Tribute NMG





Note: Khi ông anh nhà thơ của Gấu chưa đi xa, nhân vớ được 1 bài tên NYRB, phạng Malraux tơi bời, của tay Simon Leys, Gấu bèn chơi luôn, đi một đường trên tờ Văn Học của NMG.
Ông chủ báo thú quá, [người đã từng khệ nệ mang bộ SCML, [hay MBD] đến tặng TTT, nhân lần ông ghé thăm 1 ông bạn của ông, tại Tiểu Sài Gòn, nhưng TTT, khi ra về, vờ luôn bộ sách, chắc là nặng quá, ông ngại cầm về!], bèn cho đăng liền.
Người thú, vì chưa có ai dám dùng từ nặng nề như thế để chỉ ông anh của Gấu, “trí thức làm dáng”, mà lại là chính thằng em của ông!
Một mũi tên bắn tới hai con chim: “Trí thức làm dáng” là từ TTT dùng để phạng Mặc Ðỗ, khi đọc Siu Cô Nương.
Sau Mặc Ðỗ lại dùng đúng những từ này, để đập TTT, qua hình ảnh 1 số nhân vật trong Ung Thư.
Gấu nhớ ông chủ chi địa nhận xét, trong cả hai trường hợp [TTT & MD] thì đều đúng cả.

INTERVIEWER
Then you don't draw your characters from life?
Vậy thì là ông chôm nhân vật của mình từ đời sống?

GREENE
No, one never knows enough about characters in real life to put them into novels. One gets started and then, suddenly, one can not remember what toothpaste they use; what are their views on interior decoration, and one is stuck utterly. No, major characters emerge; minor ones may be photographed.
Không, chẳng ai biết đủ, về những nhân vật trong đời thực, để mà đẩy chúng vô tiểu thuyết. Bạn khởi sự, và rồi, bất thình lình, bạn không thể nhớ bạn sử dụng thứ kem đánh răng nào; những cái nhìn của chúng về trang trí nội thất là gì, và bạn khựng lại. Không, nhân vật khủng từ dưng không, hoặc, hư vô vọt ra, ba thứ lẻ tẻ, bạn có thể chụp giựt từ cuộc đời

The Paris Review

Câu trả lời của Greene, áp dụng vào NMG:
Tiểu thuyết của NMG không có nhân vật nổi cộm. Nếu...  có, thì là chôm từ đời sống, lịch sử. Hai cuốn trường thiên của ông, đều cùng một đề tài, lịch sử, nhưng khác biệt nhau. Một, Đàng Trong, thời Tây Sơn, và một, Miền Nam, trước 1975.
Ông viết “Sông Côn Mùa Lũ” khi còn ở Việt Nam, như ông sau này cho biết:
"Nói chung, bộ trường thiên lấy khung cảnh thời Tây Sơn, thế kỷ 18 và khởi đầu là sự nghiệp của anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và chấm dứt khi Nguyễn Huệ mất. Đây là thời gian có nhiều biến động. Quan trọng là qua những biến động đó, cái thử thách dành cho người đương thời, nhất là những nho sĩ, những người viết lách, những người có trình độ trí thức cao, phong phú lắm. Mỗi người một thái độ phản ứng khác nhau."
"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang thời trước."
NMG
Sau đó, ông vượt biển, tới Mẽo, và viết "Mùa Biển Động", “trực tiếp, thẳng”, không cần “suy”, về thời của ông.
Chỉ thiếu một Nguyễn Huệ, nếu so với “Sông Côn Mùa Lũ”.
"Trịnh Hội, trong 1 bài viết về NMG cũng nhận ra điều này, như GCC (1): Đếch có NH, và, thay vì NH, chúng ta có, 1 tên đao phủ, Tường, và 1 tên nhà văn nằm vùng, Ngữ.
Và Nguyễn Huệ. Một nhân vật, một anh hùng mà tôi nghĩ tác giả muốn gói ghém tất cả những gì cao đẹp nhất cần phải có ở một nhà lãnh tụ quốc gia trong thời loạn lạc. Ông là một tướng giỏi nhưng hơn hết ông là một nhà chính trị gia đại tài. Ông khoan dung nhưng dứt khoát. Biết là xã hội nào cũng cần phải có nề nếp, kỷ cương nhưng vẫn sẵn sàng gạt bỏ quá khứ để hướng đến tương lai. (1)
NMG là 1 giới chức VNCH hàng đầu [đừng đọc ngược, nhe!], nào giáo sư, nào hiệu trưởng, nào Trưởng Sở, vậy mà ông chưa từng nói một điều gì về chế độ đã ưu đãi ông, cho đến khi ra hải ngoại, ông lỡ đụng vô cái tai VC, vật trang sức của 1 tên lính VNCH, bị “làm phiền”, và ông bèn đồng hóa lũ kiêu binh Ngụy với chế độ đã ưu đãi ông, y chang những em như Sến, hay lũ bợ đít VC bỏ chạy...
Đây là 1 lầm lẫn chết người, ở cả “một vài” nhà văn, tự khoác cho họ sứ mệnh phải vực dậy người lính VNCH, giữa vòng kẽm gai của lịch sử!
Cái chế độ VNCH, và những lính tráng của nó, đã chết, hay, lịch sự hơn, làm xong nhiệm vụ lịch sử của nó, đúng vào lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng VC, và bàn giao "chẳng còn cái mẹ gì" cho Bùi Tín, và những người lính của nó, trút bỏ quân phục, thay đồ thường dân.
Để tránh tội, làm chết nó, thì lại nảy sinh ra lũ kiêu binh, nẩy ra tâm lý phạm tội, ở đám bỏ chạy, nẩy ra cái câu nói thật hách, cũng thứ trí thức bỏ chạy, của Miền Bắc:
Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm lại, mặc dù có thể viết lại. (2)

Bảnh thật!
Cứ như gà mái gáy!
Lạ, là cái nhân vật Nguyễn Huệ không có ở trong Mùa Biển Động đó, cũng là nhân vật mà Xịa tìm, và Greene, tình cờ biết được, và bèn nhân đó, viết ra Người Mỹ Trầm Lặng!
Mẽo, sau đó, tìm ra hai NH, một là TMT, và một là Tông Tông Diệm.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo:
Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS."
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."

Ways of escape
*

Ways of escape: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách!
Hồi ký của Greene. Những đoạn viết về Việt Nam thật tuyệt.
Note: Gấu Cái thích cái hình này, biểu, khi nào mày đi xa, tao giữ lại cái hình này cho lũ nhỏ…

Lại nói về kinh nghiệm.
Hồi nhỏ, đọc Khái Hưng, Anh Phải Sống Gấu rất mê cái cảnh bà vợ phán câu sau cùng, trước khi buông tay:
- Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.
Sau đọc Nguyễn Hiến Lê. Ông cũng rất mê truyện ngắn trên, như Gấu, nhưng ông phán thêm, đấy là lần đầu, sau đọc lại, ông thấy nhảm. Ông giải thích, nhớ đại khái, sắp hết hơi, sắp ngỏm, mà sao giống cải luơng quá, chết mà còn nhỏm dậy, ca một hồi, rồi mới chịu nằm xuống.
Ý của ông, là, bà vợ không đủ sức, không còn hơi, để mà đi 1 đường dài như thế!
Chỉ đến khi đi tù VC, rồi ra được hải ngoại, đọc Solzhenitsyn, đọc Steiner viết về Lò Thiêu, viết về Gulag…. mới ngộ ra, cái cảnh trên như Khái Hưng mô tả, thực sự xẩy ra, dư sức xẩy ra, và cái điều mà Gấu biết được đó, là nhờ kinh nghiệm đi tù của chính Gấu, và kinh nghiệm của không biết bao nhiêu tù nhân như Gấu.
Cái sự không biết của NHL, là do ông chưa từng đi tù!
Có thể nói Nguyễn mộng Giác là « chuyên gia » về thể loại này : ông còn là tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử, lấy thời kỳ Tây Sơn làm bối cảnh, bộ truyện Sông Côn Mùa Lũ, bốn cuốn, dài khoảng 2000 trang, viết tại Sài Gòn từ tháng 5-1978 đến tháng 3-1981, tu chính tại Hoa Kỳ 1990, và nhà An Tiêm của Thanh Tuệ xuất bản, cùng năm, tại Cachan-Paris và California. Sách được tái bản trong nước, tôi không nhớ xuất xứ, vì tôi có một bộ nhưng đã gửi tặng… tác giả ! Sách, vì ấn hành trong nước, đã gây tai tiếng và phiền hà cho người viết tại Mỹ.
DT
Note: NMG bị tai tiếng và phiền hà đâu phải vì sách in ở trong nước. Và cũng đâu phải  vì cuốn được in ở trong nước!
Viết như thế thì thà đừng viết thì hơn, bởi vì ai cũng biết, ông bị phiền hà như thế nào, và vì sao.
*
Trong tác phẩm viết về cuộc nội chiến Quốc Cộng 1954-1975  Mùa Biển Động,  ông tả nhân vật Lãng, một nhân vật lính Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa đeo từng xâu tai người, đã gây nên một  làn sóng chống đối mãnh liệt trong cộng đồng Người Việt Hải Ngoại.
Những độc giả phản đối cho rằng nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã mô tả sai lạc trầm trọng chi tiết dùng một hình ảnh chiến tranh rất “xâm lăng và gây hấn”  như “đeo xâu tai người” đặt vào nhân vật binh sĩ Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa. Khi mà người lính Miền Nam đã quá lành đến độ không thể  (impossible)  hành động như thế.  Khi mà trong thực tế cuộc chiến Quốc Cọng là do phe Cọng Sản Hồ Chí Minh từ Miền Bắc vào “xâm lăng” và “gây hấn”  Miền Nam, và phe Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa chỉ là phe  “tự vệ”  ở bên này vĩ tuyến 17.  Độc giả từ Miền Nam đã phản đối và cho đó là một nhân vật tiểu thuyết mô tả sai sự thật. Không người lính miền Nam nào có thể hành động hung hãn và khát  máu như thế.
Nhiều cộng đồng hải ngoại đã có những cuộc biểu tình chống nhà văn Nguyễn Mộng Giác khi ông đến trò chuyện tại các địa phương San Jose, Seatle, Houston ....
Thời gian viết cho Văn Học, GCC có hỏi NMG vụ này, vì qua trễ quá, chẳng biết gì hết. Ông cho biết, ông phải xin lỗi đám kiêu binh Ngụy là vì đụng tới Mặt Trận Khiến Chán, và Mặt Trận tính nhập cuộc!
Gấu không dám hỏi thêm, đụng tới Khiến Chán thì “hư đại cuộc”, hay là…  lạnh cẳng!
Khi Gấu viết về Bảo Ninh, ông nói, hồi đó đó, mà anh viết như thế là chúng làm thịt anh rồi
Nếu suy từ câu trên, thì hồi đó đó, chắc là lạnh cẳng!
Mà làm sao mà không lạnh cho được!
Nhưng nếu như thế, thì tại làm sao mà đụng tới... chúng?
Liệu NMG có luờng được hậu quả, khi đụng phải chỉ một cái tai người lính VNCH?
Làm UPI, Gấu đã từng gửi những tấm hình, lính VNCH [đám gốc Miên] chặt đầu VC, treo lủng lẳng trên 1 cây sào dài, hai anh lính khiêng tòng teng… Cái chuyện lấy lòng, gan, phèo...  VC nhậu cũng là chuyện....  thường, như Gấu được nghe kể!
Trên TV có lần Gấu viết "đám hủi VC", hình như vậy, và 1 vị bác sĩ đã chỉnh, viết như thế là đụng chạm tới những người bị bịnh này, vì họ - những bịnh nhân của bịnh này - đâu có… hủi!
Và Gấu phải xin lỗi, vì đúng như thế. Đây là 1 thói quen của dân Mít chúng ta, vẫn thường nói, “đừng dây với hủi”, và là 1 thói quen xấu, cần phải bỏ.
Một vài độc giả viết mail, chỉnh Gấu, sao phải xin lỗi?
Rồi có ông còn đi xa hơn, [chắc là quá quí Gấu], cằn nhằn, ông sao hay "xin lỗi" quá!
Nào là xin lỗi Thầy Cuốc, khi Thầy cao giọng, có mấy thằng khốn NQT như mi.
Xin lỗi Sến cô nương, vì dịch sai tùm lum tà la, khi Sến nhờ dịch 1 bản văn tiếng Tây!
Cái sự lầm lẫn nặng nề nhất của NMG là lấy tên Tường, của HPNT, cho nhân vật của mình, Gấu đã lên tiếng để ông lên tiếng nhận lỗi, khi ông còn sống. Vì chỉ có cách xin lỗi, thì mới cứu được tác phẩm. Nhiều người nghĩ Gấu "có gì" với NMG. Làm sao "có gì" được. Gấu viết cho tờ Văn Học của NMG, liền tù tì hai năm trời, và là người độc nhất được ông trả tiền. Cho đến lúc ngưng viết, chẳng hề xẩy ra chuyện gì giữa đôi bên, tại sao mà lại "hằn học, có gì" với ông, vô lý quá!
Nhưng không viết ra, là “ vết nứt” [chữ của NMG] của tác phẩm cứ còn hoài.
Chỉ có Thảo Trường, khi còn sống, là nhận ra ý của Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, sự thể là còn do, Gấu không đọc được NMG.
Gấu cứ mong đám bạn ở trong nước, tình cờ vớ được bài Gấu viết về Đường Một Chiều của ông, để hiểu, tại làm sao mà từ những ngày đó, Gấu dám phán, ông không thể viết truyện dài.
Gấu cũng rất thích 1 truyện ngắn của ông, kể câu chuyện 1 người đến nhà bạn đòi nợ tiền bạc gì đó, và quên cả chuyện đòi nợ, vì nhìn qua 1 cái khe cửa phòng tắm, thấy cả 1 tòa thiên nhiên của cô người làm. Thế là cứ đứng chết trân ở đó!
Võ Đình khi còn sống có lần nhận xét, cũng nhớ mài mại, nên xếp NMG vào loại, [nhà] văn chay, hay mặn?
Đoạn tả cảnh Tường làm thịt một em mà chẳng đã sao?
Hà, hà!
Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về MBĐ hay cá nhân NMG. (1)
Vị này, một tác giả nổi tiếng, rất quí Hai Lúa, tức GCC, tức GNV, tức “bad Gấu”!
@ NMG's 1998


Điểm và Diện là vấn đề "sinh tử" của văn chương, nếu quan niệm văn chương chỉ là một cõi giả tưởng, và nó chỉ khả hữu, khi bám vào một "điểm" hiện thực. Cõi Thiên Thai của Lưu Nguyễn chỉ có ý nghĩa, khi hai chàng trở về trần, và không thể quay lại. Có lần người viết đã dùng hình ảnh Tôn Ngộ Không - đằng vân du ngoạn khắp mọi cõi ta bà, rồi "tè" một phát mà vẫn chưa ra khỏi miếng đất của quê hương - để nhấn mạnh đến tính hiện thực ở trong văn chương. Georg Lukacs coi tiểu thuyết là dạng văn học chủ yếu của một thế giới mà con người không cảm thấy ở nhà và cũng không cảm thấy hoàn toàn xa lạ với nó, và cái việc trở về trần, hành động "tè" một phát, là bắt buộc phải có, bởi vì đây là lúc ý thức tiểu thuyết gia vượt ý thức nhân vật để trở về đời sống thực. Trong "Kẻ Xa Lạ" của Camus, khi nhân vật Meursault bắt buộc phải giải thích, tại sao tiếp tục xả hết băng đạn vào người Ả Rập ở trên bãi biển - bởi vì nắng làm chói mắt - thì đó là "diện" (tiểu thuyết), nhưng khi anh "mở lòng mình ra lần đầu tiên trước vẻ xa lạ dịu dàng của cõi đời", thì đó là "điểm" (hiện thực). Như vậy, nếu coi đoạn mở truyện là "giả", ở cả "Tình Ca", và "Gió Ngược", thì chính thân chuyện mới là "thực".
Điểm và Diện, là thuật ngữ Gấu Cà Chớn chôm của VC, đâu là “điểm” đâu là “diện”, trong 1 chiến dịch giết Mỹ Ngụy của chúng, thí dụ. Nhưng Gấu sử dụng giống như 1 ẩn dụ, về liên hệ giữa giả tưởng và hiện thực, nào Lưu Nguyễn Về Trần, nào Điểm Vượt, Điểm Đảo.
Nếu Diện là Thực, thì Điểm là Ảo, hay ngược lại.
Bếp Lửa của TTT có thể coi như…  Ảo, và chỉ biến thành Thực, bằng 1 câu nói thật cải luơng, ở cuối truyện, “từ phía bên ngoài”, phiá “người dưng” [Tâm lúc đó biến thành 1 tên xa lạ, ngoài lề rồi],  "Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng", và nó càng cải luơng bao nhiêu, thì càng rõ lên cuộc sống “đi hay ở đều là chọn lựa chết người, “đi lên Rừng theo Ông Cụ [Bác Hát], thì cũng như đánh đĩ”… của nhân vật tên Tâm ở trong Hà Nội, đúng thời kỳ xẩy ra cuộc di cư vĩ đại, và, cũng cực kỳ thê lương.
NMG có lần tâm sự với Gấu, cứ mỗi lần tôi cho nhân vật của mình cao giọng dậy đời, giảng triết lý, suy tư... là cảm thấy ngượng nghịu. Đúng như thế. Nhân vật tên Tâm trong Bếp Lửa lừ đừ phán, Thượng Đế mà có hạ cố xuống làm người thì cũng đếch làm được cái chó gì, và cũng sẽ chỉ có 1 cách bỏ chạy, “thoát ra với sự thất bại”. Một nhân vật như thế, thì lại phải thốt ra 1 câu cải lương như trên thì mới xứng! (1)
GCC sở dĩ coi trọng nhạc Sến, là cũng theo nghĩa đó. Cái thứ ngưòi mà không thể gột hình ảnh Tướng Loan ra khỏi đầu, thì làm sao thưởng thức được nhạc Sến, chuởng Kim Dung?
Nhưng đến đây, 1 vấn nạn xẩy ra: Liệu cuộc di cư 1954 tiên tri cuộc bỏ nước ra đi sau 30 Tháng Tư 1975, của dân Mít?
Nhà làm phim thần sầu Nhựt, Kurosawa, cũng sử dụng 1 kỹ thuật như thế, trong phim The Quiet Duel, câu chuyện 1 vị thầy thuốc trẻ, dính bịnh chết người khi săn sóc một thương binh, và đành phải nói Không với… BHD của mình, hà hà.
Rồi Hemingway cũng sử dụng, khi cho nhân vật của mình, từ chiến trường trở về, mất mẹ chim, đành để cô bồ đi tìm tình yêu ở những “giai” lạ!
Và như thế, Điểm và Diện lại còn nói chuyện, sau chiến tranh, thằng cha nào [đạo đức, con người, tình cảm….] còn nguyên là có vấn đề: Làm sao viết như đếch có gì xẩy ra, là vậy!

*
(1)
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Như Lính Giữa Rừng

Brodsky vinh danh thơ Mandelstam, một thi sĩ Nga, bị Stalin đầy đi tù, và chết tại trại tù ở Sibérie:
"Thời gian qua [thơ] ông, lầu bầu với "khoảng trống câm" của Stalin" [... where the time that utters itself through Mandelstam conftronts the 'mute space' of Stalin].
Tôi nghĩ câu đó có thể áp dụng được, vào trường hợp ở đây, khi, nhạc sến, nhạc vàng, nhạc lính của Miền Nam trực diện, đối đầu, [confront], với thứ nhạc đỏ, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, của Miền Bắc.
Tôi thực sự tin rằng, cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc.


Lại nói chuyện hiện thực. Bài thơ Tây Tiến thần sầu như thế, mà bị ông nhà thơ Trần Hoài Thư lôi ra nhìn bằng cái kính hiện thực. Đọc bài viết của THT thì mới thương hại quá thể cho thơ [bài Tây Tiến] và cho nhà thơ [Quang Dũng].
Cũng vẫn bằng con mắt “hiện thực”, thêm kinh nghiệm “thám báo”, ông nhìn văn chương Miền Bắc, qua những Dương Thu Hương, Bảo Ninh, khi họ viết về lính Miền Nam. (Blog THT)
Nhà văn thì dính dáng gì đến…  hiện thực? Nếu có dính dáng, thì chỉ đám nhà văn VC, làm sao lại chê chúng, mà lại khen, cũng thứ văn chương đó?
Văn chương là giả tưởng. Chỉ là giả tưởng mà thôi. NMG đã lầm lẫn 1 cách tệ hại, đến vi phạm đạo đức văn học, khi bệ ngay 1 ông có thực vô tiểu thuyết của mình, là vậy.
Jane Austen, ngồi ở Anh, phịa ra cả 1 thế giới, đến nay vẫn có người đọc, là sao?
Vả chăng, cái nhìn của THT về đám nhà văn Miền Bắc, qua những mô tả sai lầm về lính Miền Nam, thí dụ, là 1 cách đọc thiển cận, theo tôi.  Giá trị của tác phẩm của họ đâu có vì những chi tiết sai sót, lầm lẫn đó mà…  giảm đi?
Đọc văn chương Miền Bắc, theo tôi, nên đọc bằng cái kính của Said, khi ông đọc văn chương mũi lõ, thời còn thuộc địa, bởi vì chúng ta phải “thành thực mà nhận ra”, văn chuơng Miền Bắc cũng là 1 thứ văn chương thực dân, khai hoá.
Đây là cách mà Gấu đọc họ, trong bài viết về Võ Phiến:
Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?) nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn của nó... (1)
Wachtel: Ông còn đưa ra một nhận định rất khó nắm bắt, theo đó, tiểu thuyết và sự tạo thành đế quốc đã mắc míu với nhau, không thể nào gỡ ra được; rằng tiểu thuyết không giản dị chỉ là phản ảnh điều gì đang xẩy ra, nhưng chủ nghĩa đế quốc và tiểu thuyết, một cách nào đó, đã hỗ trợ lẫn nhau.
Said: Đây là một nhận định khá xa vời, nhưng tôi nghĩ, nó thực.
Wachtel: Làm sao chúng hỗ trợ cho nhau?
Said: Cuốn tiểu thuyết Anh có giá đầu tiên là "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký (Robinson Crusoe)". Và "Robinson Crusoe" sẽ không thể hiểu được nếu thiếu cuộc truy tìm săn đuổi mang tính đế quốc. Lỗ Bình Sơn rời Anh quốc, bị đắm tầu, thấy mình ở trên hoang đảo, và chỉ trong vài ngày, vài trăm trang tiểu thuyết, anh ta trở thành ông chủ tất cả những gì quanh anh ta. Và sau đó, bạn nhận ra một điều là, những gì hoang đảo đã làm cho anh ta, cho phép anh ta tạo dựng một thế giới riêng của mình. Nói một cách khác, chủ nghĩa đế quốc, như ở mức độ như thế, đã liên hợp với một phương hướng sáng tạo nào đó. Sau này, vào cuối thế kỷ 19, John Seely nói, rằng sự kiện trung tâm Anh Quốc, sự kiện trung tâm văn hóa Anh, căn cước Anh, nó là: bành trướng. Điều này không đúng, đối với mọi xã hội. Nhận định của tôi là: trong thế kỷ 19 và 20, Anh quốc, tự thân nó, đã là một cái gì thật độc đáo. Ý nghĩ thật lạ đời: bạn đang ngồi ở London - hãy giả dụ bạn có một căn phòng nho nhỏ ở Hampstead - và buổi sáng, thức dậy, bạn nói: "Ta kiểm tra cuộc sống của hàng trăm con người", bởi vì mỗi một người Anh kiểm tra một trăm, hoặc trăm rưởi con người khác, nếu so dân số Anh và dân số Ấn- độ, nơi họ chiếm đóng trên ba trăm năm năm. Sự kiện đó, cộng thêm sự kiện này: chưa có một xã hội Tây phương nào giữ được tính cha chú (kiểm tra, chiếm đóng) liên tục như thế, trong truyền thống đế quốc, ngoài Anh quốc ra. Và sự liên tục không bị bẻ gẫy này còn là của chuyện viết văn, viết tiểu thuyết. Không có tiểu thuyết Ý trước 1860, hay 1870. Không có tiểu thuyết Đức, cho mãi đến sau 1870. Với một vài ngoại lệ, không có tiểu thuyết Tây-ban-nha, ở thế kỷ 19. Tôi đang nói về sự liên tục. Theo hầu hết các nhà sử gia, tiểu thuyết Anh bắt đầu với những người như Defoe vào ngay đầu thế kỷ 18 và cứ thế tiếp tục, không gẫy khúc, qua thế kỷ 18, 19 và 20.
Wachtel: Nhưng như vậy là ông đặt nặng vấn đề nhân quả (causality), trong khi ở đây, chỉ là vấn đề đồng thời (synchronicity)?
Said: Không, tôi không nói về nhân quả, mà về đồng hành (accompaniment). Tất cả những tiểu thuyết gia lớn của thế kỷ 19 đều nhắc nhở tới những sự kiện chiếm đóng thuộc địa, thí dụ như di dân tới những nơi chốn như là Úc, Hoa Kỳ hay Phi Châu. Cũng như vậy, tuy ở mức độ thấp hơn, là Pháp. Nhận định của tôi là như thế này: Sự kiện chiếm đóng thuộc địa đã tác động lên trí tưởng tượng, gây hứng khởi, và là một phần trong cấu tạo căn cước cá nhân. Hầu hết tiểu thuyết thực sự chỉ là sáng tạo ra một căn cước giả tưởng, tôi là ai? Thí dụ, tôi là Pip, trong "Great Expectations" ("Hoài Bão Lớn", tác phẩm của Dickens, CTND), hay là Tom Jones, đứa con hoang. Người ta thấy anh ta ở trên giường, ở ngay đầu cuốn truyện; tới cuối truyện, chúng ta biết anh ta là ai. Tiểu thuyết thực ra chỉ là một dạng tích tụ văn hóa, và tiện nghi hóa, làm sao cho cái tôi được thoải mái, dễ thở trong xã hội. Một phần của tiến trình này đó là: cái tôi bị vướng víu với những mục tiêu mang tính đế quốc. Trong trường hợp Mansfield Park của Jane Austen, thí dụ vậy, đồn điền nô lệ mà Sir Thomas Bertram sở hữu ở Antigua đã được sử dụng như túi bạc bảo đảm cuộc sống ở Mansfield Park, Anh quốc. Điều tôi gọi là dự phóng hoá, ở trong giả tưởng, trong cách tự sự, nó giả dụ rằng Anh quốc đã dính chặt với những thuộc địa ở hải ngoại theo nhiều đường hướng khác nhau. Nhưng chúng ta không nhai đi nhai lại mãi cùng một điều, bởi vì mỗi cuốn tiểu thuyết là mỗi chút khác biệt.
Wachtel: Liệu có thể bị coi là quá ngây thơ khi coi: cốt truyện nó phải như vậy?
Said: Đâu có gì là ngây thơ: nó chính là cốt truyện. Nhưng tại sao cốt truyện đó mà không phải cốt truyện khác? Mọi cuốn tiểu thuyết liên quan tới chuyện chọn lựa, một phần của nhà văn, và của sự kiện, rằng đó là một đề tài sẵn có trong tầm tay; phần khác thuộc về tài sản trí thức, tình cảm, tưởng tượng, của người Anh. Nếu bạn đọc một cuốn tiểu thuyết Đức, sẽ khác hẳn. Sẽ chẳng có bàn vềà những vùng đất, lãnh thỗ của chúng ta, và chúng ta không thể đi Ấn-độ. Nó (Ấn-độ) có một chức năng khác hẳn: một chủ nghĩa hương xa (exoticism), đại khái như vậy. Trong khi ở Anh quốc, nó là một nơi chốn người ta có thể đi tới, bởi vì chúng ta ở đó, thí dụ như trong "Đường qua Ấn-độ, A Passage to India" (tác giả E.M. Forster, CTND); Kim, hay trong vài tác phẩm của Conrad. Anh quốc là tất cả mọi nơi, nói theo nghĩa đen. Bạn cứ thử nghĩ về nó, một phút thôi: rõ ràng là người Anh gần như chỗ nào cũng có. Vào thời kỳ 1918, một nhóm nhỏ những quyền lực Âu-châu đã ngự trị, chiếm đóng 85% thế giới. Cái điều giản dị, tự nhiên - chiếm đóng, sở hữu, vốn chỉ là một kinh nghiệm lịch sử - biến thành kinh nghiệm cho trí tưởng tượng (imaginative experience), bạn thấy không? Tôi tin nó là như vậy, nó có đó, và bạn làm gì với nó? (2)
Tiếu lâm, là, THT chửi đám nhà văn VC sao, thì đám kiêu binh Ngụy dùng chính đòn đó, để chơi bạn NMG:
Làm gì có tên VNCH nào tàn nhẫn như thế? Mày không xin lỗi chúng ông, là chúng ông xin tí huyết!
Gấu làm cho UPI, gửi hình thám báo tra tấn VC dài dài, còn nhớ anh chàng Sean Flynn, con trai Errol Flinn, nhiếp ảnh viên UPI, có cả 1 xê ri hình, thám báo Việt có, Mẽo có, treo VC lên cành cây, tra tấn, để....  hỏi đường.
Gấu có cả một collection hình, khi làm cho UPI, giữ lại, để dành, làm kỷ niệm, nhưng sau 30 Tháng Tư, cho vô lò, thay cho củi.
*
Đồng bằng sông Cửu Long, 1965
Photograph: Don McCullin
*
SEAN FLYNN  Duc Phong, Vietnam, 1966
A young Viet Cong suspect cries after hearing a rifle shot.  His captors, Chinese Nung tribesmen in the service of the U.S.  Special Forces, pretended to shoot his father, a ruse designed  to make the boy reveal information about Communist guerrillas.(UPI)  Sean Flynn arrived at the UPI bureau in Saigon shortly after his friend Dana Stone. He had "popped over" to Vietnam from Singapore where he  was acting in a movie. An adventurer, like his famous father, Errol Flynn, he wanted to see some action. I got him accredited as a UPI  photographer. Once official, he wasted no time disappearing into the "boonies". Sean was unlike most photographers. Instead of doing quick operations in the field, Sean wanted to hang out with the Special Forces and the "LURPS"  (Long Range Patrols) in the thickest jungles and the highest,  most remote mountain ranges. He would disappear for weeks at a time,  and when he returned, it was with only a few rolls of film.  But his photos were unlike anyone else's.
(Dirck Halstead).
Chú bé VC khóc khi lực luợng đặc biệt dọa giết cha chú. Hình của Sean Flynn, nhiếp ảnh viên UPI, con tài tử Errol Flynn. Cũng mê phiêu lưu như bố. Gấu này, từng làm chuyên viên gửi vô tuyến viễn ảnh cho UPI, còn nhớ, như hình trên, tay này còn có một chùm ảnh đặc biệt chụp cảnh lực lượng đặc biệt tra tấn VC bằng cách treo tòng teo trên cành cây, để hỏi thăm đường.
*
Hỏi đường VC. Hình Huỳnh Thành Mỹ [AP]
HUYNH THANH MY (alias) HUYNH CONG LA
Born: June 1, 1937 in Long An, Vietnam
Tháng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báoVăn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,... Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
Tôi không tin. Một nhà văn đích thật, tự nhiên sẽ quý văn người như văn mình.
“Không tin ư?” Bạn tôi nói. “Văn của Dương Nghiễm Mậu từng bị quăng vào sọt rác, thơ Nguyễn Tất Nhiên cũng phải chầu chực, lòn cuối mới được đăng.”
Tôi xót xa, “Thế còn gì là văn chương?”
Cả ngày, tôi lan man thương cảm cho những ngòi bút còn mịt mùng trong quên lãng.
Bạn tôi “bồi” thêm, “Vì sao mà Đối Diện, Trình Bày, Ý Thức,... ra đời? Vì sao có những tên tuổi bây giờ lại chưa từng có mặt trên Bách Khoa, Văn Học, Văn... thuở trước?”
NTTA
Những nhận xét trên đây, không đúng. Cái người được gọi là “bạn tôi” có định kiến, và không chỉ 1 người, mà gần như có cả 1 nhóm người.
Tờ Văn, theo như tôi được biết, việc đọc chọn bài, Trần Phong Giao tin tưởng ở 1 số người quen, và nhờ họ. Những người này rất công tâm, chẳng có bè nhóm gì cả. Tôi, NQT xuất hiện đầu tiên trên Nghệ Thuật, NDT, 1 trong những người đọc/chọn bài cho Văn tự động gặp tôi, đề nghị viết cho Văn. Tôi đâu có nhờ cậy ai?
Tờ Đối Diện, Trình Bày, sở dĩ có, là do chính trị nhiều hơn là văn chương.
Tờ Ý Thức, đa số là cầm súng và cầm viết, và của đa số những nhà văn Miền Trung. Họ muốn có riêng 1 tờ báo viết về lính, về cuộc chiến… còn tờ Văn có khuynh hướng nhìn ra bên ngoài, thế giới… 
Ý Thức không bàn về tiểu thuyết mới, thí dụ.
Tôi cũng đâu biết Thảo An là ai, vậy mà đọc, và giới thiệu.
Nói Nguyễn Tất Nhiên mà phải “luồn cuối” là không đúng. Thơ NTN như thế, cần gì luồn cúi ai?

Cái chuyện liên quan tới DNM, sợ chỉ là... giai thoại. Giống giai thoại MT lầm bạn quí, bạn thân của ông với 1 tên thợ sắp chữ.

Tờ Văn Học của NMG thì do NMG đọc và chọn. Khuynh hướng viết của ông ra sao thì ông chọn bài như thế. Chính vì thế mà khi ông từ chối không đăng bài tôi dịch Steiner, tôi, lúc đó được nhà nước Canada cho ăn tiền bịnh, khỏi phải đi làm nữa, thế là bèn nghỉ viết cho Văn Học, làm trang Tin Văn. Cái sự cộng tác giữa báo và người viết, phần lớn là do người viết quyết định, chứ đâu phải do tòa báo, theo tôi.
Khi bạn gửi bài cho Văn Học, hay cho Văn, là bạn đã chọn rồi.
"Vì sao có những tên tuổi bây giờ lại chưa từng có mặt trên Bách Khoa, Văn Học, Văn... thuở trước?"
Câu này, chịu, không thể trả lời được! NQT
Vào thời kỳ đó, bạn chỉ cần 1 truyện ngắn là nổi tiếng. Truyện Rượu Chưa Đủ của DNM là như vậy. Vừa ra lò là rúng động cả Sài Gòn. Cũng thế, là Những Ngày Ở Sài Gòn, của NQT, Ngoại Ô Dĩ An và Linh Hồn Tôi của Cung Tích Biền, Trăng Huyết của Ngọc Minh. Thử hỏi NM coi, có phải luồn cúi ai không. DNM còn sống, thử ai đó ở Sài Gòn hỏi ông coi, có phải MT lôi truyện ngắn của ông từ thùng rác lên không.
Đâu có phải tự nhiên mà TTT khi đọc truyện của GCC, nói với bà cụ, nó sẽ đi xa hơn DNM. Vì ông biết, văn học Mít phải vượt quá Bình Định, Phan Thiết, Sài Gòn….
Tờ Văn, độc giả của nó đa số là từ Miền Trung, dân Miền Nam ít đọc báo văn nghệ, mà đọc nhựt trình, đọc truyện dài đăng từng kỳ trên báo hàng ngày. Thành ra TPG rất cần những nhà văn Miền Trung. Làm gì có chuyện tờ Văn dìm những tác giả Miền Trung?
Đừng bao giờ nghĩ là có sự kỳ thị, như “ông bạn” nào đó phán. Những nhà văn đang có mặt ngày hôm nay, ngày xưa không thể ló mặt ra được, có ai có được, chỉ 1 truyện ngắn mà độc giả nhớ đời, sau khi đọc?
Huyền thoại bị dìm, phải luồn cúi... GCC nghe đến nhức cả đầu từ hồi còn giữ mục Tạp Ghi trên Vấn Đề. Đám nhà văn bị dìm này còn viết thư cho VKK, phàn nàn, sao không chịu giới thiệu họ. Thầy Vũ Khắc Khoan nhắn GCC, qua MT, biểu nó phải thổi mấy thi văn đoàn Mũi Né, Hòn Tre...  GCC than với TTT, ông nói lại với MT & VKK. Sau đó MT biểu GCC, anh thích viết gì cứ viết, vờ tụi đó đi!
Hà, hà!
"Lịch sử tan rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự." ["History decomposes into images, not into narratives." Walter Benjamin, trích dẫn bởi Coetzee]. Hình ảnh cái đầu khổng lồ rã ra từ một bức tượng khổng lồ của Lênin. Hình ảnh một con người chặn cả đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn. Cái bóng (có thực, hoặc tưởng tượng) của một người đàn ông lỡ độ đường, lom khom với bọc quần áo, in lên nền trời, mỗi lần hoả châu rực sáng, trong truyện ngắn "Dọc Đường" của Thanh Tâm Tuyền.
Độc giả "Gió Ngược" sẽ tự hỏi, tại sao hình ảnh một con mèo lại ghi đậm trong trí một người tù, thay vì những hình ảnh khác?
Điểm và Diện là vấn đề "sinh tử" của văn chương, nếu quan niệm văn chương chỉ là một cõi giả tưởng, và nó chỉ khả hữu, khi bám vào một "điểm" hiện thực. Cõi Thiên Thai của Lưu Nguyễn chỉ có ý nghĩa, khi hai chàng trở về trần, và không thể quay lại. Có lần người viết đã dùng hình ảnh Tôn Ngộ Không - đằng vân du ngoạn khắp mọi cõi ta bà, rồi "tè" một phát mà vẫn chưa ra khỏi miếng đất của quê hương - để nhấn mạnh đến tính hiện thực ở trong văn chương. Georg Lukacs coi tiểu thuyết là dạng văn học chủ yếu của một thế giới mà con người không cảm thấy ở nhà và cũng không cảm thấy hoàn toàn xa lạ với nó, và cái việc trở về trần, hành động "tè" một phát, là bắt buộc phải có, bởi vì đây là lúc ý thức tiểu thuyết gia vượt ý thức nhân vật để trở về đời sống thực. Trong "Kẻ Xa Lạ" của Camus, khi nhân vật Meursault bắt buộc phải giải thích, tại sao tiếp tục xả hết băng đạn vào người Ả Rập ở trên bãi biển - bởi vì nắng làm chói mắt - thì đó là "diện" (tiểu thuyết), nhưng khi anh "mở lòng mình ra lần đầu tiên trước vẻ xa lạ dịu dàng của cõi đời", thì đó là "điểm" (hiện thực). Như vậy, nếu coi đoạn mở truyện là "giả", ở cả "Tình Ca", và "Gió Ngược", thì chính thân chuyện mới là "thực".
V/v Kẻ Xa Lạ. Vargas Llosa cũng nhận ra điều này, “như GCC”, khi viết:
Ở bên trong cái chủ nghĩa bi quan của Kẻ Xa Lạ, tuy nhiên, vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hy vọng. Nhất là đoạn cuối khép lại cuốn truyện, ở đó, không phải cam phận, resignation, nhưng mà là sự sáng suốt ngự trị. Meursault đá cho anh thầy tu 1 phát, ra khỏi sự giận dữ của anh, [đi chỗ khác chơi, ta đếch có thì giờ với mi, thì giờ của ta quí lắm, đâu có còn bao nhiêu, hà, hà! Nhà thơ TTT, một lần ngồi Quán Chùa, chỉ có hai anh em GCC & TTT, chê đoạn này, thua xa đoạn tương tự trong Đỏ và Đen]. Anh thầy tu cố ôm lấy Meursault, cố "thuần phục" anh ta, bằng cách dụ khị, ta sẽ cầu nguyện cho con, sẽ ôm lấy số mệnh của con, như là 1 thằng đàn ông mở lòng ra trước sự “dửng dưng dịu dàng của cõi đời” [the chaplain who had tried to domesticate him, by offering to pray for him, and embraces, with serene confidence, his destiny as a man open to ‘the tender indifference of the world’].

Kẻ Xa Lạ phải chết
Ai Tín
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác
Pháp Danh Thiền Ngộ
sinh ngày mồng 4 tháng 1 năm 1940 tại Xuân Hòa, Bình Định, Quy Nhơn
Mất ngày mồng 2 tháng 7 năm 2012 lúc 10:15 pm tại tư gia (Westminster, California, USA)
Da Mau

Xin thành thực chia buồn cùng tang gia, và cầu chúc linh hồn bạn Giác sớm siêu thoát.
Tin Văn/NQT và bạn hữu
*
Trần Mộng Tú
Tiễn bạn văn Nguyễn Mộng Giác
Bạn bè tan như đá vụn
theo nhau lăn xuống chân đồi
ngọn đồi dần dần sạt lở
tiếng rơi như tiếng sách rơi
Tiếng sách rơi khô trong hạ
thả vào võng gió chênh vênh
một chút âm dư vương lại
cũng tan theo nắng, nhẹ tênh
Từng mảnh đá lăn từng mảnh
có chút bụi nào bay xa
có giọt sương nào đọng lại
có giọt lệ nào như hoa 
Văn chương theo người thinh lặng
chữ nghĩa theo người bốc hơi
giấy mực theo người khô cạn
bạn ơi sách ơi… mây trôi 
Tiếng những bàn chân rất chậm
tiễn ai về cuối chân trời
như tiếng sách từng cuốn một
rơi xuống từ trên đỉnh đồi
Cúi xuống nhặt lên một cuốn
mở ra trắng xóa hàng hàng
giấy mỏng thơm như áo liệm
bìa thơm như nắp áo quan
tmt
Ngày 2 tháng 7 năm 2012
Truyện dài Đường Một Chiều, kể một vụ án mạng mà người phạm tội không biết là mình phạm tội, được giải thưởng Văn Bút của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
DDTK
Note: Đây là giải thưởng của PEN Việt Nam, như PEN Mẽo, PEN Canada…Không phải của nhà nước VNCH.
Cần phải  nói rõ, vì ngoài giải thưởng PEN, còn giải thưởng của VNCH, còn gọi là giải thưởng của… ông Diệm!



*

*

Chữ Vũ Huy Quang

*
Vũ Huy Quang & Hồ Thành Đức & NQT & Bé Ký & Thảo Trần

*

*
INTERVIEWER
Then you don't draw your characters from life?
GREENE
No, one never knows enough about characters in real life to put them into novels. One gets started and then, suddenly, one can not remember what toothpaste they use; what are their views on interior decoration, and one is stuck utterly. No, major characters emerge; minor ones may be photographed.

The Paris Review
Ông chôm nhân vật từ đời sống?
Không. Nhân vật nổi cộm bật ra từ.... hư không. Ba thứ lẻ tẻ có thể chụp giựt từ cuộc đời
Tiểu thuyết "Mùa Biển Động" là một biến cố quan trọng trong nền văn chương Việt Nam ở hải ngoại, cần được chào đón xứng đáng, và cần được phân tích, thảo luận, phê phán cặn kẽ, bên ngoài cái vòng khen chê tùy hứng và lẩn thẩn, hay cuồng nộ theo những định kiến chính trị hay phe phái.
Đặng Tiến
Tác phẩm “Đường Một Chiều”,  nxb Nam Giao, Sài Gòn 1974, của Nguyễn Mộng Giác, từng được giải thưởng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, Giải thưởng Trung tâm Văn bút Việt Nam, năm 1974
Note: Không phải của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, mà là của PEN Việt Nam.
Thiệu làm gì có giải thưởng.
Nếu muốn nói như vậy, thì phải nói là của VNCH, và người đẻ ra giải thưởng này là Ngô Đình Diệm.
Như tôi nhớ mài mại, NMG năm đó tranh giải với Nguyễn Hữu Nhật, và bị phe NHN chơi nhiều đòn cũng khá nặng.
Sau này NHN viết cho Văn Học.
NMG coi như pha chuyện cũ.
GCC chẳng đã chê NMG, đếch viết được truyện dài! Vậy mà sau viết cho VH hai năm trường.
Ông còn biểu GCC, ông “sáng tác”, bằng viết Tạp Ghi, tôi không làm được như ông.
NMG không có sự đố kỵ tài năng, khác hẳn đám bạn quí của GCC.
Đúng là theo tinh thần câu của DT mà GCC viết về NMG, ngay từ khi ông còn sống, chính là vì sợ ông nằm xuống rồi, thì không thể viết được nữa.
Đám ngốc cứ nghĩ là GCC thù NMG!
Vả chăng, người đời chỉ thích thổi. Viết đúng cũng đếch thích!

*

Phim này cũng thật tuyệt. Gấu xem hồi còn nhỏ, và nhớ hoài. Trong có chi tiết thần sầu, mà có thể Kim Dung đã từng thuổng. Cái chi tiết mà nhờ nó, Ðoàn Dự khám phá ra bí mật sau núi Vô Lượng, tìm được đường vô hang động bí mật, gặp pho tượng mỹ nhân giống hệt em Vương Ngọc Yến, học được chiêu Lăng Ba Vi Bộ, sau truyền lại cho Gấu Nhà Văn, áp dụng vào những bài viết không ai lần ra cấu trúc của chúng!
Hà, hà!
Ðúng như thế, một bạn văn, lần đầu đọc bài viết về Võ Phiến, cứ lẩm bẩm, ông này viết ngược ngạo, như thể lầm đoạn trên với đoạn dưới, rồi sau đó lại lầm đoạn dưới với đoạn trên, nhưng sau vỡ ra, lại khen tới chỉ, văn viết như tơ, như lụa, không biết làm sao mà lần…
[Nguyên văn: Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu N. tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.]
Ui chao, lại tự thổi! 
Gấu sử dụng, cũng cấu trúc đó, viết Một Chuyến Ði, được cả băng VH khen là tuyệt chiêu, và nhà "phê bình riêng" của băng chỉ đích danh, đây là chiêu Lăng Ba Vi Bộ của Kim Dung!
Tuyệt nhất, là được 1 vị độc giả khen, bài viết tuyệt quá. ( 1) Gấu phổng mũi, post liền cái mail, thế là vị này từ luôn Gấu. Không thèm mail nữa. Gấu hoảng quá, không biết chuyện gì xẩy ra, sau cùng vị này thương tình, đi 1 cái mail chót, ta vẫn bình thường, mi khỏi phải lo cho ta…
Tks, and take care. Bye. NQT

Note: Vị độc giả, thương tình, mới mail...
Tks
NQT
(1)
"Mot chuyen di" cua GNV hay qua. Nguoi trong nuoc cung dang viet hang loat ve Nguyen Tuan, nhung khong hieu sao, doc ho cu co cam giac nhu dang nghe mot nhom nguoi noi chuyen voi nhau trong mot... dam gio^~. Toi khong noi dieu nay vi do-ky gi dau, that long thoi.

anh để bài lung tung, mà viết cũng lung tung.
GCC kiếm 1 chi tiết, trên Tin Văn, mà còn chịu thua, đâu phải chỉ độc giả. Nhiều lần gõ Google, cũng không kiếm ra.
Thần sầu như Gabo mà bi giờ còn lú lẫn, GCC nhằm nhò gì! (2)
Viết đã lung tung, mà còn... tham, cùng 1 lúc viết, dịch chừng…  vài bài!
Gabo lú lẫn, là do chữa trị ung thư, bị phản ứng phụ của thuốc, side-effect. Gấu, từ hồi còn nhỏ, đã sợ lú lẫn rồi, thành ra lấy Gấu Cái, cùng tên với BHD.
Cho chắc ăn!
CHESS
Jorge Luis Borges
I
In their serious corner, the players
move the gradual pieces. The board
detains them until dawn in its hard
compass: the hatred of two colors.
In the game, the forms give off a severe
magic: Homeric castle, gay
knight, warlike queen, king solitary,
oblique bishop, and pawns at war. 
Finally, when the players have gone in,
and when time has eventually consumed them,
surely the rites then will not be done.
In the east, this war has taken fire.
Today, the whole earth is its provenance.
Like that other, this game is for ever.
II
Tenuous king, slant bishop, bitter queen,
straightforward castle and the crafty pawn –
over the checkered black and white terrain
they seek out and enjoin their armed campaign.
They do not realize the dominant
hand of the player rules their destiny.
They do not know an adamantine fate
governs their choices and controls their journey.
The player, too, is captive of caprice
(the sentence is Omar's) on another ground
crisscrossed with black nights and white days.
God moves the player, he, in turn, the piece.
But what god beyond God begins the round
of dust and time and dream and agonies?
-Translated by ALASTAIR REID              
ECHECS
I
Ils sont seuls à leur table austere. Le tournoi
Alterne ses dangers; lentes, les pieces glissent.
Tout au long de la nuit deux couleurs se haissent
Dans le champ agencé qui les tient sous sa loi.
Radieuse magie où joue un vieil effroi,
Des destins rigoureux et parés s'accomplissent :
Reine en armes, brefs pions qui soudain s'anoblissent,
Fou qui biaise, tour carrée, ultime roi.
Le rite se poursuit. Il reste ; il faut qu'il reste
Même si le pied branle à la table déserte,
Même quand les joueurs seront cherchés en vain.
Le profond Orient nous légua cette guerre
Dont la flamme aujourd'hui fait le tour de la terre;
Et comme l'autre jeu, ce jeu n'a pas de fin.
II
Tour droite, fou diagonal, reine acharnée,
Roi vulnérable, pions qu'achemine l'espoir,
Par les détours fixés d'un ordre blanc et noir
Vous cherchez, vous livrez la bataille obstinée.
Mais qui de vous sent sa démarche gouvernée ?
La main ni le joueur, vous ne sauriez les voir;
Vous ne sauriez penser qu'un rigoureux pouvoir
Dicte votre dessein, règle votre journée.
Le joueur, ô Khayam ! est lui-même en prison,
Et c'est un échiquier que l'humain horizon:
Jours blancs et noires nuits, route stricte et finie.
La piece se soumet à l'homme, et l'homme à Dieu.
Derriere Dieu, qui d'autre a commencé ce jeu
De poussière, de temps, de rêve, d'agonie?
J.L. Borges.
[Bản tiếng Tây của IBARRA, Gallimard, 1970]
I
Ở cái góc nghiêm trọng của họ,
Những kỳ thủ di chuyển những quân cờ.
Cái bàn cờ cầm giữ họ tới sáng
Bằng cái la bàn cứng cỏi của nó:
Lòng thù hận giữa hai màu cờ,
Một, cờ máu,
Và một, cờ ba que.
Trong cuộc chơi, là luật chơi,
Một ma thuật nghiêm ngặt:
Lâu đài Hô me, kỵ sĩ xám, nữ hoàng thiện chiến, hoàng đế cô đơn,
giám mục xiên xẹo, và những con tốt lao vào cuộc chiến
Sau cùng, khi những kỳ thủ đã nhập cuộc,
Và khi thời gian đã thiêu đốt cả đám
Rõ ràng là chẳng cần gì đến những nghi thức
[Bàn giao cái con khỉ, chúng ông lấy hết rồi,
Minh gà tồ còn gì mà bàn giao?]
Ở phía Ðông, lửa chiến tranh bừng bừng
Ngày hôm nay, trọn trái đất thuộc về nó,
Như cái khác, trò chơi này là thiên thu, bất tận.

II
Hoàng đế tế nhị, giám mục xiên xiên, nữ hoàng cay đắng,
Lâu đài thẳng thắn, và anh cu Sài láu cá –
Trên mảnh đất đen trắng của cái bàn cờ
Tất cả hăm hở tìm tòi, và sung sướng tận hưởng những chiến dịch…
Ðiện Biên, Mùa Hè Ðỏ Lửa, thí dụ.
Họ đâu có nhận ra,
Cái bàn tay thống trị của những thế lực quốc tế bửn thỉu,
Và hơn cả thế nữa,
Là những luật chơi của định mệnh.
Họ đâu có biết cái số phần cứng như gang thép,
Trấn ngự, cai quản những lựa chọn, và kiểm tra những hành trình của họ
Kỳ thủ kia ơi, mi thì cũng bị cầm giữ bởi tính bất thường
(Câu này thuổng Omar) trên một mảnh đất khác,
Ðan chéo nhau bằng những đêm đen, và ngày trắng.
Ông Giời di chuyển những kỳ thủ, và tới luợt họ,
Di chuyển quân cờ
Nhưng Giời nào, ngoài Giời lại có Giời?
Thứ Ông Giời bắt đầu vòng luân hồi
Của bụi, thời gian, và những cơn hấp hối?

Note: Bạn có thể đọc bài thơ này, và nhớ NMG.
Cả hai cuốn trường thiên tiểu thuyết của ông, là đều l
ấy cảm hứng từ, và viết về, cuộc chiến bửn thỉu, với những nhân vật - cũng bửn thỉu - của nó. (1)
Chúng ta có 1 tên đao phủ, một tên nhà văn VC nằm vùng [Ngữ, nghe nói, là từ NN mà ra].

Chỉ thiếu 1 Nguyễn Huệ của Miền Nam
(1)
"Nói chung, bộ trường thiên lấy khung cảnh thời Tây Sơn, thế kỷ 18 và khởi đầu là sự nghiệp của anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và chấm dứt khi Nguyễn Huệ mất. Đây là thời gian có nhiều biến động. Quan trọng là qua những biến động đó, cái thử thách dành cho người đương thời, nhất là những nho sĩ, những người viết lách, những người có trình độ trí thức cao, phong phú lắm. Mỗi người một thái độ phản ứng khác nhau."
"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang thời trước."
NMG

Realism, in a narrower sense, was a method of gaining reality for the novel. (2)
Canetti: Realism and New Reality
Chủ nghĩa hiện thực, theo một nghĩa hạn hẹp, là một phương pháp kiếm tí thực tại cho tiểu thuyết.












Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư