Animal Farm
VIẾT
MỖI NGÀY / APRIL 25, 2018
Nhân đọc 1 entry trên FB của 1 vị bằng hữu, điểm cuốn Animal Farm. Cái tít, theo GCC, phải dịch là Trại Loài Vật. “Súc vật”, là 1 từ dùng để chửi, với lũ Ngụy, hay tất cả Miền Nam, mi là đồ “súc vật”, thí dụ. Orwell
On Animal Farm
For all I know, by the time this book [Animal Farm] is published my view of the Soviet regime may be the generally-accepted one. But what use would that be in itself? To exchange one orthodoxy for another is not necessarily an advance. -George Orwell, "The Freedom of the Press" ANIMAL FARM, as its author later wrote, "was the first book in which I tried, with full consciousness of what I was doing, to fuse political purpose and artistic purpose into one whole." And indeed, its pages contain a synthesis of many of the themes that we have come to think of as "Orwellian." Among these are a hatred of tyranny, a love for animals and the English countryside, and a deep admiration for the satirical fables of Jonathan Swift. To this one might add Orwell's keen desire to see things from the viewpoint of childhood and innocence: He had long wished for fatherhood and, fearing that he was sterile, had adopted a small boy not long before the death of his first wife. The partly ironic subtitle for the novel is A Fairy Story, and Orwell was especially pleased when he heard from friends such as Malcolm Muggeridge and Sir Herbert Read that their own offspring had enjoyed reading the book. Christopher Hitchens [Bài viết được dùng làm "Intro" cho ấn bản 2010 của cuốn Trại Loài Vật] Tình hình Orwell viết "Danh sách đỏ" rất tương tự của Hồ Hữu Tường, khi viết Trầm Tư: Trong lúc đếm từng giờ từng phút cái chết đang tới gần. HHT, án tử hình của Diệm. Orwell, bệnh lao phổi giai đoạn chót. Một ông mơ Đức Phật trở lại với dân Mít. Một ông lo Tây Phương thua Cuộc Chiến Lạnh.
Từ đi thực tế tới làm một nhà tiên
tri
De l’exprérience au prophétisme
Nicole Zand 17 Sept 1982 Nếu ông không đi Catalogne, nếu ông không tận mắt chứng kiến những bạn bè của ông bị thủ tiêu theo lệnh của Moscow bởi những người CS Tây Ban Nha, chắc chắn ông không thể nào viết ra được hai tuyệt tác Trại Loài Vật và 1984, cuốn sau ông vừa hoàn tất là buông cây viết, thở phào một phát, rồi đi. Ấy, quên chưa kể tuyệt tác “Hommage à la Catalogne” [Cuốn này dịch ra tiếng Việt có thể gọi là Giã Biệt Cách Mạng 30 Tháng Tư 1975, bởi vì quả là có một thời kỳ ngắn ngủi, cả nước không nói, nhưng chắc chắn cả Miền Nam say mèm giấc mơ “Tổ quốc ơi ta yêu Người mãi mãi, Từ trận thắng hôm nay ta xây lại bằng 10”, cho đến khi giấc mơ biến thành thực tại giống như ác mộng, “Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán quá, Từ trận thắng hôm nay ta ăn độn dài dài!”]. Hommage là một ghi nhận tuyệt vời, một chứng từ, về cuộc chiến Tây Ban Nha, ở đó, ông khám phá ra, một xã hội không giai cấp ở trong dạng tí ti, microcosme, của nó, cùng lúc ông nhận ra, ở những kẻ chiến đấu "một điều gì rất quái, insolite, rất thê lương, sinistre - một không khí sợ hãi, nghi kỵ, bất an, bất trắc, và thù hận”. Giống như một bầy chuột. Con người này, Orwell, không hề biết sợ hãi, bạn bè của ông xác nhận điều này, nhưng suốt đời bị ám ảnh bởi những con chuột. http://nhilinhblog.blogspot.com/…/van-chuong-mien-nam-ho-hu… Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1) Đã đến lúc có thể nói đến một trong những nhân vật đặc biệt nhất của miền Nam một thuở, Hồ Hữu Tường. NL “Danh sách Orwell” (1949), có thể được coi là một “Trầm Tư” của ông, giống như của Hồ Hữu Tường: Từ cuộc chiến Tây Ban Nha, Orwell biết rất rõ cái gọi là guồng máy CS [bỗng nhiên Gấu lại nhớ tới Nguyễn Đức Quỳnh và những buổi Đàm Trường Viễn Kiến của ông, những ngày liền sau 1954 tại Sài Gòn. Tờ Sáng Tạo, lúc đầu cũng có ý định này: báo động về một guồng máy thâm hiểm của VC], những điệp viên của nó, cách hành xử tàn nhẫn vô nhân đạo của nó, thông qua quyền lực, hay, một khi nắm được quyền lực. Chẳng thua gì Koestler, ông không hề có một tí ti ảo tưởng về thực tế Xì ta lin nít. Cuộc xâm lăng Đông Âu của các “đảng anh em" cũng làm ông tỉnh thêm ra. http://www.tanvien.net/tgtp_02/Yann_Martel.htm Trại Loài Vật là thí dụ tuyệt hảo về những điều mà văn chương có thể đem đến cho chúng ta: một thứ lịch sử cầm tay. Một độc giả chẳng biết tí gì về thế kỷ thứ 20, Stalin là thằng chó nào, Trốt Kít quái vật hả, Cách Mạng Tháng 10 quái thai ư: Trại Loài Vật sẽ chuyên chở tới cho vị độc giả đó cái cốt yếu, cốt tủy về điều gì đã xẩy tới cho những người láng giềng ở bên kia Bắc Cực của chúng ta [dân Canada]: Cái quái thai, tởm lợm, bại hoại của một lý tưởng [giải phóng, thống nhất đất nước, thí dụ], sự hư ruỗng, thối nát của quyền lực, sự lạm dụng ngôn từ, sự băng hoại của cả một quốc gia – tất cả đều có ở trong đó, chỉ trong một tiếng nấc của trên trăm trang sách. Và khi đọc những trang này, độc giả trở nên minh mẫn hơn, nhờ uống 'lầm' thuốc độc chính trị! Điều này thì cũng là văn chương: Sự tiêm chủng vắc xin! Ui chao, đúng là trường hợp đã xẩy ra cho GNV: Giả sử những ngày mới lớn không vớ được Đêm giữa Ngọ, thì thể nào cũng nhẩy toán, lên rừng làm VC, phò Hoàng Phủ Ngọc Tường, đúng như một tên đệ tử của Thầy Cuốc 'chúc' Gấu! Đoạn trên thật là tuyệt cú mèo, nhưng thua… Brodsky khi ông viết về thơ, về Kinh Cầu: "Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được. Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova." Và bây giờ cái lý do rất cá nhân tại sao tôi viết ‘mấy lời’ gửi ông, kèm cuốn Trại Loài Vật: người Do Thái Âu Châu, bị Nazi sát hại cũng cần có lịch sử của họ, dạng cầm tay. Và đó là điều tôi cố gắng làm với cuốn sách tới của tôi. Nhưng căng lắm đấy, tôi tự nhủ tôi, làm sao sàng lọc từ đống rác lịch sử, [lịch sử Mít cùng cuộc chiến đỉnh cao của nó] với bao nhiêu là máu, là lệ, vào một tiếng nấc, của vài trang [Tin Văn], làm sao biến sự ghê rợn, điều tởm lợm, kinh hoàng thành một điều gì nhẹ nhàng ư ảo, [trên không gian net], chẳng ngon cơm một tí nào đâu! __________
a2a : Đọc từ internet
|
Comments
Post a Comment