, đám biên tập, như trang bìa, trước và sau, cho thấy, nhảm, với Gấu. Vô net, đọc điểm sách, thí dụ của Good Reads, cũng nhảm. Bạn phải đọc nó, theo tinh thần ”Đài Gương vs Dấu Bèo”, nhưng đọc cách này, vưỡn chưa tới đỉnh, tới cực khoái. Phải đọc theo tinh thần 1 entry của Czeslaw Milosz, trong ABC’s Milosz: Disgust. Tởm.


Cuốn này, kiếm hoài không thấy, rồi bất thình lình, nó xuất hiện ở tiệm sách cũ, ở downtown Toronto, đường College, kế bên shelter đầu tiên, lần từ trại tị nạn qua, cũng bão tố đầy trời như những ngày này.




Up at the Villa
by
3.67  · 
In Up at the Villa, W. Somerset Maugham portrays a wealthy young English woman who finds herself confronted rather brutally by the repercussions of whimsy.
On the day her older and prosperous friend asks her to marry him, Mary Leonard demurs and decides to postpone her reply a few days. But driving into the hills above Florence alone that evening, Mary offers a ride to a handsome stranger. And suddenly, her life is utterly, irrevocably altered.
For this stranger is a refugee of war, and he harbors more than one form of passion. Before morning, Mary will witness bloodshed, she will be forced to seek advice and assistance from an unsavory man, and she will have to face the truth about her own yearnings. Erotic, haunting, and maddeningly suspenseful, Up at the Villa is a masterful tale of temptation, and the capricious nature of fate. (less)



Tởm

Người ta đã nói nhiều về những tội ác của chế độ cộng sản. Ít ai cho biết, tôi đã tởm chế độ đó đến mức như thế nào. Câu chuyện sau đây là của nhà văn, nhà thơ lưu vong người Balan, Czeslaw Milosz, Nobel văn chương 1980, trong tác phẩm Milosz's ABC's.

Disgust

Józef Czapski là người kể cho tôi [Milosz] câu chuyện sau đây, xẩy ra trong thời kỳ Cách Mạng Nga.
Tại một tiệm ăn ở một ga xe lửa, có một thực khách, qua cách ăn mặc, dáng điệu cho thấy đây là người thuộc tàn dư chế độ, tức tầng lớp trí thức thời tiền chiến. Ông ta đang ngồi ăn tối. Sự hiện diện, cách ăn mặc, ăn nói theo kiểu tàn dư chế độ như thế của ông khiến một đám vệ binh đỏ [chữ của Milosz: đám du đãng] trong tiệm ăn để ý. Chúng kéo tới bàn ông, và bắt đầu diễu cợt, xỉ vả, bầy đủ trò khốn kiếp. Ông tàn dư chế độ cố coi như không, vẫn thản nhiên từ tốn ngồi ăn. Tới mức chúng nhổ nước miếng vào dĩa xúp. Ông tàn dư không tìm cách chống cự, hay là tự bảo vệ lấy thân, và cũng chẳng có ý định xua đuổi đám khốn kiếp. Chuyện cứ thế xẩy ra trong một khoảng thời gian.... Bất thình lình, ông tàn dư bèn đứng dậy, rút khẩu súng lục từ trong túi ra, và đưa ngay mõm súng vào trong mõm mình, và đoàng một phát.
Hiển nhiên là, mức tởm lợm tràn quá ly. Chẳng nghi ngờ chi, ông ta là một thứ người mảnh mai, được giáo dục, dậy dỗ, và trưởng thành trong một môi trường mà một con người như thế dư sức sống, và sống thật là đầy đủ cái phần đời của mình mà Thượng Đế cho phép, nghĩa là được bảo vệ để tránh xa khỏi thực tại tàn bạo được tầng lớp hạ lưu chấp nhận như là lẽ đương nhiên ở đời. Nếu không, Thượng Đế đâu có đẩy ông ta vào thế gian này?
Nhưng cuộc Cách Mạng Nga đã làm lộn tùng phèo hết tất cả, chính những cái độc ác tàn nhẫn của giai cấp hạ lưu lại trở thành khuôn mẫu của cuộc sống hàng ngày.

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm [trại Sikiew, Thái Lan], và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!

Bây giờ đọc lại Phan Khôi, liệu chúng ta có thể hiểu ông nhiều hơn, khi không giản lược câu chuyện ông kể, về Cỏ Cụ Hồ, chỉ là một cách xả xú báp của một vị thâm nho, trước chế độ độc tài, theo suy nghĩ châm biếm, hài hước là khí giới của kẻ yếu thế. Trong Nhân Văn Giai Phẩm, ông kể chuyện Điện Biên, và sự xuất hiện một thứ cỏ tại vùng này. Cỏ nở hoa, "không thể ngửi được". Người Miền Bắc gọi là hoa cứt lợn (heo). Nhưng người dân Điện Biên vì thấy cỏ xuất hiện cùng lúc với quân đội Cộng Sản, nên gọi là Cỏ Cụ Hồ.

Milosz, trong bài viết trên viết, chính sự tàn bạo, thiển cận, tầm thường, hạ cấp kia ăn ở dài dài với Cách Mạng Nga, trở thành mặt nổi, một tính chất của cuộc sống Xô viết. Vào năm 1939 dân chúng tại Wilno và Lwow đột nhiên khám phá ra cái vẻ xám xịt và xấu xí của cuộc sống này. Nhân đó, tôi bèn đưa ra một giả thuyết để cắt nghĩa sự tự huỷ mình của nhà văn Stanislaw Ignacy Witkiewicz. Ông tự tử, không phải vì bị khủng bố, nhưng mà là do quá ghê tởm về những gì mà ông biết rằng chúng sẽ xẩy ra y chang như thế, và đã được ông miêu tả nơi chương chót của cuốn tiểu thuyết Vĩnh Biệt Mùa Thu.
Nhà văn Anh, George Orwell, chắc chắn là chưa đọc Witkiewicz, nhưng miêu tả cuộc sống thường nhật dưới sự kiểm tra của “Luật Lệ Mới”, y chang như của Witkiewicz, trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng 1984.
Cái không khí xám xịt, bẩn thỉu, chán chường, cái mùi vị toát ra từ những quán cà phê rẻ tiền… Gọi đó là cảm tính “mỹ học” chẳng làm cho chúng ta rũ sạch nó. Tốt hơn, nên tự hỏi, tại sao thảm như thế, cái cuộc đời không làm sao mà chịu đựng nổi, và dưới những điều kiện như thế, con người rồi sẽ ra sao.
Từ đó, dẫn tới kết luận, điều cần thiết, là phải bảo vệ con người, và nếu quá ư khẩn thiết, đành phải cuộn cho nó vài ba cái vỏ, là những ảo tưởng.


 *
Bài viết của Nguyễn Đạt về khu phố Tân Định làm Gấu 'ngứa' viết quá, bởi vì đây là đất của Gấu, từ khi còn ở Hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Ngay cái quán cà phê hình trên, là cũng được Gấu đưa vô truyện, vì chủ cũ của nó là nhà thơ Huy Tưởng. Nguyễn Đạt hẳn là biết điều này?
Gấu lần đầu diện kiến nhà thơ Bùi Giáng ở đây. Quen nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao, băng Nguyễn Đình Thuần, ở đây. Nhà thơ “Chân Cầu Sóng Vỗ” đã từng làm bồi bàn ở đây. Nhiều lắm lắm, toàn những kỷ niệm quí hiếm cả.
Nguyễn Đạt là dân ngoại đạo, thành thử bài viết quá thiếu lửa hồi ức.
Trên Blog Hoàng Hải Thuỷ cũng có một bài về khu Tân Định. Ông là dân vùng này, nên bài viết tới hơn nhiều.
Từ từ Gấu sẽ viết tiếp về khu phố này, vì còn cả lố kỷ niệm về nó!
Mỗi bức hình trong bài viết của Nguyễn Đạt, là Gấu đều có những giai thoại tuyệt vời về nó cả!
TTT cũng có kỷ niệm về Tân Định, cùng với Mai Thảo.
Trong bài tưởng niệm bạn mình ông có nhắc đến một con phố ở Xóm Chùa, nằm phía bên trái con đường Trần Quang Khải:, nếu đi từ phía đường Hai bà Trưng:
Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Trong đất trời
*
Tôi gặp K. khi anh từ một trại cải tạo ở miền Bắc về, tại chợ sách phía sau rạp Đại Nam, điểm không hẹn mà gặp của những kẻ chỉ cần nhìn lại một cuốn sách cũ là cảm thấy bạn bè vẫn còn đủ, Sài-gòn vẫn là Sài-gòn. Bẵng thật lâu, trước chuyến đi xa chừng nửa năm, tôi gặp lại anh, lúc này làm nghề bán sách dạo. Anh thận trọng ghé chiếc xe đạp với chồng sách cao ngất ngưởng, vào lề đường, rồi đến bên tôi, thường là buổi chiều, tại cà phê "Bà Lê Chân", cũng một quán đặc biệt vỉa hè Sài-gòn, của một anh bạn xưa thi sĩ. Chủ quán cười cười như để bào chữa cho vai trò mới mẻ của mình:
Quán là khởi đầu của mọi khởi đầu. Và khởi đầu, cho dù buồn, vẫn còn hơn kết cục vui.
(Le début même triste, c'est mieux que la fin heureuse. Cantique des cantiques).
Câu nói của anh còn là lời trách móc nhẹ nhàng cái tật của tôi, khi viết, thường hay lấy một câu của một nhà văn nước ngoài làm khởi đầu.
Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt.
Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...
Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Lần Cuối Sài Gòn
Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng
Khi viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn Công Hoan có lẽ chỉ muốn cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã hội…. nhưng đã vô tình ‘điểm thêm mắt rồng’ cho nó, khi hoàn thành tác phẩm, nó bay mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những Tiểu Nhiên Mị Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy… và Lan và Điệp.
… Đây là chiếc chìa khoá để cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng để mở căn nhà mồ Lương Sơn Bá: Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi [ở trong tiểu thuyết] để rồi sống lại [trong huyền thoại]...
NQT 
Ui chao, liệu ‘ba trăm năm sau’, (1) truyện tình của BHD và anh cu Gấu cũng sẽ ‘chết đi ở trên không gian ảo’ và rồi ‘sống lại ở trong huyền thoại’?
Hà, hà!
(1) TV: Đúng rồi, nên thay đổi, kẻo không như O nói, ba trăm năm sau (hihi) có người đi tìm tác phẩm của NQT chỉ thấy toàn ‘kít’ với ‘đếch’, ‘như kít’… thì không biết sẽ xếp tác phẩm vào loại văn chương gì?
Hihi
K
Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết….
Những ngày ở Sài Gòn (1965)
Thời gian đó, còn ở căn nhà ở con hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, phiá sau Hội đồng xã.
Sáng bữa đó, ngủ dậy, lạnh cứng người, thế là con virus Bắc Kít ngóc đầu làm ngụy, thế là nhớ em BHD, cũng một thứ virus Bắc Kít, thế là bèn tự nhủ thầm, xách xe chạy liền ra con đường băng ngang vườn Tao Đàn, thể nào cũng gặp em….
Gặp thật!
Em tỉnh bơ ngồi lên phía sau chiếc xe solex!

Gấu, mấy bữa nay, lẩn thẩn đọc Văn học Nga, [Littératures/2], của Nabokov. Mấy dòng dưới đây, trích từ tiểu sử cha già văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Nga, và Mít VC, Maxime Gorki (1868-1936)
Tuổi thơ cực kỳ thê lương. Đã có lần, vào năm 19 tuổi, toan tính tự tử, vết thương nặng nề, may sao thoát. Trong túi có thư tuyệt mệnh, bắt đầu bằng câu: “Tớ qui trách nhiệm về cái chết của tớ cho tay nhà thơ Đức Heine, người đã phịa ra cơn điên của những cái răng của trái tim”.
Tuyệt!
Sau bị mật vụ Liên Xô làm thịt, theo lệnh của Stalin.
Chàng tuổi trẻ Gorki đi bộ [vagabond à pied] suốt nước Nga, tới Moscou, mò tới nhà Tolstoi liền tức thì. Ông chồng đi vắng, bà vợ, nữ bá tước Tolstoi, mời vô bếp, mời dùng cà phê và bánh ngọt, trong khi ca cẩm, ngày nào cũng có một đàn ăn mày xếp hàng trước nhà, chờ gặp nhà văn nhớn Tolstoi. Gorki lịch sự nhận ly cà phê và bánh ngọt.
Trở về lại Nijni-Novgorol, chàng ở trọ chung với hai tay cách mạng lưu vong, tham dự biểu tình, và bị cớm tóm, thế cho hai tay kia, chuồn kịp.
“Cách mạng quái quỉ gì thứ anh? Sau khi tụi tao thả, tới gặp liền Korolenko. Nhớ đem theo mấy bài thơ”, tay cớm ra lệnh.
Được thả, chàng vội đi gặp Korolenko, một nhà văn vừa bình dân vừa tầm tầm [K. était un écrivain aussi populaire que médiorcre]. Còn là một con người có trái tim thật tốt. Những lời phê bình của ông quá dữ dằn, [chắc chẳng thua thằng cha Gấu!], đến nỗi Gorki từ bỏ giấc mộng văn chương! May phúc làm sao, chàng sau đó tình cờ gặp tại Caucase, một tay cách mạng, Alexandre Kaloujni, nhờ tay này mà Gorki tìm ra con đường văn chương. Mê mẩn trước cách kể chuyện của Gorki, về những trôi nổi của đời mình, ông ta khuyên, mày nghe tao, hãy viết thật giản dị, thật tự nhiên như mày kể chuyện, là OK! Xong, đem bản thảo tới cho một tờ báo địa phương, in, và nổi tiếng. Khi đó là năm 1892, Gorki 24 tuổi.
Ta tha thứ cho mi, vì mi có nhiều kẻ thù quá!
Nhớ, hồi mới quen BHD, về khoe nhặng với bạn C. trong Thất Hiền, bạn gật gù thông báo với cả bọn, Thánh nữ đó, mỗi lần Thánh nữ phán, là một Thánh ngôn đối với bạn Gấu ta!
Còn bà cụ C thì lắc đầu, nhà đó không chịu nổi một thằng như mày đâu!
Ông anh bèn cãi lại, nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H. Mày cứ lấy nó đi, đem nó ra khỏi cái gia đình đó, là đại phúc cho con H đấy!
Ui chao, đúng ra, ông phải nói, đại phúc cho thằng Gấu chứ!
Mày lấy nó đi.
Ôi sao đơn giản như thế mà Gấu không làm được!
Về già, nghĩ lại, mới thấm đòn, tại sao ngày đó ngu thế. Vừa mới nghe em nói bây giờ H hết lãng mạn rồi, là điên lên, may là chưa tát tai cho em một cái, đúng như DP, thằng bạn của thằng em trai đã tử trận, khi đọc đoạn chạy theo em ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học:
-Gặp tay em là em bạt tai cho vài cái rồi!
Sau này, nhớ lại Maugham, nhớ ra cái mẹo của cô gái ở trong một truyện ngắn của ông, khi tìm cách tống cổ ông Phó Vương ra khỏi nhà, thì mới vỡ ra rằng, BHD cố tình nói như vậy, để tống cổ Gấu ra khỏi gia đình của cô, tránh cho Gấu cái khổ, phải dạ dạ vâng vâng thưa Bố, với ông bố vợ Bắc Kít!
Một mình em gọi ông ta là Bố là quá đủ rồi!
*
Ta tha thứ cho mi, vì mi ngu quá, không hiểu lòng ta. Ta không muốn mi phải gọi cái ông bố của ta là bố, nên đành phải từ chối tình mi.
Mi vừa ngu, vừa kiêu ngạo, vừa bướng bỉnh, vừa quá yêu ta... Chỉ cần ta giả đò lắc đầu, là mi bỏ đi, ta biết trước như vậy...
Ui chao, sao mà khôn như thế, đúng là Gái Bắc Kít!
*
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, A Châu có tài hóa trang thần kỳ, đóng giả vai Kẻ Đại Ác Đoàn Chính Thuần, chịu chết dưới Giáng Long Thập Bát Chưởng của người yêu là Kiều Phong, trong khi ngắc ngoải, nằm trong lòng Kiều Phong, nghe người yêu gặng hỏi, tại "nàm" sao mà nàng phải "nàm" như vậy, à, thôi ta hiểu rồi, nàng sợ ta đánh chết Đoàn Chính Thuần, dòng họ Đoàn có Lục Mạch Thần Kiếm sẽ kiếm ta giết đi để trả thù…
A Châu mỉm cười mà đi, chàng hiểu em rồi, em chết là vì chàng, cho chàng, chứ không vì ai khác.
Bởi thế, mà, qua bên kia, BHD mới ngoái lại mà nói rằng, ta tha thứ cho mi, vì cái chuyện, mi không hiểu lòng ta, đâu phải ta không yêu thương mi, mà vì ta không muốn làm nhục mi, khi bắt mi gọi ông bố Bắc Kít của ta là bố!
*
Maugham có mấy truyện thật xịn, nhưng suốt đời đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì, đến khi chết, nhắn lại với hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều độc giả quá như thế. Cuốn Lưỡi Dao Cạo của ông mà chẳng bảnh sao. Ông còn một cái truyện Gấu rất mê, Up at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được một ông bạn của bố nhắm, lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày say xỉn, lại còn máu mê cờ bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy, còn ông bạn của bố, sắp được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang [available], bèn về Anh cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng tối hôm đó đi ăn, để mắt thương hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên phải bỏ chạy quê hương do chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh này lết tới đó, bèn cho vô nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế vương, và khi anh sinh viên hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế, em ngu quá nói thật, ấy là vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú mà suốt đời anh không tin là anh có thể được hưởng!
Tay sinh viên phát điên lên, chửi, sao lại có thứ đàn bà khốn kiếp như mi, mi tưởng mi là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra, đòm chính anh ta một phát, đi luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn cho một tay quen, một lãng tử, anh này tới, cho cái xác vô hòm xe rồi kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng có kể cho ông Phó Vương nghe đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ ra là người quân tử, vẫn ngỏ lời cầu hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ chối vinh dự Phó Vương, vì sợ sau này có người khui ra thì bỏ mẹ. Em chán quá, bèn lắc đầu, tưởng ông làm Phó Vương thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại vương như ông, tôi lấy để làm gì!
Tuyệt!
Sự thực, em chẳng ham gì chức vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách nào hay hơn thế, để tống anh già ra khỏi nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước, chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như em, chỉ hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu nói "Không" với ông Phó Vương thật tuyệt, nhung sau ngộ ra, chính cái chết của anh sinh viên làm cô bớt ngu đi.
Nhưng cái truyện ngắn của Maugham mắc mớ đến ông Hồ, là như thế này.
Nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của M. mà Gấu quên tên, kể là, ông có biết một tay làm bồi bàn cho một nhà hàng nọ. Thế rồi bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại, anh bồi bàn lúc này có vợ, và được giới thiệu là bá tước gì gì đó. Hỏi, còn nhớ tui không, ông bá tước lắc đầu.
Thế rồi, sau đó, một lần, gặp bà bá tước, không thấy ông chồng, hỏi thăm, bả nói, thằng khùng đó ngỏm rồi. Hỏi, ngỏm ra sao, bả nói, vì tôi lấy anh ta, nên anh ta được mọi người kêu là ngài bá tước, như ông chồng đã mất của tôi. Thế rồi anh ta cứ nghĩ mình là bá tước thiệt. Đi đứng, ăn nói như ngài bá tước. Bữa đó, cháy nhà, cả hai đã chạy ra thoát, kẹt con chó, anh ta quay vô cứu con chó, nói sao cũng không được, vì bậc bá tước, bậc vương giả phải xử sự như vậy.
Cái lý do ông Hồ không thể nào làm con người bình thường được nữa thì cũng y chang. Cục đất thành thần rồi không thể nào trở lại làm cục đất được nữa.
*
Chúng ta đều biết câu chuyện hai ông tượng, một gỗ, một đất, trời nổi cơn lụt lội, trôi lềnh bềnh trên mặt nước, tượng gỗ cám cảnh cho tượng đất, tôi tuy lềnh bềnh, nhưng vưỡn còn, ông chỉ tí nữa, là tan ra thành đất; ông kia cười phán, tớ là đất, thì lại về với đất, còn cậu mới cơ khổ, đang được con người xì xụp quì lạy, cúng bái, bây giờ như cục kít trôi sông; con người, cái túi thịt hôi thối, như Phật nói, một bữa thức giấc thấy mình biến thành thần, là không thể trở lại làm cái túi thịt hôi thối được nữa. Bảnh như Solzhenitsyn kia mà còn bị cái vinh quang đốt cho điêu đứng, như Steiner phán về ông:
Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình, như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho, hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình, bản thân... cho "cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần đảo Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông ta cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có thể trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng triệu tù gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công dân.
Một linh hồn lưu vong
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống đu đủ vào đít mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc đến không màng cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ đến DTH, hiện đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo viết, lo đại sự, lo tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một cái, thê nhi tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch mềm mại ấm áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?
Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra đời là để tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!
Ui chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một Chủ Nhật Khác. Sau khi em Oanh về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra Bưu Điện chơi cái điện tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái điện. Em cũng vô phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích... Khi gặp lại Oanh, kể cho Em nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy vặc:
-Em là cái quái gì. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như là đống kít, thì mới sống được!
*

Đọc DTH trả lời phỏng vấn BBC, Gấu mới nhận ra bà nghĩ mình được trời giao cho một sứ mệnh, như Jeanne d’Arc, như Solz, những người “thấy trước” được những chuyện làm cho họ khác với người thường, dù sao người nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn, Việt Nam có được người như bà là can trường lắm…. (1)

Nhưng Solz, đến cuối đời ngộ ra, ông trở về Nga, đúng như mình tiên đoán cho chính mình, về một ngày về vinh quang, nhưng bảnh hơn thế nữa, ông nhận giải thưởng của Putin ban cho ông, cho phép Putin tới nhà uống trà với ông! Thế mới ghê. Đa số chửi ông là phản bội lý tưởng, phản bội đủ thứ, nhưng không phải như vậy. Mới đây, trên TLS, một độc giả trả lời bài viết của một tay trên TLS, và giải ra cái chuyện tại sao ông nhận giải thưởng, thì Gấu mới hiểu ra, mấy tay Nhân Văn nhận giải thưởng của VC, là cũng như vậy. Chẳng có gì gọi là phản bội ở đây hết.
Source

(1) Đoạn viết về DTH, đọc, thấy mâu thuẫn, đã sửa lại, như trên.
NQT




con tiep














Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates