Old Tin Van: Trần Vũ – Tháng 4 của Saburo Sakai

 

 Walter Cronkite Dies
Television Pioneer, CBS Legend, Passes Away in New York at 92

Note: Bức hình, từ báo của cựu chiến binh Mẽo. số đặc biệt về Tết Mậu Thân. Bài ai điếu trên tờ Người Kinh Tế, thật tuyệt, Tin Văn post lại ở đây, hy vọng dịch hầu quí độc giả. Tay này kể như cùng thời với Gấu, cùng tham dự cuộc chiến với Gấu. Trong khi ông 'trực tiếp' tham dự, thì Gấu tham dự ké, bằng cách gửi những bức hình chiến sự như trên qua vô tuyến viễn ảnh cho hãng UPI.
Obituary
Walter Cronkite
Jul 23rd 2009
From The Economist print edition
Walter Cronkite, newsman, died on July 17th, aged 92
THE best hours of Walter Cronkite’s life were not spent in a newsroom, or in pursuit of a story. They came after vigorous days of sailing his yawl Wyntje off the coast of Georgia or Maine. There was nothing more satisfying then, he wrote,
    than dropping anchor in an otherwise deserted cove just before sunset, of pouring that evening libation and, with a freshly roasted bowl of popcorn, lying back as the geese and ducks and loons make your acquaintance and the darkness slowly descends to complement the silence.
An anchor, by the dictionary definition, was “a thing affording stability; a source of confidence”. In its narrower sense of a man on television, holding a firm line through chaotic events, it was coined for Mr Cronkite in 1952, when he covered the Democratic and Republican conventions for CBS. That he went on to play the role of anchor for the whole of America, holding the craft steady through the gales of Vietnam, Watergate and the Kennedy and King assassinations with his reading of the CBS Evening News, was a source of both pride and surprise to him.
    He liked to say he was a newsman. He aspired to be nothing else. But as America’s stabiliser from 1962 to 1981, he was imbued with a different character. He was always a Midwesterner, from the deep middle, though he had spent his formative years in Texas rather than Missouri, where he was born. His voice was described as bass and stately, though it was often light and fast, gaining authority from the clipped fall of the sentences rather than the timbre. Viewers thought of “Uncle Walter”, with his greying sideburns and sad, pale eyes, as calmness itself. But when John Kennedy was killed, in a flurry of rumours and alarms over his newsdesk, he constantly removed his horn-rimmed glasses, put them on again, and swallowed hard. When astronauts landed on the moon he gasped, mopped his brow and was speechless. Americans listening to him—husbands finishing the meatloaf, wives stacking the dishes, children already in pyjamas—sometimes described him as the voice of God. God created the world in half an hour (17 minutes with commercial breaks) and then, at 7pm, rested: “And that’s the way it is on Friday, July 20th. For CBS News, I’m Walter Cronkite.”
The objective centre
His career was founded firmly on reverence for facts, the natural bent of an old wire reporter who had done his footwork at the Battle of the Bulge and the Normandy landings. The rise and rise of “infotainment” on television distressed him. Features were fine in their place, but a news bulletin should contain at least a dozen bits of hard news that made sense of his complicated country and, if possible, the world.
    With facts came objectivity, his fundamental creed. He hoped he could be described as a liberal in the true sense, non-dogmatic and non-committed. He was “not a registered anything”. Many viewers doubted it, claiming “Pinko Cronkite” helped to push the country to the left and lose the war in Vietnam. It was true that in the spring of 1968 he declared—in tones apocalyptic rather than calm—that the summer would bring only stalemate in the war, escalation meeting new escalation, until the world approached “cosmic disaster”. He had had his private doubts about the build-up of troops for three years. But almost at once, he regretted that his public words put him “on a side”.
    Anchoring him, too, was his belief in the freedom of the press and the right of the people to know. In the last years of the Nixon presidency he found himself fighting against wiretapping and the bullying of journalists, “a cold draught” through the door, but pulled on his mittens and got on with the job. His faith was placed solidly in the constitution, and in law and order. He was never so angry on-air as when Dan Rather, his successor on the CBS Evening News, was punched by security men during the wild Democratic convention in Chicago in 1968. The scene made him want to pack up his microphone and leave. Yet he did not support the demonstrators either, who were drawn to the TV cameras like moths to a flame. The way to change the country was by civilised dialogue; and he would mediate it, from the objective middle, if Americans wished him to.
    Yet he was bothered by that. He regretted that Americans were so dependent on television, and on him, to explain the world. TV couldn’t do it. All the words uttered in his evening newscast would not fill even the front page of the New York Times. He offered, in the end, just a headline service. Print alone gave the necessary depth of understanding.
    His Walter Mitty dream, as he said once, was to take his boat and leave “the daily flow of this miserable world”. He would stop attempting to make brisk order out of human affairs. Instead, he once told Sailing magazine, he might weigh anchor from the marshlands of South Carolina:
  you start a little before dawn. The first light. I like to do that anyway. The sawgrass rises to meet the day, standing straight up, the blades of sawgrass with dew on them sparkle. All through the marsh grass, the birds are rising …and a little fog rises, the morning fog, the haze, as the dew boils away. And through all of that the fishing boats…meandering through the marsh grass, captain of the sea.
*
Correction: Yuri Zhivago
Jul 16th 2009
From The Economist print edition
In “Yearning to be free” (July 4th) we inadvertently implied that Lara was married to Yuri Zhivago. Our shamefaced apologies to Boris Pasternak; his famous lovers of course never married.
Gấu này đã từng suýt soa, tay điểm sách trên tờ The Economist là bậc thầy, không ngờ tờ báo cũng hố to, khi cho Lara kết hôn với Zhivago!
Chứng tỏ, chưa từng đọc cuốn này, và cũng chưa từng biết Lara ngoài đời, là điệp viên KGB!
*
Bài điểm sách này cũng thật tuyệt: The Road to Hell: Why Hitler lost
A British historian argues that Hitler lost the war for the same reason that he unleashed it—because he was a Nazi. Hiter thua cuộc chiến cùng một lý do hắn ta mở ra cuộc chiến.
Câu trên áp dụng vào trường hợp Yankee mũi tẹt mới lại càng tuyệt.
Chúng thắng Cuộc Chiến, và thua Cuộc Bình:
Không chỉ làm mất một nửa Miền Nam, mà còn đưa cả nước xuống vực thẳm.
Cái lý do chúng thắng cuộc chiến, là lý do chúng thua cuộc bình.
Because he was a Nazi: Bởi vì hắn là một tên Nazi.
Nguyên tác chưa ghê bằng phóng tác:
Bởi vì chúng là Yankee mũi tẹt.
Trong bất cứ một tên Yankee mũi tẹt, là giấc mơ đổi đời, thoát kiếp. Cuộc chiến cho chúng cơ hội biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng đúng vào "lúc đó", Cái Ác Bắc Kít nhận chúng xuống bùn đen.
*
Những dòng chữ của Sakai giống những dòng chữ bi phẫn đầy cay đắng của các sĩ quan miền Nam sau 75. Giống nhau đến đập vào mắt. Vì cùng một kết cục bi thảm, tuy ngày 15 tháng 8-1945 của Nhật Bản phải tuyệt vọng hơn ngày 30 tháng 4 của miền Nam. Vì Nhật Bản chưa bao giờ bại trận, vì Nhật Bản vừa hứng chịu bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Vì dân Nhật chờ đợi sự chiếm đóng tàn khốc của Hoa Kỳ, một chiếm đóng của ngoại bang. Ngược lại, miền Nam không thật sự tuyệt vọng vì muốn tin: một nửa dân tộc không thể hà khắc với một nừa dân tộc còn lại. Có thể chính sách cai quản sẽ nhiều cứng rắn nhưng vẫn là anh em một nhà. Hy vọng này, đã hiện diện ở phút giây đầu hàng. Trong suốt bao nhiêu năm, dân chúng đã trông đợi, khát khao, rồi mừng tủi vì chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Nỗi mừng vui trông chờ đằng đẵng một nền hòa bình không bao giờ xảy đến vụt thành hiện thực. Nước mắt lăn dài vì từ đây chồng, cha, anh, em và các con sẽ không chết trận. Hòa bình lấn át nỗi lo sợ trả thù mà trong sâu kín tất cả cùng ý thức rất rõ: vị trí thua thiệt phải trả giá vì thất trận. Tất cả những gì xảy đến sau đó, trong những ngày sau, sẽ khá giống với những gì xảy đến cho gia đình thiếu úy Saburo Sakai, cùng một chính sách lý lịch, cùng một cách phân biệt đối xử, cùng những lầm than nghiệt ngã. Nhưng sau mốc 7 năm 1945-1952 mà Sakai kể lại, không còn gì chung để so sánh. Các phi công Nhật, không phải cải tạo, trở thành khách mời danh dự của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, hồi ký của họ được xuất bản chính thức, quay thành phim như trường hợp cuốn Samouraï. Các cựu sĩ quan Nhật tìm lại vị trí trong xã hội và khá đông được mời tham gia Tân Quân đội Nhật Bản. Trường hợp miền Nam khác hẳn: Phía bại trận bị xóa tên, tù đày, không có lối thoát nào khác ngoài lìa bỏ tổ quốc.
Trần Vũ, talawas
Điều gì khiến Yankee mũi tẹt tàn nhẫn như thế?

Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học tại Mỹ. Ông nằm trong số những trí thức được hưởng quyền tự do suy nghĩ và phát biểu vào loại bậc nhất trong lịch sử loài người.
Nguồn talawas
Thà là lầm, mà đọc THD, còn hơn có lý, mà đọc Gấu nhà văn!
[... qu 'il valait mieux “avoir tort avec Sartre que raison avec Aron”]
*
V/v cái gu của đại giáo sư kinh tế THD.
Đọc còm của ông, khi link một bài viết, là hiểu trình độ thưởng ngoạn. Thành thử cái vụ ông ta khen những bài viết "một tay đánh người một tay viết văn", của những tác giả trên báo Cớm VC, thì cũng là chuyện, chỉ để ‘thư giản’, đúng như lời phán của ‘nghiên cứu sinh’ Steiner: chỉ một phút "thư giản" kiểu đó, là ác quỉ len lén chui vào tâm tư! (1)
(1) … Chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể trở thành Nazism; hay như trong trường hợp của Sartre, trở thành tất cả những lời dối trá Stalinist; với Plato, là bạo chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi được làm thủ tướng dưới ngai vàng. Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
G. Steiner trả lời The Paris Review
Còn cái tay THT, nhờ Yankee mũi tẹt ăn cướp Miền Nam mà được du học Mẽo, định cư Mẽo, anh ta cũng là người ‘nằm trong số những trí thức được hưởng quyền tự do suy nghĩ và phát biểu vào loại bậc nhất trong lịch sử loài người’, như THD. Xã hội Mẽo cho anh ta quyền lợi như THD. Trong quá khứ, anh ta ngậm miệng ăn tiền, ‘của sự im lặng’ hơn cả THD, bởi vì THD còn dám bỏ tiền túi thành lập trang viet-studies, anh ta làm được gì so với THD?        
V/v gu của THD, Gấu chỉ gặp khó khăn, khi THD tỏ ra rất say mê văn Nguyễn Ngọc Tư, và xây dựng cả một khoảnh vuờn cho NNT, trên trang của ông. Sau hiểu ra, đây cũng là một cách lấy điểm với Miền Nam, lấy điểm [xoa dịu] lương tâm của chính ông ta, một thằng bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC. Cái sự vờ vịt, 'của sự im lặng', của THD, không liên quan tới can đảm hay không can đảm, phần lớn là do bản chất của một anh Nam Bộ mà ra.


 Trần Vũ – Tháng 4 của Saburo Sakai

27/07/2009 | 1:05 sáng | 7 phản hồi
Tác giả: Trần Vũ
 1. Kỷ niệm với Hatsuyo và Saburo  
Năm 73 khi hiệp định đình chiến Paris ký kết, trong lúc gia đình mừng vui vì nghĩ chiến tranh chấm dứt, tôi khám phá Saburo Sakai. Anh hiện diện bên cạnh Tameichi Hara, “Những trận thủy chiến dữ dội nhất lịch sử Thái Bình dương”. Thời gian đó, tôi say mê tủ sách chiến tranh của nhà Sông Kiên. Tôi đã biết đến Nagatsuka. Đã biết đến Inoguchi và Nakajima, qua các tập Thần Phong Kamikaze. Nhưng Sakai vượt lên trên tất cả bằng giọng văn thiết tha, sôi động và chân thật. Hồi ký toát ra tinh thần ái quốc gần như một đam mê, một dốc hết sức bảo toàn quốc gia bằng tất cả ruột gan và mạng sống. Samouraï toát ra sức mạnh của dân tộc Nhật dám sống và dám chết.
