Đọc “Istanbul” ở Huế
Rất
nhiều người yêu thành phố nơi mình sống, nhưng không có nhiều người
hiểu về nó, và càng ít người muốn tìm hiểu về nó. Tình yêu ấy với họ đơn
giản chỉ là sự tận hưởng chung chung về màu sắc, hương vị đặc trưng của
cuộc sống ở đấy, có kỷ niệm, có nhớ nhung nhưng tựu chung rồi nó sẽ
cuốn theo năm tháng phai tàn. Khi tôi đọc cuốn sách này, tôi quá ngạc
nhiên về tình cảm của Orhan Pamuk dành cho thành phố Istanbul nơi ông
sống, tình yêu nào khiến người ta lặn lội ngược dòng quá khứ chỉ để đào
bới những vết thương, rồi suốt đời ôm ấp vào lòng như một phần sinh
mệnh?
Istanbul, thành phố nằm bên bờ vịnh Bosphorus, một thời là thủ phủ của đế chế Ottoman hùng mạnh với những vết tích hoang phế rải dọc bờ. Những con phà tỏa khói xám bàng bạc trong nỗi buồn bao phủ lên tâm tưởng và số phận người Thổ. Giữa những dấu vết nhắc nhớ về một quá khứ vàng son, giữa nỗi mặc cảm chênh vênh neo mình giữa hai bờ Đông - Tây của hiện tại, người Thổ tự phủ lên cuộc đời mình một tấm màn mỏng mềm mại âm u để che mờ sự hiển hiện, gọi là huzun. Huzun trong tiếng Thổ gọi là nỗi u sầu, sự u sầu len lén vào tim để đau đớn trong sự mềm mại của nó. Không có gì diễn tả được tâm trạng người Thổ hơn từ ấy, nỗi sầu khổ khi bị xa lìa, sự mất mát, sự hoang mang... Và tất cả, phủ lên Istanbul vốn đã bàng bạc màu khói xám một tấm sương mờ, như một viễn tượng hội họa.
Chính vì thế mà Instanbul đẹp, đẹp bằng những nỗi buồn ghi dấu trên những ngọn tháp cao, những ngọn cây đổ bóng dài trong ánh chập choạng hoàng hôn sáng- tối. Đẹp bằng những âm u chiều xuống trong những con hẻm nghèo dài chênh vênh. Orhan Pamuk thoạt tiên muốn hiểu Istanbul bằng hội họa và hình ảnh vì ông muốn trở thành họa sĩ. Ông phân tích những bức tranh vẽ từ thời đế chế, nghiên cứu những bức ảnh đen trắng với đôi mắt của một người phương Tây, chăm chú, tỉ mỉ và cuối cùng, như một bác sĩ, ông tìm ra vết thương của thành phố. Vết thương sâu hoắm u ám tận cõi lòng mà không ai nhận ra vì nó đã là một phần trong cuộc đời người Thổ. Và thế rồi Orhan, ông trở thành một nhà văn.
"Với tôi, làm nhà văn nghĩa là thừa nhận những vết thương bí mật mà chúng ta mang trong nội thể mình, những vết thương bí mật đến nỗi chính ta chẳng mấy khi biết, và nhẫn nại tìm hiểu chúng, khám phá chúng, soi rọi chúng, để làm chủ những nỗi đau và vết thương đó, biến chúng thành một phần hữu thức của tinh thần ta, tác phẩm của ta."
Có những chương trong cuốn sách này được miêu tả rất đẹp, đẹp tới đau lòng. Đẹp trong từng câu chữ đơn giản, trong từng bức ảnh đen trắng minh họa. Và Istanbul hiện lên với những tòa tháp cao bơ vơ trên nền trời hiu quạnh, những cánh hải âu bay xao xác bờ vịnh, tiếng còi tàu dài rền vang quay quắt điệu u buồn. Những làn khói bay trên nóc những chuyến phà, những bóng người lầm lũi kéo hoàng hôn về phủ lên thành phố. Và huzun tuy bàng bạc như sương nhưng đã trở thành nỗi ám ảnh kéo dài trong những trang sách, với những đêm mất ngủ nằm chờ những chuyến tàu qua vịnh như những thói quen, những đốm lửa xa xa hay những trận pháo lửa sáng trời khi những chuyến tàu chở dầu đâm vào nhau ngoài khơi. Bosphorus không chỉ chứa những chuyến phà, nó còn chất chứa những đôi mắt đăm đăm trong đêm nhìn ra bờ vịnh - cửa ngõ Đông-Tây của thành phố. Những đôi mắt hoang mang, u sầu và bất lực.
Thông qua đời mình, Orhan Pamuk đi tìm Istanbul, với những câu chuyện, những biên niên sử và cả những hồi ức đã bị lãng quên, những vết thương dấu kín. Cậu bé Orhan Pamuk đã yêu Istanbul và vịnh Bosphorus vì những tháng năm hạnh phúc của cuộc đời được sống và rong chơi, được chìm trong những truyền thuyết về đế chế Ottoman, ly kỳ và diệu vợi. Orhan đã bắt đầu yêu Istanbul bằng cái vẻ đẹp lộng lẫy ngọt ngào của nó, để rồi mãi hoài trên hành trình yêu thương đó, càng ngày càng nhận ra những đau đớn đằng sau, những vết cháy, những trận bão tuyết cuồng phong, những lỗ trống bơ vơ trong trái tim thành phố. Nhưng Orhan không bỏ đi, không chạy trốn nó, như một số trí thức nước Thổ đã tìm được ra khỏi đất nước để đến với phương Tây. Ông ở lại, để cái nỗi buồn của nó, vết thương của nó trở thành một phần của đời mình. Với Orhan, Istanbul thật sự là tình yêu, tình thương và sự lựa chọn của tuổi trưởng thành, hoàn toàn không ảo vọng.
Tại sao người ta có thể yêu thành phố nơi mình sống đến thế?
Câu hỏi này cứ lớn dần lên theo từng, từng trang sách để đến cuối cùng, khi gấp sách lại, tôi thấy mình ngập chìm trong hỗn mang cảm giác mà tác giả đem đến : yêu thương, bất lực, tuyệt vọng, bơ vơ... Istanbul như người mẹ đã qua thời son trẻ, chỉ còn lại những tồi tàn mà tháng năm chồng chất với những hoang phế u buồn và nỗi ám ảnh vàng son. Và Orhan Pamuk đã yêu thành phố ông sống trọn đời mình, như đứa con yêu mẹ bằng trường kỳ tình yêu từ ngày mới chớm đến tuổi bạc đầu. Ông đã yêu người mẹ ông chưa từng rời xa trong đời bằng tình yêu rưng rưng trìu mến lẫn đắng cay nhưng trên hết là thấu hiểu, như hiểu nguyên nhân từng vết nhăn nheo trên trán mẹ mình. Một tình yêu đáng để vinh danh và ngưỡng mộ. Một cuốn sách xứng đáng là kiệt tác
55Thao Lam and 54 others
12 Comments15 Shares
Re: Dedication, Permission accepted. Take Care. GNV
Istanbul, thành phố nằm bên bờ vịnh Bosphorus, một thời là thủ phủ của đế chế Ottoman hùng mạnh với những vết tích hoang phế rải dọc bờ. Những con phà tỏa khói xám bàng bạc trong nỗi buồn bao phủ lên tâm tưởng và số phận người Thổ. Giữa những dấu vết nhắc nhớ về một quá khứ vàng son, giữa nỗi mặc cảm chênh vênh neo mình giữa hai bờ Đông - Tây của hiện tại, người Thổ tự phủ lên cuộc đời mình một tấm màn mỏng mềm mại âm u để che mờ sự hiển hiện, gọi là huzun. Huzun trong tiếng Thổ gọi là nỗi u sầu, sự u sầu len lén vào tim để đau đớn trong sự mềm mại của nó. Không có gì diễn tả được tâm trạng người Thổ hơn từ ấy, nỗi sầu khổ khi bị xa lìa, sự mất mát, sự hoang mang... Và tất cả, phủ lên Istanbul vốn đã bàng bạc màu khói xám một tấm sương mờ, như một viễn tượng hội họa.
Chính vì thế mà Instanbul đẹp, đẹp bằng những nỗi buồn ghi dấu trên những ngọn tháp cao, những ngọn cây đổ bóng dài trong ánh chập choạng hoàng hôn sáng- tối. Đẹp bằng những âm u chiều xuống trong những con hẻm nghèo dài chênh vênh. Orhan Pamuk thoạt tiên muốn hiểu Istanbul bằng hội họa và hình ảnh vì ông muốn trở thành họa sĩ. Ông phân tích những bức tranh vẽ từ thời đế chế, nghiên cứu những bức ảnh đen trắng với đôi mắt của một người phương Tây, chăm chú, tỉ mỉ và cuối cùng, như một bác sĩ, ông tìm ra vết thương của thành phố. Vết thương sâu hoắm u ám tận cõi lòng mà không ai nhận ra vì nó đã là một phần trong cuộc đời người Thổ. Và thế rồi Orhan, ông trở thành một nhà văn.
"Với tôi, làm nhà văn nghĩa là thừa nhận những vết thương bí mật mà chúng ta mang trong nội thể mình, những vết thương bí mật đến nỗi chính ta chẳng mấy khi biết, và nhẫn nại tìm hiểu chúng, khám phá chúng, soi rọi chúng, để làm chủ những nỗi đau và vết thương đó, biến chúng thành một phần hữu thức của tinh thần ta, tác phẩm của ta."
Có những chương trong cuốn sách này được miêu tả rất đẹp, đẹp tới đau lòng. Đẹp trong từng câu chữ đơn giản, trong từng bức ảnh đen trắng minh họa. Và Istanbul hiện lên với những tòa tháp cao bơ vơ trên nền trời hiu quạnh, những cánh hải âu bay xao xác bờ vịnh, tiếng còi tàu dài rền vang quay quắt điệu u buồn. Những làn khói bay trên nóc những chuyến phà, những bóng người lầm lũi kéo hoàng hôn về phủ lên thành phố. Và huzun tuy bàng bạc như sương nhưng đã trở thành nỗi ám ảnh kéo dài trong những trang sách, với những đêm mất ngủ nằm chờ những chuyến tàu qua vịnh như những thói quen, những đốm lửa xa xa hay những trận pháo lửa sáng trời khi những chuyến tàu chở dầu đâm vào nhau ngoài khơi. Bosphorus không chỉ chứa những chuyến phà, nó còn chất chứa những đôi mắt đăm đăm trong đêm nhìn ra bờ vịnh - cửa ngõ Đông-Tây của thành phố. Những đôi mắt hoang mang, u sầu và bất lực.
Thông qua đời mình, Orhan Pamuk đi tìm Istanbul, với những câu chuyện, những biên niên sử và cả những hồi ức đã bị lãng quên, những vết thương dấu kín. Cậu bé Orhan Pamuk đã yêu Istanbul và vịnh Bosphorus vì những tháng năm hạnh phúc của cuộc đời được sống và rong chơi, được chìm trong những truyền thuyết về đế chế Ottoman, ly kỳ và diệu vợi. Orhan đã bắt đầu yêu Istanbul bằng cái vẻ đẹp lộng lẫy ngọt ngào của nó, để rồi mãi hoài trên hành trình yêu thương đó, càng ngày càng nhận ra những đau đớn đằng sau, những vết cháy, những trận bão tuyết cuồng phong, những lỗ trống bơ vơ trong trái tim thành phố. Nhưng Orhan không bỏ đi, không chạy trốn nó, như một số trí thức nước Thổ đã tìm được ra khỏi đất nước để đến với phương Tây. Ông ở lại, để cái nỗi buồn của nó, vết thương của nó trở thành một phần của đời mình. Với Orhan, Istanbul thật sự là tình yêu, tình thương và sự lựa chọn của tuổi trưởng thành, hoàn toàn không ảo vọng.
Tại sao người ta có thể yêu thành phố nơi mình sống đến thế?
Câu hỏi này cứ lớn dần lên theo từng, từng trang sách để đến cuối cùng, khi gấp sách lại, tôi thấy mình ngập chìm trong hỗn mang cảm giác mà tác giả đem đến : yêu thương, bất lực, tuyệt vọng, bơ vơ... Istanbul như người mẹ đã qua thời son trẻ, chỉ còn lại những tồi tàn mà tháng năm chồng chất với những hoang phế u buồn và nỗi ám ảnh vàng son. Và Orhan Pamuk đã yêu thành phố ông sống trọn đời mình, như đứa con yêu mẹ bằng trường kỳ tình yêu từ ngày mới chớm đến tuổi bạc đầu. Ông đã yêu người mẹ ông chưa từng rời xa trong đời bằng tình yêu rưng rưng trìu mến lẫn đắng cay nhưng trên hết là thấu hiểu, như hiểu nguyên nhân từng vết nhăn nheo trên trán mẹ mình. Một tình yêu đáng để vinh danh và ngưỡng mộ. Một cuốn sách xứng đáng là kiệt tác
55Thao Lam and 54 others
12 Comments15 Shares
Re: Dedication, Permission accepted. Take Care. GNV
Comments
Post a Comment