Notes
1
2
3
30.4.2009
30.4.2005
Virus
VC
vs
Lưu
Manh Hóa
Vietnam Now
|
30.4.2010
Trước,
Gấu vẫn nghĩ, chương
trình bốc trẻ em ra khỏi hỏa ngục Đỏ, Tháng Tư 1975, là do nhà nước
Mẽo, và có
thể có Xịa, ở phía sau, thực hiện.
May quá, không phải!
Nhưng dẫu sao, một xã hội
mà điều
tốt, sự tử tế, lương thiện là phổ biến còn cái ác, sự không tử tế là
chuyện
hiếm hoi, một xã hội mà con người tin nhau, và tin vào điều tử tế, đó
là một xã
hội lành mạnh, là giấc mơ mà tôi đang mơ cho Việt Nam – đất nước tôi,
dân tộc
tôi.
Song
Chi, talawas
Cái vụ
nước Mít không thể nào
lại có được một giấc mơ bình thường như giấc mơ của Song Chi, lấy
trường hợp Bác
Hồ minh họa cũng đặng: Bác là thánh, nên không thể nào làm người bình
thường được
nữa. Nội chỉ nghĩ đến chuyện Bác Hồ có vợ là đã làm nhục nước Mít rồi,
đừng nói
chuyện dám thắc mắc Bác có mấy vợ!
… còn cái ác, sự
không tử tế là chuyện hiếm hoi: Quả có thế.
Hai xã hội mà cái
ác, sự không tử tế là
chuyện hiếm hoi, thì một, gây đại họa Lò Thiêu, một, Lò Cải Tạo. Nước
Đức sau
đó phục hồi,
là nhờ dám nhìn thẳng vào nó, dám sám hối.
Còn Mít, thì sao?
Liệu có một, chỉ
một tên Bắc Kít dám đứng ra công khai thú nhận, Lò Cải Tạo là do Cái Ác
[hiếm
hoi] Bắc Kít gây nên!
Bây
giờ
là đầu tháng Tư.
Người Việt nào ở hải ngoại cũng như đang lên cơn sốt, một cơn sốt lây
lan ra từ
bang nọ đến bang kia, từ quốc gia này sang quốc gia khác, không có
thuốc chủng
nào ngăn được.
Những cánh rừng
Nhưng
dẫu sao, một xã hội mà điều tốt, sự tử tế,
lương thiện là
phổ biến còn cái ác, sự không tử tế là chuyện hiếm hoi, một xã hội mà
con người
tin nhau, và tin vào điều tử tế, đó là một xã hội lành mạnh, là giấc mơ
mà tôi
đang mơ cho Việt Nam – đất nước tôi, dân tộc tôi.
Song Chi, talawas
Sau 30
Tháng Tư, và sau giấc
mơ của nhân loại, ngủ dậy thấy biến thành Mít, thì không thể nào có
được giấc
mơ 'bình thường' của Song Chi nữa, với giống Mít!
Chán thế.
Một
trong những cách đọc
Kafka, là coi ông là một nhà văn tôn giáo. Theo cách đó, Weinberg coi
hiện
tượng Samsa sáng ngủ dậy thấy biến thành con bọ, là hiện tượng "Chúa
Sẩy
Thai" (1).
Thay vì Chúa Giáng Sinh, Chúa đầu thai làm người để cứu độ nhân
loại, thì lại có một... con bọ!
Vào
những ngày kỷ niệm 30 Tháng Tư, Gấu tui hơi bị liên tưởng tới một giấc
mơ khác của nhân loại: Sáng
ngủ dậy thấy biến thành một người Việt Nam.
Liệu có thể coi đây là hai
giấc mơ, một trước, và một sau, Lò Cải Tạo?
Và vẫn chỉ là một?
[Như D.M.
Thomas, trong cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, đã coi Quỉ và Kẻ Cứu Rỗi, chỉ
là một?]
Ông Hồ
chẳng đã từng mơ
tưởng: Thắng trận giặc này, sẽ làm một cái nhà Việt Nam to
lớn hơn đàng hoàng hơn.
Rút cục, chỉ có một con bọ
"VC Đỏ"! hay "VC Đen", tức Mafia Việt Nam.
Đỏ hay Đen, thì cũng một thứ!
(1)
Weinberg khai triển biểu
tượng tôn giáo ngầm chứa trong câu chuyện, đã coi đây
là một chuyển hoá tiêu cực, a negative
transfiguration, một nghịch đảo hiện tượng Chuá nhập thân làm người
phàm, một
Khổ nạn Giê-xu sẩy thai [the Passion of an abortive Christ figure]
[Hoá Thân của Kafka, bản
tiếng Anh, Bantam Books; phần phụ lục, Explanatory Notes To The Text].
Đã có
lần, Gấu tui liều cùng
mình, khi cho rằng, đối với người dân Miền Bắc, khi tin vào chủ nghĩa
Cộng Sản,
họ tin rằng đây chính là thứ khi giới tuyệt hảo để chiến thắng thiên
nhiên khắc
nghiệt khiến con người khắc nghiệt. Nó là cứu tinh của một miền đất,
một thứ
Thiên Sứ, đại khái vậy. Chính giấc mơ Thiên Sứ này biến Bắc Kít
thành...
khùng.
Đây là
cách V.S. Pritchett,
một nhà văn nhà phê bình người Anh, đọc Don Quixote, bằng cách đặt nó
kế bên
cuốn Những Linh Hồn Chết của
Gogol, và
từ đó, ông giải thích được một câu hỏi nhức nhối, từ lâu chưa ai trả
lời được:
Tại sao mà Gogol không thể hoàn tất phần thứ hai của cuốn sách tuyệt
tác của
ông, và của nhân loại?
Chính cái giấc mơ phải tìm
cho được, một "Thiên Sứ" cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, đã biến
Gogol thành khùng.
Hiện
thực chủ nghĩa thì cũng
mê điều quái dị y chang chủ nghĩa lý tưởng. Don Quixote bắt đầu là một tỉnh lẻ,
biến thành Tây Ban Nha, và sau cùng, thành một vũ trụ, và thay vì trở
nên xa vời,
mơ hồ thì mỗi ngày một thêm mời gọi, trần thế, cụ thể, chắc chắn, trong
lời nói
cũng như trong hành động. Don Quixote
đã không sụp
đổ, như là Phần Hai của Những Linh
Hồn Chết của Gogol sụp đổ, bởi vì Cervantes
không khùng. Ông trở nên [vẫn luôn luôn là] con người thực dụng, hồ
nghi nếu
không muốn nói là bi quan, và khoan dung; trong khi đó, Gogol bị giấc
mơ Thiên
Sứ cắn trúng, và bị nọc độc của nó biến thành khùng
V.S. Pritchett: Miguel de
Cervantes [1965], [được in lại trong The
Essential Pritchett, Vintage,
2004]. (1)
[Liệu, có thể vì vậy, mà PTH
để cho Thiên Sứ của bà... ngỏm củ tỏi?]
(1)
Realism turns out
to be as
contagious to fantasy as idealism is. Don
Quixote begins as a
province, turns into Spain
and ends as a universe, and
far from becoming vaguer as it becomes more suggestive, it becomes
earthier,
more concrete, more certain in real speech and physical action. Don
Quixote does not collapse, as the
Second Part of Gogol's Dead
Souls
does, because Cervantes is not mad. He remains pragmatic, skeptical and
merciful; whereas Gogol got the Russian Messianic bit between his teeth
and
went off his head. Spanish fantasy goes step by step with
Spanish sanity. Nor,
if we read Don Quixote truly, can it
be described as a work of disillusion, if we mean by that the spiritual
exhaustion which follows a great expense of spirit. The Spanish
crack-up had
begun, but it had only just begun. The force of that national passion
was still
felt. Though Cervantes was the broken soldier, though he was
imprisoned, hauled
before the Inquisition, and knew all the misery and confusion that the
Spanish
expansion abroad had left behind at home, he was not the enemy of the
Spanish
idea.
Nhìn
như thế, Mít, sau cú 30
Tháng Tư, đều trở nên “insane”, mất mẹ nó cái đầu, như Gogol, vì giấc
mơ Thiên
Sứ, của… Sến Cô Nương!
Về
tới Tân Sơn Nhất,
chìa cái
này ra, không hiểu có bị đuổi không?
Đam mê
văn chương đồng nghĩa
với nhọc nhằn vất vả. Chiêm nghiệm lại điều ấy thật chẳng sai chút nào.
Đọc rất
nhiều, viết rất nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Đã có lúc tôi có ý định
tạo cho
mình một phong cách, một lối đi riêng rẽ nhưng rồi rốt cuộc cũng chẳng
tìm thấy
gì. Văn chương là khu rừng rậm rạp đầy bí hiểm, mỗi người tự chui vào
và tự tìm
đường bò đi. Ở đấy chẳng biết dựa vào ai, chẳng có ai giúp đỡ. Và may
thay tôi
đã tìm được cho mình một cây gậy chống cho đỡ vấp ngã mỗi khi bị say
chếnh
choáng trên cõi đời này. Cây gậy ấy chính là quê hương, Tổ quốc, là
hướng tâm
về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Lá bùa hộ mệnh đó là kim chỉ nam xuyên suốt qua những sáng tác của tôi.
Sống giữa thế giới mênh mông
của trời đất và lòng người, thênh thang thế mà nhiều khi vẫn thấy cô
quạnh. Nơi
đất khách quê người ngồi nhâm nhi ly cà phê, thả hồn qua làn thuốc để
cố tình
kéo quá khứ về hiện tại và tôi bỗng thấy thương quá chính mình và những
số phận
trần gian. Những lúc như thế tôi lại ngồi vào bàn viết, viết tất cả
những gì
chợt đến, đuổi theo những gì đột ngột trôi đi. Những khuôn mặt thân
thương bạn
bè, người thân trở thành nhân vật, bờ tre gốc lúa, cánh diều hóa thành
những
vần thơ. Hình như thời gian càng trôi đi bao nhiêu thì ký ức của người
xa xứ
càng khắc khoải. Từ nửa vòng trái đất tôi cảm thấy mình công bằng hơn
khi đánh
giá một vấn đề.
Je te
serre dans mes bras
or je pense déjà à toi les jours qui viennent
Ôi, ôm Em
trong tay,
mà đã nhớ Em những ngày sắp tới
*
"Je
serai ta femme". BHD
[16.8.1967]
... sự
sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng:
Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Thời gian
Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc
Tình Bỏ Đi kết thúc
không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật
Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em
phải quên
anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người đã chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn
Tế
"C'est l'âge où tout le monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời
mà đứa nào cũng 26 tuổi"], Gertrude Stein diễn tả những năm tháng tuyệt
vời của băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở Paris.
Gấu cũng thể nói như vậy, về thưở mới lớn của mình, thập niên 1960, và
của băng
đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là 'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp
bị cuộc chiến
làm thịt.
*
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình
bỏ đi. (1)
Thế hệ bỏ đi, như
Hemingway kể lại, trong Paris
là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein
thường
sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng
lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay
này mắng thằng nhóc.
Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như
mấy ông
là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị
thương tổn,
không còn hoạt động được nữa.
*
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn
hai trái
mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì
thành
công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng
vì chẳng
ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.
“a modern Orpheus",
Mabel Dodge Luhan ca ngợi F. Scott Fitzgerald, qua cuốn Cuộc
Tình Bỏ
Đi. Một Orpheus hiện đại.
Gấu, “đọc lại” những trang Đà Lạt, viết bên lề Một Chủ Nhật
Khác, vớ được cụm
từ “a modern Orpheus”, bỗng giật mình ‘ơ ra kìa’ một tiếng, và tự hỏi,
tại
sao không coi anh chàng Kiệt, như là một Orpheus tân thời, trở về Việt
Nam
[xuống địa ngục là cuộc chiến khi đó]…
Why not?
Tại sao không?
*
Rồi em
sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình
Đoạn văn [chạy ra
bưu điện đánh điện cầu cứu Oanh] là đoạn độc nhất đăng trên báo Văn,
khi Một chủ nhật khác chưa xuất
bản. Như để quảng cáo. Chắc vậy.
Cuốn sách viết theo đơn đặt hàng của tay Thành, lúc đó là một đầu nậu
trả tiền
bảnh nhất Sài Gòn, theo như Hai Lúa còn nhớ.
Nhưng với những ai đã từng quen biết tác giả, hoặc thân thiết, đoạn văn
trên có
một câu thật quan trọng, và tác giả mượn nhân vật Kiệt nói thay cho
mình:
-Rồi em sẽ hiểu, nên để
người ta coi thường mình.
Ngoài đời ông không làm sao thực hiện được điều này.
Đó là bi kịch, của riêng ông, và có thể, cũng là của "kẻ sĩ Miền Nam".
Một số nào đó thôi!
Thành thử câu văn trên, thuộc loại "ngoài thời",
"time-out", "out of time", ngoài context, ngoài mối tình
Kiệt và Oanh. Ở ngoài tác phẩm Một Chủ Nhật Khác.
Rồi em sẽ hiểu, nên để cho
người ta coi thường cả một lũ Miền Nam thất trận,
là lũ chúng mình.
Như vậy dễ sống hơn....
Phải không?
*
Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị
quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội
mưa
chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng
viết bức
điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng
như in
chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta cứu tôi với. Kiệt. Kiệt
nghĩa là
hết sạch, chẳng còn gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân viên Bưu Điện vốn
quen vì
gặp hàng tuần, trợn mắt:
Ông không điên chứ ông Kiệt?
-Tôi điên chớ, rõ ràng là
tôi điên đây thôi.
–Ông nhất quyết gửi bức điện này?
-Chớ sao nữa, còn gì nữa. Tôi đang cần tiền,
hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu đó mới có tiền. Kiệt cười hộc.
Chàng ra khỏi
Ty Bưu Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại. Chàng ướt
còn hơn
buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ,
và
quyết định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
Một Chủ Nhật Khác
Oanh
cũng bó tay mà thôi.
Tuyệt!
*
… vào đúng lúc chàng gặp tai
nạn, bị thương nặng, suýt chết, sau
khi thoát chết, ra khỏi nhà thương lần đầu tiên, vị bác sĩ hẹn hai
tháng sau trở
lại để tháo plâtre và giải phẫu thêm một lần nữa, vào đúng dịp sinh
nhật của
chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất,
nàng nói, "Je
serai ta femme."
Một độc giả
TV, cũng lâu rồi, đọc mẩu
trên, mail, khen GNV, cái ‘ẩn dụ’, “sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng
là sinh
nhật lần thứ nhất”, tuyệt cú mèo.
Ui
chao, mới lúc nãy, lọ mọ đọc
Gulag,
thấy me-xừ Solz ‘thuổng’ ẩn dụ trên đây của Gấu, để kết thúc Quần đảo ngục tù [bản rút gọn được
phép]:
I
am finishing it in the
year
of a double anniversary (and the two anniversaries are connected): it
is fifty
years since the revolution which created Gulag, and a hundred since the
invention of barbed wire (1867).
This second anniversary will
no doubt pass unnoticed.
Ryazan-Ukryvishche
April 27, 1958-February 22,
1967
Tôi viết xong cuốn sách này,
đúng trong cái năm kỷ niệm đúp: Kỷ niệm 50 năm cuộc Cách Mạng đã sáng
tạo ra
Quần đảo ngục tù, và 100 năm sáng tạo ra dây kẽm gai.
Cái cú sáng tạo thứ nhì thì ít khi được kỷ niệm!
|
Comments
Post a Comment