Ba mươi năm sau tôi gặp lại Sakai trong một chợ sách cũ. Tôi nhận ra thiếu úy Saburo Sakai tức khắc. Vẫn nụ cười tươi, vẫn lá cờ mặt trời mọc sau lưng và cả những dòng chữ sôi sục trong huyết quản của anh, trong các vòng xoáy của các khu trục cơ đang nhào lượn trên không phận Thái Bình dương. Tôi nhận ra cả những hòn đảo Rabaul, Truk, Guadalcanal, căn cứ Lae, căn cứ Salamua, quân cảng Moresby và cả Hatsuyo, người yêu của Sakai. So với bản dịch của Nguyễn Nhược Nghiễm in tại Sài Gòn năm 72, bản Pháp văn của Robert de Marolles dầy hơn nhiều mươi trang.  Ngày gặp lại Sakai, mua lại được hồi ký của anh, tôi biết vừa tìm được một mảnh vỡ giữa các miểng chai quá khứ.
Tôi đọc lại những trang sách cũ, lần này bằng tiếng Pháp, dưới nền trời xám lạnh không còn những trận nắng hầm mái tôn như lúc xưa, nhưng cảm giác vẫn nguyên vẹn. Vẫn những trận không chiến ác liệt và mối tình tuyệt đẹp của Sakai với Hatsuyo. Mối tình anh em họ mà Sakai giữ kín trong lòng mà giáo dục nề nếp không cho phép Hatsuyo bày tỏ, chỉ có những lá thư với lời lẽ chừng mực kín đáo. Thời niên thiếu, tôi si mê Hatsuyo, si mê đức tính nhẫn nại của thiếu nữ đã đứng giữa mùa đông buốt giá xin từng mũi thêu cho Sakai. Trong chiến tranh, các phụ nữ Nhật khẩn cầu trời Phật độ trì cho người đàn ông mà họ yêu thương tránh được làn tên mũi đạn. Để chứng lòng thành, Hatsuyo phải xin được một ngàn mũi kim thêu tay của một ngàn phụ nữ qua đường để gửi đến Sakai tấm khăn lụa của tình yêu được chứng giám.
Một lần về phép, Sakai đến thăm chú thím mình, ông bà Hirokawa, với hy vọng trông thấy cô em họ. Buổi tối chỉ còn lại hai người trong phòng khách, Hatsuyo mời Sakai ngồi lại để nghe cô đàn một bản đàn mà qua tiếng dương cầm Hatsuyo hy vọng Sakai sẽ hiểu được lòng mình. Lễ giáo không cho phép cô thổ lộ tình cảm thật, chỉ còn lại tiếng đàn. Trong thâm tâm, Hatsuyo hờn trách Sakai đã không hỏi cưới mình, tuy biết huyết thống quá gần không cho phép hôn nhân. Cả dòng họ không ai hay biết mối tình này. Tiếng đàn của Hatsuyo cất lên, trầm bổng, đôi khi mãnh liệt như Hatsuyo muốn giải bày tình yêu mãnh liệt của lòng mình và muốn phá vỡ sự câm nín của Sakai. “Hãy nói yêu em” là những thanh âm phát lên từ những cung bậc của đàn dương cầm. Và Sakai vụt hiểu.
Nhưng Nhật Bản rơi vào biển lửa của hàng vạn pháo đài bay liên tục trải thảm mà các chiến đấu cơ Mitsubishi A6M Zéro không còn đủ sức nghênh cản khi các đoàn oanh tạc cơ này được hàng đoàn khu trục Grumman F6F Hellcat tối tân, bay nhanh hơn, đông đảo hộ tống. Nhật Bản không còn chọn lựa nào khác ngoài tử chiến đến cùng.
Đảo Lưu huỳnh đi vào lịch sử thế chiến với tên gọi tàn khốc “Địa ngục của địa ngục”. Task Force 58 của đô đốc Mitscher tập trung oanh kích Không đoàn Yokosuka của Sakai trên đảo Iwo Jima. Đến mức hải quân đại tá Mioura quyết định khiển dụng tất cả máy bay còn lại cho trận tấn công quyết tử trước khi Iwo Jima thành bình địa. Mệnh lệnh rõ rệt: Không trở về. Lao xuống các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Bằng mọi giá chặn kẻ thù vào biển Nhật. Chưa phải một đơn vị Thần Phong nhưng Không đoàn lừng danh Yokosuka không còn chọn lựa chiến thuật nào khác. Thiếu úy Saburo Sakai cất cánh tức khắc, với hình ảnh duy nhất: gương mặt của Hatsuyo trên nền biển Thái Bình.
Trận không chiến diễn ra ác liệt, trên tổng số máy bay Nhật, chỉ có mỗi máy bay của Sakai và hai máy bay bên cánh trở về. Khác các Kamikaze, Sakai là một phi công khu trục đã từng bắn hạ nhiều máy bay Mỹ, nên dù mang sứ mệnh tự sát, Sakai vẫn phản xạ bằng phản ứng của một phi công kinh nghiệm. Suốt chuyến bay khi gặp nghênh cản, rồi chiến đấu thoát vòng vây, Sakai bị dằn vặt bởi ý nghĩ phản bội, không hoàn thành nhiệm vụ, vì muốn sống để quay trở về với Hatsuyo, nhưng bay về nửa đường Sakai quyết định quay lại hạm đội Mỹ để đâm xuống lần nữa, rồi tới gần hạm đội này, anh lại quyết định quay về Iwo Jima tìm đường sống, tìm lại Hatsuyo. Sakai bị giằng co như vậy nhiều lần, cho đến lúc màn đêm buông xuống và anh không còn trông thấy gì nữa, đành trở về. Những ngày sau trung tá Nakajima cho Sakai hay Bộ Tư lệnh Tiền phương quyết định cho các phi công kinh nghiệm trở về Nhật Bản làm công tác huấn luyện. Sakai rời Iwo Jima ngay trước ngày đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, với ý nghĩ anh đã phản bội đồng đội.
Ngày phó đô đốc Onishi chính thức thành lập phi đoàn Thần Phong tự sát và Hiroshi Nishizawa, người bạn thiết cuối cùng tử trận, dưới đáy cùng của tuyệt vọng Sakai viết thư cho Hatsuyo để nói anh yêu cô, trước khi quá muộn. Mười hai ngày sau, tại Không đoàn Matsuyama, Sakai được tin có thân nhân đến thăm. Bước ra phòng tiếp tân, Sakai ngỡ ngàng trông thấy thím anh và Hatsuyo. Anh sợ hãi vì bức thư bộc bạch lộ liễu tình yêu của mình đã xúc phạm gia đình chú thím. Nhưng Hatsuyo đã tiến lại và nói: Em đến đây để làm vợ anh, dù ngày mai anh phải chết, em được giáo dục để chết theo một samouraï. Dòng họ chúng ta là một dòng họ samouraï, thì không vì lý do gì mà em không được chết theo anh. Saburo, em đến đây để làm vợ anh.
Sakai hãy còn quá bất ngờ thì thím anh đã lên tiếng: Các con hoàn toàn xứng đáng, huyết thống không còn là một ngăn trở. Ngày 11 tháng 2-1945, Sakai làm lễ thành hôn với Hatsuyo. Thay vì nhẫn cưới, Hatsuyo nhất quyết bắt anh phải tặng cho cô con dao thật bén của võ sĩ đạo để khi hay tin anh chết, cô sẽ tự vẫn. Ðám cưới diễn ra không ban nhạc, trong tiếng còi hụ báo động và trận bom làm rung chuyển tầng hầm. Sakai sẽ là phi công Nhật cất cánh bắn hạ pháo đài bay B-29 cuối cùng rơi trên đất Nhật và sống sót trở về. Khi Thiên hoàng đọc lệnh đầu hàng, Sakai lang thang suốt đêm, đầu óc cùng quẫn vì quẫn trí rồi chạy như điên trong thành phố về nhà vì chợt nhớ Hatsuyo đang đợi anh, nếu nghi anh tự vẫn cô sẽ tự tử chết cùng. Khi Sakai ập vào nhà, Hatsuyo xanh tái ôm chầm lấy chồng: “Khi nghe lệnh đầu hàng, em đã khóc như một đứa trẻ. Có thật chấm dứt rồi không? Chiến tranh, những trận bom, tất cả không còn nữa?” Sakai chỉ biết lập lại: Nhật Bản đã bại trận. Hatsuyo rút lưỡi dao giắt ở đai lưng áo kimono, ném xuống đất: “Nhật Bản đã bại trận nhưng anh đã chiến thắng tất cả những trận đánh của anh. Kể từ bây giờ em không còn cần con dao này nữa.”  Lưỡi lam sáng lóa, biếc ngời, lăn trên sàn cho đến khi bất động.
Đó là câu chuyện của Saburo Sakai và Hatsuyo Hirokawa. Câu chuyện có rất nhiều thần chết. Saburo Sakai được xem phi công kỳ tài đã bắn rơi 64 phi cơ Đồng Minh. Hiếm có hồi ký chiến trường nào tường thuật tỉ mỉ chi tiết không chiến với nhiều sôi động tâm tính con người như trong hồi ký của Sakai. Bên cạnh, Bay đêm hay Phi công thời chiến của Saint Exupéry là một vũ trụ im lặng. Bên cạnh, Chuyến săn của Heinz Knoke là một cỗ máy vô tình. Ngay cả hồi ký Phi công đâm bổ Stuka của Hans Rudel cũng không sánh bằng ở mức độ dữ dội, đặc biệt trong chương với một mảnh đạn đại liên ghim vào đầu và một mảnh đạn trong mắt, Sakai mù lòa cố gắng vượt 700 cây số từ Guadalcanal bay về Rabaul, bay trong thiếp ngủ, bay trong khát khao trầm xuống biển xanh để chấm dứt đau đớn thể xác. Những trang sách đậm đặc sống chết, đậm đặc bản năng con người.
Tôi đánh mất Saburo Sakai và Hatsuyo Hirokawa vào một buổi trưa tháng 5-1975 khi gia đình bán đi tủ sách, vì lệnh giao nộp văn hóa phẩm đồi trụy ban hành. Những ngày sau tôi lang thang khắp Chợ Cũ lùng kiếm Sakai, với hy vọng tìm lại anh và Hatsuyo. Rồi tôi cũng tìm được Sakai, Hatsuyo và các bạn anh: hạ sĩ Ota, trung sĩ Takatsuka và trung úy Nishizawa ở một ấn bản ố vàng. Nhưng tôi chỉ giữ được anh thêm ba năm. Ngày vượt biên tôi đem theo Sakai và Hatsuyo vì họ chưa rời tôi ngày nào. Định mệnh đã sắp đặt cách khác.
Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho chìm ở Biển Đông. Giấc 3 giờ sáng. Sakai và Hatsuyo rớt xuống biển lúc đó. Đến khi trời hừng sáng, mặt nước tím thẫm sáng dần, bãi san hô trồi lên thành một bãi đá ngút ngàn. Tôi chưa biết mình vừa đặt chân lên bãi ngầm của Trường Sa. Tôi chưa biết lòng bàn chân mình đang túa máu xuống Trường Sa từ vết thương đá cắt buốt rát. Bãi san hô ẩn chìm trải dài xa tít mịt mùng mà phía xa là đảo Palawan. 13 ngày ngâm trong nước, với nhiều xác người chết chìm chương phình; khi rời mặt nước, đặt chân lên quân vận hạm Phi Luật Tân quay nhìn lòng đại dương sâu hút, tôi biết, tôi đã trả Sakai về lại biển Thái Bình nơi các đồng đội anh yên nghỉ. Còn thỏi sắt của Hatsuyo, lưỡi dao bén mà Hatsuyo vẫn giắt bên mình, vẫn ở lại nơi cô đã ném vất.
2. Tháng 4 của Saburo Sakai 
Năm 73, khi đọc Samouraï, tôi không chú ý lắm đến lời mào đầu, ba mươi năm sau cảm thấy số phận của những người lính Nhật với những người lính Nam-Việt tương đồng kỳ lạ. Vào đầu tập hồi ký, trong lá thư thay lời tựa, Sakai viết:
“Hải quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.
Cuộc đầu hàng thảm khốc ném tôi ra khỏi Hải quân. Mang đầy thương tích của những năm chiến tranh nhưng tôi không thể xin bất kỳ một trợ cấp nào. Chúng tôi đã bại trận. Tôi hiểu ra, tiền cấp dưỡng tàn phế dành cho những thương phế binh, cho dù thâm niên quân ngũ, chỉ dành cho binh sĩ của đạo quân chiến thắng.
Chính sách chiếm đóng ngăn cấm tôi làm hoa tiêu, bất kỳ loại phi cơ nào. Trong suốt 7 năm dài, từ 1945 đến 1952, lý lịch phi công khiến tôi bị loại trừ ra khỏi những công việc thuộc phạm vi công chức.
Đối với tôi, hoà bình đồng nghĩa khởi đầu một cuộc chiến mới, dài hơn và tàn bạo hơn nữa. Tôi phải chiến đấu với những kẻ thù mới, tàn khốc bội phần, sự nghèo túng, đói kém, cùng vô số tước đoạt. Thường xuyên, chính quyền chiếm đóng dựng lên trước mặt tôi, một rào cản ngăn cấm tất cả. Lối thoát duy nhất còn lại là lao động tay chân và sinh sống trong ổ chuột.
Cú đấm chót là cái chết của Hatsuyo. Vợ tôi đã sống sót dưới những trận mưa bom và sống sót qua tất cả những hiểm nguy của chiến tranh nhưng cô không thể kháng cự kẻ thù mới, thứ bệnh trầm trọng của đốn mạt vì suy dinh dưỡng.
Sau cùng, sau những năm bị tước đoạt, tôi cũng dành dụm đủ tiền để mở một xưởng in nhỏ. Làm việc từ sáng đến tối, tôi đủ trang trải phí tổn, rồi kiếm thêm chút đỉnh. Không bao lâu sau, tôi tìm ra quả phụ đô đốc Takijiro Onishi qua nhiều tháng lùng kiếm. Phó đô đốc Onishi đã mổ bụng tự sát, ngay ngày đầu hàng đã chọn cái chết thay vì chọn sống; khi các thuộc cấp của ông nhận tử lệnh không bao giờ trở lại, vì chính đô đốc đã xây dựng các Phi đoàn Thần Phong cảm tử lừng danh – đâm bổ tự sát.
Bà Onishi, đối với tôi, hơn một quả phụ đô đốc; bà còn là dì của hải quân trung úy Sasai, một người bạn thiết. Sasai tử vong trên không phận New Guinea trong lúc tôi bị thương nằm bệnh viện. Trong nhiều năm, quả phụ Onishi đã sống khổ cực lây lất, kiếm sống bằng gánh hàng rong. Trông thấy bà quần áo rách rưới kéo lê quang thúng làm dậy lên trong lòng tôi một cơn giận dữ, nhưng lúc đó tôi không có một phương tiện nào để giúp đỡ bà.
Bây giờ, làm chủ một nhà in khiêm tốn, tôi thuyết phục bà làm phụ tá. Không lâu, nhà in phát triển, tôi lại tìm kiếm và thâu nhận thêm nhiều bà goá và thân thuộc của những đồng đội đã hy sinh.
May mắn, thời thế thay đổi. 10 năm đã trôi qua từ khi chấm dứt chiến tranh. Xưởng in chạy việc giúp tất cả chúng tôi tìm lại được một đời sống đầy đủ. Riêng với cá nhân tôi, những năm gần đây đã diễn ra một cách kỳ lạ. Tôi trở thành khách mời danh dự của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ và nhiều chiến hạm khác. Tôi vô cùng kinh ngạc trước tiến bộ kỹ thuật của những chiến đấu cơ phản lực. Tôi được mời gặp những phi công Đồng Minh. Ngồi cạnh họ, tôi trao đổi tự do và kết bạn. Chính đây mới thật sự là điều ấn tượng: Cũng chính những phi công Hoa Kỳ này mà tôi nhắm bắn, cách đây 10 năm, đã dành cho tôi tình bạn tự nhiên của họ.
Nhiều lần, Tân Không lực Hoàng gia Nhật Bản đề nghị tôi tái ngũ với cấp bậc sĩ quan tại chức. Tôi đều từ chối. Tôi không muốn quay trở lại quân ngũ với quá nhiều quá khứ.
Nhưng lái máy bay cũng giống bơi lội: không thể quên dễ dàng. Tôi đã không rời mặt đất từ 10 năm nay, nhưng chỉ cần tôi nhắm mắt, cần lái của chiến đấu cơ lại nằm trong lòng bàn tay phải, cần ga trong tay trái, và bàn đạp dưới chân. Tôi tìm lại tức khắc cảm giác của sự tự do thuần khiết, của hấp lực mời gọi của vũ trụ đầy mây mà tất cả phi công đều biết đến.
Không, tôi đã chưa bao giờ quên những động tác phi hành. Nếu nước Nhật còn cần đến tôi, nếu một ngày nào đó tổ quốc này bị cộng sản đe dọa, thì tôi sẽ đáp lại lời động viên. Nhưng với tất cả thành tâm, tôi cầu khẩn Trời cho phép tôi cất cánh vì một lý do nào khác.” [1]
Saburo Sakai, Tokyo, 1956
Bản dịch Anh ngữ của Martin Caidin, New York, 1956
Bản dịch Pháp ngữ của Robert de Marolles, Nxb Presses de la Cité, 1957
Những dòng chữ của Sakai giống những dòng chữ bi phẫn đầy cay đắng của các sĩ quan miền Nam sau 75. Giống nhau đến đập vào mắt. Vì cùng một kết cục bi thảm, tuy ngày 15 tháng 8-1945 của Nhật Bản phải tuyệt vọng hơn ngày 30 tháng 4 của miền Nam. Vì Nhật Bản chưa bao giờ bại trận, vì Nhật Bản vừa hứng chịu bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Vì dân Nhật chờ đợi sự chiếm đóng tàn khốc của Hoa Kỳ, một chiếm đóng của ngoại bang.
Ngược lại, miền Nam không thật sự tuyệt vọng vì muốn tin: một nửa dân tộc không thể hà khắc với một nừa dân tộc còn lại. Có thể chính sách cai quản sẽ nhiều cứng rắn nhưng vẫn là anh em một nhà. Hy vọng này, đã hiện diện ở phút giây đầu hàng. Trong suốt bao nhiêu năm, dân chúng đã trông đợi, khát khao, rồi mừng tủi vì chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Nỗi mừng vui trông chờ đằng đẵng một nền hòa bình không bao giờ xảy đến vụt thành hiện thực. Nước mắt lăn dài vì từ đây chồng, cha, anh, em và các con sẽ không chết trận. Hòa bình lấn át nỗi lo sợ trả thù mà trong sâu kín tất cả cùng ý thức rất rõ: vị trí thua thiệt phải trả giá vì thất trận. Tất cả những gì xảy đến sau đó, trong những ngày sau, sẽ khá giống với những gì xảy đến cho gia đình thiếu úy Saburo Sakai, cùng một chính sách lý lịch, cùng một cách phân biệt đối xử, cùng những lầm than nghiệt ngã. Nhưng sau mốc 7 năm 1945-1952 mà Sakai kể lại, không còn gì chung để so sánh. Các phi công Nhật, không phải cải tạo, trở thành khách mời danh dự của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, hồi ký của họ được xuất bản chính thức, quay thành phim như trường hợp cuốn Samouraï. Các cựu sĩ quan Nhật tìm lại vị trí trong xã hội và khá đông được mời tham gia Tân Quân đội Nhật Bản. Trường hợp miền Nam khác hẳn: Phía bại trận bị xóa tên, tù đày, không có lối thoát nào khác ngoài lìa bỏ tổ quốc.
Chính sách chiếm đóng của ngoại bang như thế, không quá khắc nghiệt đối với giai cấp quân phiệt Nhật. Đối với các sĩ quan Đức Quốc xã cũng tương tự: Cựu thống chế Erich von Manstein trở thành cố vấn tối cao của Tân Quân đội Liên bang Tây Đức Bundeswehr. Hans Speidel, tham mưu trưởng của Guderian rồi Rommel trở thành tư lệnh quân Đức trong khối Minh ước Bắc Đại Tây dương. Erich Hartmann chỉ huy phi đoàn phản lực hậu chiến đầu tiên, Günther Rall trở thành tổng tham mưu trưởng Tân Không lực Liên bang Bundesluftwaffe… Vị trí công dân bình đẳng của các cựu binh nhìn thấy rõ rệt nhất trên mặt báo chí: Vô vàn các hồi ký của các binh sĩ, sĩ quan Đức Quốc xã xuất bản công khai, chính danh, ở Tây Đức. Thậm chí các cựu binh của binh chủng Waffen-SS vẫn được lập hội[2], gia nhập đảng Tân Quốc xã và xuất bản hồi ký. Chỉ cần vào những trang Amazon hay Priceminister là có thể tìm thấy hằng hà sa số các hồi ký của Kurt Meyer[3] tư lệnh Sư đoàn 12 SS Hitlerjugend Tuổi trẻ Adolf Hitler, của Paul Hausser[4] tư lệnh Sư đoàn 2 SS Das Reich Đại Đức, hay của Felix Steiner, nguyên tư lệnh Sư đoàn 5 SS Panzer Wiking[5]… Thái độ của phía Tây Âu có thể xem gương mẫu: Thống chế Pháp Alphonse Juin viết lời tựa cho bút ký Bão Thép của Ernst Jünger trong lần tái bản. Trung tá Hoa Kỳ Martin Caidin tường thuật cuộc đời Saburo Sakai. Chuẩn tướng Anh Desmond Yound[6] viết nguyên một tập sách về sau trở thành best seller ca ngợi công trạng của thống chế Erwin Rommel và Xa đoàn Châu Phi (bản dịch Rommel, Con cáo già sa mạc của Nxb Sông Kiên Sài Gòn trước 75), thiếu tá Bỉ Bernard Dupérier và thiếu tướng Pháp Jacques Andrieux viết lời thiệu cho hồi ký của tư lệnh khu trục Đức Adolf Galland[7], v.v..
Gần 35 năm sau kết thúc nội chiến Nam-Bắc, đã có cuốn hồi ký nào của binh sĩ miền Nam được chính thức xuất bản và giới thiệu trang trọng trên đất nước Việt Nam mà không bị biên tập cắt xén hay vận dụng cho mục đích tuyên truyền như cuốn Hồi ký Tướng lưu vong của Đỗ Mậu? Nhìn trên quầy sách, chỉ tìm thấy những cuốn sách kiểu Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu[8] của Trần Trọng Trung… Hội Nhà văn Chiến thắng cũng không hề có nhu cầu tìm hiểu tâm tình của người miền Nam, thân phận của người Nam không hiện diện trong tác phẩm của Hội Nhà văn. Đây cũng là một trong những lý do vì sao độc giả miền Nam tẩy chay Văn học Thống nhất trong suốt một thời kỳ dài sau 30 tháng 4-1975.
So với Phan Nhật Nam, mà tôi duyên may phỏng vấn anh khi Gặp lại trên quốc lộ 1, Sakai may mắn hơn vì tháng 4 của Sakai đã ngắn hơn rất nhiều. Sakai phải chịu 7 năm lý lịch, còn Phan Nhật Nam mang trong mình vết tích của 14 năm tù đày. Đã 35 năm sau chiến tranh nhưng người lính miền Nam vẫn chưa tìm lại được phẩm giá cùng vị trí của mình trong lòng xã hội.
Điều mà Hội Nhà văn Chiến thắng không muốn nhắc đến: Là khối lượng máu đã đổ ra đều là máu của người Việt. Điều mà Ủy ban Quân quản Vĩnh hằng không lường trước là Đại thắng Mùa Xuân đang dần thành Đại thắng của Trung Quốc. Với bối cảnh Tây Nguyên hiện nay, kỷ niệm làm gì nữa Giải phóng Ban Mê Thuột?
 _____________
Về Saburo Sakai có thể tham khảo một chương XV trong hồi ký Saburo Sakai – Samurai! Những trận không chiến dữ dội nhất lịch sử Thái Bình dương trên talawas và các trang web:
Gặp lại Phan Nhật Nam trên quốc lộ 1:
24 tháng 7-2009
© 2009 Trần Vũ
© 2009 talawas blog

[1] “Samouraï” có nhiều phiên bản: Bản Anh ngữ của Martin Caidin và Fred Saito. Bản Việt ngữ “Samourai và Những trận không chiến dữ dội nhất lịch sử Thái Bình dương” của Nguyễn Nhược Nghiễm in tại Sài Gòn năm 1972 được cắt ngắn thành 23 chương so với 31 chương trong bản dịch “Samouraï” của Robert de Marolles. Tạp bút “Tháng 4 của Saburo Sakai” dựa trên bản Pháp văn của Robert de Marolles và “Winged Samurai: Saburo Sakai and the Zero Fighter Pilots” của Henry Sakaida.
[2] Hiệp hội Tương trợ Cựu Chiến binh Waffen-SS [HIAG]: Hilfsgemeinschaft auf Gegenseitigkeit der Angehöriger der ehemlige Waffen-SS.
[3] Generalmajor der Waffen-SS, SS-Brigadeführer Kurt Meyer, “Grenadiere” (Xung kích), bản dịch Pháp văn “Soldats du Reich” (Những người lính của tổ quốc) của Jean Claude Perrigault, Nxb Editions Heimdal tái bản 1996.
[4] Generaloberst der Waffen-SS, SS-Oberstgruppenführer Paul Hausser, “Soldaten wie andere auch, Waffen-SS im Einsatz” (Người lính như những người lính khác, SS tác chiến), bản dịch Pháp văn “SS en Action” (SS xung trận) của Henri Mounine, Nxb L’Homme Libre tái bản 2004.
[5] Jean Mabire, “La Panzerdivision SS Wiking dans l’enfler blanc 1941-1942 et La lutte finale 1943-1945” (Sư đoàn thiết giáp Viking trong địa ngục tuyết 1941-1942 và Trận chiến sau cùng 1943-1945), Nxb Fayard, 1983. Jean Mabire tường thuật kết hợp từ hồi ký “Die Freiwilligen der Waffen-SS: Idee und Opfergang” của Obergruppenführer Felix Steiner, Deutsche Verlagsgesellschaft, 1992 
[6] Général de brigade Desmond Young, Rommel, bản dịch Pháp văn của George Adam, Nxb Fayard, 1962
[7] Tư lệnh lực lượng khu trục của không quân Luftwaffe, Adolf Galland, “Die Ersten und die Letzten – Die Jagdflieger im Zweiten Weltkrieg”, bản dịch Pháp văn “Les premiers et les derniers” (Những phi công đầu tiên và những phi công cuối cùng) của Yves Michelet, Nxb Michelet tái bản 1985. Bản dịch khác “Jusqu’au bout sur nos Messerschmitt” (Chiến đấu đến cùng trên khu trục cơ Messerschmitt) của Max Roth, Nxb Robert Laffont, 1957.
[8] Trần Trọng Trung, “Lịch sử một cuộc chiến tranh bản thỉu”, Nxb Quân Đội Nhân Dân, 2004

Phản hồi

7 phản hồi (bài “Trần Vũ – Tháng 4 của Saburo Sakai”)
  1. Nguyễn Hoài Phương says:
    Mơ ước của Trần Vũ về những cuốn hồi ký trung thực (mà lại là của cả hai phe) chắc là không bao giờ trở thành hiện thực. Những người tham gia những cuộc chiến ấy, hầu như đều đã đến tuổi gần đất xa trời, còn sức khỏe và sự minh mẫn nào để mà viết nữa. Đấy là nói cho tương lai. Còn hiện tại thì ngay đến tiểu thuyết nói về chiến tranh (“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh chẳng hạn), với những trang viết (bị coi là hư cấu) về người lính phía bên kia, cũng đã gây ra khá nhiều ý kiến rồi. Còn những tác phẩm “đọc được” của những người bại trận thì tất nhiên là không thể có cơ hội xuất hiện trong nước.
  2. Trần Vũ says:
    Trả lời Minh Thùy.
    Đúng là quân đội Thiên hoàng rất tàn ác. Ngay cả với chính binh sĩ của họ: Sĩ quan được quyền đánh chết lính và đánh đập dã man tân khóa sinh, như Sakai kể lại. Sakai được các tập san không quân Pháp xem là sĩ quan “sạch”, không tàn sát, không hãm hiếp, vì Sakai may mắn tham chiến ở vị trí phi công khu trục, không tiếp xúc với dân, và trong suốt chiến tranh đồn trú tại những hải đảo hẻo lánh. Nếu ở một đơn vị bộ binh tiến vào Bataan, hay tùng sự trong sở hiến binh Kempeitai, có lẽ anh đã thành một người khác.
    Nhận xét của Minh Thùy còn mở ra một vấn đề rộng lớn hơn nữa: Tính bản thiện của một dân tộc rất dễ thành bản ác. Đọc Sakai, chúng ta cảm nhận dân Nhật vào năm 1940 rất gần với dân Việt, gần như cùng một lễ giáo, cùng xem trọng danh dự, cùng ái quốc, và cùng cả sự lãng mạn thơ mộng. Nhưng sao họ ác vậy?
    Đồng ý với Minh Thùy, quân đội Nhật là một quân đội dã man, mà cá nhân Sakai không xóa được trách nhiệm, cho dù anh đã phản ứng theo giáo dục học đường và gia đình: Giúp nước hùng cường và mở mang bờ cõi.
  3. Minh Thuỳ says:
    Bài viết hay, đầy xúc động.
    T. Vũ tỏ ra rất cảm phục người anh hùng không quân Nhật Saburo Sakai: “tinh thần ái quốc gần như một đam mê, một dốc hết sức bảo toàn quốc gia bằng tất cả ruột gan và mạng sống” -“Samouraï toát ra sức mạnh của dân tộc Nhật dám sống và dám chết”. Và ca ngợi mối tình tuyệt vời của Sakai và Hatsuyo.
    Tôi cũng thấy Sakai kiêu hùng lắm, nhưng không hiểu T. Vũ có nhớ là trước đó Nhật Bản, với tham vọng bành trướng đế quốc đã chủ động tấn công các nước khác, trong đó có VN, Trung Hoa, Triều Tiên… đã gây bao nhiêu cái chết đau thương cho dân VN bằng chính sách tàn bạo của họ, gần 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu, vì họ thu gom hết lúa gạo cho ngựa ăn hay làm chất đốt cho xe lửa, họ bắt dân phải trồng đay, gai, không được trồng lúa, họ chặt bàn tay của những người vì đói quá phải đi ăn trộm thức ăn. Họ là quân xâm lược đến VN, tại sao họ tàn nhẫn như vậy với người bản xứ?
    Cô Nguyễn Thị Yến, giáo sư dạy Sử của tôi năm lớp 12 kể: “Năm 1945 ở Hà Nội, mỗi buổi sáng cô phải bước qua xác chết nằm la liệt ngoài phố để đi học, đêm đến có xe đi lượm xác người như đi lượm rác ngày nay, ruộng nào người dân lén trồng lúa họ bắt đốt đi, trồng lại đay, gai.”
    Chính Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng trước, họ định phá hủy cơ quan quân sự để giữ chân nước Mỹ, nhưng không ngờ lại khiến Mỹ tức giận, phải tham gia thế chiến, tấn công lại Nhật.
    Như vậy khi Sakai bảo vệ nước Nhật với tất cả đam mê, tình yêu nước nồng nàn thì anh ta đã tàn sát bao nhiêu dân tộc khác, đã phá hủy bao nhiêu thành phố khác? Những tội ác đó không thể nào quên.
    Mối tình Sakai và Hatsuyo nên thơ cao cả lắm. Nhưng tôi ngậm ngùi nhớ đến rất nhiều người lính của VN, Triều Tiên cũng phải bỏ vợ, bỏ con thơ, bỏ người yêu để ra mặt trận bảo vệ đất nước khi bị quân Nhật xâm lược, biết bao phụ nữ VN, Triều Tiên đã bị lính Nhật hãm hiếp, biết bao phụ nữ Triều tiên bị giam giữ như tù nhân để phục vụ tình dục cho lính Nhật (sau này vì bị tố cáo với những nhân chứng còn sống, Nhật đã phải chính thức xin lỗi). Số phụ nữ đó có phải là người như Hatsuyo không, họ đâu phải là gái điếm, họ cũng có chồng, có người yêu phải chiến đấu như Sakai. Biết bao phụ nữ phải tự vẫn vì không chịu đựng nổi nhục nhã và sự cưỡng bức dã man của quân Nhật.
    T. Vũ khi ca ngợi người sĩ quan Nhật dường như đã quên tất cả tội lỗi họ gây ra.
    Trong vẻ kiêu hùng yêu nước của người lính Nhật dường như còn có vẻ độc tôn, chỉ người Nhật mới có lòng yêu nước cao đẹp như thế. Sự tự tôn đó còn mang thêm tính kiêu ngạo, hợm hĩnh quá đáng, vẫn hiện hữu trong bản chất người Nhật hôm nay.
    Những sĩ quan Nhật, sĩ quan Đức Quốc xã may mắn hơn số sĩ quan miền Nam VN, vì văn hóa Tây phương, chế độ tự do dân chủ ở Âu Mỹ có gốc rễ xa xưa, vì bản chất nhân đạo của con người nơi đó nữa. Chúng ta chua xót cho dân tộc VN phải chịu đựng khổ nạn còn kéo dài với Đảng & nhà nước bất nhân hiện nay.
  4. Cách đây 7 năm tôi có vẽ một bức tranh đặt tên là “Con đom đóm”.
    Xem tại http://ribf.riken.go.jp/~dang/paintings/firefly.html
    Tôi lấy cảm hứng lấy từ một câu chuyện về những phi công trong đội cảm tử quân của Nhật – những người đã lao máy bay của mình vào tàu chiến Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến.
    Hồi đó một phụ nữ tên là Tômê mở một quán ăn tại một thung lũng ở Chiran (cực nam đảo Kyushu, gần Okinawa). Các phi công cảm tử, phần lớn là thanh niên mới lớn, thường đến ăn ở quán của Tômê trong những ngày cuối cùng của đời mình trước khi cất cánh. Một phi công 21 tuổi tên là Saburo, trước ngày xuất kích của mình, nói với Tômê rằng anh ta sẽ lại tới quán vào tối ngày mai. Trước sự bối rối của Tômê, anh ta mỉm cười và nói: “Tôi sẽ biến thành con đom đóm bay về”. Tối hôm sau, khi thấy một con đom đóm bay vào trong quán, Tômê khóc và nói: “Tất cả hãy trông kìa, cậu Sabu đã trở về rồi đấy!”
    (Xem nguyên văn chi tiết câu chuyện bằng tiếng Anh tại Time Asia, Vol. 160, No. 8, September 2, 2002, p. 22, đường link
    http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,501020902-344136,00.html)
    Câu chuyện này làm tôi nhớ lại một bài hát Nga, “Đàn sếu”, dưđ theo thơ của thi sĩ Rasul Gamzatov. Bài hát bắt đầu với khổ thơ sau đây:
    “Tôi thường nghĩ đôi khi bao người lính
    Không trở về từ bãi chiến trường xa
    Đã chẳng chịu vùi thây trong lòng đất
    Mà hiện hình thành sếu trắng bay qua.”
    Xem toàn bài tại http://ribf.riken.go.jp/~dang/H.A.C./Zhuravli.pdf
    Nghe Mark Bernes hát bài này trong phim “Đàn sếu bay qua” tại
    http://www.youtube.com/watch?v=bacOJETuCZg
  5. Mặc Lý says:
    Khi nào một lãnh tụ cộng sản đứng ra công khai xin lỗi toàn dân về cung cách đối xử với phe bại trận miền Nam và có hành động sửa sai thì tôi mới tin vào thiện chí hòa giải hòa hợp của họ.
    Lịch sử hẳn đã khác nếu phe bại trận miền Nam được đối xử như Đức, Nhật sau đệ nhị thế chiến hay phe miền Nam sau chiến tranh Nam Bắc của Mỹ.
  6. Bắc Phong says:
    sau thế chiến hận thù được xóa
    giữa phe trục và phe đồng minh
    kẻ chiến bại phục hồi danh dự
    sống cuộc đời tương đối an sinh
    còn chúng ta vết thương nội chiến
    mấy chục năm như vẫn không lành
    tôi thông cảm nỗi buồn trăn trở
    của nhà văn ám ảnh chiến tranh

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư